Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam về kinh tế biển xanh: Phần 2
lượt xem 6
download
Nội dung cuốn sách làm rõ cơ sở lý luận, cách tiếp cận và mục tiêu thực hiện kinh tế biển xanh, thực tế phát triển kinh tế biển xanh trên thế giới với một số kinh nghiệm, thực tiễn tốt về phát triển kinh tế biển xanh; vị thế, tiềm năng phát triển kinh tế biển Việt Nam và thực trạng phát triển các ngành kinh tế biển của Việt Nam trong thời gian qua cùng những thách thức đối với phát triển bền vững kinh tế biển. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam về kinh tế biển xanh: Phần 2
- Chương III PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM I. VỊ THẾ V TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM 1. Vị thế biển và phát triển đa ngành kinh tế biển nước ta 1.1. Sơ lược vị thế biển Việt Nam Ba phần tư đất nước Việt Nam là biển, cứ khoảng 1 km2 đất liền thì có gần 3 km2 vùng biển đặc quyền kinh tế, gấp khoảng 1,6 lần trung bình của thế giới; cứ 100 km2 đất liền thì có 1 km chiều dài đường bờ biển, tức chỉ số biển (maritime index) = 0,01, gấp 6 lần giá trị trung bình của thế giới; hơn 114 cửa sông đổ ra biển từ lãnh thổ đất liền của Việt Nam và cứ 20 km đường bờ biển bắt gặp một cửa sông lớn; cùng với hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ phân bố tập trung thành các cụm, tuyến đảo ở ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là nét đặc trưng cơ bản của sự phân hóa lãnh thổ Việt Nam, tạo nên tính đa dạng về cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên biển - ven biển, tạo tiền đề cho phát triển một nền kinh tế biển mạnh và bền vững. Phát huy lợi thế, Việt Nam luôn xác định biển là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, biển luôn là không gian sinh tồn và phát triển của 185
- KINH TẾ BIỂN XANH: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam dân tộc Việt Nam. Biển đã thực sự gắn bó với người dân Việt Nam từ ngàn đời và ngày nay là chỗ dựa sinh kế cho khoảng 20 triệu người dân sống ở vùng ven biển và trên các đảo1. Là một quốc gia biển lớn ven bờ Biển Đông - “ngã ba đường” của thế giới, Việt Nam có hình thế phần đất liền hẹp chiều ngang (không có nơi nào cách biển trên 500 km) với đường bờ biển dài trên 3.260 km (không tính bờ các đảo) theo hướng á kinh tuyến. Vì thế, toàn bộ lãnh thổ đất liền của Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của “yếu tố biển”, bao gồm cả yếu tố tự nhiên và yếu tố phát triển, tạo ra lợi thế “mặt tiền” hướng biển, thuận lợi cho giao thương và hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng cũng xung yếu về mặt an ninh, quốc phòng. Biển Việt Nam và Biển Đông chiếm vị trí địa chính trị và địa kinh tế trọng yếu trên bình đồ khu vực và thế giới, đặc biệt trong bối cảnh các cường quốc biển đang nỗ lực triển khai các sáng kiến mới, như: “Vành đai, con đường” của Trung Quốc và “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở” của Mỹ. Khoảng 10 tuyến hàng hải khu vực và quốc tế đi qua Biển Đông, trong đó có tuyến hàng hải quốc tế lớn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (cách Côn Đảo của nước ta khoảng 38 km), khiến cho khu vực biển này trở thành nơi tàu thuyền hoạt động nhộn nhịp nhất nhì thế giới. Đặc biệt, ngoài khơi Biển Đông có 7 hệ thống đảo lớn, cấu thành từ các rạn san hô _________________ 1. Kinh tế đảo có thể hiểu là một lĩnh vực riêng trong kinh tế biển (ocean economy), bao gồm các hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng tiềm năng, thế mạnh của các đảo, cụm đảo, quần đảo và toàn bộ hệ thống đảo một cách hiệu quả, phù hợp với các chức năng dịch vụ, tính đặc thù và thế mạnh phát triển của từng loại hình đảo. Hay nói cách khác, kinh tế đảo (và kinh tế vùng ven biển) là các lĩnh vực kinh tế dựa vào biển (ocean-based economy). Ngoài ra, còn các lĩnh vực kinh tế liên quan đến biển (ocean-related economy), như các ngành dịch vụ cho các hoạt động/ngành kinh tế biển, gồm: chế biến dầu khí, thủy sản, cứu hộ - cứu nạn, đóng và sửa chữa tàu biển, v.v.. 186
