intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các thành phần cơ bản trong máy tính cá nhân

Chia sẻ: Trần Công Chính | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:1

480
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Máy tính cá nhân được lắp ghép bởi rất nhiều thành phần linh kiện, thành phần khác nhau. Mục này giúp người đọc hệ thống các thiết bị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các thành phần cơ bản trong máy tính cá nhân

  1. Các thành phần cơ bản trong máy tính cá nhân Máy tính cá nhân được lắp ghép bởi rất nhiều thành phần linh kiện, thành phần khác nhau. Mục này giúp người đọc hệ thống các thiết bị (được viết dưới dạng các nhánh) và tiện theo dõi các bài viết của chúng trong Wiki. [sửa] Các linh kiện phần cứng cấu thành lên máy tính cá nhân • CPU Bộ xử lý của máy tính cá nhân. • Bo mạch chủ Bo mạch chính kết nối các thiết bị với nhau trong máy tính cá nhân. Một cách hiểu khác: có thể so sánh bo mạch chủ trong phần cứng giống như vai trò của hệ điều hành trong phần mềm. • RAM Bộ nhớ tạm của máy tính dùng cho ghi lại các dữ liệu tạm thời trong một phiên làm việc của máy tính. • Ổ đĩa cứng Bộ nhớ dữ liệu chính của máy tính cá nhân, các thành quả của một quá trình làm việc có thể được lưu trữ trên ổ đĩa cứng trước khi có các hành động sao lưu dự phòng trên các dạng bộ nhớ khác. • Ổ đĩa quang (CD, DVD) Bộ nhớ dùng cho xuất, nhập dữ liệu với dung lượng lớn hoặc trao đổi dữ liệu, phần mềm với những máy tính khác. Sử dụng sao lưu dữ liệu và các mục đích khác. Đây không phải là thiết bị bắt buộc đối với hệ thống phần cứng máy tính cá nhân. • Ổ đĩa mềm Bộ nhớ dùng cho xuất nhập dữ liệu với dung lượng thấp (phụ thuộc từng loại đĩa mềm). Đây không phải thiết bị bắt buộc phải có. • Bo mạch đồ hoạ Thiết bị có chức năng xuất hình ảnh ra màn hình máy tính. Giúp người sử dụng giao tiếp với máy tính. • Bo mạch âm thanh Thiết bị có chức năng xuất tín hiệu âm thanh ra các thiết bị phát âm thanh (loa). Đây không phải thiết bị bắt buộc phải có. • Bo mạch mạng: Thiết bị có chức năng kết nối các máy tính với nhau thành một mạng máy tính, giúp máy tính có thể trao đổi thông tin với các máy tính khác trên phạm vi rộng (có thể đến toàn thế giới). Đây không phải thiết bị bắt buộc phải có. • Vỏ máy tính: Thiết bị định vị và bảo vệ các thiết bị khác. • Nguồn máy tính: Thiết bị cung cấp năng lượng cho các thiết bị khác hoạt động. • Màn hình máy tính: Thiết bị trợ giúp giao tiếp giữa con người và máy tính. • Bàn phím máy tính: Thiết bị nhập dữ liệu, giao tiếp con người với máy tính • Chuột: Thiết bị nhập dữ liệu, giao tiếp con người với máy tính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2