Các vấn đề ưu tiên đối với quản lý tài nguyên nước tại lưu vực srêpôk<br />
Thạc sĩ Phạm Tấn Hà<br />
Phân viện Khảo sát – Quy hoạch thủy lợi Nam Bộ<br />
1. Đặt vấn đề.<br />
a. Tính cấp thiết của việc thành lập Tổ chức lưu vưc sông<br />
Trong những năm gần đây, ở nước ta Tài nguyên nước có xu thế cạn kiệt và ô nhiễm;<br />
diện tích rừng ngày càng giảm, hiệu quả sử dụng đất đai chưa cao và có dấu hiệu ô<br />
nhiễm, vấn đề đặt ra là cần có Tổ chức lưu vực sông để thực hiện quản lý tổng hợp tài<br />
nguyên nước.<br />
Khái niệm quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực đã được nhà nước ta đặc<br />
biệt quan tâm hiện nay. Các tổ chức lưu vực sông với chức năng thực hiện quản lý tổng<br />
hợp tài nguyên nước theo lưu vực đã lần lượt ra đời (sông Hồng – Thái Bình, đồng bằng<br />
sông Cửu Long, sông Đồng Nai) với sự tài trợ của các tổ chức quôc tế như Ngân hàng<br />
phát triển Á Châu ADB, tổ chức phát triển Úc – AuSaid sự hoạt động của các tổ chức này<br />
còn bộc lộ nhiều hạn chế. Dưới tiêu đề Hỗ trợ quản lý tổng hợp tài nguyên nước, Danida<br />
đang tiến hành hỗ trợ xây dựng tổ chức lưu vực sông cho lưu vực sông Lam ( Nghệ an –<br />
Hà Tĩnh) và lưu vực Srêpôk (Đăk Lăk – Đăk Nông – Gia Lai – Lâm Đồng) Dự án Quản<br />
lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực Srêpôk sẽ hỗ trợ Tổ chức lưu vực sông (RBO) cùng<br />
các cơ quan phối hợp khác cấp quốc gia, tỉnh và huyện xây dựng năng lực để thực hiện<br />
các chức năng chính trong quản lý tài nguyên nước ở cấp lưu vực sông, bao gồm:<br />
- Thu thập dữ liệu về tài nguyên nước và quản lý thông tin một cách hiệu quả.<br />
- Lập quy hoạch chiến lược, quy hoạch phát triển và bảo vệ lưu vực với sự tham gia các<br />
ngành, của cộng đồng đối với quản lý và phát triển tổng hợp tài nguyên nước.<br />
- Điều tiết nguồn nước của lưu vực thông qua việc đăng ký và cấp phép cho các đối tượng<br />
sử dụng nước chính.<br />
- Nâng cao nhận thức về Luật Tài<br />
nguyên nước, về tài nguyên<br />
nước và các chiến lược quản lý<br />
mới.<br />
<br />
Hình 1: Vị trí lưu vực sông<br />
Srepok<br />
<br />
<br />
<br />
b. Khái quát về lưu vực<br />
Srêpôk<br />
Vị trí địa lý<br />
Lưu vực sông Srepok nằm trên cao<br />
nguyên Trung phần Việt Nam và là<br />
một tiểu lưu vực phía đông của lưu<br />
vực Mê kông (xem hình 1). Đó là Vị trí Lưu<br />
lưu vực sông chia cắt bởi biên giới vực Srepok<br />
quốc gia Việt Nam và Campuchia<br />
mà Việt nam là thượng nguồn. Tổng diện tích lưu vực Srepok đến phần nhập lưu với<br />
sông Sê San là 30.900 km2 trong đó diện tích nằm trên lãnh thổ Việt Nam là 18.200 km2<br />
.Tại Việt nam lưu vực bị chia cắt bởi 4 tỉnh như Bảng 1 và Hình 2 dưới đây:<br />
<br />
Bảng 1: Phân chia diện tích các tỉnh trong lưu vực Srepok<br />
<br />
Diện tích % Diện tích<br />
Tỉnh<br />
lưu vực lưu vực<br />
Dak Lak 10.400 km2 57%<br />
Dak Nông 3.600 km2 20%<br />
Gia Lai 2.900 km2 16%<br />
Lâm Đồng 1.300 km2 7%<br />
<br />
Hình 2: Ranh giới hành chính và lưu vực Srepok tại Việt Nam<br />
2. Đặc điểm Lưu vực Srepok<br />
Lưu vực Srepok nằm phía Tây dãy Trường sơn. Địa hình lưu vực khá phức tạp,<br />
dốc đứng về phía đông (độ cao trên 2.400m so với mực nước biển) và thoải dần sang tây<br />
ở độ cao 140m.<br />
Sông Srepok là hợp lưu của hai sông chính, đó là sông Krông Knô và sông Krông<br />
Ana. Sông Krông Knô bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2.000 m và có diện tích lưu vực<br />
sông Krông Nô là 3.920 km2. Sông Krông Ana là hợp lưu của ba sông chính: Krông Buk,<br />
Krông Pach và Krông Bông, có diện tích lưu vực sông Krông Ana là 3.960 km2. Sông<br />
Krông Knô và sông Krông Ana gặp nhau tại thác Buôn Dray Sap tạo thành dòng chính<br />
Srepok.<br />
Lượng mưa trung bình năm của lưu vực khoảng 1900mm và lượng bốc hơi là<br />
1.100mm. Lượng mưa năm trung bình nhiều năm tăng dần từ tây sang đông. Mưa thường<br />
tập trung vào thời gian từ tháng VII đến tháng X hàng năm. Lượng mưa năm trung bình<br />
nhiều năm tăng theo cao độ địa hình và hướng lưu vực chắn gió mùa Tây Nan.<br />
Chế độ dòng chảy của sông, suối quyết định bởi chế độ mưa trên lưu vực. Hàng<br />
năm, mùa lũ bắt đầu từ tháng VIII đến tháng XI. Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 70%<br />
tổng lượng dòng chảy năm. Các trận lũ lớn thường xảy ra vào tháng IX, X và XI, lũ đặc<br />
biệt lớn thường do tổ hợp thời tiết gây ra.<br />
<br />
3. Các vấn đề ưu tiên đối với quản lý tài nguyên nước tại lưu vực srêpôk<br />
Có nhiều vấn đề tồn tại trong quản lý tài nguyên nước trên lưu vực. Các vấn đề<br />
này thường có nguyên nhân từ sự biến động về thủy văn, bao gồm lũ lụt, hạn hán dẫn đến<br />
sự suy thoái về môi trường (như sự ô nhiễm luồng lạch), xói mòn và hậu quả là sự bồi<br />
lắng các hồ chứa, khai thác nước ngầm quá mức, xung đột về sử dụng nước với các mục<br />
đích khác nhau, xung đột về ranh giới sông (giữa các tỉnh và huyện với nhau).<br />
Trong hội thảo xác định các vấn đề ưu tiên trong lưu vực tổ chức vào ngày<br />
16/7/2004 tại Buôn Ma Thuột, đại biểu từ các cơ quan Trung ương cùng các cơ quan ban<br />
ngành liên quan trong phạm vi lưu vực đã thảo luận cùng nhau thống nhất các vấn đề cần<br />
ưu tiên của lưu vực. Đây chính là cơ sở để xác định các bước tiến hành thực hiện quản lý<br />
tổng hợp tài nguyên nước.<br />
<br />
Bảng 2: Một số vấn đề tồn tại cần ưu tiên trong quản lý tài nguyên nước lưu vực<br />
Srepok.<br />
<br />
Vấn đề tồn tại Mô tả<br />
<br />
Lũ lụt, lốc tố Lũ lụt trên lưu vực là một vấn đề nổi cộm, vùng ngập lũ hàng năm<br />
thường xảy ra đó là các vùng thung lũng thấp như Lăk – Buôn Trấp –<br />
Krông Nô; Krông Bông – Krông Păc. Hiện tượng lũ quét những năm<br />
gần đây thường xảy ra tại các tiểu lưu vực như Ea Soup, Ea Tul. Lũ<br />
quét thường xảy ra do các trận mưa cường độ lớn xuất hiện nhanh và<br />
gây thiệt hại vô cùng lớn. Ngoài ra lốc tố hầu như năm nào cũng có,<br />
thường xuất hiện tại các huyện Krông Năng, Cư M’gar, Krông Buk, Ea<br />
Soup…<br />
<br />
Ô nhiễm môi trường Vấn đề ô nhiễm được nhiều đại biểu đưa ra, các nguồn ô nhiễm trên<br />
lưu vực chủ yếu là ô nhiễm do nông nghiệp, bao gồm dư lượng thuốc<br />
trừ sâu, phân bón hoá học. Nguồn ô nhiễm do công nghiệp chế biến<br />
Vấn đề tồn tại Mô tả<br />
như chế biến cao su, cà phê, tinh bột sắn… Nguồn ô nhiễm do chất<br />
thải sinh hoạt cũng cần được nhắc nhiều tại các vùng đô thị như TP<br />
Buôn Ma Thuột, các vùng thị tứ, thị trấn.<br />
<br />
Ranh giới Lưu vực Srepok trải trên 4 tỉnh: Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Lâm<br />
Đồng. Ngoài ra còn có 40% bên nước bạn Cam Pu Chia. Vấn đề là làm<br />
thế nào hài hoà trong việc phát triển kinh tế trên lưu vực và kinh tế<br />
từng địa phương. Rất cần có những cơ chế thích hợp cho quản lý lưu<br />
vực.<br />
<br />
Hạn hán, thiếu nước Hạn hán, thiếu nước trong mùa khô đang là vấn đề nan giải trên lưu<br />
vực đặc biệt trong những năm gần đây khi diện tích cà phê tăng<br />
nhanh, rừng đầu nguồn suy giảm. Thiếu các kho trữ nước trong mùa<br />
mưa, các công trình khai thác nước xuống cấp…<br />
<br />
Xói mòn lưu vực, Thảm phủ thay đổi theo chiều hướng xấu, mưa với cường độ cao, đó<br />
bồi lắng hồ chứa là một trong những nguyên nhân đưa đến xói mòn trên lưu vực; lớp đất<br />
mùn phía trên bị rửa trôi làm cho năng suất cây trồng giảm; lượng bùn<br />
cát theo các nhánh suối chảy về các kho nước, làm giảm tuổi thọ kho<br />
chứa nước. Điển hình ở vùng Việt Đức (Hồ đội 36, 37) vùng tiểu lưu<br />
vực Ea Nhái…<br />
<br />
Khai thác nước Do diện tích cà phê tăng, nguồn nước mặt không đủ, việc khai thác<br />
ngầm quá mức nước ngầm sử dụng tưới cà phê trở nên quá mức, theo khảo sát<br />
những năm gần đây, vào khoảng tháng 2, 3, 4 mức nước ngầm tầng<br />
nông bị suy giảm nghiêm trọng. Nhiều giếng khoan khi thi công không<br />
theo đúng quy trình vì vậy nước từ các tầng trên chảy trực tiếp xuống<br />
các tầng sâu.<br />
<br />
Khai thác thủy sản Với trên 600 hồ chứa và hồ tự nhiên trên lưu vực, rất nhiều hồ đã và<br />
đang khai thác nuôi trồng thuỷ sản, việc đánh giá các tác động nuôi<br />
trồng thuỷ sản cũng là các vấn đề đáng lưu tâm.<br />
<br />
Tranh chấp nước Giữa thượng lưu và hạ lưu, hay giữa huyện phía trên và huyện phía<br />
tưới dưới do thiếu các cơ chế phối hợp hoặc phân chia khai thác nước<br />
chưa hợp lý, việc tranh chấp nước trong mùa khô là thường xuyên.<br />
Điển hình là các huyện Krông Búk (thượng lưu) Krông Păc (hạ lưu)<br />
của tiểu lưu vực Krông Buk, huyện Cư M’gar - huyện Buôn Đôn tiểu<br />
lưu vực Ea Tul…<br />
<br />
Thay đổi sử dụng Những năm thập kỷ 80 đến giữa thập kỷ 90, do giá cả cà phê tăng đột<br />
đất biến sử dụng đất cũng thay đổi theo. Diện tích cà phê từ vài chục ngàn<br />
ha đã tăng lên hàng trăm ngàn ha. Tiếp theo là việc khai thác nước<br />
tưới không theo quy hoạch, hàng loạt hồ chứa nhỏ ra đời, khai thác<br />
nước ngầm tràn lan dẫn đến nước ngầm suy giảm, tình trạng thiếu<br />
nước tưới, hạn hán thường xuyên hơn. Cơ cấu cây trồng luôn phải<br />
thay đổi.<br />
<br />
Phá rừng đầu nguồn Diện tích rừng đầu nguồn giảm do rất nhiều nguyên nhân, từ đó ảnh<br />
hưởng sâu sắc đến tài nguyên nước: Dòng chảy lũ tăng, đỉnh lũ cao,<br />
dòng chảy kiệt thấp, mức nước ngầm hạ.<br />
<br />
Hợp tác quốc tế Srêpôk với 60% diện tích tại Việt Nam, và 40% diện tích tại Cam Pu<br />
Chia đặt ra vấn đề hợp tác quốc tế. Hiện nay Ủy ban sông Mêkông Việt<br />
Vấn đề tồn tại Mô tả<br />
Nam là cầu nối cho việc hợp tác cùng khai thác tài nguyên nước lưu<br />
vực.<br />
<br />
Khai thác thuỷ điện Trên Srêpôk hiện tại có thủy điện Đray Linh và đang tiến hành xây<br />
dựng thủy điện Buôn Kôp. Theo quy hoạch ngành điện sẽ tiến hành 7<br />
bậc thang khai thác thuỷ điện dọc theo dòng chính Srêpôk. Vận hành<br />
các trạm thủy điện này sẽ gây ra rất nhiều vấn đề phức tạp trên sông<br />
Srêpôk. Do là điều tiết ngày vì vậy dòng chảy phía hạ lưu sẽ thay đổi<br />
với biên độ rất lớn, vấn đề này không những ảnh hưởng đến sinh thái<br />
dòng sông mà còn rất dễ gây xói lở bờ, thay đổi dòng chảy và các vấn<br />
đề liên quan đến phát triển thuỷ điện khác.<br />
<br />
Khai thác du lịch Trên dòng Srêpôk hiện có rất nhiều điểm du lịch như các thác Đray<br />
Sap, Trinh Nữ, Bảy nhánh… Phát triển du lịch còn kéo theo các vấn đề<br />
xã hội và môi trường khác.<br />
<br />
Bất bình đẳng trong Đây là một vấn đề rất nhạy cảm trong lưu vực, những người có đất có<br />
sử dụng nước tiềm năng kinh tế, có tài chính thì sử dụng nước nhiều; trong khi đó các<br />
hộ nông dân vùng sâu vùng xa, vùng nghèo tiềm năng tài chính hạn<br />
hẹp thì sử dụng nước lại rất ít.<br />
<br />
<br />
Cho đến nay việc quản lý tài nguyên nước trên lưu vực còn nhiều tồn tại, việc hình thành<br />
tổ chức lưu vực sông để quản lý tổng hợp tài nguyên nước là vấn đề rất cấp thiết. Nhằm<br />
khắc phục quản lý chồng chéo, không hiệu quả và làm suy thoái tài nguyên môi trường.<br />
Theo tác giả những vấn đề ưu tiên xắp xếp theo thứ tự sau:<br />
a. Lưu vực bị chia cắt theo ranh giới hành chính.<br />
b. Thay đổi sử dụng đất trên lưu vực.<br />
c. Phá rừng đầu nguồn<br />
d. Khai thác Thủy điện trên Krông Nô và dòng chính<br />
e. Hạn hán thiếu nước<br />
f. Lũ lụt, lốc tố<br />
g. Tranh chấp nước tưới<br />
h. Xói mòn lưu vực và bồi lắng hồ chứa<br />
i. Ô nhiễm môi trường<br />
j. Khai thác nước ngầm quá mức<br />
k. Hợp tác quốc tế<br />
l. Bất bình đẳng trong sử dụng nước<br />
m. Khai thác du lịch<br />
n. Khai thác thủy sản<br />
<br />
4. Kết luận<br />
Qua các vấn đề ưu tiên trên, cần xây dựng một chiến lược quản lý tổng hợp tài<br />
nguyên nước cho lưu vực Srêpôk. Theo thứ tự ưu tiên thì một tổ chức với đầy đủ chức<br />
năng quản lý lưu vực cần được sớm hình thành để thực hiện quy hoạch tổng hợp tài<br />
nguyên nước cho Srêpôk. Tổ chức này phải có sự tham gia đầy đủ và thực sự của các cấp<br />
ngành liên quan tại địa phương; phải được sự hậu thuẫn của các cơ quan chức năng cấp<br />
trung ương; sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp chính quyền. Phát huy cao nhất sự đóng góp<br />
và tham gia quản lý của cộng đồng.<br />
Đây là một công việc thực sự khó trong bối cảnh hiện nay của đất nước ta: sự<br />
chuyển đổi trách nhiệm giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ tài nguyên<br />
môi trường; Nghị định về Quản lý tổng hợp tài nguyên nước hiện đã được soạn thảo và<br />
trình chính phủ xem xét.<br />
Trước mắt, được sự đồng thuận của chính quyền 4 tỉnh trong lưu vực, sự hợp tác<br />
của các ban ngành có liên quan trong lưu vực và sự ủng hộ của các Bộ ngành trung ương,<br />
của chính phủ, việc hình thành một tổ chức quản lý lưu vực sông Srêpôk thực thi Nghị<br />
định về quản lý tổng hợp tài nguyên nước sẽ là một mô hình mới đầu tiên tại Việt Nam<br />
<br />
Sumary<br />
<br />
Integrated Water Resource Management in Sre Pok River Basin will also allow the<br />
RBO, the national, provincial and district agencies to develop the capacity to carry out<br />
key functions in water resources management at the river basin level.<br />
At the beginning of implementation of Integrated Water Resource Management in Sre<br />
Pok River Basin, a list of key issues were identified and arranged in priority order, as<br />
follows:<br />
1. Basin trans-boundary issues;<br />
2. Changes of land uses;<br />
3. Deforestation in the upstream areas;<br />
4. Exploitation of hydropower in Krong No river and main rivers;<br />
5. Drought and water scarcity<br />
6. Floods, whirlwind/storm;<br />
7. Erosion, sedimentation of reservoirs<br />
8. Conflicts over use of water resources for irrigation;<br />
9. Environment pollution;<br />
10. Over-exploitation of groundwater;<br />
11. International relations and cooperation;<br />
12. Inequality of water use;<br />
13. Exploitation for tourism purposes;<br />
14. Exploitation of fishery/aqua-culture.<br />
<br />
At present, there remain constraints to the activities of RBOs. One of these is the<br />
transition of particular water resources functions from MARD to MONRE. Meanwhile a<br />
Decree on Integrated Water Resources Management was drafted and submitted to the<br />
Government for approval.<br />