Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường THPT của học sinh trên địa bàn huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
lượt xem 6
download
Bài viết "Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường THPT của học sinh trên địa bàn huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận" nhằm xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong việc đưa ra quyết định chọn trường THPT của học sinh trên địa bàn huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Phương pháp trả lời bảng hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu các em học sinh đang học các khối lớp 10, 11, 12 của trường THPT An Phước, trong thời gian tháng 9 và tháng 10 năm 2021. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường THPT của học sinh trên địa bàn huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG THPT CỦA HỌC SINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH PHƯỚC, TỈNH NINH THUẬN Trương Thanh Trào1 1. lớp CH20QL01. Email: tthanhtrao@gmail.com TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong việc đưa ra quyết định chọn trường THPT của học sinh trên địa bàn huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Phương pháp trả lời bảng hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu các em học sinh đang học các khối lớp 10, 11, 12 của trường THPT An Phước, trong thời gian tháng 9 và tháng 10 năm 2021. Phương pháp phân tích khám phá nhân tố, phân tích Cronbach’s Alpha của các biến phụ thuộc và biến độc lập, kiểm định sự khác biệt trung bình t-test và phân tích ANOVA để phân tích số liệu. Kết quả cho thấy học sinh khá hài lòng và khá chắc chắn với quyết định lựa chọn trường THPT của mình, trong 12 yếu tố khảo sát có 10 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định chọn trường THPT; 02 yếu tố không ảnh hưởng đến quyết định chọn trường THPT đối với học sinh. Từ khóa: Phân tích ANOVA; quyết định chọn trường THPT; trường THPT An Phước; trung bình t-test. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường THPT An Phước được thành lập từ năm 1976, nằm cách trung tâm Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm 8 km về hướng Nam. Trong thời gian dài, đây là trường THPT duy nhất của huyện Ninh Phước, không có áp lực trong tuyển sinh học sinh vào lớp 10. Cùng với sự phát triển kinh tế của địa phương, hiện nay ở huyện có 3 trường THPT, ngoài ra, trên địa bàn thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, có trường chuyên và một số trường có uy tín thu hút học sinh giỏi của huyện. Vì vậy, việc thu hút học sinh giỏi ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ninh Phước đăng ký nguyện vọng vào trường là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược để phát triển nhà trường. Trong kế hoạch phát triển chiến lược nhà trường giai đoạn 2020-2025, nhà trường đặt ra chỉ tiêu nằm trong top 4 các trường có thương hiệu và đào tạo cấp THPT tốt nhất của tỉnh. Muốn đạt được chỉ tiêu trên, ngoài đầu tư cơ sở vật chất, phát triển chất lượng đội ngũ CBQL, GV. Chất lượng học sinh học sinh được xem là yếu tố quyết định. Trong những năm qua, nhà trường chưa quan tâm và chưa có nghiên cứu đến vấn đề yếu tố quyết định lựa chọn trường THPT của học sinh. 2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT 2.1. Mục tiêu thực hiện khảo sát: Việc khảo sát được thực hiện nhằm tìm hiểu về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường THPT của học sinh. Từ phân tích kết 234
- quả khảo sát sẽ giúp tác giả đánh giá đúng thực trạng, làm cơ sở đưa ra giải pháp thu hút học sinh đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT An Phước 2.2. Phạm vi và đối tượng khảo sát: Các học sinh lớp 10, 11, 12 trường THPT An Phước, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận năm học 2021-2022 2.3. Đối tượng khảo sát: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường THPT của học sinh 2.4. Hình thức khảo sát: Khảo sát trực tuyến. Tác giả thiết kế phiếu điều tra trên ứng dụng google form để thực hiện khảo sát. Gửi phiếu điều tra bằng hình thức chuyển đường link hoặc mã QR-Code qua nhóm zalo cho học sinh để thực hiện khảo sát. 2.5. Phương pháp khảo sát 2.5.1. Phương pháp chọn mẫu Tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của học sinh lớp 10, 11, 12 của trường THPT An Phước năm học 2021-2022; cỡ mẫu khảo sát thống kê là n = 99 2.5.2. Thiết kế bảng hỏi - Bảng hỏi được xây dựng theo nội dung ý kiến của người tham gia khảo sát về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường THPT của học sinh. - Cấu trúc của bảng hỏi gồm có câu hỏi đóng và câu hỏi mở, có hai phần cụ thể: Phần I- Tìm hiểu thông tin cá nhân Phần II- Tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường THPT của HS 2.5.3. Khảo sát Tác giả sử dụng hình thức khảo sát Online bằng Google Form, gửi đường link và mã QR Code đến người tham gia khảo sát. Sau đó xuất dữ liệu khảo sát ra file Excel, làm sạch dữ liệu và mã hóa dữ liệu, đưa vào phần mềm SPSS để xử lý. 2.2.4. Phân tích dữ liệu Tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích thống kê mô tả và thống kê suy diễn; dữ liệu thu thập được từ khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS kết hợp ứng dụng Microsoft Excel; kiểm định để xem có tính quy luật của sự khác biệt trong số liệu hay không bằng cách tính giá trị sig, nếu Sig. (2-tailed) >=5%: không có sự khác biệt về ý nghĩa giữa hai biến; nếu Sig. (2-tailed)
- (X1) Yếu tố nhà trường - (NT1) Bề dày thành tích - (NT2) Cơ sở vật chất - (NT3) Chất lượng đội ngũ giáo viên - (NT4) Các hoạt động giáo dục phong phú (X2) Yếu tố đặc điểm bản thân - (HS1) Phù hợp với năng lực học tập - (HS2) Môi trường học cạnh tranh - (HS3) Thể hiện bản thân - (HS4) Hài lòng cha mẹ (X3) Yếu tố tư vấn từ người xung quanh - (XQ1) Ảnh hưởng ý kiến của bố, mẹ - (XQ2) Ảnh hưởng ý kiến của thầy cô giáo chủ nhiệm ở cấp THCS - (XQ3) Ảnh hưởng ý kiến của các anh chị đã và đang theo học tại nhà trường - (XQ4) Ảnh hưởng ý kiến của bạn bè trong lớp cấp trung học cơ sở, trong nhóm bạn chơi chung (Y) Mức độ hài lòng và chắc chắn với quyết định chọn trường. - (QĐ1) Em hài lòng với trường em đã chọn. - (QĐ2) Em vẫn chọn trường này, nếu có cơ hội thay đổi quyết định lựa chọn của mình - (QĐ3) Em sẽ giới thiệu trường này đến những học sinh (người thân quen) chuẩn bị tuyển sinh vào lớp 10. 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 4.1. Phân tích thống kê mô tả về nhân khẩu học của mẫu khảo sát Phiếu khảo sát được gửi cho một số GVCN đủ 3 khối lớp (khối 10, khối 11, khối 12). Do đặc trưng nội dung khảo sát và đặt thù của địa bàn dân cư (vùng nông thôn có số dân tộc Chăm chiếm tỉ lệ lớn) nên phần thông tin người được khảo sát, chúng tôi chọn khảo sát 03 nội dung, gồm: Giới tính; dân tộc và lớp học. Kết quả thống kê như sau: (Ứng dụng thống kê của Excel). Gồm: Giới tính; dân tộc và lớp học. Kết quả thống kê như sau: (Ứng dụng thống kê của Excel) 236
- Bảng 1: Bảng thống kê mô tả về nhân khẩu học của mẫu khảo sát Đang học lớp (Lớp 10=1, Lớp Giới tính (Nam=1, Nữ=2) Dân tộc (Kinh=1, Chăm=2) 11=2, Lớp 12=3) Mean 1.7374 Mean 1.494949 Mean 1.7676768 Standard Error 0.0445 Standard Error 0.050505 Standard Error 0.0784149 Median 2 Median 1 Median 2 Mode 2 Mode 1 Mode 1 Standard Deviation 0.4423 Standard Deviation 0.502519 Standard Deviation 0.7802182 Sample Variance 0.1956 Sample Variance 0.252525 Sample Variance 0.6087405 Kurtosis -0.817 Kurtosis -2.04124 Kurtosis -1.225986 Skewness -1.095 Skewness 0.020515 Skewness 0.4346079 Range 1 Range 1 Range 2 Minimum 1 Minimum 1 Minimum 1 Maximum 2 Maximum 2 Maximum 3 Sum 172 Sum 148 Sum 175 Count 99 Count 99 Count 99 Confidence Confidence Confidence Level(95.0%) 0.0882 Level(95.0%) 0.100226 Level(95.0%) 0.1556118 Về giới tính: Theo các giá trị trong bảng thống kê mô tả (Mean=1.7374; Median=2; Mode=2) cho thấy, trong 99 học sinh tham gia khảo sát, học sinh nữ tham gia khảo sát nhiều hơn học sinh nam, điều này phản ánh đúng với thực trạng trường THPT An Phước (Số liệu học sinh toàn trường năm học 2021-2022: Nữ 857/1329 chiếm 64,5%_ (Theo CSDL ngành https://truong.csdl.moet.gov.vn/C3/ThongKeTongHopHoSoHocSinh.aspx) Về dân tộc: Địa bàn huyện Ninh Phước có 2 dân tộc chính là dân tộc Kinh và dân tộc Chăm. Theo bảng thống kê (Mean=1.4949; Meadian=1; Mode=1) cho thấy, trong số 99 học sinh tham gia khảo sát, dân tộc Chăm và học sinh dân tộc Kinh tham gia gần băng nhau (Mean=1.4949), dân tộc Kinh có chiếm nhiều hơn nhưng không đáng kể. Thực tế thống kê học sinh của nhà trường cũng có số liệu tương tự. (Xem trên CSDL ngành https://truong.csdl.moet.gov.vn/C3/ThongKeTongHopHoSoHocSinh.aspx). Về đối tượng: Đối tượng khảo sát gồm các học sinh đủ 3 khối lớp: Khối 10, khối 11 và khối 12, theo bảng thống kê cho thấy cả 3 khối lớp đề tham gia khảo sát (Median=2), trong đó học sinh khối 10 tham gia nhiều hơn (Mode=1). Nhận định chung: Trên cơ sở bảng thông kê, từ giá trị trung bình, trung vị, tần số. Đặc biệt quan sát phương sai và độ lệch chuẩn, ta thấy dữ liệu về nhân chủng học trong khảo sát đủ độ tin cậy (trong giới hạn đề tài không thực hiện kiểm định giả thuyết). 4.2. Phân tích thống kê mô tả của các biến độc lập và biến phụ thuộc 4.2.1. Phân tích thống kê mô tả của các biến độc lập Bảng 2. Bảng mô tả biến “Yếu tố nhà trường” (X1) Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Bề dày thành tích (NT1) 99 1 5 3.79 .718 Cơ sở vật chất (NT2) 99 1 5 3.73 .831 Chất lượng đội ngũ (NT3) 99 1 5 3.99 .763 Các hoạt động GD (NT4) 99 1 5 3.79 .848 Valid N (listwise) 99 237
- Phân tích Giá trị trung bình của các biến quan sát từ NT1 đến NT4 trong nhóm yếu tố nhà trường đều nằm trong mức từ 3 đến 4 (gần 4 hơn) trên thang đo Likert 5 điểm. Như vậy phần lớn học sinh tham gia trả lời đều đồng ý với các tiêu chí trong nhóm yếu tố nhà trường. Giá trị trung bình của các biến quan sát từ NT1 đến NT4 không chênh lệch nhau nhiều và đều nằm trong mức từ 3 đến 4 (gần 4 hơn) trên thang đo Likert 5 điểm. Điều này cho thấy thành tích, cơ sở vật chất nhà trường, chất lượng đội ngũ thầy cô giáo, … khá tốt. Độ lệch chuẩn của các biến tương đối nhỏ, cho thấy việc đánh giá của học sinh ở từng biến quan sát như nhau và tập trung ở mức 4. Tuy nhiên, tiêu chí về hoạt động giáo dục của nhà trường có độ phân tán nhiều hơn so với các tiêu chí còn lại. Bảng 3. Bảng mô tả biến “Yếu tố đặc điểm bản thân” (X2) Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Phù hợp năng lực (HS1) 99 1 5 3.90 .692 Môi trường cạnh tranh (HS2) 99 1 5 3.46 .918 Thể hiện bản thân (HS3) 99 1 5 3.42 .858 Hài lòng cha mẹ (HS4) 99 1 5 3.55 1.043 Valid N (listwise) 99 Phân tích Giá trị trung bình của các biến quan sát từ HS1 đến HS4 trong nhóm yếu tố bản thân đều nằm trong mức từ 3 đến 4 trên thang đo Likert 5 điểm. Như vậy phần lớn học sinh tham gia trả lời đều đồng ý với các tiêu chí trong nhóm yếu tố bản thân. Giá trị trung bình của các biến HS1 đến HS4 không chênh lệch nhau nhiều và đều nằm trong mức từ 3 đến 4 trên thang đo Likert 5 điểm. Điều này cho thấy việc lựa chọn trường phụ thuộc nhiều vào cá nhân học sinh. Trong đó nhiều học sinh tham gia trả lời cho rằng, việc chọn trường phải phù hợp năng lực bản thân Qua chỉ số độ lệch chuẩn ta thấy, việc chọn trường để làm hài lòng cha mẹ tùy thuộc cá nhân mỗi em. Bảng 4. Bảng mô tả biến “Yếu tố tư vấn từ người xung quanh” (X3) Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Ý kiến bố, mẹ (XQ1) 99 1 5 3.35 .907 Ý kiến thầy, cô THCS (XQ2) 99 1 5 3.16 .877 Ý kiến khóa trước (XQ3) 99 1 5 3.33 .969 Ý kiến nhóm bạn bè (XQ4) 99 1 5 3.13 .933 Valid N (listwise) 99 Phân tích Giá trị trung bình của các biến quan sát từ XQ1 đến XQ4 trong nhóm yếu tố môi trường xung quanh đa số nằm ở mức 3 trên thang đo Likert 5 điểm. Như vậy phần lớn học sinh tham gia trả lời đều bình thường với các tiêu chí trong nhóm yếu tố môi trường xung quanh. 238
- Giá trị trung bình của các biến XQ1 đến XQ4 không chênh lệch nhau nhiều và đều nằm ở mức 3 trên thang đo Likert 5 điểm. Điều này cho thấy việc lựa chọn trường ít phụ thuộc nhiều vào môi trường xung quanh. 4.2.2. Phân tích thống kê mô tả của các biến phụ thuộc (Y) “Mức độ hài lòng và chắc chắn với quyết định chọn trường” Bảng 5. Bảng mô tả của các biến phụ thuộc (Y) “Mức độ hài lòng và chắc chắn với quyết định chọn trường” Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Hài lòng với quyết định (QĐ1) 99 1 5 3.70 .909 Vẫn chọn trường nếu chọn lại (QĐ2) 99 1 5 3.44 .811 Giới thiệu HS khóa sau (QĐ3) 99 1 5 3.24 .938 Valid N (listwise) 99 Phân tích Giá trị trung bình của các biến quan sát từ QĐ1 đến QĐ3 trong nhóm mức độ hài lòng với quyết định chọn trường đều nằm từ mức 3 đến mức 4 trên thang đo Likert 5 điểm. Như vậy phần lớn học sinh tham gia trả lời đều đồng ý với quyết định chọn trường của mình. Giá trị trung bình của các biến QĐ1 đến QĐ4 không chênh lệch nhau nhiều và đều nằm từ mức 3 đến mức 4 trên thang đo Likert 5 điểm. Điều này cho thấy học sinh hài lòng với quyết định chọn trường của mình. 4.3. Phân tích Cronbach’s Alpha của các biến phụ thuộc và độc lập, nhận xét kết quả. 4.3.1. Phân tích Cronbach’s Alpha cho biến X1 (biến độc lập) Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát Yếu tố nhà trường như sau: Bảng 6. Bảng mô tả Cronbach’s Alpha cho biến X1 (biến độc lập) Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted Phù hợp năng lực 10.43 5.167 .553 .726 Môi trường cạnh tranh 10.87 4.034 .681 .643 Thể hiện bản thân 10.91 4.614 .553 .717 Hài lòng cha mẹ 10.79 4.108 .519 .748 Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.850 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. 4.3.2. Phân tích Cronbach’s Alpha cho biến X2 (biến độc lập) Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát Yếu tố đặc điểm bản thân như sau: Bảng 7. Bảng mô tả Cronbach’s Alpha cho biến X2 (biến độc lập) Scale Mean if Item Scale Variance if Item Corrected Item- Cronbach's Alpha if Deleted Deleted Total Correlation Item Deleted Phù hợp năng lực 10.43 5.167 .553 .726 Môi trường cạnh tranh 10.87 4.034 .681 .643 Thể hiện bản thân 10.91 4.614 .553 .717 Hài lòng cha mẹ 10.79 4.108 .519 .748 239
- Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.850 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. 4.3.3. Phân tích Cronbach’s Alpha cho biến X3 (biến độc lập) Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát Yếu tố tư vấn từ người xung quanh như sau: Bảng 8. Bảng mô tả Cronbach’s Alpha cho biến X3 (biến độc lập) Corrected Item- Scale Mean if Scale Variance if Cronbach's Alpha Total Item Deleted Item Deleted if Item Deleted Correlation Ý kiến bố, mẹ 9.63 5.726 .734 .825 Ý kiến thầy, cô THCS 9.82 5.885 .724 .829 Ý kiến khóa trước 9.65 5.619 .692 .843 Ý kiến nhóm bạn bè 9.85 5.640 .728 .827 Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.850 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. 4.3.4. Phân tích Cronbach’s Alpha cho biến Y (biến phụ thuộc) Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát Mức độ hài lòng và chắc chắn với quyết định chọn trường như sau: Bảng 9. Bảng mô tả Cronbach’s Alpha cho biến Y (biến phụ thuộc) Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted Hài lòng với QĐ 6.69 2.381 .521 .709 Vẫn chọn trường nếu chọn lại 6.94 2.486 .596 .628 Giới thiệu HS khóa sau 7.14 2.163 .589 .629 Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.850 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. 4.4. Kiểm định sự khác biệt trung bình t-test và phân tích ANOVA 4.4.1. Kiểm định sự khác biệt trung bình t-test và phân tích ANOVA biến X1 Giả thuyết nghiên cứu cho yếu tố nhà trường Giả thuyết H0: Yếu tố nhà trường KHÔNG ảnh hưởng đến kết quả chọn trường Giả thuyết H1: Yếu tố nhà trường CÓ ảnh hưởng đến kết quả chọn trường Bảng 10. Kiểm định sự khác biệt trung bì nh t-test và phân tích ANOVA biến X1 N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Bề dày thành tích 99 3.79 .718 .072 Cơ sở vật chất 99 3.73 .831 .083 Chất lượng đội ngũ 99 3.99 .763 .077 Các hoạt động GD 99 3.79 .848 .085 Kết quả cho thấy, tất cả yếu tố của nhà trường, từ bề dày thành tích, cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ và các hoạt động giáo dục của nhà trường đề có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh (bác bỏ H0, chấp nhận H1 vì giá trị Sig. (2-tailed)
- Test Value = 0 95% Confidence Interval Sig. Mean t df of the Difference (2-tailed) Difference Lower Upper Bề dày thành tích 52.479 98 .000 3.788 3.64 3.93 Cơ sở vật chất 44.641 98 .000 3.727 3.56 3.89 Chất lượng đội ngũ 52.059 98 .000 3.990 3.84 4.14 Các hoạt động GD 44.421 98 .000 3.788 3.62 3.96 4.4.2. Kiểm định sự khác biệt trung bình t-test và phân tích ANOVA biến X2 Giả thuyết nghiên cứu cho yếu tố bản thân Giả thuyết H0: Yếu tố bản thân KHÔNG ảnh hưởng đến kết quả chọn trường Giả thuyết H1: Yếu tố bản thân CÓ ảnh hưởng đến kết quả chọn trường Bảng 11. Kiểm định sự khác biệt trung bình t-test và phân tích ANOVA biến X2 N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Phù hợp năng lực 99 3.90 .692 .070 Môi trường cạnh tranh 99 3.46 .918 .092 Thể hiện bản thân 99 3.42 .858 .086 Hài lòng cha mẹ 99 3.55 1.043 .105 Test Value = 0 95% Confidence Interval of Sig. Mean t df the Difference (2-tailed) Difference Lower Upper Phù hợp năng lực 56.025 98 .000 3.899 3.76 4.04 Môi trường cạnh tranh 37.543 98 .000 3.465 3.28 3.65 Thể hiện bản thân 39.699 98 .000 3.424 3.25 3.60 Hài lòng cha mẹ 33.833 98 .000 3.545 3.34 3.75 Kết quả cho thấy, các yếu tố bản thân, Chọn trường phù hợp năng lực; chọn trường có môi trường học cạnh tranh; chọn trường để thể hiện bản thân; chọn trường để hài lòng cha mẹ đều có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh (bác bỏ H0, chấp nhận H1 vì giá trị Sig. (2-tailed)
- Test Value = 3 95% Confidence Interval Sig. Mean t df of the Difference (2-tailed) Difference Lower Upper Số phiếu 16.281 98 .000 47.000 41.27 52.73 Ý kiến bố, mẹ 3.878 98 .000 .354 .17 .53 Ý kiến thầy, cô THCS 1.833 98 .070 .162 -.01 .34 Ý kiến khóa trước 3.423 98 .001 .333 .14 .53 Ý kiến nhóm bạn bè 1.400 98 .165 .131 -.05 .32 Kết quả cho thấy, ý kiến bố mẹ và ý kiến khóa trước có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh (bác bỏ H0, chấp nhận H1 vì giá trị Sig. (2-tailed) 5%). 5. KẾT LUẬN Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường THPT của học sinh trên địa bàn huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận giúp nhà trường có giải pháp nhằm thu hút học sinh trên địa đăng ký tuyển sinh vào trường, đồng thời khắc phục các mặt còn hạn chế. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, học sinh quyết định chọn trường THPT dựa vào thành tích nhà trường, cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác phục vụ dạy học, chất lượng đội ngũ thầy cô giáo, cũng như nhưng hoạt động giáo dục của nhà trường phải phong phú, hấp dẫn. Ngoài ra, học sinh đăng ký vào trường còn trên cơ sở năng lực học của bản thân, lời giới thiệu của các anh chị đi trước đã học ở trường này, … Đây sẽ là căn cứ để nhà trường tiếp tục phát huy điểm mạnh hiện có của mình, tận dụng cơ hội và khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Nghiên cứu này giúp cho nhà trường bước đầu nhận định tầm quan trong của việc khảo sát “khách hàng” là đối tượng học sinh, chuẩn bị cho năm học 2022-2023, năm học mà cấp THPT sẽ áp dụng chương trình phổ thông 2018, nhà trường cần khảo sát học sinh lớp 9 trên địa bàn huyện để đưa ra phương án tổ hợp môn hợp lý, nhằm thu hút học sinh giỏi đăng ký vào trường. Đây là hướng mở rộng đề tài mà tác giải sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu khoa học với SPSS, NXB Hồng Đức. 2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2013), Phân tích dữ liệu với SPSS, tập 1, NXB Đại học Kinh tế. 3. Phạm Lộc (2018), Tài liệu “Hướng dẫn sử dụng SPSS 20 – Áp dụng làm luận văn tốt nghiệp, luận văn cao học”. 242
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu trong hộ gia đình ở Việt Nam - Vũ Triều Minh
0 p | 650 | 28
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên - ThS. Lê Sĩ Hải
6 p | 383 | 26
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 155 | 25
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo: một nghiên cứu từ cựu sinh viên trường Đại học Nông Lâm tp Hồ Chí Minh
12 p | 152 | 22
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường Đại học Văn Lang của sinh viên năm thứ nhất
9 p | 253 | 21
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp của giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam: Tổng quan lý thuyết và khung phân tích gợi ý
14 p | 233 | 21
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm tâm lý dân tộc của người Jrai ở Tây Nguyên
6 p | 173 | 19
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới trong hoạt động thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn hiện nay
12 p | 208 | 16
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của lực lượng lao động mới
15 p | 230 | 16
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chủ động giao tiếp bằng tiếng Anh trong lớp học
6 p | 284 | 16
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
0 p | 224 | 14
-
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 159 | 14
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông
11 p | 111 | 11
-
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên nông thôn học đại học ở tp. Hồ Chí Minh
6 p | 179 | 10
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành
9 p | 32 | 7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khoá học online bồi dưỡng sinh viên sư phạm về “Dạy học kết hợp”
5 p | 28 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường
9 p | 118 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
7 p | 127 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn