intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến độc lập về sự phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm: Chất lượng sản phẩm; Chiến lược và chính sách; Trình độ công nghệ; Quan hệ với đối tác đều có P-value nhỏ hơn 0.05 và có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc hiệu quả công việc với độ tin cậy trên 95%.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Bình Dương

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI BÌNH DƯƠNG Trần Thị Thanh Hằng1, Nguyễn Nhựt Lan Vy1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một Email: hangttt@tdmu.edu,vn, 1923401011014@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến độc lập về sự phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm: Chất lượng sản phẩm; Chiến lược và chính sách; Trình độ công nghệ; Quan hệ với đối tác đều có P-value nhỏ hơn 0.05 và có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc hiệu quả công việc với độ tin cậy trên 95% Từ khóa: Công nghiệp hỗ trợ; sự phát triển công nghiệp hỗ trợ; hiệu quả phát triển công nghiệp hỗ trợ. Abstract FACTORS AFFECTING THE DEVELOPMENT OF SUPPORT INDUSTRIAL IN BINH DUONG PROVINCE This study uses regression analysis method to understand the relationship between factors affecting the development of supporting industry in Binh Duong province. The research results show that the independent variables on the development of supporting industries include Product quality; Strategy and policy; Technology level; Relationships with partners all have a P-value of less than 0.05 and influence the dependent variable of work performance with a confidence level of over 95%. Keywords: Supporting industry; supporting industry development; effective development of supporting industries. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành CNHT là ngành nghề quyết định giá thành sản phẩm, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Do đó, CNHT đang là một trong những vấn đề được Chính phủ quan tâm hàng đầu. Theo Nghị quyết số 115/NQ-CP được công bố vào năm 2020, Chính phủ đã đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy CNHT phát triển nhiều hơn. Đến tháng 6/2021, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 57/2021/NĐ-CP bổ sung điểm g khoản 2 Điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ- CP về các ưu đãi thuế thu nhập đối với dự án sản xuất sản phẩm CNHT. Theo đó, doanh nghiệp có dự án đầu tư (mới và mở rộng) nhằm sản xuất các sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển, được thực hiện trước ngày 1/1/2015 và đáp ứng đủ các điều kiện của dự án sản xuất sản phẩm CNHT theo quy định tại Luật số 71/2014/QH13 và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm thì được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. 492
  2. Ngày 7/12/2022, UBND tỉnh Bình Dương đã họp báo và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2022. Tại buổi họp báo, đại diện Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tình hình kinh tế- xã hội năm 2022, Bình Dương đã thực hiện đạt và vượt 30/34 chỉ tiêu phát triển. Mặc dù đã hoàn thành 30/34 chỉ tiêu nhưng kinh tế Bình Dương vẫn còn nhiều điểm khó khăn. Đối với ngành sản xuất công nghiệp và xuất khẩu chỉ ổn định trong 6 tháng đầu năm 2022 và sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong quý I/2023 và thời gian tiếp theo (Lê Quân, 2022). Bình Dương là tỉnh thành chuyên về sản xuất các ngành công nghiệp và nhận thức được tầm quan trọng của ngành CNHT, tỉnh Bình Dương đang ngày càng quan tâm và tập trung phát triển tại các khu công nghiệp lớn của tỉnh với các ngành như: dệt may, da giày, cơ khí, điện - điện tử,… Để tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn mà các doanh nghiệp về ngành CNHT tại tỉnh Bình Dương đang gặp phải, nhìn nhận một cách khái quát những vấn đề đang tồn đọng tại tỉnh Bình Dương dựa trên những nghiên cứu trước đó, từ đó đưa ra những đề xuất giúp cải thiện ngành Công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Bình Dương ngày càng phát triển hơn. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bình Dương, đánh giá mức tác động của các yếu tố đó ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bình Dương. Qua đó, đề xuất các giải pháp phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Bình Dương. Kết quả phân tích là cơ sở giúp tỉnh Bình Dương nói chung và các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói riêng có thể phát triển được sự lớn mạnh cho doanh nghiệp. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp Theo Ratana (1999), tại Thái Lan, Công nghiệp hỗ trợ gồm những doanh nghiệp sản xuất các linh kiện được sử dụng trong công đoạn lắp ráp cuối cùng của các ngành sản xuất điện tử, ô tô và máy móc. Theo The Mighty Beauchamp Non (2007), ngành công nghiệp hỗ trợ được định nghĩa là các ngành cung cấp sản phẩm, chẳng hạn như nguyên liệu thô nguyên vật liệu, bộ phận và linh kiện, phụ tùng thay thế và các dịch vụ khác phục vụ ngành công nghiệp công nghiệp chính hoặc công nghiệp hạ nguồn, chẳng hạn như công nghiệp điện và điện tử, công nghiệp linh kiện điện và điện tử và công nghiệp ô tô. Theo Tạp Chí Khoa học Kinh tế (2020), Công nghiệp hỗ trợ bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghiệp, cung ứng các yếu tố đầu vào trung gian như: linh kiện, công cụ, nguyên vật liệu, phụ tùng đã qua chế biến và các dịch vụ sản xuất cho các ngành công nghiệp lắp ráp, chế tạo và chế biến. Theo Trần Văn Thọ (2006), “Công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v., và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, 4 những nguyên liệu sơ chế” Từ đó, khái niệm về công nghiệp hỗ trợ có thể thấy : Công nghiệp hỗ trợ là ngành sản xuất các linh kiện, nguyên phụ liệu để cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng tiến hành lắp ráp và sản xuất sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng. Các sản phẩm của ngành công nghiệp hỗ trợ thường là các linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu cho ngành da giày, cơ khí, ô tô. 2.2. Đặc điểm ngành Công nghiệp hỗ trợ Theo Ngọc Thi (2018), Công nghiệp hỗ trợ tại thị trường Việt Nam được phân chia với nhiều thành phần, nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều có chung những đặc điểm như sau : 493
  3. Thứ nhất, gắn kết và tích hợp các ngành công nghiệp : gắn kết các ngành hoặc các phân ngành công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp (các đối tượng hỗ trợ) và được tích hợp theo cả chiều ngang và chiều dọc. Thứ hai, các đối tượng được sử dụng tùy thuộc vào mỗi ngành sản xuất có yêu cầu khác nhau : Công nghiệp hỗ trợ là ngành sản xuất các phụ kiện hỗ trợ, cần thiết cho cả hai ngành công nghiệp lắp ráp (điện tử, xe máy, ô tô…) và ngành công nghiệp chế biến (giày dép, may mặc…). Thứ ba, xuất hiện theo kiểu thầu phụ : giữa các doanh nghiệp chủ đạo và các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ có tính hợp tác cao trong một mạng lưới tổ chức sản xuất phối hợp và thống nhất. Thứ tư, có quy mô vừa và nhỏ : đối với một ngành hay một phân ngành, đặc biệt là một số loại sản phẩm cụ thể, các tổ chức hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ thường có quy mô vừa và nhỏ với mức độ chuyên môn hoá cao, dễ dàng thay đổi mẫu mã, có sức cạnh tranh cao. Thứ năm, cung cấp cho thị trường trong nước và thế giới : do các sản phẩm của ngành công nghiệp hỗ trợ mang đặc điểm là nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm cuối cùng nên có thể cung cấp được cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Thứ sáu, giá trị của sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn : các sản phẩm của ngành công nghiệp hỗ trợ chiếm tỷ trọng cao trong sản phẩm cuối cùng đưa ra thị trường tiêu thụ, có thể lên từ 80 đến 90%. 2.3 Lược khảo nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ Theo Hồ Quế Hậu (2017) nghiên cứu về Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, kiểm định hệ số tương quan và hồi quy tuyến tính đa biến. Mẫu nghiên cứu được chọn với 312 doanh nghiệp trong đó có 70% là công nghiệp hỗ trợ, 30% sản xuất chính, kết hợp phỏng vấn chuyên gia với một số cán bộ quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước và chuyên gia trong nghiên cứu sơ bộ để kiểm tra và hoàn thiện mô hình nghiên cứu với khảo sát doanh nghiệp bằng bảng hỏi. Thông qua đó, tác giả đã đưa ra một vài kiến nghị về sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao được chất lượng hiệu quả cho ngành tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Theo Lưu Tiến Dũng, Nguyễn Thị Kim Hiệp (2016), với đề tài Các yếu tố tác động phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam : nghiên cứu trường hợp ngành Dệt may, hai tác giả đã đưa ra những giải pháp tăng hiệu quả ngành dệt may thông qua quá trình nghiên cứu về ngành công nghiệp hỗ trợ. Công cụ dùng để thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi khảo sát với cấu trúc được thiết kế gồm 30 câu hỏi chia làm hai phần. Phần 1 là các câu hỏi theo thang đo Likert 5 điểm nhằm thu thập đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Phần 2 là thông tin tổng quan về doanh nghiệp được khảo sát. Thông qua quá trình nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra một số chính sách và những điều cần tập trung nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở Việt Nam. Theo Nham Phong Tuan và Takahashi Yoshi (2010), về năng lực tổ chức, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, bài viết này dựa trên nghiên cứu về khuôn khổ toàn diện của RBV và xem xét các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trước khi quyết định áp dụng cách tiếp cận năng lực động để kiểm tra mối quan hệ giữa năng lực tổ chức, lợi thế cạnh tranh và hiệu suất để làm rõ vấn đề về sự tập trung vào việc áp dụng quan điểm dựa trên nguồn lực (RBV) của doanh nghiệp, giải thích hiệu quả hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Phân tích đa biến các câu trả lời khảo sát của 102 doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam cho thấy năng lực tổ chức có liên quan đến lợi thế cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh có liên quan đến hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh làm trung gian cho mối quan hệ giữa năng lực tổ chức và hiệu quả hoạt động. 494
  4. Từ kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài tác giả lựa chọn các biến để thực hiện nghiên cứu về đề xuất mô hình lý thuyết như sau : • Biến phụ thuộc : Sự phát triển CNHT • Biến độc lập : Trình độ công nghệ, Chất lượng sản phẩm, Nguồn nhân lực, Quan hệ với đối tác, Năng lực cạnh tranh, Chiến lược và chính sách. Hình 1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Xác định cỡ mẫu Theo Hair và cộng sự (2014), tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1, Nếu bảng khảo sát có 30 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (tương ứng với 30 biến quan sát thuộc các nhân tố khác nhau), 30 câu này được sử dụng để phân tích trong một lần EFA. Áp dụng tỷ lệ 5:1, cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 30 × 5 = 150, do đó kích thước mẫu tối thiểu trong nghiên cứu này là 150. 3.2 Phương pháp chọn mẫu Để thực hiện nghiên cứu tác giả quyết định lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với 333 bảng khảo sát với 275 bảng trực tuyến (nhận lại 127 phiếu) và 58 phiếu khảo khát trực tiếp. Bảng 1. Bảng phân bổ số lượng phiếu khảo sát Loại hình Doanh nghiệp Số phiếu Tỷ lệ(%) Doanh nghiệp CNHT 119 65.4 Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm 63 34.6 Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp, 2023 495
  5. Từ bảng có thể thấy số phiếu khảo sát phân bổ cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT là chủ yếu chiếm đến 65.4% trên tổng số đối tượng khảo sát, còn lại 34.6% là số phiếu của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng. 3.3 Thiết kế bảng câu hỏi Các thang đo được xây dựng dựa trên công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, sử dụng thang đo Likert 5. STT Thang đo Tác giả Lưu Tiến Dũng, Nguyễn Thị Kim Hiệp (2016), 1 Trình độ công nghệ Dương Quỳnh Liên (2019); Lê Thế Giới (2020); Võ Thành Danh và cộng sự (2020) Hồ Quế Hậu (2017); 2 Chất lượng sản phẩm Dương Quỳnh Liên (2019) Hồ Quế Hậu (2017); Lê Thế Giới (2020); Võ 3 Nguồn nhân lực Thành Danh và cộng sự (2020); Dương Quỳnh Liên (2019) Hồ Quế Hậu (2017); Lê Thế Giới (2020), Dương 4 Quan hệ với đối tác Quỳnh Liên (2019) Võ Thành Danh và cộng sự (2020); IPSA 5 Năng lực cạnh tranh (2010); Ohno (2007); Dương Quỳnh Liên (2019); Hồ Quế Hậu (2017) Lưu Tiến Dũng, Nguyễn Thị Kim Hiệp (2016); 6 Chiến lược và chính sách Lê Thế Giới (2020); Dương Quỳnh Liên (2019) 3.4 Thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu sơ cấp: Bài viết đã tiến hành khảo sát 182 doanh nghiệp sản xuất CNHT và doanh nghiệp sản xuất chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thu thập dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ các đề tài nghiên cứu trước, các trang tài liệu của Sở Công thương tỉnh Bình Dương, giáo trình, websites, tạp chí khoa học. 3.5 Phân tích và xử lý dữ liệu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để tìm hiểu sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bình Dương. Công cụ xử lý dữ liệu : phần mềm SPSS 26.0. Biến phụ thuộc: Sự phát triển. Biến độc lập: Trình độ công nghệ, Chất lượng sản phẩm, Nguồn nhân lực, Quan hệ với đối tác, Năng lực cạnh tranh, Chiến lược và chính sách. 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 4.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 nên đạt yêu cầu (Hoang & Chu, 2005). Theo Nunnally, J. (1978) tiêu chuẩn để đánh giá một biến quan sát có thực sự đóng góp giá trị vào nhân tố hay không thì hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3. Như vậy, nếu giá trị tương quan biến lớn hơn giá trị Cronbach’s Alpha tổng. Không đạt yêu cầu nên phải loại biến quan sát này ra khỏi thang đo. 496
  6. 4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá Component Tên biến Ký hiệu 1 2 3 4 Quanhevoidoitac1 .740 Chatluongsanpham3 .693 Quanhevoidoitac2 .686 Chất lượng Chatluongsanpham2 .595 CLSP sản phẩm Nangluccanhtranh5 .582 Nguonnhanluc5 .582 Nangluccanhtranh3 .576 Chienluocvachinhsach3 .723 Chienluocvachinhsach4 .660 Chiến lược và chính CLVCS Chienluocvachinhsach5 .633 sách Nangluccanhtranh2 .614 Trinhdocongnghe5 .651 Trinhdocongnghe3 .600 Trình độ TĐCN Trinhdocongnghe4 .599 công nghệ Trinhdocongnghe2 .524 Quanhevoidoitac4 .759 Quan hệ Chienluocvachinhsach1 .713 QHĐT với đối tác Chienluocvachinhsach2 .649 Yếu tố đánh giá Giá trị So sánh Hệ số KMO 0.870 01, tổng phương sai trích = 55.813%, có 6 nhân tố được rút ra. Tất cả các nhân tố đều có hệ số tải >0.5. Kết quả xoay nhân tố hội tụ trong 4 nhóm, tương ứng với 4 khái niệm trong mô hình nghiên cứu đã được thay đổi và tiến hành đặt tên lại bao gồm: Chất lượng sản phẩm; Chiến lược và chính sách; Trình độ công nghệ; Quan hệ với đối tác. 4.3 Kết quả phân tích hồi quy Coefficientsa Unstandardized Standardized Collinearity Model Coefficients Coefficients t Sig. Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF (Constant) .007 .111 .063 .950 Chatluongsanpham .447 .028 .512 16.178 .000 .618 1.618 1 Chienluocvachinhsach .210 .026 .253 7.970 .000 .613 1.632 Trinhdocongnghe .143 .028 .161 5.091 .000 .616 1.623 Quanhevoidoitac .192 .023 .253 8.184 .000 .647 1.546 497
  7. Phân tích hồi quy bội với 4 biến độc lập bao gồm : Chất lượng sản phẩm; Chiến lược và chính sách; Trình độ công nghệ; Quan hệ với đối tác nhằm xác định mối quan hệ giữa các biến này với biến phụ thuộc Sự phát triển Công nghiệp hỗ trợ. Kết quả thu được các giá trị Sig anova = 0.000
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chang, Ha-Joon, Andreoni, Antonio, and Kuan, Ming Leong (2013), “International industrial policy experiences and the Lessons for the UK”, Foresight, Government Office for Science, (6), 10-20 2. Mori, Junichi (2005), “Development of Supporting Industries for Vietnam’s Industrialization: Increasing Positive Vertical Externalities through Collaborative Training”, Master of Arts in Law and Diplomacy Thesis, The Fletcher School, Tufts University, 7-16 3. Tien Chin Wang, Chia Nan Wang, Xuan Huynh Nguyen (2016) “Evaluating the Influence of Criteria to Attract Foreign Direct Investment (FDI) to Develop Supporting Industries in Vietnam by Utilizing Fuzzy Preference Relations”. 4. Nham Phong Tuan và Takahashi Yoshi (2010), “Organisational capabilities, competitive advantage and performance in supporting industries in Vietnam”, Asian Academy of Management Journal, 62. 5. Keiko Morisawa (2000), “The Philippine Electronics Industry anh Local Suppliers: Developing Supporting Industries through Foreign Capital-Ied Industrializatinon”, 0011. 6. Hồ Quế Hậu (2017), Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Lưu Tiến Dũng, Nguyễn Thị Kim Hiệp (2016), “Các yếu tố tác động phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: nghiên cứu trường hợp ngành Dệt may”, Tạp chí khoa học Lạc Hồng, (5), 77-82. 8. Lê Thế Giới (2020), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học Kinh tế, 8(04). 9. Võ Thành Danh, Trương Thị Thúy Hằng và Ong Quốc Cường (2020), “Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 56(1D), 222- 230. 10. Dương Quỳnh Liên (2019), “Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam”, Tạp chí Quản lý và Kinh tế học, 1(5). 11. Trương Thị Chí Bình (2010), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 11-45. 12. Hoàng Văn Châu (2010), “Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đến năm 2020”, 9- 53, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 499
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2