- CHƯƠNG III: Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam phát triển kế thừa trên nền núi lửa cổ, không chỉ là cơ sở tài nguyên cho phát triển nghề cá và du lịch sinh thái biển, đảo, mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, Biển Đông đã trở thành nơi xảy ra các tranh chấp về các quyền và lợi ích biển, đảo của nhiều bên, phức tạp, kéo dài và chứa đựng yếu tố khó lường. Các tranh chấp này không chỉ liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực, mà còn liên quan đến quyền tự do hàng hải và hàng không của các quốc gia ngoài khu vực, trong đó có Mỹ và đồng minh. Về mặt hành chính, cả nước ta có 28/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển với 12 huyện đảo1 và 53 xã đảo, trong đó có 10 huyện đảo ven bờ và 2 huyện đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa. Diện tích tự nhiên của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển là khoảng 136.887 km2, bằng 35,6% diện tích tự nhiên cả nước, dân số gần 50 triệu người (dân số Việt Nam là 95.621.990 người), chiếm khoảng 51% dân số cả nước, trong đó có khoảng 20 triệu lao động (năm 2018)2. Trong tổng số các đảo của Việt Nam, chỉ khoảng 70 đảo có cư dân sinh sống (không tính du khách) với tổng dân số hơn 250.000 người, mật độ dân số trên đảo trung bình 100 người/km2 so với mật độ dân số trung bình cả nước là 315 người/km2. Số lượng lớn đảo còn lại chỉ có sinh vật sinh sống, và không ít đảo nhỏ hoang sơ, hoang dã có tiềm năng bảo tồn cao và thuận lợi cho phát triển kinh tế _________________ 1. Đó là các huyện: Vân Đồn, Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh); Cát Hải, Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng); Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị); Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng); Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi); Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà); Phú Quý (tỉnh Bình Định); Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); Kiên Hải, Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). 2. Niên giám thống kê các tỉnh năm 2018. 187
- KINH TẾ BIỂN XANH: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam sinh thái, kinh tế biển (đảo) xanh1. Đặc biệt, nhiều trong số huyện đảo nói trên có vị trí pháp lý quan trọng do có các điểm trong hệ thống 11 điểm mốc xác định “Đường cơ sở” để tính chiều rộng lãnh hải của nước ta. Lực lượng cư dân nói trên hình thành nên những cộng đồng gắn kết với nhau, góp phần thực hiện “chủ quyền dân sự” trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Các huyện đảo được xem là những trung tâm kinh tế - dịch vụ biển xa kết hợp xây dựng đơn vị phòng thủ trên biển, là “cánh tay nối dài” để gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh biển, đảo. Đây là “vốn con người” tại chỗ rất quý, là lực lượng quan trọng cần được bồi dưỡng, huy động vào các hoạt động khai thác biển, đảo để phát triển bền vững kinh tế biển. Nhận thức như vậy, Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã nhấn mạnh đến “cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển, đảo và ven biển”,..., “nâng cao đời sống dân cư vùng ven biển, trên các đảo và những người lao động trên biển; tạo các điều kiện cần thiết bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân trên đảo và lao động trên biển”. Chủ trương này tiếp tục được đề cập trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 20452. Việt Nam luôn coi biển là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng không tách rời của Tổ quốc, là di sản thiên nhiên của dân tộc, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người dân Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau. Vì vậy, _________________ 1. Xem Nguyễn Chu Hồi: Chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo và phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr.75. 2. Xem “Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, in trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2018, tr.77-109. 188
- CHƯƠNG III: Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam bảo vệ môi trường và tài nguyên biển đã được xác định là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, và cũng là nội hàm của bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước theo cách tiếp cận hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982. 1.2. Phát triển đa ngành kinh tế biển nước ta Về mặt quản lý, tài nguyên biển và ven biển được nhìn nhận như là các hệ thống tài nguyên (trong đó có hệ sinh thái) mang tính chia sẻ (shared resources), phân bố theo không gian 3 chiều (trên bề mặt biển, trong khối nước biển, trên bề mặt đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển) và luôn là đối tượng sử dụng của nhiều ngành (đa ngành, multi-use)1. Các ngành kinh tế biển chính được xác định theo thứ tự ưu tiên trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là: ngành dầu khí, hàng hải, thủy sản, du lịch và các khu kinh tế ven biển. Đến năm 2012, tại Điều 43 của Luật Biển Việt Nam2 đã quy định về những ngành kinh tế biển được Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển bao gồm: (i) Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; (ii) Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; (iii) Du lịch biển và kinh tế đảo; (iv) Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; (v) Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; (vi) Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển. Đến _________________ 1. Xem Nguyễn Chu Hồi: “Quản lý nhà nước về biển và hải đảo ở Việt Nam: Vấn đề và cách tiếp cận”, Tạp chí Sinh hoạt - Lý luận, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III, Đà Nẵng, số 1(92), 2009. 2. Xem Quốc hội Việt Nam: Luật Biển Việt Nam (Luật số 18/2012/QH13) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012. 189
- KINH TẾ BIỂN XANH: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam năm 2018, Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 chủ trương tập trung phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (i) Du lịch và dịch vụ biển; (ii) Kinh tế hàng hải; (iii) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; (iv) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (v) Công nghiệp ven biển; (vi) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới. Trên thực tế, đến nay vẫn còn khoảng 15 bộ, ngành, lĩnh vực dịch vụ và 28 địa phương ven biển đang khai thác và trực tiếp quản lý nhà nước về biển, đảo ở mức độ khác nhau theo thẩm quyền được Chính phủ giao. 1.3. Một số bài học quốc tế về phát triển kinh tế biển bền vững Các bài học chung từ các nước trên thế giới trong việc xây dựng chính sách quản lý biển, phát triển kinh tế biển bền vững có thể xem xét, tham khảo áp dụng cho Việt Nam là: Thứ nhất, tài nguyên biển phải được xem là công sản quốc gia, thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Các địa phương, các thành phần kinh tế và người tham gia sử dụng tài nguyên biển trên cơ sở tuân thủ luật pháp và chính sách của Nhà nước Trung ương (đặc biệt rõ ở Trung Quốc). Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách biển quốc gia phải dựa trên cơ sở một đạo luật tổng hợp liên ngành về biển, đảo và vùng ven biển. Các đạo luật riêng rẽ của từng ngành phải được điều chỉnh và không mâu thuẫn với đạo luật tổng hợp nói trên (trường hợp Canada, Mỹ, Nhật Bản). Có nghĩa là phương thức quản lý tổng hợp không thay thế quản lý theo ngành mà đóng vai trò kết nối, điều chỉnh các hành vi (hoạt động) phát triển của các ngành để hài hòa lợi ích giữa các ngành kinh tế/lĩnh vực dịch vụ biển, để sử dụng các hệ thống tài nguyên biển đa mục tiêu, 190
- CHƯƠNG III: Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích và xung đột không gian trong quá trình khai thác, sử dụng biển, đảo. Thứ ba, quản lý tài nguyên biển phải dựa trên việc phân định và xác định chế độ pháp lý cho các vùng biển quốc gia phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia. Các vùng biển, sau khi phân định phải được pháp lý hóa trên văn bản luật pháp cao nhất, có giá trị pháp lý quốc tế, trong đó phải đề cập đến các vấn đề mang tính nguyên tắc để quản lý các vùng biển như vậy (trường hợp Indonesia và Philippines). Thứ tư, một đạo luật tổng hợp liên ngành về biển, đảo và vùng ven biển, luật biển hay chính sách biển quốc gia chỉ là những luật và chính sách khung, quy định những vấn đề tổng quát ở tầm vĩ mô, nhấn mạnh đến chủ quyền quốc gia và quản lý khai thác, sử dụng các vùng biển. Căn cứ vào đó, ngành và các lĩnh vực, các chuyên ngành xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quản lý biển/tài nguyên biển cụ thể phù hợp với khung khổ chính sách, pháp luật biển quốc gia. Thứ năm, chính sách biển quốc gia phải có tính toàn diện, tổng quát, xây dựng dựa trên các nguyên tắc áp dụng trong quản lý biển, như: nguyên tắc phát triển bền vững, nguyên tắc quản lý tổng hợp, nguyên tắc quản lý biển theo không gian, nguyên tắc cẩn trọng. Thứ sáu, quản lý tài nguyên biển và cả những chương trình quản lý cụ thể có thể thực hiện phải dựa trên một thiết chế tổ chức quản lý biển tổng hợp với cơ chế phối hợp liên ngành để thống nhất quản lý về mặt Nhà nước đối với biển. Khắc phục hiện tượng chồng chéo chức năng quản lý nhà nước về biển, phân tán lực lượng, thiếu tập trung đầu tư,... dẫn tới hiệu quả khai thác, quản lý và bảo vệ tài nguyên biển còn nhiều hạn chế. 191
- KINH TẾ BIỂN XANH: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam Thứ bảy, quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách biển quốc gia và các chương trình quản lý tài nguyên biển cụ thể phải có sự tham gia của các bên liên quan (stakeholders) và cộng đồng địa phương để tranh thủ sự đồng thuận trong suốt quá trình xây dựng và triển khai thực hiện. Thứ tám, quản lý tài nguyên biển hiệu quả phải dựa trên việc bảo đảm hiệu lực của việc thực thi chính sách, pháp luật quốc gia và ngành trên cơ sở tăng cường lực lượng và năng lực cho việc thực thi pháp luật trên các vùng biển quốc gia; bảo đảm quyền và nghĩa vụ cho tổ chức/cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển thông qua các quy định về cấp phép/thu hồi giấy phép, thuế, phí sử dụng tài nguyên biển,... 2. Tiềm năng phát triển các ngành kinh tế biển nước ta 2.1. Tiềm năng phát triển nghề cá Đặc trưng đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển nói trên đã cung cấp một lượng lớn nguồn lợi thủy sản cho nền kinh tế: khoảng hơn 5 triệu tấn cá biển với khả năng khai thác bền vững là 2,3 triệu tấn/năm (chưa tính đến trữ lượng tôm biển, mực và các loài sinh vật đáy trong vùng triều). Khoảng 15 bãi cá lớn (12 bãi cá phân bố ở vùng biển ven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi) gắn với 9 tâm nước trồi (upwelling) cùng các bãi tôm phân bố ở vùng biển sát bờ thuộc vịnh Bắc Bộ và biển tây Nam Bộ đã được phát hiện và khai thác. Mùa cá đẻ ở nước ta diễn ra quanh năm, nhưng tập trung vào các tháng 3 - 7. Cấu trúc quần đàn cá biển phong phú, nhưng không lớn: quần đàn cá nhỏ dưới 5 x 20 m chiếm 84%, đàn cá lớn cỡ 20 x 500 m chiếm 0,1% tổng số đàn cá. Chính vì thế, nghề cá nước ta là “nghề cá đa loài”, là nghề cá nhỏ gắn chặt với sinh kế của người dân ven biển và trên các đảo 192
- CHƯƠNG III: Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam ven bờ. Đặc trưng như vậy đòi hỏi công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản phải rất tốt, vì để đánh bắt một loài cá kinh tế mong muốn trong một mẻ lưới có thể phải loại bỏ khoảng 30-70% cá tạp đi kèm. Tiềm năng sinh vật biển, ven biển và đảo đã cung cấp tiền đề quan trọng, góp phần đưa nước ta trở thành một “Quốc gia thủy sản” phát triển vững mạnh. Thời gian qua, khoảng 80% lượng thủy sản đã được khai thác từ vùng biển ven bờ và vùng nước lợ ven biển, đáp ứng nhu cầu đạm quan trọng cho người dân và có đóng góp lớn, khá ổn định vào thị phần xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước1. 2.2. Tiềm năng phát triển hàng hải Nước ta có lợi thế trong phát triển kinh tế hàng hải và cảng biển với bờ biển dài (hơn 3.260 km, không tính bờ các đảo), khúc khuỷu, nhiều eo, vụng, vịnh và khoảng hơn 114 cửa sông lớn, nhỏ đổ ra biển, trong đó cứ khoảng 20 km bắt gặp một cửa sông lớn. Dải ven biển tập trung khoảng 50% đô thị lớn, 17 khu kinh tế ven biển và khoảng 300 khu công nghiệp, khu chế xuất và 4 vùng kinh tế trọng điểm - là các chân hàng nội địa quan trọng cho các cảng và vận tải biển. Ngoài ra, ven biển nước ta lại nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế và khu vực cắt qua Biển Đông - một “vị trí đắc địa” trên trục đường vận tải biển quốc tế để trung chuyển hàng hóa giữa châu Á và các châu lục khác. Như đã trình bày ở trên, trung bình mỗi ngày có 250 - 300 lượt tàu biển vận chuyển qua Biển Đông, trong đó có hơn 50% tàu có trọng tải trên 5.000 DWT, khoảng 15-20% tàu có trọng tải từ 30.000 DWT trở lên, chiếm _________________ 1. Xem Nguyễn Chu Hồi, Vũ Hải Đăng: Quản lý bền vững biển, đảo Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018. 193
- KINH TẾ BIỂN XANH: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam 1/4 lượng tàu hoạt động trên các vùng biển của thế giới. Ngoài hai vịnh lớn (vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan) còn có khoảng 50 vũng, vịnh nhỏ (Bay) ven bờ (chiếm khoảng 60% chiều dài đường bờ biển), trong đó có 12 vũng lớn, độ sâu đạt tiêu chuẩn làm cảng biển. Hệ thống đường giao thông ven biển phát triển, phần lớn các thành phố và tỉnh ven biển có sân bay, có tuyến đường sắt Bắc - Nam, hệ thống đường bộ xuyên Việt và đường ngang hướng đông - tây, trong đó có một số tuyến đường cao tốc đã hình thành,... Đó là những tiền đề cho phát triển cảng biển - cửa ngõ giao thương và hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới và tạo thuận lợi cho liên kết vùng trong phát triển kinh tế biển nước ta. Cần nhấn mạnh rằng, biển Việt Nam thuộc Biển Đông - là không gian chiến lược nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Bờ biển mở ra cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam nên rất thuận lợi cho việc giao thương quốc tế và hội nhập kinh tế biển. Dọc ven biển, ngoài cảng biển, nhiều vị trí phù hợp để xây dựng các nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu biển, tạo điều kiện cho công nghiệp đóng tàu phát triển. Trên 100 địa điểm tự nhiên có thể xây dựng cảng, không ít vị trí có thể xây dựng thành cảng nước sâu, trong đó một số nơi có thể xây dựng cảng trung chuyển và cảng cửa ngõ quốc tế. Cụ thể, khoảng 10 điểm có thể xây dựng thành cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng “sâu vừa” với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển đạt hơn 50 triệu tấn/năm. Kéo theo đó, các dịch vụ hàng hải - cảng biển cũng có nhiều triển vọng phát triển. Đội tàu biển và công nghiệp đóng tàu, lĩnh vực dịch vụ hàng hải cũng có nhiều lợi thế, nhưng đến nay ngành kinh tế hàng hải còn chưa tận dụng triệt để những lợi thế sẵn có như vậy. 194
- CHƯƠNG III: Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam 2.3. Tiềm năng phát triển du lịch biển và kinh tế đảo Với đường bờ biển dài và khúc khuỷu, nhiều cảnh quan biển - đảo đẹp, kể cả cảnh quan ngầm dưới đáy biển ở các vùng rạn san hô, cùng với khoảng 125 bãi cát biển, trong đó có trên 20 bãi biển đạt tầm quốc tế về cả quy mô và hình thức. Một số bãi biển đã được các tổ chức quốc tế bầu chọn là những bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh, như bãi biển Đà Nẵng, Lăng Cô, Hội An,... Việt Nam cũng là một trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới như: vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang, vịnh Lăng Cô. Việt Nam là một quốc gia có nhiều đảo và đảo là một loại hình hệ sinh thái đặc thù, chúng hợp thành các tuyến đảo, cụm đảo, quần đảo và hệ thống đảo quốc gia. Các đảo của nước ta phân bố tự nhiên thành các tuyến và nhìn từ đất liền ra biển, đây là những “phên dậu” bảo vệ lãnh thổ đất liền của Tổ quốc, ngoài cùng là “tấm bình phong” Hoàng Sa và Trường Sa. Cho nên, về mặt chủ quyền có thể ví mỗi hòn đảo như “một cột mốc chủ quyền tự nhiên” của quốc gia, về mặt an ninh, quốc phòng, mỗi hòn đảo như “một chiến hạm” không thể đánh chìm và về ý nghĩa kinh tế mỗi hòn đảo là “một viên ngọc xanh” trên nền biển bạc. Hệ thống đảo Việt Nam phân bố tập trung ở ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng, phần lớn là đảo đá vôi có cảnh quan độc đáo. Vùng đất ven biển, vùng biển và hệ thống các đảo là nơi tập trung tới 7/13 di sản thế giới ở Việt Nam, 6/8 khu dự trữ sinh quyển, nhiều vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, nhiều di tích văn hóa - lịch sử, v.v.. Ngoài ra, những đảo ven bờ có diện tích lớn, đông dân cư, như: Phú Quốc (558 km2), Cái Bàu (194 km2), Cát Bà (160 km2), Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo,... là những không gian lãnh thổ có tiềm năng lớn cho phát triển ngành du lịch biển, cũng là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi với các lợi thế tự nhiên đa dạng và phong phú cho phát triển các “chuỗi đô thị đảo” - 195
- KINH TẾ BIỂN XANH: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam nền tảng cho một ngành “kinh tế đảo” theo đúng nghĩa của nó trong tương lai gần1. Nhiều cụm đảo ở nước ta có thể xây dựng thành các trung tâm kinh tế biển - đảo và dịch vụ hậu cần cho các hoạt động biển xa nói chung và cho các hoạt động khai thác biển cũng như hoạt động du lịch biển, đảo nói riêng. Các cụm đảo và khu vực ven biển nước ta kết hợp tạo ra những khu vực có lợi thế địa lý rất quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng và bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển của Tổ quốc. Các khu kinh tế đảo nói trên sẽ đóng vai trò như những “cực phát triển” trong không gian kinh tế biển và có khả năng ảnh hưởng lan tỏa ra vùng biển xung quanh. Đồng thời là các “tiếp nối” quan trọng giữa dải ven biển và các vùng biển phía ngoài. Trong số hơn 3.000 đảo, chỉ có khoảng 70 đảo có cư dân sinh sống, phần lớn còn lại là các đảo nhỏ, hoang sơ, hoang dã. Bên cạnh các giá trị cảnh quan nổi, xung quanh các đảo, đặc biệt các đảo nhỏ còn quy tụ các hệ sinh thái quan trọng đối với nguồn lợi hải sản, đối với phát triển du lịch biển - đảo và nghề cá nói chung, nghề cá giải trí nói riêng. Trên đảo có các làng cá, di tích văn hóa và lịch sử thuần Việt, góp phần hình thành các giá trị du lịch nghề cá và “văn hóa biển - đảo thuần Việt” mà đến nay chưa được khai thác và phát triển theo đúng nghĩa của nó2. Với tiềm năng như vậy, ngoài kinh tế đảo, Việt Nam có thể phát triển du lịch biển, đảo với các hình thức chủ yếu: (i) Tham _________________ 1. Xem Nguyễn Chu Hồi: “Khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lý hệ thống đảo ở nước ta”, Tạp chí Tuyên giáo, số 2/2015, ISSN 1859-2295, tr.36-40. 2. Xem Nguyễn Chu Hồi, Vũ Hải Đăng: Quản lý bền vững biển, đảo Việt Nam, Sđd. 196
- CHƯƠNG III: Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam quan các di sản thế giới ở vùng ven biển; (ii) Tham quan các di tích lịch sử văn hóa; (iii) Tham quan cảnh quan biển; (iv) Nghỉ dưỡng biển; (v) Thể thao biển; (vi) Du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ven biển và các khu dự trữ sinh quyển; (vii) Du lịch tàu biển. Các khu vực tiềm năng và ưu tiên cho phát triển du lịch biển ở nước ta là: Vùng ven biển Bắc Bộ với địa bàn ưu tiên là Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn; Vùng ven biển Bắc Trung Bộ với địa bàn trọng yếu phát triển là Huế - Đà Nẵng và khu vực phụ cận; Vùng ven biển Nam Trung Bộ với địa bàn chủ chốt là Vân Phong - Nha Trang - Ninh Chữ; Vùng ven biển - đảo Đông Nam Bộ với địa bàn ưu tiên là Thành phố Hồ Chí Minh - Côn Đảo - Vũng Tàu - Long Hải; và Vùng ven biển - đảo Tây Nam Bộ với địa bàn ưu tiên là Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc. 2.4. Tiềm năng phát triển ngành dầu - khí Dầu khí bao gồm dầu thô, khí thiên nhiên và hydrocácbon ở thể khí, lỏng, rắn hoặc nửa rắn trong trạng thái tự nhiên, kể cả khí than, sulphur và các chất tương tự khác kèm theo hydrocácbon nhưng không bao gồm than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được dầu1. Nước ta có vùng thềm lục địa tự nhiên rộng lớn - phần kéo dài của lục địa ra biển, hẹp ở miền Trung và mở rộng ở hai đầu (toàn bộ đáy vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc và đáy vịnh Thái Lan và vùng tiền châu thổ sông Mêkông ở phía Nam). Phần chân lục địa cũng trải rộng cùng với hai nền vi lục địa cổ ở khu vực biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, cùng với một diện tích _________________ 1. Xem Luật Dầu khí năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 2000, 2008, 2018). 197
- KINH TẾ BIỂN XANH: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam lớn “đồng bằng biển thẳm” ở độ sâu khoảng 2.000 m. Nhiều cấu trúc địa chất - kiến tạo ở các khu vực này cung cấp tiền đề tìm kiếm và đánh giá triển vọng dầu khí. Kết quả nghiên cứu địa chất - địa vật lý đã xác định trên thềm lục địa và vùng biển của Việt Nam hiện diện 8 bồn trầm tích quy mô khác nhau (Bảng III.1), tuổi Cenozoic có triển vọng chứa dầu khí 1 . Đó là bồn trũng sông Hồng, bồn trũng Phú Khánh, bồn Cửu Long, bồn Nam Côn Sơn, bồn Mã Lai - Thổ Chu, bồn Tư Chính - Vũng Mây, bồn Hoàng Sa và bồn Trường Sa; đôi khi còn gọi nhóm bồn Hoàng Sa-Trường Sa (Hình III.1). Ở bồn Phú Khánh, các vùng có tiềm năng dầu khí thường nằm ở độ sâu lớn (800-2.500 m). Đặc biệt, một số mỏ như Bạch Hổ và mỏ Đại Hùng ở bồn trũng Nam Côn Sơn là những mỏ có chứa dầu cả trong đá móng granitoit. Mỏ Bạch Hổ cũng được xem là trường hợp ngoại lệ của một mỏ lớn nhất thế giới chứa dầu trong đá móng (chứa khoảng 80% dầu di chuyển từ nơi khác đến trong hệ thống khe nứt của đá móng). Các mỏ dầu trong móng granitoit nứt nẻ trước Đệ Tam cũng lần lượt được phát hiện ở bồn trũng Nam Côn Sơn, bồn trũng sông Hồng và các bồn trũng khác. Như vậy, sự tồn tại các mỏ dầu khí trong móng granitoit trước Đệ Tam mang tính chất phổ biến ở thềm lục địa Việt Nam2. _________________ 1. Xem Trần Trung Tín: “Tìm hiểu về các bể trầm tích dầu khí ở Việt Nam”, Petrotimes, Hà Nội, 2017. 2. Xem Ngô Thường San, Trần Lê Đông và Nguyễn Huy Quý: “Tổng quan về dầu khí Việt Nam”, Báo cáo tại Hội thảo quốc tế về Địa chất và Khoáng sản, bản PDF PPTs, 2012. 198
- CHƯƠNG III: Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam Bảng III.1: Tổng hợp quy mô 8 bồn trầm tích chứa dầu của Việt Nam Bồn trầm tích chứa dầu khí Bồn Quy Bồn Bồn Bồn Tư Bồn mô Bồn sông Bồn Phú Bồn Nam Hoàng Trường Cửu Chính - Mã Lai - bồn Hồng Khánh Côn Sơn Sa Sa Long Vũng Thổ Chu Mây Diện 110.000 70.000 80.000 200.000 36.000 90.000 100.000 80.000 tích km2 km2 km2 km2 km2 km2 km2 km2 Bề Cực đại Trung Không Trung Trung Trung Cực đại Cực đại dày 12 km bình rõ bình 3 bình bình 5 11-12 6-7 km trầm 6-7 km km, cực 8 km km, cực km tích đại 5 km đại 7 km bồn Nguồn dầu khí đã thăm dò, khảo sát của Việt Nam có trữ lượng tiềm năng khoảng 4-8 tỷ m3 dầu quy đổi và gần đây mở rộng tìm kiếm đã phát hiện một số mỏ mới cho phép gia tăng trữ lượng dầu khí của Việt Nam1. Trong 5 năm 2006-2010, đã có 12 phát hiện dầu khí mới, gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 333 triệu tấn quy dầu. Dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam được chia ra thành 170 lô và cũng còn có những vùng chồng lấn với các nước láng giềng. Đến nay, các mỏ dầu khí ở nước ta được khai thác chủ yếu từ lòng đất dưới đáy biển khu vực thềm lục địa phía Nam, nơi có độ sâu 50-200 m nước và trong tầng cấu trúc địa chất sâu trên 1.000 m đến trên 5.000 m. _________________ 1. Xem Ngô Thường San, Trần Lê Đông và Nguyễn Huy Quý: “Tổng quan về dầu khí Việt Nam”, Báo cáo tại Hội thảo quốc tế về Địa chất và Khoáng sản, bản PDF PPTs, 2012. 199
- KINH TẾ BIỂN XANH: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam Hình III.1: Các bồn trầm tích chứa dầu của Việt Nam 2.5. Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo biển nước ta Nguồn năng lượng tái tạo trên biển Việt Nam rất đa dạng (năng lượng mặt trời, gió, sóng, thủy triều, nhiệt, sinh học,...), sạch và được xem là yếu tố tiềm năng cho phát triển kinh tế biển xanh trong tương lai gần. Trong những năm qua, các nguồn năng lượng gió, mặt trời trên đất liền và ven biển đã được đầu tư nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu các trạm phát điện tổng hợp gồm điện mặt trời và điện gió đã được nghiên cứu áp 200
- CHƯƠNG III: Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam dụng ở Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm,... Dưới đây mô tả khái quát tiềm năng phát triển từng loại hình năng lượng tái tạo có triển vọng ở nước ta. 2.5.1. Năng lượng gió Việt Nam có một vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triển điện gió, trong đó phải nhắc đến vai trò quan trọng của hệ thống gió mùa trong khu vực. Theo số liệu điều tra ban đầu, Việt Nam có khoảng 17.400 ha được đánh giá là thích hợp cho các dự án, công trình phát triển năng lượng gió1. Năm 2015, đánh giá của Viện Nghiên cứu biển và hải đảo cho thấy, vùng ven biển nước ta, đặc biệt vùng ven bờ đồng bằng sông Cửu Long có diện tích rộng khoảng 112.000 km2, khu vực có độ sâu từ 30 m đến 60 m có diện tích rộng khoảng 142.000 km2 có tiềm năng phát triển điện gió biển rất tốt. Tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 80 m trên biển với tốc độ gió 8 m/s là 1,3 nghìn GW. Đặc biệt khu vực biển có độ sâu 0-30 m từ Bình Thuận đến Cà Mau (rộng khoảng 44.000 km2) có tốc độ gió trung bình ở độ cao 100 m đạt từ 7 đến 10 m/s, đáp ứng yêu cầu cho phát triển điện gió trên biển. Tính toán công suất tiềm năng nguồn năng lượng gió biển đã được tiến hành ở 5 khu vực biển ven bờ Việt Nam: Quảng Ninh - Hà Tĩnh, Quảng Bình - Quảng Ngãi, Bình Định - Ninh Thuận, Bình Thuận - Cà Mau và Cà Mau - Kiên Giang theo các độ sâu khác nhau. Kết quả cho thấy2, tổng công suất tiềm năng tầng 100 m _________________ 1. Xem Báo cáo tổng hợp dự án “Xây dựng chiến lược phát triển bền vững biển Việt Nam”, thuộc Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. 2. Xem Dư Văn Toán: “Tổng hợp, phân tích và đánh giá việc khai thác, sử dụng tài nguyên năng lượng gió, mặt trời, thủy triều (tập trung chủ yếu vào năng lượng gió) trên các vùng biển, hải đảo Việt Nam”, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016. 201
- KINH TẾ BIỂN XANH: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam của cả 5 khu vực biển Việt Nam với độ sâu 0-30 m đạt 64.841 GW, độ sâu 30-60 m là 106.658 GW. Tổng diện tích biển ở độ sâu 0-60 m là 253.483 km2, với công suất gió là 151.509 GW. Đặc biệt khu vực Bình Thuận - Cà Mau (0-30 m, 30-60 m) tầng gió 100 m có công suất lần lượt là 26.262 GW và 67.980 GW (tổng bằng 94.242 GW) là vùng có tiềm năng gió cao nhất, và trong thực tế các tuabin gió tại đảo Phú Quý và Bạc Liêu đã hoạt động tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gần đây, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có tiềm năng 475.000 MW điện gió ngoài khơi ở vùng biển có độ sâu nhỏ hơn 200 m1. 2.5.2. Năng lượng mặt trời ở vùng biển Việt Nam Trên Biển Đông tiềm năng bức xạ mặt trời có xu hướng tăng dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Trên khu vực bắc vĩ tuyến 20 0N, cường độ tống xạ dưới 4.000 Wh/m2/ngày, còn phía nam cường độ bức xạ tăng mạnh ở phần tây kinh độ 1150E với cường độ tống xạ đạt trên 5.000 Wh/m 2/ngày; một số khu vực cao hơn trên 5.500 Wh/m2/ngày. Phần tây kinh độ 1150E tồn tại một dải dọc theo hướng đông bắc - tây nam tống xạ giảm xuống dưới 5.000 Wh/m2/ngày. Cường độ trực xạ cũng phân bố và có giá trị gần tương tự tống xạ nhưng phân hóa rất mạnh, với phạm vi biến đổi từ 1.200 Wh/m2/ngày tới 5.000 Wh/m2/ngày; trong khi tống xạ chỉ từ 3.600 Wh/m 2/ngày đến 5.600Wh/m2/ngày. Vùng cực bắc Biển Đông trực xạ rất thấp và tán xạ đóng vai trò quan trọng. Trên vùng biển gần bờ của Việt Nam, cường độ bức xạ mặt trời phân bố thành 2 vùng rõ rệt: phần bắc vĩ tuyến 150N chủ _________________ 1. Xem Tùng Dương: “Cần nhanh chóng xây dựng chiến lược về điện gió ngoài khơi”, https://petrotimes.vn/can-nhanh-chong-xay-dung-chien-luoc- ve-dien-gio-ngoai-khoi-569499.html (18:55 | 14/04/2020). 202
- CHƯƠNG III: Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam yếu dưới 5.000 Wh/m2/ngày ven biển Bắc Bộ xuống dưới 4.000 Wh/m2/ngày, riêng ven biển đông bắc dưới 3.500 Wh/m2/ngày; phần nam vĩ tuyến 150N, cường độ tống xạ tăng rõ rệt. Trên khu vực ven biển đông Nam Bộ (khu vực có tiềm năng năng lượng gió cao) cường độ tống xạ đạt trên 5.000 Wh/m2/ngày. Trên vùng ven biển Tây Nam Bộ, giá trị này giảm đi, xuống dưới 5.000 Wh/m2/ngày; Đặc điểm phân bố tương tự như vậy cũng thấy ở cường độ trực xạ, nhưng phân hóa mạnh hơn (Hình III.2a và Hình III.2b)1. Hình III.2a: Phân bố cường độ Hình III.2b: Phân bố cường độ tổng trực xạ mặt trời tổng bức xạ mặt trời ở Biển Đông ở Biển Đông (Nguyễn Mạnh Hùng, 2010) (Nguyễn Mạnh Hùng, 2010) _________________ 1. Xem Nguyễn Mạnh Hùng và nnk: “Năng lượng biển”, 2010. Đề tài KC.09/2006-2010, Lưu trữ tại Cục Công nghệ thông tin, Bộ Khoa học và Công nghệ. 203
- KINH TẾ BIỂN XANH: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam 2.5.3. Năng lượng sóng biển Việt Nam Các kết quả tính toán đều cho thấy, tiềm năng năng lượng sóng vùng ven bờ biển nước ta tương đối lớn, phụ thuộc trực tiếp vào hai mùa gió đông bắc và tây nam. Ở các vùng thoáng, có đà sóng lớn theo các hướng đông bắc, tây nam và nam đều nhận được dòng năng lượng sóng khá lớn. Theo đó, có thể phân vùng tiềm năng năng lượng sóng dọc dải ven biển Việt Nam thành 6 vùng với các đặc trưng năng lượng sóng khác nhau (Hình III.3): - Vùng 1: Quảng Ninh - Ninh Bình, tiếp cận trường sóng chiếm ưu thế trong gió mùa tây nam tại khu vực vịnh Bắc Bộ nên năng lượng sóng chiếm ưu thế vào các tháng 6 - 7 - 8. Vào mùa đông bắc, trường sóng tại khu vực này bị giới hạn bởi đà sóng ngắn nên năng lượng sóng không lớn. Mật độ năng lượng sóng ven bờ khá đều quanh năm, đạt 3-5 kW/m trở lên; trung bình năm của vùng này thuộc cấp độ thấp, đạt khoảng 3,2 kW/m. - Vùng 2: Thanh Hóa - Hà Tĩnh, phía nam vịnh Bắc Bộ với đặc điểm là dòng năng lượng sóng trong gió mùa đông bắc chiếm ưu thế. Từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau, dòng năng lượng sóng ven bờ trung bình năm đạt giá trị lớn nhất. Mật độ năng lượng sóng ven bờ thuộc cấp độ trung bình của khu vực, đạt khoảng 4,1 kW/m. - Vùng 3: Quảng Bình - Quảng Nam, thuộc khu vực bắc miền Trung, có dòng năng lượng sóng khá nhỏ quanh năm, vì nguồn gió mùa đông bắc trường sóng bị đảo Hải Nam che chắn; trong khi đó, trong mùa gió Tây Nam thì gió thường thổi từ trong bờ ra. Tuy nhiên, vào mùa đông dòng năng lượng sóng tại vùng biển này khá mạnh. Mật độ năng lượng sóng của vùng này thuộc cấp độ cao, đạt khoảng 6,5 kW/m. - Vùng 4: Quảng Ngãi - Ninh Thuận, thuộc khu vực Nam Trung Bộ, có dòng năng lượng sóng mạnh nhất trên toàn dải ven bờ Việt Nam vì là vùng tiếp xúc trực tiếp với biển thoáng và có đà 204
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng và áp dụng cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em
104 p | 135 | 20
-
Thực trạng, vấn đề và định hướng chính sách về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong điều kiện nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Phần 2
151 p | 26 | 16
-
CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
16 p | 67 | 10
-
khái niệm và quản lý rủi ro: các cách tiếp cận phương pháp luận ứng dụng trong phát triển - nxb tri thức
390 p | 74 | 10
-
Quản lý đất công cộng ở đô thị: Bài học từ quản lý các khu chung cư và cách tiếp cận quyền tài sản - TS. Nguyễn Ngọc Hiếu
6 p | 79 | 7
-
Cải cách thể chế ở Việt Nam: Thực trạng - Những vấn đề đặt ra và xu hướng phát triển (Tiếp theo kỳ trước và hết)
9 p | 54 | 6
-
Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam về kinh tế biển xanh: Phần 1
186 p | 15 | 6
-
các vấn đề và cách tiếp cận kinh tế biển cho Việt Nam: Phần 2
260 p | 11 | 5
-
Một số vấn đề lý luận về phát triển khu vực FDI trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững
11 p | 42 | 5
-
Khái quát một số lí thuyết, cách tiếp cận về phòng, chống tham nhũng
9 p | 52 | 5
-
các vấn đề và cách tiếp cận kinh tế biển cho Việt Nam: Phần 1
186 p | 6 | 4
-
Những vấn đề cơ bản trong tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 2015-2019 và những năm tiếp theo
13 p | 38 | 3
-
Bài giảng Vĩ mô 6: Tăng trưởng trong dài hạn cách tiếp cận khác với tăng trưởng
5 p | 59 | 3
-
Một số thành tựu trong nghiên cứu lý luận và đề xuất hướng nghiên cứu lý luận về cải cách tư pháp hình sự trong thời gian tới
30 p | 46 | 3
-
Một số vấn đề tiếp cận trong nghiên cứu về công nghiệp hóa - Lê Cao Đoàn
14 p | 56 | 3
-
Một số vấn đề về tiếp tục cải cách bộ máy tổ chức và cơ chế vận hành của chính phủ Việt Nam
11 p | 82 | 3
-
Quan điểm của các nhà luật học Nga về cách tiếp cận đối với kiểu nhà nước
10 p | 45 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn