CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
lượt xem 10
download
Phát triển công nghiệp là một bộ phận không thể thiếu của chiến lược tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các nước đều theo đuổi một loại chính sách công nghiệp nào đó, mặc dù mục tiêu và cách tiếp cận của họ có thể khác hẳn nhau, và có thể thay đổi theo thời gian.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
- CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, và WTO Niên khóa 2005 – 2006 Thể chế và tác động Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Mari Pangestu Phát triển công nghiệp là một bộ phận không thể thiếu của chiến lược tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các nước đều theo đuổi một loại chính sách công nghiệp nào đó, mặc dù mục tiêu và cách tiếp cận của họ có thể khác hẳn nhau, và có thể thay đổi theo thời gian. Với môi trường trong nước và toàn cầu đang thay đổi hiện nay, các nước đang phát triển cần đánh giá lại các lựa chọn đang mở ra cho họ để có thể thực hiện một chính sách công nghiệp hóa hiệu quả và phù hợp với WTO. Mục tiêu và phạm vi của chính sách công nghiệp Sách vở kinh tế và các bài học từ việc thi hành chính sách công nghiệp nhấn mạnh rằng một chính sách hoặc chiến lược công nghiệp hiệu quả cần phải có những mục tiêu, lý do, và phạm vi được xác định rõ ràng. Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một định nghĩa có thể chấp nhận được của chính sách công nghiệp là “các nỗ lực của chính phủ nhằm thay đổi cơ cấu công nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng dựa trên năng suất” (World Bank 1992)1. Định nghĩa này là hữu ích vì nó tập trung vào mục tiêu tăng trưởng năng suất yếu tố trong toàn bộ nền kinh tế chứ không phải chỉ đơn giản thay đổi cơ cấu sản phẩm đầu ra của các ngành sản xuất hay chăm lo đến một vài khu vực nhất định. Chính sách công nghiệp không chỉ giới hạn ở khu vực công nghiệp chế tạo, mà còn bao gồm cả hai khu vực làm tăng giá trị cho hàng công nghiệp chế tạo là các ngành chế biến nông khoáng sản và dịch vụ. Trong thực tế, chính sách công nghiệp thường có nhiều mục tiêu, bao gồm công ăn việc làm trong ngắn hạn, gia tăng sản lượng, phân phối các hoạt động kinh tế công bằng hơn giữa các vùng, và nâng cao năng lực công nghệ. Thường còn có cả các mục tiêu phi kinh tế, như niềm tự hào và uy tín của dân tộc, nhu cầu thúc đẩy các ngành công nghiệp nội địa được coi là “chiến lược”. Những mục tiêu đó còn lộn xộn rối rắm đến mức nhiều nước đang phát triển lo lắng về quyền sở hữu của người nước ngoài và và tác động có thể có của nó đến năng lực trong nước.2 Điều quan trọng là phải theo đuổi một chính sách công nghiệp có các mục tiêu giới hạn và được xác định rõ ràng, bởi vì có thể không có đủ các công cụ chính sách để đáp ứng quá nhiều mục tiêu khác nhau. Hơn nữa, các mục tiêu khác nhau có thể không phù hợp với nhau. Biện minh cho chính sách công nghiệp Lập luận kinh tế ủng hộ cho sự can thiệp của chính phủ nhằm nâng cao năng suất lao động trong dài hạn được xây dựng dựa trên nhu cầu điều chỉnh các thất bại thị trường (được cho là đang tồn tại) xuất phát từ các ngoại tác, sự thiếu vắng của các thị trường, hoặc các thất bại khác, trong khi có tính đến các tác động phụ có thể có đến các ngành khác trong nền kinh tế. Lập luận kinh tế truyền thống ủng hộ việc chính phủ trợ giúp cho một số ngành nào đó là để bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ.3 Bảo hộ chống hàng nhập khẩu dưới dạng thuế quan, hoặc trợ cấp theo sản lượng của doanh nghiệp (hai công cụ có tác động tương đương đối với sản lượng của một ngành cụ thể nào đó) được biện minh trên cơ sở ngoại tác động (dynamic externality), ví dụ như học hỏi qua công việc (learning by doing) hoặc đào tạo tại chỗ (on-the-job training) là những điều giúp làm Bernard Hoekman et al. 1 Bin dịch: Hoàng Nhị
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, và WTO Thể chế và tác động Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển giảm chi phí. Theo lập luận này, chỉ nên trợ giúp những quá trình học hỏi diễn ra bên ngoài doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp không thể chiếm được đặc quyền hoặc lợi nhuận từ việc đào tạo này nên sẽ không đầu tư cho nó. Có những điều kiện quan trọng giới hạn lập luận về ngành công nghiệp non trẻ. Thứ nhất, mức độ giảm chi phí trong tương lai cần phải đủ để bù đắp chi phí cao hơn trong giai đoạn được hỗ trợ. Thứ hai, không nên hỗ trợ bao trùm cho toàn bộ các doanh nghiệp trong một ngành; sự tồn tại của ngoại tác và việc hỗ trợ cần phải được gắn với kết quả hoạt động của người nhận hỗ trợ (ví dụ, hiệu quả phải cao hơn hoặc chi phí phải giảm đi), và khoản hỗ trợ phải giảm dần theo thời gian. Thứ ba, công cụ thích hợp để tạo ra ngoại tác tích cực từ việc mở rộng công nghiệp nội địa có thể không phải là thuế quan hay trợ cấp theo sản lượng. Một chính sách thích hợp hơn là: trợ cấp theo quá trình, theo việc làm, hoặc sản phẩm mà có thể giúp tạo ra kiến thức hay học hỏi. Tính thích hợp của các công cụ chính sách tuân theo một chủ đề chung hơn trong lý thuyết về sự can thiệp của chính phủ (xem Bhagwati 1971; Corden 1974). Mỗi ngoại tác hoặc thất bại thị trường đòi hỏi phải có loại trợ cấp thuế dựa trên biến số đã tạo ra ngoại tác hoặc thất bại thị trường đó, và tỉ lệ trợ cấp thuế phải là tỉ lệ giúp tạo được hiệu quả tối ưu. Bất kỳ một trợ cấp thuế nào khác với trợ cấp thuế tối ưu sẽ tạo ra điều mà Corden (1974) gọi là những tác động phụ, những tác động sẽ áp đặt chi phí không mong muốn ở một nơi khác trong nền kinh tế. Cũng cần lưu ý đến tác động của sự can thiệp vào một ngành đến toàn bộ nền kinh tế. Một cách để làm điều này là chú ý đến tỉ lệ bảo hộ hiệu dụng, một đại lượng tính đến tác động của thuế quan lên cả đầu vào và đầu ra. Ví dụ, thuế quan đánh vào một đầu vào sẽ làm giảm tỉ lệ bảo hộ hiệu dụng đối với người sử dụng ở khâu sau (xem Hộp 17.1). Một lập luận khác ủng hộ sự can thiệp của chính phủ – cái gọi là lập luận tốt thứ nhì đối với thuế quan hoặc trợ cấp cho một số hàng hóa – liên quan đến sự hiện hữu của các biến dạng “không thể loại bỏ” dưới dạng thuế quan hoặc các hình thức bảo hộ chống hàng nhập khẩu khác.4 Trong thực tiễn, sự can thiệp để sửa chữa các biến dạng này lại tạo ra một số vấn đề. Thứ nhất, không rõ tại sao chính sách nên làm nhất (tốt nhất) để loại bỏ các biến dạng lại không thể được thực hiện. Thứ hai, để xác định chính sách tốt thứ nhì một cách chính xác thì cần phải có hiểu biết hoàn hảo về mọi khía cạnh của nền kinh tế sao cho có thể biết được tác động ròng của sự can thiệp. Đòi hỏi này là không thực tế. Nếu cứ thực hiện các chính sách can thiệp tốt thứ ba trong khi chưa biết giá trị thực của một số thông số về hành vi thì có thể dẫn đến các biến dạng nặng hơn và làm giảm phúc lợi. Các lý do khác biện minh cho chính sách công nghiệp được dựa trên lập luận về phát triển công nghệ. Theo lập luận này, chính sách phù hợp là can thiệp dựa trên công nghệ chứ không phải dựa trên sản lượng như các loại trợ cấp, hoặc hỗ trợ phát triển công nghệ và các chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - một trong những phương tiện quan trọng để chuyển giao công nghệ. (Xem Chương 19 của Bora và Chương 34 của Saggi trong cuốn sách này.) Bernard Hoekman et al. 2 Bin dịch: Hoàng Nhị
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, và WTO Thể chế và tác động Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển H P 17.1 T L B OH DANH NGH A VÀ HI U D NG Tỉ lệ bảo hộ danh nghĩa (NRP) có thể được định nghĩa như: P − P* NRP = P* với P là giá trong nước của hàng hóa đã bao gồm thuế nhập khẩu, P* là giá khi có tự do ngoại thương. Vì trong thực tế không thể thấy được P*, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều lấy giá thế giới để thay cho P*. Tỉ lệ bảo hộ hiệu dụng (EPR) có thể được định nghĩa như tỉ lệ tăng thêm của gía trị gia tăng trên một đơn vị hàng hóa của một sản phẩm được sản xuất trong nước so với giá trị gia tăng khi có tự do ngoại thương (không có bảo hộ). Độ lớn của ERP không chỉ phụ thuộc vào thuế quan danh nghĩa đánh lên sản phẩm cuối cùng mà ta đang xem xét, mà còn phụ thuộc vào thuế quan đánh lên các đầu vào được sử dụng và tầm quan trọng của các đầu vào đó trong giá trị của sản phẩm cuối cùng. Một công thức đơn giản để tính ERP là: V −V * ERP = V* với V là giá trị gia tăng trong nước trên mỗi đơn vị của hàng hóa cuối cùng (đã bao gồm thuế nhập khẩu đánh lên loại hàng đó và lên các đầu vào của nó), và V* là giá trị gia tăng khi có tự do ngoại thương. Giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm được xác định bằng cách lấy tổng giá trị của đầu ra trừ đi chi phí của các đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất: V=tfPf-tiPiX, với tf và tk bằng 1 cộng với thuế quan tương ứng trên sản phẩm cuối cùng và trên các đầu vào; Pf và Pi là các mức giá, và X là lượng đầu vào sử dụng để sản xuất một đơn vị của hàng hóa cuối cùng. Giá trị gia tăng tại giá tự do thương mại cũng được xác định tương tự như vậy, nhưng lúc này không có thuế (trị giá của t là 1). Ví dụ, giả sử một tấn thép có giá là US$1,000 trên thị trường thế giới. Để sản xuất nó, một nhà máy cần phải mua 1 tấn quặng sắt tại giá thế giới là US$600. Để đơn giản, giả sử không cần thêm gì khác trong quá trình sản xuất thép. Trong trường hợp đó, trị giá gia tăng của một tấn thép tại nhà máy sẽ là US$400. Nếu thuế suất 20% được đánh lên thép nhập khẩu, và không có thuế đánh lên quặng sắt, thì tỉ lệ bảo hộ hiệu dụng sẽ là: 1200 − 600 = 1,5, hay 50%. 400 Trong ví dụ này, ERP cao hơn gấp đôi tỉ lệ 20% NRP đánh lên thép nhập khẩu. Nếu không có thuế đánh lên thép nhập khẩu nhưng một khoản thuế danh nghĩa 33% được đánh lên quặng sắt nhập khẩu, ERP sẽ là: 1000 − (600 + 200) = 0,5 , hay –50%. 400 Ví dụ này cho thấy rằng NRP= 0 không nhất thiết có nghĩa là thương mại không bị biến dạng. Một ví dụ khác, giả sử hạt ca cao chiếm 95% chi phí sản xuất của bơ ca cao. Đánh thuế 5% danh nghĩa lên bơ ca cao đồng nghĩa với việc bảo hộ 100% cho ngành sản xuất bơ ca cao. Bernard Hoekman et al. 3 Bin dịch: Hoàng Nhị
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, và WTO Thể chế và tác động Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển Các công cụ của chính sách công nghiệp Trong thực tế, nhân danh chính sách công nghiệp, các quốc gia đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Chúng có thể được phân loại thành các can thiệp bên ngoài, can thiệp vào thị trường sản phẩm, và vào thị trường yếu tố sản xuất. Các can thiệp vào thị trường bên ngoài bao gồm việc bảo vệ các ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu bằng cách sử dụng các công cụ như thuế nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, các chương trình nội địa hóa, cũng như các biện pháp khuyến khích xuất khẩu để hỗ trợ các ngành sản xuất đuổi kịp và thâm nhập vào các thị trường mới. Các công cụ khuyến khích xuất khẩu phổ biến là trợ cấp xuất khẩu, các khu khuyến khích xuất khẩu, và tín dụng ưu đãi (đôi khi gắn với các mục tiêu xuất khẩu). Các can thiệp vào thị trường sản phẩm để khuyến khích cạnh tranh trong thị trường nội địa bao gồm chính sách cạnh tranh (nhằm bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài), và các luật lệ về gia nhập thị trường nội địa. Các can thiệp vào thị trường yếu tố sản xuất bao gồm các chính sách như đặt ra yêu cầu về kết quả hoạt động và các hạn chế đối với FDI nhằm tác động đến hoạt động của các công ty do người nước ngoài làm chủ sao cho nước sở tại có thể thu được lợi ích ròng từ FDI (UNCTAD 1999a). Các hình thức can thiệp vào thị trường yếu tố trong thị trường vốn và khu vực tài chính là nhằm sửa chữa các khuyết tật của thị trường tài chính, khuyến khích các ngành công nghiệp non trẻ, và bảo vệ hoặc loại bỏ dần các ngành đang suy giảm. Những biện pháp này bao gồm việc thành lập các định chế tài chính phát triển, trợ cấp vốn trực tiếp cho một số doanh nghiệp công nghiệp chọn lọc, trợ cấp vốn và hỗ trợ vốn cho các ngành đang suy giảm hoặc đã trưởng thành, ưu tiên tiếp cận nguồn tín dụng (thường với lãi suất có trợ cấp) bằng cách yêu cầu các định chế tài chính cho một số ngành hoặc một số loại công ty được vay. Việc can thiệp vào thị trường lao động có thể có các mục tiêu về hiệu quả và công bằng. Mục tiêu thứ nhất liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. Mục tiêu thứ hai bao gồm các yêu cầu về tiền lương tối thiểu và các hệ thống lưới an toàn xã hội. Hộp 17.2 cho thấy ví dụ về các loại công cụ chính sách công nghiệp mà Hàn Quốc và Nhật bản đã sử dụng trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa của họ. Bernard Hoekman et al. 4 Bin dịch: Hoàng Nhị
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, và WTO Thể chế và tác động Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển HỘP 17.2. CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT KHẨU ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN Khuy n khích xu t kh u và h n ch nh p kh u • Hạn chế nhập khẩu, cả tổng quát và cụ thể • Ưu tiên trong việc xúc tiến xuất khẩu cho một số ngành cụ thể, và một số doanh nghiệp cụ thể trong một số trường hợp, • Đề ra mục tiêu xuất khẩu cho các doanh nghiệp cụ thể như điều kiện để được trợ cấp (Hàn Quốc) • Trợ cấp lãi suất và tín dụng, cung cấp ngoại hối cho các doanh nghiệp được ưu đãi đã đáp ứng được các mục tiêu xuất khẩu • Xúc tiến xuất khẩu nói chung qua JETRO (Nhật bản) và KOTRA (Hàn Quốc) • Cung cấp cơ sở hạ tầng, kể cả vốn nhân lực, để hỗ trợ xuất khẩu • Miễn giảm thuế cho các đầu vào nhập khẩu và cho các khoản chi cho nghiên cứu và phát triển • Cho phép các tập đoàn được ưu đãi được nhập khẩu vốn và công nghệ nước ngoài, cũng như huy động nguồn vốn rẻ hơn trên thị trường quốc tế Can thi p vào th tr ng s n ph m và th tr ng y u t • Nới lỏng chính sách cạnh tranh, sử dụng rộng rãi hình thức cartel. • Chính phủ tạo ra và khuyến khích các tập đoàn lớn (Hàn Quốc) • Cắt giảm thuế cho các tập đoàn lớn để tăng đầu tư • Khuyến khích mối quan hệ gần gũi, lâu dài giữa ngành tài chính và công nghiệp (là điều quan trọng quyết định cho việc thi hành chính sách công nghiệp) • Đàn áp lao động để bảo đảm sự an bình về lao động trong giai đoạn thay đổi cơ cấu (Hàn Quốc) • Thành lập các ngành công nghiệp quốc doanh để nâng cao mức phát triển công nghiệp (Hàn Quốc) • Có sự hướng dẫn rộng khắp của các cơ quan nhà nước. Nguồn: Phỏng theo Singh (1996) Sự tiến hóa của chính sách công nghiệp Cách tiếp cận đối với phát triển công nghiệp và các loại công cụ được sử dụng đã tiến hóa theo thời gian do các thay đổi trong hệ thống quan niệm về phát triển cũng như trong môi trường bên ngoài. Để có tính cụ thể, phần này sẽ tập trung vào các ví dụ từ Đông Á, nhưng hầu hết những điều được đề cập đến đều có thể áp dụng được cho tất cả các nước đang phát triển. Bernard Hoekman et al. 5 Bin dịch: Hoàng Nhị
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, và WTO Thể chế và tác động Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển BẢNG 17.1 SỰ TIẾN HÓA CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP Ở ĐÔNG Á (THẬP KỶ 1950 – 1990) Nền kinh 1950s 1960s 1970s 1980s 1990s tế Trung 1965-76 1977-78 1980s 1990s Quốc Quốc Nhập khẩu Tự do hóa vùng Cơ sở hạ tầng phòng/Công nhà máy duyên hải (các Công nghệ cao nghiệp (công ngành công nghiệp hóa nghiệp nhẹ) thiên về CN nặng) Hồng Kông 1950- 1979- 1990s (Trung EO (tự do kinh doanh, hỗ trợ về giáo dục, cơ Tăng cường hỗ Nâng cấp sự hỗ Quốc) sở hạ tầng, và thể chế) trợ về thể chế cho trợ cho công công nghiệp nghệ Indonesia 1967-73 1974-85 1986- On định IS mạnh Tự do hóa Bắt đầu IS EO Nhật bản 1950-58 1959- 1967- Giữa 1980s IS EO Tự do hóa Giảm bớt luật lệ Quốc tế hóa Hàn Quốc 1961-72 1973-79 1980 1990s EO EO Tự do hóa Giảm bớt luật lệ IS (công (thương mại, đầu từ giữa 1980s nghiệp nặng) tư, tài chính) (hướng về phát minh đổi mới) Malaysia 1950-70 1971-85 1986- IS vừa phải Tiếp tục IS Tự do hóa Thêm EO EO Philippines 1950- Tiếp tục IS 1980s 1990s IS Tự do hóa Tiếp tục tự do (bất ổn chính trị) hóa (tăng cường ổn định chính trị) Singapore 1950s 1960s – 1980s 1990s IS (khi vẫn EO Độc lập chiến còn là một lược (công nghệ bộ phận của và dịch vụ cao) Malysia) Khu vực hóa Đài Loan 1953-57 1958-80 1986- (Trung IS EO Tự do hóa Quốc) Thái Lan 1961-71 1971-86 1986- IS IS (hàng hóa phục vụ sản xuất, EO bắt đầu từ 1981) Các ngành thâm dụng công nghệ EO một phần Ghi chú: IS: Thay thế nhập khẩu, EO: Hướng về xuất khẩu Nguồn: Masuyama, Vanderbrink, và Chia (1997): bảng 1.1. Bernard Hoekman et al. 6 Bin dịch: Hoàng Nhị
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, và WTO Thể chế và tác động Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển Chính sách công nghiệp ở Đông Á đã tiến hóa dần trong ba thập kỷ qua (Bảng 17.1) khi chính sách thay thế nhập khẩu nhường chỗ cho chính sách hướng về xuất khẩu, và sau đó là chính sách phát triển cơ sở hạ tầng dựa trên tri thức. Sự chuyển dịch trong cách tiếp cận và các công cụ chính sách đã chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong như quy mô thị trường, nhu cầu phải điều chỉnh để thích nghi với các cú sốc bất lợi, sự kém hiệu quả của các chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, và nhu cầu phải thu hút FDI để có được công nghệ và tiếp cận thị trường. Chính sách còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài như cạnh tranh ngày càng gia tăng, công nghệ thay đổi, áp lực từ các đối tác thương mại lớn buộc phải trở thành các bên tham gia ký kết các luật lệ của GATT, các luật lệ đa phương được đàm phán trong khuôn khổ WTO, và cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra năm 1997. Các thay đổi nhanh chóng trong công nghệ giao thông, liên lạc, sản xuất, tiếp thị, phân phối, cũng như các quá trình quản lý, đã đẩy nhanh tốc độ toàn cầu hóa và làm giảm lợi thế so sánh truyền thống trong sản xuất hàng loạt. Việc sản xuất các bộ phận và chi tiết, cũng như chính hàng hóa cuối cùng, ngày càng được thuê ngoài hoặc được rải ra nhiều địa điểm khác nhau trên cơ sở cân nhắc về chi phí và thị trường. Việc phi tập trung hóa sản xuất và các quá trình sản xuất diễn ra trong thập kỷ 1990 ở Đông Á là một ví dụ mạnh mẽ về sự hội nhập của khu vực này qua các mối liên kết thương mại và đầu tư. Sự phát triển của công nghệ sẽ tiếp tục là một nguồn áp lực quan trọng buộc các ngành công nghiệp phải tiếp tục tái cơ cấu. Sự suy giảm trong tăng trưởng xuất khẩu xảy ra trước khi có khủng hoảng, một phần là do các nhân tố về cơ cấu như khả năng cạnh tranh sút giảm và mức tăng trưởng năng suất thấp, còn chỉ ra nhu cầu phải tái cấu trúc khu vực công nghiệp. Thách thức chính đối với nhiều quốc gia đang phát triển ở Đông Á là làm sao duy trì được lợi thế so sánh truyền thống (dựa trên lao động rẻ tiền tay nghề thấp và nguồn tài nguyên) trong khi phải xây dựng các nguồn lợi thế so sánh mới và “trưởng thành dần” trong các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, thể hiện công nghệ và nguồn vốn con người cao hơn. Có nhiều giải pháp về chính sách thích hợp để giải quyết các vấn đề về cơ cấu mà các quốc gia Đông Á đang gặp phải, và nhiều chính sách đã được các chính phủ áp dụng. Một là duy trì sự cạnh tranh trong thị trường nội địa. Hàng nhập khẩu có thể tác động đến năng suất qua công nghệ được thể hiện trong nó, và có thể là một cách hiệu quả để đồng hóa các kỹ thuật và kiến thức mới (xem Chương 34 của Saggi trong cuốn sách này). Các nhân tố khác có thể thúc đẩy xuất khẩu là: khuyến khích FDI và tham gia vào mạng lưới sản xuất quốc tế; chính sách vĩ mô phù hợp; cơ cấu hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ hiệu quả; các chính sách cải thiện vốn con người và năng lực công nghệ, ví dụ như hoạt động nghiên cứu và phát triển, giáo dục, cũng như tạo ra các cụm công nghiệp. Nhìn chung, các quốc gia Đông Á đã chuyển trọng tâm sang các chính sách bổ trợ như vậy, và giờ đây đang nỗ lực cung cấp một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các ngành có khả năng cạnh tranh, nâng cao tính linh hoạt của nền kinh tế nhằm đáp ứng với các thay đổi. Bảng 17.2 tóm tắt các chính sách mà các nền kinh tế Đông Á đã theo đuổi ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Việc giải quyết khủng hoảng càng làm tăng thêm nhu cầu phải có một cách tiếp cận toàn diện hơn đối với cuộc cải cách chính sách mà ở một phạm vi nào đó là do gói cải cách của IMF bắt buộc. Các quốc gia không được các chương trình của IMF hỗ trợ cũng đang buộc phải theo đuổi các cải cách tương tự.5 Bernard Hoekman et al. 7 Bin dịch: Hoàng Nhị
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, và WTO Thể chế và tác động Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển Các quy định đa phương về việc sử dụng các công cụ của chính sách công nghiệp Một câu hỏi quan trọng là về mức độ mà các quy định của WTO hạn chế các biện pháp chính sách mà các thành viên có thể sử dụng để bảo hộ cho các nhà cung cấp địa phương, khuyến khích xuất khẩu và chuyển giao công nghệ. Phần này tóm tắt ngắn gọn các quy định chính của WTO về các công cụ của chính sách công nghiệp. Nhiều quy định trong số đó được thảo luận kỹ hơn trong các chương khác của cuốn sách này. Thuế quan, chống phá giá, và tự vệ Trong hai thập kỷ qua, hầu hết các nước đang phát triển đã cam kết các chương trình cắt giảm thuế quan. Họ cũng cam kết ràng buộc nhiều khoản thuế quan, mặc dù thường là ở mức thuế suất tương đối cao, cho phép gia tăng mức thuế thực sự được áp dụng ở phạm vi khá rộng (xem Chương 54 của Francois và Martin trong cuốn sách này). Mặc dù mức bảo hộ trung bình bằng thuế quan đã giảm, vẫn còn nhiều thuế suất cao trong những ngành “nhạy cảm” ở cả các nước công nghiệp cũng như các nước đang phát triển, và sự phân tán của bảo hộ vẫn còn đáng kể ở nhiều nước.6 Bảo hộ chống hàng nhập khẩu còn có thể được áp dụng qua các biện pháp chống phá giá hoặc tự vệ, thường được các nước công nghiệp sử dụng để bảo vệ các ngành đang suy giảm. Hiệp định về chống phá giá của WTO áp đặt kỷ luật lên việc sử dụng chống phá giá và bao gồm một số điều khoản nhằm giảm mức độ mà chống phá giá có thể được sử dụng để chống lại các nước đang phát triển đang cố gắng tăng cường xuất khẩu.7 Bernard Hoekman et al. 8 Bin dịch: Hoàng Nhị
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, và WTO Thể chế và tác động Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển Loại biện pháp An Độ Malaysia Bangladesh Philippines Thái Hàn Quốc Singapore Indonesia Hồng Nhật Lan Kông 1. Các biện pháp tác động đến sản xuất Chính sách Phát triển công nghiệp Chung Có Có Không Có Có Có Có Không Có Có Ưu tiên cho ngành cụ thể Có Có Có Có Có Không Có Có Không - Ngành chiến lược/nội địa Có Có Có Có Không Không Có Có Không - Ngành xuất khẩu - - Có Có Có Không Có Không - - Các biên pháp hỗ trợ Bảo hộ nhập khẩu Giảm Có - Có Có Không Không Có Không Không Kiểm soát giá cả Giảm Có - Không - Không Không Có Không - Quy định về đầu tư Giảm - - Giảm - Không Không Giảm Không - Trợ cấp hoặc hỗ trợ tín dụng Có Có Có - Có Có Có Có Có Có Đào tạo nhân lực - Có Có Có - Có Có - Có Có Khuyến khích đầu tư Giảm bớt luật lệ Có Có - - Một Có - Có - - phần Giảm thuế Giai đoạn miễn thuế/Miễn thuế Có Có Có Có Có Có Có - - - Giảm thuế suất Có Có Có Có Có Có Có - - Có Khấu hao nhanh - Có Không Không Không Có Có - - Có Trợ cấp sản xuất Trợ cấp cho đầu vào Có Có Có Không Có Có Không Có - Có Trợ giúp cho nghiên cứu và phát triển Có Có Có Có Có Có Có Có Có Có Dàn xếp về giá và thị trường Có Có Có Có Có Có Không Có Trợ giúp cho các vùng Có Có Có Có Có Có Có Không - Có Trợ giúp điều chỉnh Có Có Không Không Có Có Có Không Có Có (Còn tiếp) Bernard Hoekman et al. 9 Bin dịch: Hoàng Nhị
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, và WTO Thể chế và tác động Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển Bảng 17.2 (tiếp) Biện pháp An Độ Malaysia Bangladesh Philippines Thái Hàn Quốc Singapore Indonesia Hồng Nhật Lan Kông 2. Các biện pháp ảnh hưởng đến xuất khẩu Khuyến khích xuất khẩu Hoàn thuế/miễn thuế cho đầu vào nhập Có Có Có Có Có Có Có Có Có Không khẩu Tài trợ xuất khẩu Có Có Có Có Có Có Có Có Có Có Bảo hiểm và bảo lãnh xuất khẩu Có Có Có Có Có Có Có Có Có Có Quản lý chất lượng xuất khẩu Có Không Không Có Có Không Không Có Có Không Khu chế xuất Có Có Có Có Có Có Có Có Không Không Yêu cầu về thành tích xuất khẩu Có Không Có Không Có Không Không Không Không Không Trợ cấp tiền mặt cho xuất khẩu Không Không Có Có Có Không Không Không Không Không Các cartel xuất khẩu Không Không Không Không Không Không Không Không Không Có Các tổ chức xúc tiến xuất khẩu Có Có Có Có Có Có Có Có Có Có Các biện pháp khác ảnh hưởng đến xuất khẩu Yêu cầu đăng ký Có Có Có Có Không Không Không Không Không Không Giấy phép xuất khẩu Có Có Có Có Có Có Có Có Có Có Cấm xuất khẩu Có Có Có Tối thiểu Không Có Có Có Có Có Thuế/phí xuất khẩu Có Có Có Không Có Không Không Có Có Có Giá xuất khẩu tối thiểu Có Không Có Không Với 2 Không Không Không Không Không Hạn ngạch xuất khẩu Có Không MFA MFA, khác MFA, Không Không Có Không Có khác Hạn chế xuất khẩu tự nguyện MFA MFA, khác MFA MFA, khác MFA, Không Có Có MFA Có khác - Không có thông tin Ghi chú: MFA: Hiệp định Đa sợi Nguồn: Singh (1996): phụ lục II Bernard Hoekman et al. 10 Bin dịch: Hoàng Nhị
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, v WTO Nin khĩa 2005 – 2006 Thể chế và tác động Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển Khuyến khích xuất khẩu và trợ cấp xuất khẩu Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng (SCM) cấm các nước có thu nhập đầu người trên US$1000 trợ cấp xuất khẩu, và đặt ra các quy định về việc sử dụng biện pháp đối kháng để bù đắp các thiệt hại mà trợ cấp cho sản xuất của nước ngoài gây ra cho các ngành sản xuất trong nước8. Hiệp định SCM đề cập đến các đóng góp về tài chính do chính phủ thực hiện hoặc chỉ đạo nhằm cung cấp lợi ích cho một doanh nghiệp, một ngành, hoặc một khu vực cụ thể9. Hiệp định cấm các loại trợ cấp căn cứ vào thành tích xuất khẩu, cũng như các trợ cấp khuyến khích sử dụng các đầu vào được sản xuất trong nước hơn là đầu vào nhập khẩu. Để có thể có hành động chống lại trợ cấp, cần phải xác định là khoản trợ cấp đó đang tồn tại và có tác động xấu đến thương mại của một thành viên khác. Điều này được thực hiện bằng cách chứng minh là có thiệt hại cho một thành viên khác dưới dạng làm tổn thương, thiệt hại nặng, hoặc làm suy yếu và vô hiệu hóa các lợi ích.10 Hiệp định SCM và các điều khoản của nó liên quan đến các nước đang phát triển sẽ được thảo luận chi tiết hơn trong Chương 18 của English và De Wulf trong cuốn sách này. Hiệp định SCM có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách công nghiệp. Ví dụ như trong trường hợp của Hàn Quốc, một nước khét tiếng vì sử dụng các khoản trợ cấp có mục tiêu. Trước 1995, Hàn Quốc có 26 loại trợ cấp khác nhau, tổng cộng lên đến 2,5 ngàn tỉ won mỗi năm (WTO 1996b). Khác với Luật trợ cấp (Subsidies Code) là thỏa thuận tự nguyện được đàm phán trong Vòng đàm phán Tôkyô, tất cả các nước thành viên đều bị ràng buộc bởi hiệp định của WTO, và hiệp định SCM có hiệu lực đến cả các chính quyền cấp dưới. Tuy vậy, cần lưu ý rằng kỷ luật về trợ cấp chủ yếu là giới hạn các khoản trợ cấp cho xuất khẩu; chứ hiệu lực kiềm chế đối với các khoản trợ cấp sản xuất là yếu. Đối với các nước đang phát triển, hiệp định SCM là một con dao hai lưỡi: nó có nhiều kẽ hở cho phép họ tiếp tục sử dụng trợ cấp để xúc tiến các mục tiêu công nghiệp, nhưng điều này cũng đúng đối với các nước công nghiệp. Như vậy, các nước đang phát triển không có triển vọng sử dụng trợ cấp để giành được lợi thế cạnh tranh so với các nước công nghiệp. Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại Theo Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS), một số biện pháp liên quan đến hoạt động đầu tư có tác động đến thương mại cần phải được thông báo và bãi bỏ trước tháng 1.2001 (tháng 1.2003 với các nước đang phát triển). Các yêu cầu cần bãi bỏ bao gồm yêu cầu về tỉ lệ nội địa và cân bằng thương mại, cả hai đều đã và đang là những công cụ quan trọng trong chính sách công nghiệp. Một số nước đang phát triển vẫn chưa thông báo và chưa bãi bỏ các biện pháp này, và nhiều nước đang tìm cách gia hạn thời gian chuyển đổi. Nhiều nước đang phát triển cũng phản đối mạnh mẽ việc mở rộng danh mục các biện pháp bị cấm trong TRIMS tại các cuộc đàm phán trong tương lai. (Xem phần thảo luận toàn diện hơn trong Chương 19 của Bora.) Hiệp định về các quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại (TRIPS) Có lẽ, hơn bất kỳ hiệp định nào khác của WTO, việc thực thi hiệp định TRIPS đòi hỏi nhiều thay đổi trong luật pháp quốc gia và tăng cường sức mạnh của các cơ quan thực thi. Việc tăng cường bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ (IPRs) có nhiều ý nghĩa đối với chính sách công nghiệp. Các doanh nghiệp trong nước sẽ vừa có nhu cầu vừa có động lực phải đổi mới và cạnh tranh năng động hơn; việc tháo máy để bắt chước và làm Bernard Hoekman et al. 11 Biên dòch: Hoaøng Nhò
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, v WTO Nin khĩa 2005 – 2006 Thể chế và tác động Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển nhái trở nên ít khả thi hơn. Các doanh nghiệp nước ngoài có thể sẽ thấy việc tiếp cận thị trường thông qua hiện diện thương mại trở nên hấp dẫn hơn khi IPR được bảo vệ tốt hơn. Vì các nước đang phát triển nói chung không có lợi thế so sánh trong sáng tạo đổi mới, thu hút FDI như một phương tiện để chuyển giao và phổ biến công nghệ là rất quan trọng đối với họ. Như vậy, TRIPS dẫn đến nhu cầu phải cải tiến các chính sách FDI. Một điều khoản quan trọng cho các nước đang phát triển từ quan điểm của chính sách công nghiệp là Điều 66.2 của TRIPS đòi hỏi các nước công nghiệp phải hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ cho các nước kém phát triển. Cho đến nay, chưa rõ điều khoản này được thực hiện đến mức nào (UNCTAD 1999a). Hiệp định chung về thương mại dịch vụ Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) cho phép cam kết (ràng buộc) theo từng lĩnh vực trong bốn phương thức cung cấp dịch vụ: cung cấp qua biên giới, tiêu thụ ở nước ngoài, hiện diện thương mại, và sự di chuyển của thể nhân. Qua việc đưa hiện diện thương mại vào như một phương thức cung cấp, các quy định về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ giờ đây đã trở thành một bộ phận của hệ thống thương mại đa phương. Vì vậy các thành viên có thể sử dụng các cam kết tự do hóa đầu tư nước ngoài như một công cụ của chính sách công nghiệp. Điều này đã xảy ra ở một mức độ nào đó qua các cam kết trong lĩnh vực du lịch, nhưng chưa xảy ra trong các lĩnh vực khác. Từ quan điểm của chính sách công nghiệp, tự do hóa trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng là cực kỳ quan trọng cho các nước đang phát triển. Vì kỷ luật đối với trợ cấp và các yêu cầu về kết quả hoạt động đang buộc các nước đang phát triển phải nghĩ đến các cách thức trung lập hơn để phát triển khả năng xuất khẩu (Laird 1997), việc cải thiện cơ sở hạ tầng – đặc biệt là trong viễn thông, tài chính, và giao thông vận tải – là một cơ chế quan trọng để tăng cường khả năng cạnh tranh. Bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ Điều XVIII, Phần A và C của GATT, cho phép các thành viên đang trong “giai đoạn đầu của phát triển” được sử dụng các rào cản thương mại để bảo hộ cho công nghiệp trong nước. Phần B của Điều XVIII cho phép các nước đang phát triển được linh hoạt áp dụng các biện pháp thương mại để bảo vệ cán cân thanh toán. Trước Vòng đàm phán Uruguay, Phần C nói về các ngành công nghiệp non trẻ ít khi được dùng đến, một phần là vì việc sử dụng điều khoản này đòi hỏi phải bồi thường, một phần là vì các nước đang phát triển chưa có nhiều cam kết ràng buộc về thuế quan. Thay vào đó, nhiều nước đã sử dụng Phần B, vì phần này không đòi hỏi phải bồi thường và cho phép tự do hơn trong việc can thiệp có chọn lọc. WTO đưa ra kỷ luật chặt chẽ hơn về cán cân thanh toán, giới hạn phạm vi và thời hạn của ngoại lệ này (Singh 1996:166). Khi danh mục ràng buộc về thuế quan mở rộng, các nước đang phát triển có thể sẽ phải dựa nhiều hơn vào Điều XVIII, cùng với các chương trình tự vệ và trợ cấp trong nước để bảo hộ cho các ngành sản xuất nội địa. Đối xử đặc biệt và khác biệt WTO có nhiều điều khoản quy định về đối xử “đặc biệt và khác biệt” (S&D) ưu tiên cho các nước đang phát triển, và có cơ hội cho đối xử S&D trong việc áp dụng chính sách công nghiệp theo từng hiệp định đã nêu. Ngoài các giai đoạn chuyển đổi cho phép chậm áp dụng, một số hiệp định (ví dụ như hiệp định về SCM, tự vệ, và chống phá giá) còn có các ngoại lệ và kỷ luật ít nghiêm ngặt hơn cho các nước đang phát Bernard Hoekman et al. 12 Biên dòch: Hoaøng Nhò
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, v WTO Nin khĩa 2005 – 2006 Thể chế và tác động Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển triển. Tuy vậy, có mối quan ngại ngày càng tăng từ phía các nước đang phát triển là các điều khoản đó chưa đủ để xúc tiến các quyền lợi của họ, và đang không được thực thi (UNCTAD 1999a). Ý nghĩa của các quy định của WTO đối với chính sách công nghiệp Để có thể hiểu rõ tác động đối với các công cụ chính sách công nghiệp theo các hiệp định hiện có, cũng như trong tương lai, cần nêu bật một số đặc tính chung của các hiệp định đề ra kỷ luật đối với việc các chính phủ dùng chính sách để khuyến khích một số ngành sản xuất cụ thể. Đầu tiên, các hiệp định dùng cách tiếp cận theo thương mại, chứ không phải theo cán cân thanh toán, để đề ra kỷ luật về chính sách. Vì nguyên tắc nền tảng của hệ thống WTO là không phân biệt đối xử, bất kỳ một chính sách nào không phải được áp dụng tại biên giới mà có tác động đến thương mại hàng hóa và dịch vụ (nghĩa là dẫn đến phân biệt đối xử) đều phải tuân theo kỷ luật, hoặc phải được miễn trừ. Thứ hai, các luật lệ là trung tính đối với quyền sở hữu. Trừ GATS và TRIPS, trong đó tiêu chuẩn đối xử quốc gia được áp dụng cho các khoản đầu tư được đề cập, kỷ luật đối với các chính sách như trợ cấp và bảo hộ bằng tỉ lệ nội địa hóa không phân biệt giữa các công ty nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Điều quan trọng là “tác động thương mại” của công cụ. Điều này có nghĩa là các quốc gia muốn áp dụng một chính sách cụ thể nào đó đối với các doanh nghiệp do người nước ngoài làm chủ sẽ cần phải tìm một điều khoản trong một hiệp định nào đó cho phép sử dụng chính sách đó; sau đó, họ có thể áp dụng nó cho doanh nghiệp nước ngoài, miễn là không có “tác động thương mại”. Thứ ba, các chính sách khuyến khích các ngành công nghiệp (được thiết kế nhằm khuyến khích đầu tư hoặc tăng trưởng xuất khẩu) bị giới hạn ở các công cụ chung chứ không phải là các công cụ đặc thù. Điều này có tác dụng san bằng sân chơi cho thương mại quốc tế bằng cách không cho phép các quốc gia được phát triển một số ngành công nghiệp riêng biệt qua các công cụ chính sách đặc thù. Cuối cùng, cách tiếp cận đối với đối xử S&D trong WTO nói chung bị giới hạn ở các thỏa thuận về chuyển đổi, được bổ sung bằng các điều khoản tối thiểu (de minimis) (xem Chương 49 của Oyejide trong cuốn sách này). Kết luận Các thay đổi trong hệ thống khái niệm về phát triển, công nghệ, và các quy định đa phương có nghĩa là các chính sách công nghiệp của các nước đang phát triển trong thế kỷ 21 nếu muốn có hiệu quả và phù hợp với WTO thì phải toàn diện chứ không chỉ nhắm đến một số ngành cụ thể. Việc công nhận tầm quan trọng của các chính sách bổ trợ để bảo đảm khả năng cạnh tranh đã chuyển trọng tâm của chính sách theo hướng nâng cao hiệu quả của cơ sở hạ tầng, cải thiện việc tạo nguồn vốn nhân lực, và tạo môi trường khuyến khích đầu tư và sáng tạo đổi mới. Hơn nữa, vì sự phát triển của các ngành sản xuất và chế biến tài nguyên phụ thuộc nhiều vào sự hiện hữu của ngành dịch vụ có hiệu quả, các cải cách và tự do hóa về chính sách cần phải bao gồm cả khu vực dịch vụ. Các luật lệ đa phương đang phát triển phù hợp với sự chuyển dịch theo hướng sử Bernard Hoekman et al. 13 Biên dòch: Hoaøng Nhò
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, v WTO Nin khĩa 2005 – 2006 Thể chế và tác động Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển dụng các chính sách chung để khuyến khích phát triển công nghiệp. Vì trợ cấp xuất khẩu không còn được phép sử dụng để khuyến khích xuất khẩu, cần thay đổi chính sách theo hướng giảm bớt các hạn chế về tài chính và thủ tục đối với xuất khẩu (Laird 1997), tạo thuận lợi cho thương mại, và thi hành các chính sách không đặc thù cho ngành nào (chính sách chung) để làm cho cả quốc gia trở nên cạnh tranh hơn. Tác động của các quy định của WTO không phải là loại bỏ vai trò của chính phủ, mà là chuyển dịch trọng tâm của nó về phía cung. Giờ đây, các chính sách liên quan đến hạ tầng cơ sở, tạo vốn nhân lực, đổi mới sáng tạo, và phổ biến công nghệ là có tầm quan trọng quyết định đối với khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu. Các chính sách này cần phải được bổ sung bằng một hệ thống tỉ giá hối đoái ổn định không trừng phạt hay ưu đãi cho xuất khẩu, và một chính sách cạnh tranh khuyến khích sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong thị trường nội địa, bao gồm cả các công ty nước ngoài. Đó là những chính sách hỗ trợ cho phát triển nói chung, không giới hạn và không ưu đãi cho một số ngành hay một số nhà sản xuất cụ thể nào. Để đáp lại nỗi lo sợ về hành vi chống cạnh tranh của các công ty nước ngoài, cần phải đề ra đạo luật hiệu quả trong nước về cạnh tranh để bảo đảm cạnh tranh công bằng, chứ không phải là áp đặt các yêu cầu hay các giới hạn về kết quả hoạt động. Nhiều quốc gia đã bắt đầu ban hành hoặc đang chuẩn bị ban hành luật cạnh tranh. Tuy vậy, vấn đề mấu chốt ở đây là phải có các cơ chế và thể chế phù hợp có khả năng thực thi luật đó một cách khách quan, và có thể thực hiện các điều tra nghiên cứu cần thiết. Do các hạn chế về năng lực, sẽ cần nhiều thời gian để thực hiện quá trình này trong nhiều nước đang phát triển. Vì vậy rất cần phải tập trung vào việc tự do hóa thương mại dịch vụ, cải cách luật lệ trong nước, FDI, và các thị trường yếu tố khác, đồng thời bảo đảm rằng các chính sách trong các lĩnh vực đó tuân thủ theo đúng các luật lệ và kỷ luật của WTO. Một trong các ưu điểm của luật lệ của WTO trong bối cảnh này là tính trung lập của chúng đối với các nhà sản xuất trong và ngoài nước, giúp bảo đảm cho họ được cạnh tranh một cách bình đẳng. Vẫn còn nhiều khả năng sử dụng các công cụ của chính sách công nghiệp như thuế quan (trong phạm vi mức thuế đã cam kết); trợ cấp cho phát triển vùng, R&D, môi trường; cũng như các biện pháp khuyến khích xuất khẩu như các chương trình cho vay và bảo hiểm tại mức lãi suất được trợ cấp, các quy định giảm thuế và phí, và các khu chế xuất. Các nước đang phát triển có ý định sử dụng các chính sách như thế (hoặc tìm cách gia hạn giai đoạn chuyển đổi để có thể sử dụng các biện pháp khác không phù hợp với WTO) cần phải đánh giá xem các chính sách ưu tiên cho một số nhà sản xuất cụ thể là có lợi cho quốc gia đến mức nào. Đồng thời, giai đạn chuyển đổi phù hợp để chuyển sang lập trường chính sách chung hơn cần phải dựa trên sự đánh giá thực tế, phản ánh đúng chiến lược phát triển đất nước và nhu cầu xây dựng thể chế, năng lực, và khả năng. Cuối cùng, việc theo đuổi các chính sách công nghiệp cần phải tuân theo các tiêu chí được xác định ở đầu chương này: các mục tiêu phải được xác định rõ ràng, công cụ chính sách phải được khẳng định là phù hợp nhất để đạt được các mục tiêu đó; và việc thực thi phải minh bạch và đáp ứng được các tiêu chí rõ ràng, tốt nhất là phải có các yêu cầu rõ ràng về kết quả và điều kiện rút lui. Chú thích Chương này dựa trên Bora, Lloyd và Pangestu (2000) Bernard Hoekman et al. 14 Biên dòch: Hoaøng Nhò
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, v WTO Nin khĩa 2005 – 2006 Thể chế và tác động Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển 1 Martin và Mitra (2001) chỉ ra rằng tỉ lệ tăng trưởng năng suất trong nông nghiệp là cao hơn cả về trung bình và cho các nhóm nước ở các giai đoạn phát triển khác nhau. 2 Để biết phần thảo luận về tầm quan trọng của sở hữu nước ngoài trong bối cảnh phát triển., xem UNCTAD (1999c). 3 Xem Kemp (1964) để biết về bài trình bày cẩn thận đầu tiên của lập luận ngành công nghiệp non trẻ; cũng xem Baldwin (1969). 4 Xem Lipsey và Lancaster (1956) về bài trình bày lý thuyết đầu tiên, xem Lloyd (1974) và Hatta (1977) về bản chất của tập hợp các trợ cấp thuế tốt thứ nhì. Thảo luận về các công cụ tốt thứ nhì khác như tỉ lệ nội địa có thể được tìm thấy trong Rodrik (1987); Greenaway (1992); Chao và Yu (1993); Richardson (1993); Morrissey và Rai (1995); và Moran (1998). Để xem thảo luận về các loại trợ cấp xuất khẩu, xem Harris và Schmitt (1999). 5 Trong trường hợp các quốc gia bị ảnh hưởng của khủng hoảng nằm trong chương trình của IMF – Inđônêxia, Hàn Quốc và Thái Lan – các cải cách được cam kết là toàn diện cả về phương diện tự do hóa tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ, cũng như về FDI và chính sách cạnh tranh. Việc thực thi vẫn còn là vấn đề, nhưng các bước đã thực hiện là khá ấn tượng. 6 Cần phân biệt giữa các ngành “hoàng hôn” và “non trẻ”. Loại thứ nhất là những ngành đang suy giảm; loại thứ hai là các ngành đang mở rộng và, vì có các thất bại thị trường, nên cần được bảo hộ khỏi sự cạnh tranh. 7 Xem chương 22 của Finger. Ông nhận xét rằng những công cụ này đang được các nước đang phát triển sử dụng ngày càng nhiều; cũng xem Laird (1997) 8 Hiệp định này chỉ áp dụng cho các sản phẩm không phải là nông sản; Hiệp định về Nông nghiệp của WTO bao gồm các kỷ luật riêng, và toàn diện hơn, đối với các loại trợ cấp cho nông nghiệp. 9 Hiệp định này có một danh mục các loại biện pháp được coi là đóng góp tài chính: các khoản cho không, cho vay, góp cổ phần, bảo lãnh khoản vay, các ưu đãi về tài chính, cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Vì chính phủ được định nghĩa là bất kỳ cơ quan công quyền nào trong lãnh thổ của một thành viên, định nghĩa này bao gồm cả các chính quyền cấp dưới trong nước, các cơ quan công quyền, và các công ty quốc doanh. Định nghĩa về quyền lợi chưa được giải quyết đầy đủ trong những vụ khiếu kiện có liên quan đến các khoản đóng góp tài chính gián tiếp. 10 Tổn thương được định nghĩa là thiệt hại cho một ngành sản xuất trong nước do hàng nhập khẩu được trợ cấp gây ra trên lãnh thổ của thành viên khiếu kiện. Thiên lệch nghiêm trọng là các tác động xấu trên thị trường của thành viên trợ cấp hoặc trên thị trường thứ ba. Vô hiệu hóa lợi ích có thể xảy ra khi việc tiếp cận thị trường được cải thiện do một khoản cam kết cắt giảm thuế, nhưng lại bị giảm đi do trợ cấp. Bernard Hoekman et al. 15 Biên dòch: Hoaøng Nhò
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
bài giảng Đường lối công nghiệp hóa
39 p | 719 | 222
-
Bài giảng Phân tích chính sách nông nghiệp & phát triển nông thôn: Chương 6 - TS. Nguyễn Văn Sanh
22 p | 210 | 39
-
Bài giảng Phân tích chính sách nông nghiệp & phát triển nông thôn: Chương 5 - TS. Nguyễn Văn Sanh
19 p | 200 | 34
-
Bài giảng Phân tích chính sách nông nghiệp & phát triển nông thôn: Chương 7 - TS. Nguyễn Văn Sanh
12 p | 204 | 28
-
Bài giảng Phân tích chính sách nông nghiệp & phát triển nông thôn: Chương 4 - TS. Nguyễn Văn Sanh
9 p | 150 | 16
-
Bài giảng Luật và chính sách công (2014): Bài 7 - Phạm Duy nghĩa
9 p | 118 | 12
-
Bài giảng Chính sách phát triển: Bài 13 - James Riedel
11 p | 87 | 9
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 13 - Đinh Công Khải
24 p | 110 | 7
-
Bài giảng Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 8: Thể chế và chính sách công nghiệp hóa
6 p | 91 | 6
-
Đề cương chi tiết học phần: Chính sách phát triển nông thôn
6 p | 78 | 5
-
Bài giảng Luật và chính sách công: Bài 1 - Phạm Duy Nghĩa (Năm 2019)
20 p | 10 | 5
-
Tổng luận Chính sách khoa học và công nghệ Hàn Quốc
40 p | 42 | 4
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô dành cho chính sách công: Bài 10 - Tối đa hóa lợi nhuận và cung cạnh tranh (2021)
27 p | 15 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô dành cho chính sách công: Bài 19 - Độc quyền và định giá khi có thế lực thị trường (2021)
38 p | 6 | 3
-
Bài giảng Các chính sách hỗ trợ định hướng hướng ngoại
23 p | 83 | 3
-
Đề cương môn học Chính sách ngoại thương và công nghiệp (Mã môn học: ECON2230)
16 p | 6 | 3
-
Bài giảng Chính sách phát triển - Bài 8: Thể chế và chính sách công nghiệp hóa
10 p | 72 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn