intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

41
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo cơ quan quản lý thuế có những biện pháp phù hợp để thu đúng, thu đủ, thu kịp tiến độ, tạo công bằng hơn cho các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh chân chính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn thành phố Hà Nội

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI FACTORS AFFECTING TAX-COMPLIANCE ACTIVITIES OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT CAPITAL IN HANOI CITY ThS. Nguyễn Thị Mai Hương Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam huongntm@vnuf.edu.vn Tóm tắt: Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu các vấn đề của tài chính và ngân sách nhà nước, chúng ta sẽ xem xét thuế với các vai trò cơ bản của nó là: tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, kích thích tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập. Để thuận lợi cho việc quản lý thuế và nâng cao việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp, bài báo dựa vào tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây và tiến hành khảo sát 192 mẫu từ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm xây dựng mô hình, thang đo nghiên cứu và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 yếu tố có ảnh hưởng bao gồm: (1) Pháp luật và chính sách thuế; (2) Tính công bằng của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp; (3) Đặc điểm doanh nghiệp; (4) Mức phạt. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, hành vi tuân thủ thuế, thuế. Abstract Taxes are not only a main source of revenue for the state budget, but also associated with issues of economic growth, fairness in distribution and social stability. Many studies of finance and state budget issues, we will study taxation with fundamental roles: generating revenue for the state budget, stimulating economic growth and regulating income. In order to facilitate tax administration and improve corporate tax compliance, this article reviews the research works and conducted a survey of 192 samples from FDI enterprises operating in Hanoi city to find mod- els and scales of research and point out factors affecting tax compliance behavior of FDI enter- prises in Hanoi city. The results found 4 influential factors including: (1) Law and tax policy; (2) Fairness of tax authorities; (3) Business characteristics; (4) Penalty level. Key words: Foreign direct investment, tax compliance, tax 1. Giới thiệu Thuế được coi là nguồn thu chủ yếu cho Ngân sách nhà nước, là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy đầu tư, kiềm chế lạm phát. Thuế được coi là khoản 348
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Chính vì vậy, thuế là vấn đề được quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia kể cả những quốc gia phát triển hay đang phát triển. Hiện nay, mỗi tháng cả nước có hàng nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong đó có cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện nay cùng với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của các công ty đa quốc gia, hoạt động chuyển giá, trốn thuế ngày càng tinh vi và phức tạp, nhưng việc quản lý thuế cũng như quản lý việc tuân thủ thuế đối với các giao dịch xuyên biên giới chưa được quy định tại Luật Kế toán năm 2015, Luật Quản lý thuế năm 2019 và Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015. Điều này đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI, làm suy giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước. Không phải ngẫu nhiên mà trong giai đoạn 2015 - 2017, có khoảng 50% doanh nghiệp FDI ở Việt Nam kê khai lỗ, nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ nhiều năm liền trong khi vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh. Trên thực tế cơ quan thuế đã thanh tra và chứng minh hành vi chuyển giá của một số doanh nghiệp FDI với số tiền truy thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng (Lưu Nguyên Sơn, 2020). Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo cơ quan quản lý thuế có những biện pháp phù hợp để thu đúng, thu đủ, thu kịp tiến độ, tạo công bằng hơn cho các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh chân chính. Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở thực tiễn giúp cơ quan thuế hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế; cải cách thủ tục hành chính về thuế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp thực hiện tuân thủ pháp luật thuế, đáp ứng yêu cầu về nguồn thu ngân sách, yêu cầu quản lý kinh tế của Nhà nước. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Theo tác giả Azrina Mohd Yusoft và các cộng sự (2014) đã nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Malaysia, kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Đặc điểm của doanh nghiệp và (2) lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của loại hình doanh nghiệp này. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc không thanh tra thuế trong thời gian dài (5 năm) sẽ làm tăng nguy cơ không tuân thủ thuế. Công khai hành vi gian lận thuế, công lai số thuế trốn, mức phạt là một trong những đề xuất được nhóm nghiên cứu đưa ra nhằm cải thiện sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, nghiên cứu này không đề cập đến mối quan hệ giữa mức phạt với sự tuân thủ thuế, điều mà một số nghiên cứu khác có đề cập. Maarten Siglé và các cộng sự (2018) đã nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp, tổ chức tại Hà Lan. Kết quả khảo sát từ 271 mẫu khảo sát từ các tổ chức cho thấy niềm tin, sự tin tưởng đối với cơ quan thuế có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của các tổ chức này. Tuy nhiên, quyền lực của cơ quan thuế và mức phạt lại không có quan hệ tích cực với hành vi tuân thủ thuế của các tổ chức, doanh nghiệp. Sonnur Aktas Guzel (2018) đã khảo sát 392 chuyên gia kế toán độc lập tại các tổ chức, doanh nghiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ và sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tương quan để nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các tổ chức này, kết quả nghiên cứu cho 349
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 thấy: (1) Sự tin tưởng của tổ chức đối với chính phủ, cơ quan thuế, (2) nhận thức đầy đủ về thuế; (3) công bằng thuế có mối quan hệ thuận chiều và có ý nghĩa thống kê với việc tuân thủ thuế của các tổ chức đó. Nhóm nghiên cứu của Larissa Batrancea và các cộng sự (2019) đã Sử dụng dữ liệu từ 44 quốc gia từ 5 châu lục với số lượng mẫu N = 14.509, nghiên cứu đã khẳng định: (1) niềm tin vào chính quyền, các cơ quan; (2) quyền lực của các nhà chức trách là một yếu tố quyết định ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế cùng với các công cụ thực thi truyền thống như (3) kiểm tra, kiểm toán và (4) mức phạt. Nhóm tác giả Sellywati Mohd Faizal và các cộng sự (2017) đã điều tra ý kiến và nhận thức của người được hỏi về tác động của sự công bằng trong tố tụng, sự công bằng trong phân phối, sự công bằng trong thủ tục và sự tin tưởng đối với việc tuân thủ thuế ở Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi tuân thủ của họ sẽ được tăng lên nếu họ được đối xử công bằng và công bằng khi xử lý thuế của cơ quan có thẩm quyền và nếu họ đã tin tưởng vào cơ quan thuế. Các những phát hiện chỉ ra cách cơ quan thuế có thể tăng cường tuân thủ thông qua các hành động của họ với người nộp thuế. Theo nghiên cứu của hai tác giả Peggy Jimenez, Govind S. Iyer (2016) khi tiến hành một cuộc khảo sát với 217 đối tượng nộp thuế tại Hoa Kỳ và thu được kết quả cho thấy các chuẩn mực xã hội ảnh hưởng gián tiếp đến ý định tuân thủ thuế. Ngoài ra nghiên cứu cũng kết luận rằng sự tin tưởng vào chính phủ có ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế. Đóng góp của nghiên cứu này có thể giúp cơ quan thuế phát triển bớt các chiến lược tốn kém và hiệu quả hơn để tăng cường tuân thủ của người nộp thuế. Sử dụng dữ liệu cấp quốc gia từ năm 2003 – 2014 kết hợp với khảo sát hơn 100 người nộp thuế ở các quốc gia, nghiên cứu của Juan P. Mendoza và các cộng sự (2017) đã chỉ ra rằng nhận thức của các nhà điều hành doanh nghiệp về việc trốn thuế có ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp, bên cạnh đó kiểm toán cũng là yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp này. Trong nghiên cứu của Jerome Olsen và các cộng sự (2018), nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 411 người nộp thuế là các doanh nghiệp kinh doanh ở Thổ Nhĩ Kỳ về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế. Kết quả nghiên cứu cho thấy Quyền hạn của cơ quan thuế trong việc thực thi tuân thủ cũng như sự tin tưởng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ của người nộp thuế. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi quyền lực của cơ quan thuế ở mức cao cũng có thể gây ra cảm xúc tiêu cực đối với sự tuân thủ thuế và sự sẵn sàng để trốn tránh. Bảng 1: Tổng hợp tổng quan nghiên cứu trước đây STT Yếu tố ảnh hưởng Nguồn 1 Đặc điểm doanh nghiệp Azrina Mohd Yusoft và các cộng sự (2014) 2 Lĩnh vực hoạt động của doanh Azrina Mohd Yusoft và các cộng sự (2014) nghiệp 350
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 3 Niềm tin của doanh nghiệp đối với Maarten Siglé và các cộng sự (2018); Sonnur cơ quan thuế Aktas Guzel (2018); Larissa Batrancea và các cộng sự (2019); Sellywati Mohd Faizal và các cộng sự (2017); Peggy Jimenez, Govind S. Iyer (2016); Jerome Olsen và các cộng sự (2018) 4 Nhận thức của doanh nghiệp về pháp Sonnur Aktas Guzel (2018); Juan P. Mendoza và luật thuế và chính sách thuế các cộng sự (2017) 5 Quyền lực của cơ quan thuế Larissa Batrancea và các cộng sự (2019); Jerome Olsen và các cộng sự (2018); Maarten Siglé và các cộng sự (2018) 6 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế Larissa Batrancea và các cộng sự (2019); Juan P. Mendoza và các cộng sự (2017) 7 Mức phạt Larissa Batrancea và các cộng sự (2019); Maarten Siglé và các cộng sự (2018) 8 Chuẩn mực xã hội Peggy Jimenez, Govind S. Iyer (2016) 9 Tính công bằng Sellywati Mohd Faizal và các cộng sự (2017); Sonnur Aktas Guzel (2018) Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.2. Cơ sở lý thuyết Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze (1934), trong cuốn “Tài chính công” đã đưa khái niệm tương đối cổ điển về thuế: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các doanh nghiệp đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước.” Đứng trên góc độ của doanh nghiệp thì Chrisopher Pass và Bryan Lowes (1999) cho rằng: “Thuế là một biện pháp của chính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn nhận được của các doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản”. Theo S. James (1999) “Tuân thủ thuế là việc thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật thuế”. Theo cơ quan thuế của Australia (1998) thì “tuân thủ thuế là việc doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế và các quy định của tòa án” Tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) cho rằng: “Sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian” Như vậy, tuân thủ thuế của DN FDI là hành vi chấp hành đầy đủ, kịp thời và đúng đắn nghĩa vụ về thuế theo đúng quy định của pháp luật thuế, cụ thể là việc chấp hành các tiêu chí thời gian, mức độ chính xác, trung thực và đầy đủ của các hoạt động đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ khác về thuế của các Doanh nghiệp FDI. 351
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 2.3. Phương pháp nghiên cứu và mẫu phiếu khảo sát Từ việc tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu. Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Tác giả sử dụng bảng hỏi được xây dựng từ tổng quan và các nghiên cứu trước đây để tiến hành thu thập số liệu với 192 mẫu bao gồm các doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn dựa theo công thức của Hair et al. (2003): N = 5* n (Trong đó: n là số biến quan sát) Dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu: 33 biến quan sát. Kích thước mẫu tối thiểu xác định được trong phân tích EFA là N = 5*33 = 165 mẫu điều tra. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 200 mẫu điều tra, tổng số mẫu hợp lệ thu về là 193 mẫu. Kết quả phân tích sẽ dựa trên 193 mẫu hợp lệ này Một số công cụ nghiên cứu định lượng được tác giả sử dụng bao gồm: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích hồi quy đa biến. Mẫu phiếu khảo sát được sử dụng thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu: MÃ SỐ CÁC PHÁT BIỂU I. ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP DDN1 1. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì mức độ tuân thủ thuế càng cao DDN2 2. Doanh nghiệp có lợi nhuận cao thì mức độ tuân thủ thuế thường cao và ngược lại DDN3 3. Tình trạng tài chính tốt thì DN càng tuân thủ thuế tốt hơn DDN4 4. Thời gian hoạt động kinh doanh DDN5 5. Vai trò, vị thế, danh tiếng của doanh nghiệp II. LĨNH VỰC KINH DOANH LVK1 1. Doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao có hành vi tuân thủ thuế tốt hơn LVK2 2. Tính cạnh tranh của lĩnh vực kinh doanh LVK3 3. Doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực khó khăn Kiểm soát doanh thu có xu hướng ít tuân thủ thuế hơn những lĩnh vực khác LVK4 4. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành khó kiểm soát chi phí có xu hướng ít tuân thủ thuế hơn các ngành khác III. NIỀM TIN CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CƠ QUAN THUẾ NTT1 1. Doanh nghiệp có niềm tin vào cơ quan thuế càng cao thì mức độ tuân thủ thuế càng cao NTT2 2. Doanh nghiệp có niềm tin vào chính phủ sẽ hiều rằng nộp thuế là đóng góp cho xã hội NTT3 3. Nếu chủ doanh nghiệp nhận thức rằng chính phủ chi tiêu một cách hợp lý số tiền thuế thì hành vi tuân thủ thuế càng cao IV. NHẬN THỨC CỦA DOANH NGHIỆP VỀ PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH THUẾ CST1 1. Thủ tục hồ sơ thuế đơn giản sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tuân thủ thuế tốt hơn CST2 2. Sự không ổn định của chính sách thuế làm giảm sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp CST3 3. Càng được cập nhật thêm kiến thức về thuế thì doanh nghiệp càng tuân thủ thuế CST4 4. Doanh nghiệp càng thông thạo các quy định của luật thuế thì càng tuân thủ thuế 352
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 V. QUYỀN LỰC CỦA CƠ QUAN THUẾ QLT1 1. Thu nhập tăng QLT2 2. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp QLT3 3. Gần thị trường tiêu thụ lớn VI. CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ KTT1 1. Mật độ thanh tra, kiểm tra càng đều dặn thì mức độ tuân thủ thuế càng cao KTT2 2. Sau mỗi đợt thanh tra, kiểm tra thuế thì mức độ tuân thủ thuế càng cao KTT3 3. Công tác thanh tra, kiểm tra càng phát hiện nhiều sai phạm thì mức độ tuân thủ sau đó càng cao KTT4 4. Xác suất bị kiểm tra thuế cao thì sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp cao VII. MỨC PHẠT MPT1 1. Mức phạt không tuân thủ thuế càng lớn thì mức độ tuân thủ thuế càng cao MPT2 2. Nâng mức phạt vi phạm về thuế cho các lần vi phạm tiếp theo sẽ khiến hành vi tuân thủ thuế tốt hơn MPT3 3. Số tiền phạt lớn hơn lợi ích thu được từ hành vi trốn thuế, tránh thuế, nợ thuế thì sẽ khiến doanh nghiệp tuân thủ thuế hơn VIII. CHUẨN MỰC XÃ HỘI CMX1 1. Phê phán của xã hội về hành vi trốn thuế càng nhiều thì mức dộ tuân thủ thuế càng cao CMX2 2. Các chuẩn mực, quy tắc xã hội CMX3 3. Những doanh nghiệp được xã hội biết đến nhiều thì mức độ tuân thủ thuế càng cao IX. TÍNH CÔNG BẰNG CBT1 1. Sự công bằng trong trong cách tính thuế làm tăng mức độ tuân thủ thuế CBT2 2. Tính công bằng đối với mức thuế phải chịu CBT3 3. Tính công bằng trong việc xử phạt CBT4 4. Tính công bằng trong thủ tục hành chính làm tăng mức độ tuân thủ thuế X. HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ HLT1 1. Công ty Anh/Chị hoàn toàn tuân thủ với những quy định về các sắc thuế hiện hành HLT2 2. Công ty Anh/Chị luôn khai báo chính xác tất cả các thông tin và các thu nhập phát sinh HLT3 3. Công ty Anh/Chị luôn kê khai, nộp thuế đầy đủ và đúng thời hạn quy định HLT4 4. Công ty Anh/Chị sẽ hưởng ứng tích cực, thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế HLT5 5. Nhìn chung, công ty Anh/Chị hoàn toàn tuân thủ các quy định về pháp luật thuế. (Nguồn: Tác giả thiết kế) 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha 353
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 2. Tổng hợp kết quả phân tích độ tin cậy Biến Trung bình Phương sai thang Tương Hệ số Cronbach quan sát thang đo đo quan tổng Alpha Đặc điểm doanh nghiệp; CA = 0,776 DDN1 15,318 8,385 0,591 0,721 DDN2 15,469 8,711 0,526 0,742 DDN3 15,052 8,806 0,566 0,728 DDN4 15,229 8,021 0,583 0,722 DDN5 15,286 8,572 0,480 0,757 Lĩnh vực kinh doanh; CA = 0,772 LVK1 11,547 5,087 0,521 0,748 LVK2 11,078 5,046 0,609 0,698 LVK3 11,438 5,137 0,599 0,704 LVK4 11,438 5,274 0,571 0,719 Niềm tin của doanh nghiệp đối với cơ quan thuế; CA= 0,767 NTT1 7,266 2,510 0,586 0,704 NTT2 7,302 2,160 0,608 0,680 NTT3 7,370 2,329 0,610 0,675 Nhận thức của doanh nghiệp về pháp luật và chính sách thuế; CA = 0,807 CST1 10,313 6,258 0,546 0,793 CST2 10,490 5,267 0,672 0,733 CST3 10,448 5,987 0,676 0,739 CST4 10,344 5,389 0,616 0,764 Quyền lực của cơ quan thuế; CA = 0,779 QLT1 7,089 2,490 0,645 0,675 QLT2 7,323 2,670 0,693 0,613 QLT3 7,474 3,434 0,531 0,789 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế; CA = 717 KTT1 10,859 5,567 0,451 0,713 KTT2 10,229 6,701 0,546 0,638 KTT3 10,083 7,176 0,546 0,651 KTT4 10,688 5,829 0,551 0,626 Mức phạt, CA = 838 MPT1 7,260 3,984 0,679 0,800 MPT2 7,120 4,085 0,689 0,788 MPT3 6,943 4,358 0,745 0,741 354
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Chuẩn mực xã hội; CA = 0,799 CMX1 7,885 2,290 0,698 0,666 CMX2 8,286 2,572 0,641 0,730 CMX3 7,776 2,489 0,596 0,777 Tính công bằng; CA = 0,751 CBT1 10,766 4,924 0,538 0,698 CBT2 10,609 4,784 0,485 0,734 CBT3 10,396 4,952 0,579 0,676 CBT4 10,479 5,047 0,600 0,668 Hành vi tuân thủ thuế; CA = 0,800 HVT1 13,391 10,061 0,613 0,753 HVT2 13,333 10,778 0,687 0,735 HVT3 13,323 11,068 0,619 0,754 HVT4 13,385 9,767 0,631 0,747 HVT5 13,193 11,821 0,403 0,816 Nguồn: Tổng hợp từ tính toán của tác giả bằng SPSS 22.0 3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) Bảng 3. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett Hệ số KMO 0,839 Kiểm định Bartlett Approx. Chi – Square 2.383,887 df 210 Sig. 0,000 Nguồn: Tổng hợp từ tính toán của tác giả bằng SPSS 22.0 Trong bảng 3, KMO = 0,839, thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1, như vậy phân tích nhân tố khám phá là thích hợp với dữ liệu thực tế Bảng 4. Hệ số tải nhân tố, chỉ số Eigenvalue và tổng phương sai trích EFA lần sau cùng Component 1 2 3 4 5 DDN3 .625 DDN4 .732 DDN5 .628 NTT2 .780 355
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 NTT3 .775 CST1 .621 CST2 .704 CST4 .714 QLT1 .851 QLT2 .858 QLT3 .891 KTT1 .730 KTT4 .660 MPT1 .844 MPT2 .774 MPT3 .603 CMX1 .600 CMX3 .670 CBT2 .636 CBT3 .764 CBT4 .767 Giá trị Eigenvalue 7,074 2,312 1,814 1,528 1,375 Tổng phương sai trích 18,616 32,593 44,601 56,101 67,156 Nguồn: Tổng hợp từ tính toán của tác giả bằng SPSS 22.0 Kết quả phân tích EFA cho thấy có 5 yếu tố trích tại Eigenvalue = 1,375 > 1 và tổng phương sai trích được là 67,156% > 50%, hệ số tải nhân tố của lần chạy EFA lần sau cùng đều lớn hơn 0,55. Có 5 yếu tố đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội được sắp xếp lại khác với mô hình lý thuyết ban đầu (9 nhân tố). Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (Bảng 5). Bảng 5: Mô hình điều chỉnh STT Thang đo Biến đặc trưng Giải thích thang đo 1 CBT (F1) NTT2; NTT3; CST1; CBT2; CBT3; CBT4 Tính công bằng của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp 2 CST (F2) DDN5; CST2; CST4; KTT1; KTT4 Pháp luật và chính sách thuế 3 MPT (F3) MPT1; MPT2; MPT3 Mức phạt thuế 4 DDN (F4) DDN3; DDN4; CMX1; CMX3 Đặc điểm doanh nghiệp 5 QLT (F5) QLT1; QLT2; QLT3 Quyền lực của cơ quan thuế 6 HVT HVT1; HVT2; HVT3; HVT4; HVT5 Hành vi tuân thủ thuế Tổng số 6 26 Nguồn: Tổng hợp của tác giả 356
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 3.3. Phân tích hồi quy đa biến Mô hình hồi quy tổng quát được hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá HVT = f (F1, F2, F3, F4, F5) Việc xem xét trong các yếu tố từ F1 đến F5, yếu tố nào thực sự tác động đến mức độ tuân thủ thuế sẽ được thực hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính HVT = b0 + b1F1 + b2F2 + b3F3 + b4F4 + b5F5 + ei Các tham số được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) trên phần mềm SPSS. Bảng 6: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Adjusted R Std. Error of Model R R Square Durbin-Watson Square the Estimate 1 .847a .717 .710 .53885073 2.089 Nguồn: Tổng hợp từ tính toán của tác giả bằng SPSS 22.0 Bảng 7: Phân tích phương sai ANOVA Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 136.993 5 27.399 94.361 .000b Residual 54.007 186 .290 Total 191.000 191 Nguồn: Tổng hợp từ tính toán của tác giả bằng SPSS 22.0 Kết quả ở bảng 7 cho thấy phân tích phương sai bằng ANOVA có sig (p – value) = 0,000
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy với 5 yếu tố ảnh hưởng được xây dựng từ mô hình điều chỉnh, tác giả đã khẳng định cơ 4 yếu tố trong mô hình ảnh hưởng cùng chiều với hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các yếu tố bao gồm: (1) Pháp luật và chính sách thuế; (2) Tính công bằng của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp; (3) Đặc điểm doanh nghiệp; (4) Mức phạt. Về pháp luật và chính sách thuế Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp FDI ở Hà Nội được đóng góp bởi pháp luật và chính sách thuế là 0,604. Sở dĩ, pháp luật và chính sách thuế được xem là thành phần quan trọng nhất có thể lý giải rằng, nếu doanh nghiệp có nhận thức đầy đủ và toàn diện về pháp luật và chính sách thuế, doanh nghiệp sẽ nhận thức được việc không tuân thủ thuế sẽ làm ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp và trong trường hợp pháp luật có quy định, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích nhiều mặt của doanh nghiệp do bị đánh thấp chỉ số tin cậy. Khi doanh nghiệp có sự tôn trọng chính sách, pháp luật, doanh nghiệp sẽ tự giác, chủ động thực hiện tuân thủ thuế mà pháp luật quy định, kiềm chế thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm, đồng thời, sẽ có ý thức thực hiện đúng, đủ mà không phải là thực hiện một cách đối phó, gượng ép. Bên cạnh đó, chính sách và pháp luật về thuế càng đồng bộ, chặt chẽ, rõ ràng, không phức tạp thì cơ quan thuế càng dễ quản lý, dễ thực thi, Doanh nghiệp càng dễ hiểu, dễ thực hiện đúng quy định. Về tính công bằng của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính công bằng của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp cơ ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế với hệ số hổi quy là 0,562. Niềm tin vào cơ quan thuế, vào lẽ công bằng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp FDI. Nếu doanh nghiệp tin tưởng vào sự công bằng, vào cơ chế giải quyết tranh chấp hợp pháp thì doanh nghiệp sẽ sử dụng các cơ chế đó thay vì thực hiện các hành vi trái pháp luật để bảo vệ các lợi ích của mình. Nếu doanh nghiệp tin tưởng rằng các hành vi vi phạm tuân thủ thuế đều bị xử lý nghiêm minh thì doanh nghiệp sẽ tích cực hơn trong việc thực hiện tuân thủ về thuế. Về đặc điểm doanh nghiệp Yếu tố tiếp theo tác động đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là đặc điểm của doanh nghiệp với hệ số hồi quy 0,141. Kết quả này cho thấy khi doanh nghiệp có các điều kiện thuận lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt sẽ tác động không nhỏ đến hành vi tuân thủ thuế. Bên cạnh đó, vai trò, vị thế và danh tiếng của doanh nghiệp có vị trí quan trọng ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế, đây là yếu tố giúp doanh nghiệp giữ được uy tín trong làm ăn, sản xuất kinh doanh, vì vậy với doanh nghiệp nào càng lớn, uy tín thì hành vi tuân thủ càng cao. Về mức phạt Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố mức phạt có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế với hệ số 0,129. Sự răn đe và các chế tài thể hiện ở mức phạt trong việc xử lý hành vi gian lận thuế của cơ quan thuế và chính phủ có tác động tích cực đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp, 358
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 khi mức phạt về thuế tăng lên, doanh nghiệp sẽ tuân thủ các quy định về thuế cao hơn mặc dù nhiều khi mức phạt là yếu tố làm cho doanh nghiệp không hài lòng, đôi khi sự không tuân thủ và vô ý, nhưng họ cũng bị xử phạt hành chính, việc xử phạt làm ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp. 4. Kết luận Tuân thủ thuế luôn là vấn đề được các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: pháp luật và chính sách thuế; tính công bằng của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp; đặc điểm của doanh nghiệp và mức phạt có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp các cơ quan thuế hoàn thiện chính sách, cải cách thủ tục hành chính về thuế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong việc thực hiện tuân thủ pháp luật thuế, đáp ứng yêu cầu về nguồn thu ngân sách. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Australia Taxation Office (1998), Improving tax compliance in the cash economy, Report to the Commissioner of Taxation, Australia Taxation Office, Canberra, 1998 2. Azrina Mohd Yusoft, Lai Minh Ling, Yap Bee Wah (2014), Tax non – compliance among SMCs in Malaysia: tax audit evidence, Mara Technical University, Malaysia. 3. Chrisopher Pass và Bryan Lowes (1999), Unwin Hyman Dictionary of Business Second Edition, Harper Collins Publishers 4. Gaston Jeze (1934), Finances Publiques, trích lại từ VACPA 5. Jerome Olsen, Matthias Kasper, Janina Enachescu, Serkan Benk, Tamer Budak, Erich Kirchler (2018), Emotions and tax compliance among small business owners: An experimental survey, International Review of Law and Economics (2018), https://doi.org/10.1016/j.irle.2018.05.004 6. Juan P. Mendoza, Jacco L. Wielhouwer, Erich Kirchler (2017), The backfiring effect of auditing on tax compliance, Journal of Economic Psychology (2017), doi: http://dx.doi.org/10.1016/j.joep.2017.07.007. 7. Larissa Batrancea, Anca Nichita, Jerome Olsen, Christoph Kogler, Erich Kirchler, Erik Hoelzl, Avi Weiss, Benno Torgler, Jonas Fooken, Joanne Fuller, Markus Schaffner, Sheheryar Banuri, Medhat Hassanein, Gloria Alarcón-García, Ceyhan Aldemir, Oana Apostol, Diana Bank Weinberg, Ioan Batrancea, Alexis Belianin, Felipe de Jesús Bello Gómez, Marie Briguglio, Valerij Dermol, Elaine Doyle, Rebone Gcabo, Binglin Gong, Sara Ennya, Anthony Essel-Anderson, Jane Frecknall-Hughes, Ali Hasanain, Yoichi Hizen, Odilo Huber, Georgia Kaplanoglou, Janusz Kudła, Jérémy E. Lemoine, Supanika Leurcharusmee, Thorolfur Matthiasson, Sanjeev Mehta, Sejin Min, George Naufal, Mervi Niskanen, Katarina Nordblom, Engin Bağış Öztürk, Luis Pacheco, József Pántya, Vassilis Rapanos, Christine Roland-Lévy, Ana Maria Roux-Cesar, Aidin Salamzadeh, Lucia Savadori, Vidar Schei, Manoj Sharma, Barbara Summers, Komsan Suriya, Quoc Tran, Clara Villegas-Palacio, Martine Visser, Chun Xia, Sunghwan Yi, Sarunas Zukauskas (2019), Trust 359
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 and power as determinants of tax compliance across 44 nations, Journal of Economic Psychology 74 (2019) 8. Maarten Sigléa, Sjoerd Goslinga, Roland Spekléa, Lisette van der Hel, Robbert Veld- huizenb (2018), Corporate tax compliance: Is a change towards trust-based tax strategies justi- fied?, Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, https://doi.org/10.1016/j.intaccaudtax.2018.06.003 9. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp – Nghiên cứu tình huống của Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. 10. Sellywati Mohd Faizal, Mohd Rizal Palil, Ruhanita Maelah, Rosiati Ramli (2017), Per- ception on justice, trust and tax compliance behavior in Malaysia, Kasetsart Journal of Social Sciences 38 (2017), pp. 226 – 23211. S. James (1999), The Atlantic Celts: ancient people or mod- ern invention? University of Wisconsin Press, 1999. 12. Sonnur Aktas Guzel (2018), The Effect of the Variables of Tax Justice Perception and Trust in Government on Tax Compliance: The Case of Turkey, Journal of Behavioral and Exper- imental Economics (2018), doi: https://doi.org/10.1016/j.socec.2018.12.006 13. Lưu Nguyên Sơn (2020), Doanh nghiệp FDI: Cần một hệ thống phát luật thống nhất và minh bạch, đầu tư tài chính, Báo tài nguyên môi trường, https://baotainguyenmoitruong.vn/doanh-nghiep-fdi-can-mot-he-thong-phap-luat-thong-nhat-va- minh-bach-309788.html 14. Peggy Jimenez, Govind S. Iyer (2016), Tax compliance in a social setting: The influence of social norms, trust in government, and perceived fairness on taxpayer compliance, Advances in Accounting, incorporating Advances in International Accounting (2016), http://dx.doi.org/10.1016/j.adiac.2016.07.001. 360
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2