intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất và kinh doanh thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

44
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên kết quả khảo sát 100 hộ sản xuất và kinh doanh thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Phương pháp phân tích hồi qui đa biến Cobb – Douglas, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, 71,5% thay đổi của thu nhập của các hộ sản xuất và kinh doanh thạch đen của huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: tuổi của chủ hộ, số vốn của hộ, học vấn của chủ hộ, số lượng thành viên của hộ, diện tích trồng cây thạch đen của hộ, giới tính của chủ hộ và khả năng tiếp cận tín dụng của hộ, còn lại 28,5% là do các yếu tố khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất và kinh doanh thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THẠCH ĐEN CỦA HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG FACTORS AFFECTING IMCOME OF GRASS JELLY PRODUCTION AND BUSINESS HOUSEHOLD IN THACH AN DISTRICT, CAO BANG PROVINCE Vũ Quỳnh Nam Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên quynhnam@tueba.com.vn TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện dựa trên kết quả khảo sát 100 hộ sản xuất và kinh doanh thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Phương pháp phân tích hồi qui đa biến Cobb – Douglas, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, 71,5% thay đổi của thu nhập của các hộ sản xuất và kinh doanh thạch đen của huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: tuổi của chủ hộ, số vốn của hộ, học vấn của chủ hộ, số lượng thành viên của hộ, diện tích trồng cây thạch đen của hộ, giới tính của chủ hộ và khả năng tiếp cận tín dụng của hộ, còn lại 28,5% là do các yếu tố khác. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, sản phẩm thạch đen, Thạch An - Cao Bằng. ABSTRACT The study was conducted based on the results of a survey of 100 households producing and trading grass jelly in Thach An district, Cao Bang province. The results from Cobb - Douglas multivariate regression analysis showed that 71.5% of the change of income of grass jelly production and business households in Thach An district, Cao Bang province was affected by age of head of a household, the amount of capital of a household, educational level of head of a household, the number of household members, the area of a household growing grass jelly, the gender of head of a household and the ability of head of a household to access credit, the remaining 28.5% is due to other factors. From these, proposed solutions were provided to increase income for grass jelly production and business household in Thach An district, Cao Bang province. Keywords: Household income, grass jelly products, Thach An - Cao Bang. 1. Giới thiệu Cây thạch đen là loại cây sương sáo được trồng chủ yếu tại huyện Tràng Định Lạng Sơn và huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Do đặc thù của cây thạch đen phù hợp với loại đất đồi dốc, có độ ẩm và hàm lượng dinh dưỡng cao, nên những năm qua huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã phát triển cây thạch nhằm xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi, vì đây là cây trồng có lợi ích kinh tế cao hơn rất nhiều so với các loại cây lương thực khác trên địa bàn. Các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng được biết đến cả trong và ngoài nước với hương vị thơm, mát, ngọt nhẹ và độ giòn dai... Thạch đen Cao Bằng đã trở thành sản phẩm đặc trưng riêng của huyện Thạch An nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung. Những năm qua, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, người dân trên địa bàn đã mở rộng quy mô trồng cây thạch, qua đó nâng cao thu nhập cho người dân tại địa phương. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các hộ trồng thạch trên địa bàn cần phải có những nghiên cứu toàn diện về thực trạng sản xuất kinh doanh, phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ sản xuất và kinh doanh thạch đen của các hộ dân tại huyện Thạch An mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ, hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. Thu nhập bao gồm toàn bộ số tiền thu được từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác. Trong nghiên cứu, thu nhập của các hộ sản xuất và kinh doanh thạch đen trên địa bàn huyện 1177
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Thạch An, tỉnh Cao Bằng, thu nhập của các hộ dân chỉ tính cho thu nhập từ hoạt động sản xuất và kinh doanh thạch đen, không bao gồm các khoản thu nhập khác như: chăn nuôi, buôn bán, làm thuê… Thu nhập của hộ được hiểu là yếu tố đầu ra được tạo ra từ các yếu tố đầu vào như: diện tích đất canh tác, nguyên liệu để sản xuất, vốn, lao động, trình độ của chủ hộ… Đến nay, đã có nhiều phân tích tác động của các yếu tố đầu vào đến yếu tố đầu ra, nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình hàm sản xuất CobbDouglas dưới các góc độ khác nhau. Nghiên cứu của Nghiên cứu của Felipe, J and Adams, F. G. (2005), Dana Hajkova and Jaromir Hurnik (2007) và Phan Nguyễn Khánh Long (2012) ứng dụng hàm Cobb-Douglas để phân tích tác động của các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động, công nghệ và vốn con người ảnh hưởng đến thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Nghiên cứu trong nước của Vũ Quỳnh Nam và Trần Chí Thiện (2017) trong nghiên cứu về hiệu quả của các hộ trồng chè tại các làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã chỉ ra các yếu tố như: vốn, lao động, nguồn nguyên liệu, trình độ,… ảnh hưởng tới doanh thu sản xuất kinh doanh của các hộ dân làng nghề chè trên địa bàn. Trần Cẩm Linh (2014) lại ứng dụng hàm Cobb-Douglas để phân tích tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động ngành dệt may ở Việt Nam gồm: vốn, lao động, công nghệ, trình độ… Kế thừa các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ sản xuất và kinh doanh thạch đen trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Ta có, tổng quan nghiên cứu về lý thuyết hàm sản xuất như sau: Hàm sản xuất mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và sản lượng đầu ra được tạo ra từ quá trình này. Nó cho chúng ta biết lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất được từ bất cứ một tổ hợp các yếu tố sản xuất xác định nào đó. Hàm sản xuất tổng quát có dạng công thức (1) Y = f (Xj) (1) Trong đó: Y: Sản lượng đầu ra. Xj: Các yếu tố đầu vào. f : Biểu thị Y là một hàm số của các yếu tố đầu vào Xj. Các yếu tố đầu vào có thể chia thành vốn (K), được hiểu là vốn hiện vật, tồn tại dưới dạng nhà xưởng, máy móc, thiết bị hay hàng tồn kho và các loại vốn lưu động khác; lao động (L) và các đầu vào khác (Mi). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng bao gồm: phương pháp thống kê mô tả nhằm phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ dân sản xuất và kinh doanh thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phương pháp phân tích hồi qui đa biến thông qua hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới thu nhập của các hộ trồng và kinh doanh thạch đen trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Mô hình có dạng: LnTHUNHAP = LnA + b1LnTUOI + b2LnVON + b3LnHOCVAN + b4LnTHANHVIEN + b5Ln DIENTICH + b6GIOITINH + b7TINDUNG + U Bảng 1: Tổng hợp các biến trong mô hình Tên biến Giải thích nội dung biến ĐVT Dấu kỳ vọng Biến phụ thuộc THUNHAP (Y) Thu nhập từ sản xuất và kinh doanh thạch đen Triệu đồng của hộ tính cho 1 năm Biến độc lập TUOI (X1) Được đo bằng tuổi của chủ hộ Năm + 1178
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 VON (X2) Được đo bằng tổng số tiền hiện có của hộ Năm + HOCVAN (X3) Được đo bằng số năm đi học của chủ hộ Năm + THANHVIEN (X4) Số lượng thành viên của hộ được khảo sát Người + DIENTICH (X5) Diện tích trồng thạch đen của hộ Ha + GIOITINH (D1) Nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam và 0 nếu chủ + hộ là nữ. TINDUNG(D2) Nhận giá trị 1 nếu hộ được vay vốn và 0 nếu hộ + không được vay vốn 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả Cây thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng là cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều so với các loại cây lương thực hiện có của địa phương như: lúa, ngô, khoai, sắn... Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ người dân, khuyến khích động viên người dân trên địa bàn tập trung phát triển cây thạch, diện tích trồng thạch đen và thu nhập của người dân địa phương đã tăng lên qua các năm, cụ thể: Bảng 2: Tình hình sản xuất thạch đen tại huyện Thạch An Năm Năm Năm So sánh (%) Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 BQ 2016-2018 Số hộ sản xuất Hộ 1.053 1.098 1.233 104,27 112,30 108,21 Diện tích sản xuất Ha 294,76 314,69 316,75 106,76 100,65 103,66 Năng suất bình quân Tạ/ha 140 145 150 103,57 103,45 103,51 Triệu Thu nhập bình quân 38,6 42,3 45,4 109,59 107,33 108,45 đồng/hộ Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch An Qua bảng 2 ta thấy, số hộ sản xuất thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã tăng qua các năm. Năm 2016 có 1.053 hộ, năm 2018 đạt 1.233 hộ, tốc độ tăng bình quân đạt 8,21%. Tuy nhiên, diện tích sản xuất trong 3 năm vừa qua của huyện cũng tăng không đáng kể, từ 294,76 ha năm 2016, lên 316,75 ha năm 2018, tốc độ tăng bình quân đạt 3,66%. Năng suất bình quân tăng từ 140 tạ/ha lên 150 tạ/ha. Thu nhập bình quân hộ trồng thạch tăng đáng kể từ 38,6 triệu đồng/hộ năm 2016, lên 45,4 triệu đồng/hộ năm 2018, tốc độ tăng bình quân đạt 8,45%. Như vậy, có thể thấy vai trò của cây thạch trong phát triển kinh tế nông thôn của huyện. Đây là tiền đề để huyện tập trung vào phát triển cây thạch trong thời gian tới. Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ cây thạch đen: Theo kết quả khảo sát, hiện nay trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng sản xuất thạch đen thành phẩm chủ yếu là theo phương thức thủ công truyền thống. Thông qua quy trình nấu thạch đen đơn giản mà chưa có máy móc, thiết bị công nghệ nào được áp dụng trên địa bàn. Do vậy, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều và thời gian bảo quản ngắn (tối đa được 5 ngày). Đây là hạn chế lớn của địa phương trong việc sản xuất và bảo quản các sản phẩm thạch đen thành phẩm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Hiện nay, trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, sản phẩm thạch đen bao gồm cây thạch đen khô và thạch đen thành phẩm (gọi chung là sản phẩm thạch đen). Thị trường tiêu thụ sản phẩm thạch đen của huyện phần lớn là tiêu thụ tại địa phương. Đối với các hộ trồng thạch đen thì tiêu thụ sản phẩm thạch 1179
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 đen khô tại nhà, thương lái sẽ đến thu gom nguyên liệu tại chỗ. Tuy nhiên, giá cả bấp bênh phụ thuộc vào thương lái. Đối với thạch đen thành phẩm, số ít hộ dân tại thị trấn Đông Kê huyện Thạch An không trồng thạch mà thu mua cây thạch khô từ các hộ dân sau đó chế biến rồi tiêu thụ trên thị trường. Song, do thời gian bảo quản thạch đen thành phẩm rất ngắn từ 2 - 5 ngày nên thị trường tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Nội. Theo kết quả khảo sát 100 hộ dân, tỷ lệ hộ dân chế biến thạch đen thành phẩm chiếm 9% (9/100 hộ); 91% (91/100 hộ) chỉ trồng thạch đen và bán cây thạch đen khô. Toàn bộ số thạch đen khô thương lái thu mua của các hộ dân được xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, số lượng hộ sản xuất thạch đen không đủ cho thương lái thu mua do vậy, đầu ra đối với cây thạch đen tại huyện Thạch An tương đối ổn định, tạo tâm lý cho người dân yên tâm mở rộng diện tích trồng thạch. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng: Mô tả mẫu khảo sát: Bảng 3: Đặc điểm đối tượng khảo sát Tiêu chí Số người Tỷ trọng (%) Nam 39 39 Giới tính Nữ 61 61 Kinh 18 18 Dân tộc Thiểu số 82 82 10 0 0 Chưa biết chữ 2 2 Tiểu học 72 72 THCS 18 18 Trình độ học vấn THPT 8 8 Trung cấp - Cao đẳng 0 0 Tổng 100 100 Nguồn: Khảo sát của tác giả Qua bảng 3 ta thấy, các hộ sản xuất và kinh doanh thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, 82% các hộ có chủ hộ là người dân tộc thiểu số phần lớn là dân tộc Dao; 61% chủ hộ là nữ giới; 84% hộ có thu nhập bình quân dưới 3 triệu đồng/tháng; trình độ học vấn còn rất thấp 74% chủ hộ chỉ có trình độ tiểu học và chưa biết chữ. Đây chính là những khó khăn lớn của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh thạch đen trên địa bàn. Kết quả phân tích số liệu khảo sát 100 hộ sản xuất và kinh doanh thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất và kinh doanh thạch đen thông qua mô hình hồi quy Cobb-douglas, như sau: 1180
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất và kinh doanh thạch đen của huyện Thạch An (Kiểm định hệ số hồi quy Coefficientsa) Hệ số hồi quy chưa Hệ số hồi quy Thống kê cộng tuyến chuẩn hóa chuẩn hóa Ý nghĩa Biến số Giá trị t thống kê B Sai số chuẩn Beta Dung sai VIF Hằng số 7.108 .475 17.763 .000 D1 .169 .030 .185 2.269 .026 .801 1.248 D2 .360 .029 .078 1.034 .004 .929 1.076 lnX1 .144 .042 .081 1.055 .094 .903 1.107 1 lnX2 .358 .018 .263 3.337 .001 .860 1.163 lnX3 .100 .019 .418 5.122 .000 .799 1.252 lnX4 .186 .049 .151 1.755 .083 .720 1.389 lnX5 .417 .054 .024 .313 .055 .879 1.137 Adjusted R Square = 0,71 Ghi chú: a. Dependent Variable: lnY Dựa vào kết quả ước lượng mô hình hàm hồi quy, ta thấy 7 biến được đưa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê (các biến X2, X3, D1, D2 có Sig. < 0,05; các biến X1, X4, X5 có Sig. < 0,1). Trong nghiên cứu, các kiểm định KMO, Anova và kiểm định phương sai sai số phần dư thay đổi đều đảm bảo được thông qua. Hệ số xác định R 2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0,7,15 có ý nghĩa 71,5% thay đổi của thu nhập của các hộ sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng được giải thích bởi các yếu tố: tuổi của chủ hộ, số vốn của hộ, học vấn của chủ hộ, số lượng thành viên của hộ, diện tích trồng cây thạch đen của hộ, giới tính của chủ hộ và khả năng tiếp cận tín dụng của hộ, còn lại 28,5% là do các yếu tố khác. Từ phân tích trên ta có mô hình hồi quy sau: LnY = 7,108 + 0,144LnX1 + 0, 358LnX2 + 0,100LnX3 + 0,186LnX4 + 0,417LnX5 + 0,169 D1 + 0,360 D2 + Ui 3.2. Đánh giá Mô hình hồi quy cho thấy: Biến Tuổi của chủ hộ (X1) có hệ số +0,144, quan hệ cùng chiều với biến thu nhập của hộ (Y). Cụ thể, khi các yếu tố khác không đổi, tuổi của chủ hộ tăng 1 tuổi thì thu nhập của hộ sẽ tăng 0,144 %. Biến Vốn của hộ (X2) có hệ số +0,358, quan hệ cùng chiều với biến thu nhập của hộ (Y). Cụ thể, khi các yếu tố khác không đổi, hộ có số vốn tăng thêm 1 triệu đồng thì thu nhập của hộ từ sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ cây thạch đen tăng lên 0,358%. Biến Trình độ học vấn của chủ hộ (X3) có hệ số +0,100, quan hệ cùng chiều với biến thu nhập của hộ (Y). Cụ thể, khi các yếu tố khác không đổi, số năm đi học của chủ hộ tăng 1 năm thì thu nhập của hộ tăng 0,1%. 1181
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Biến Số lượng thành viên của hộ (X4) có hệ số +0,168, quan hệ cùng chiều với biến thu nhập của hộ (Y). Cụ thể, khi các yếu tố khác không đổi, số thành viên của hộ tăng 1 người thì doanh thu sẽ tăng 0,168%. Biến Diện tích trồng thạch của hộ (X5) có hệ số +0,417, quan hệ cùng chiều với biến thu nhập của hộ (Y). Cụ thể, khi các yếu tố khác không đổi, diện tích trồng thạch của hộ tăng 1ha thì doanh thu sẽ tăng 0,417%. Biến giả Giới tính của chủ hộ (D1) có hệ số +0,169 quan hệ cùng chiều với biến thu nhập của hộ (Y). Cụ thể, khi các yếu tố khác không đổi, những hộ sản xuất và kinh doanh thạch có chủ hộ là nam giới thì sẽ có thu nhập cao hơn những hộ có chủ hộ là nữ giới 1,18%. Biến giả Khả năng tiếp cận vốn vay (tín dụng) của chủ hộ (D2) có hệ số +0,360 quan hệ cùng chiều với biến thu nhập của hộ (Y). Cụ thể, khi các yếu tố khác không đổi, những hộ sản xuất và kinh doanh thạch được tiếp cận nguồn vốn vay thì thì sẽ có thu nhập cao hơn những hộ không được tiếp cận vốn vay là 1,36%. 4. Kết luận Thạch đen thực sự trở thành một loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Song thực tế, thị trường đầu ra của các hộ sản xuất và kinh doanh thạch đen phụ thuộc nhiều vào thương lái và thị trường nhập khẩu của Trung Quốc. Thạch đen được bán là thạch đen nguyên liệu (cây thạch khô) là chính. Thạch đen thành phẩm mới chỉ được tiêu thụ trong tỉnh và một số tỉnh lân cận, do thạch đen thành phẩm có thời gian bảo quản thấp, không có quy trình công nghệ chế biến để thạch đen thành phẩm trở thành một loại hàng hóa thực sự… Kết quả hàm sản xuất Cobb-Douglas chỉ ra rằng mức độ tác động của các yếu tố tới thu nhập của người dân sản xuất và kinh doanh thạch như sau: diện tích trồng thạch đen của hộ; hộ được vay vốn để sản xuất, kinh doanh; số vốn hiện có của hộ; số lượng thành viên của hộ; giới tính của chủ hộ; tuổi của chủ hộ; trình độ học vấn của chủ hộ. Giải pháp: Để nâng cao thu nhập của các hộ sản xuất và kinh doanh thạch đen trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Một là, hộ cần mở rộng diện tích trồng thạch đen theo kế hoạch mở rộng diện tích của huyện Thạch An. Hộ nên chủ động mở rộng diện tích trồng thạch đen xuống ruộng thay vì trên nương, vì theo quy định về bảo vệ rừng thì các hộ không được tự ý đốt nương làm rẫy. Hai là, hộ cần chủ động trong việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng và vay từ anh em học hàng để đầu tư phát triển cây thạch. Ba là, hộ cần huy động mọi nguồn lực cho sản xuất kinh doanh thạch đen, trong đó nguồn lực con người cho sản xuất cần được ưu tiên. Bốn là, cần tự nâng cao nhận thức, trình độ về sản xuất và chế biến thạch đen thông qua các lớp đào tạo, tập huấn,… để có thể tiếp thu những kỹ thuật mới, những kiến thức mới cho chính các hộ trong sản xuất kinh doanh thạch đen của hộ trên địa bàn. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Cao Bằng: Thứ nhất, cần đẩy mạnh thông tin và truyền thông giới thiệu về sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương. Trong đó, hỗ trợ xúc tiến giới thiệu sản phẩm thạch đen Cao Bằng trên cả nước. Thứ hai, hỗ trợ người dân sản xuất và kinh doanh thạch đen trên địa bàn thông qua các chính sách về vốn, chính sách đào tạ,… Thứ ba, xây dựng thương hiệu thạch đen “Thạch An” Cao Bằng nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm thạch đen đặc trưng của địa phương. Thứ tư, xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu thạch đen cụ thể cho từng xã, từng thông nhằm giúp người dân có định hướng mở rộng quy mô sản xuất. 1182
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Thứ năm, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn để sản xuất các sản phẩm từ cây thạch đen, đa dạng hóa các sản phẩm từ cây thạch đen,… từ đó giúp phát triển bền vững cây thạch đen trên địa bàn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng (2019), Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2018. [2]. Felipe, J and Adams, F. G. (2005). A theory of production, the estimation of the Cobb-Douglas Function: A retrospective view. Eastern Economic Journal, No. 3, Vol. 31, p. 427-445. [3]. Hajkova, D. and Hurnik, J. (2007). Cobb-Douglas Function: The case of a Converging Economy. Czech Journal of Economics and Finance, No. 9-10, Vol. 57, 465-476. [4]. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2006), Phân tích dữ liệu trong SPSS. [5]. Phan Nguyễn Khánh Long (2012). Đánh giá chất lượng tăng trưởng của tỉnh Thừa Thiên Huế dưới góc độ năng suất các nhân tố sản xuất. Tạp chí khoa học Đại học Huế, Số 3, tập 72B, tr. 173-180. [6]. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng(2019), Báo cáo tình hình nông nghiệp huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. [7]. Trần Cẩm Linh (2014). Phân tích tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động ngành dệt may ở Việt nam. Truy cập ngày 26/1/2015 từ http://svec.org.vn/ uploads/nghiencuu/2014_02/baiviet_fdi_linh.pdf/. [8]. Vũ Quỳnh Nam (2018), Dự án xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thạch An” cho các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng. [9]. Vu Quynh Nam, Tran Chi Thien (2017), Economic efficiency of tea households in professional tea villages of ThaiNguyen province, VietNam, International Journal of Economics, Commerce and Management, United Kingdom, Special issue, 2017. 1183
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2