intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

35
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập trình bày chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục đào tạo ở các trường đại học công lập; Chế độ chính sách của Nhà trường và quy mô, bộ máy tự chủ tài chính của trường đại học công lập

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Phạm Thúy Quỳnh Nga Đại học Nội vụ Hà Nội Tóm tắt: Giáo dục đào tạo có mối quan hệ chặt chẽ với những thay đổi, phát triển về xã hội, kinh tế và chính trị. Tác động của những biến đổi này đến trạng thái của hệ thống giáo dục, đến nội dung giáo dục và cấu trúc của các cấp bậc học là rất đa chiều. Đặc trưng cơ bản nhất của giáo dục đại học là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho tất cả các lĩnh vực của xã hội. Sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học một mặt bị tác động, chi phối đồng thời cũng góp phần thúc đẩy các xu hướng phát triển chung của đời sống văn hoá xã hội hiện đại. Tự chủ tài chính là một hoạt động rất quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà cả đối với các trường đại học. Nó là một trong những yếu tố quyết định quy mô, chất lượng đào tạo cũng như uy tín của các trường đại học. Nhất là trong điều kiện xã hội hoá giáo dục và nâng cao tính tự chủ tài chính của các trường Đại học công lập như hiện nay. Hoạt động tự chủ tự chủ tài chính phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi trường đại học sẽ khuyến khích và tạo cơ sở cho các trường đại học phát triển. Do đó hoạt động tự chủ tài chính phù hợp với quy mô và tính chất của từng trường đại học đòi hỏi phải tính đến tác động của nhiều nhân tố: Điều kiện kinh tế - xã hội - văn hoá; Chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục đào tạo ở các trường đại học công lập; Chế độ chính sách của Nhà trường và quy mô, bộ máy tự chủ tài chính của trường đại học công lập; Nhiệm vụ, mục tiêu, xu hướng vận động phát triển của trường Đại học công lập và những vấn đề mới đặt ra trong việc tự chủ tài chính, nguồn tài chính ở trường Đại học công lập. Từ khóa: Đại học công lập; tài chính; tự chủ tài chính. Summary: Education and training are closely related to social, economic and political changes and developments. The impact of these changes on the state of the education system, on the educational content and structure of the academic ranks is very multi- dimensional. The most basic characteristic of higher education is the training of highly level human resources for all sectors of society. The development of the higher education system on the one-side is affected and dominated while also contributing to promoting the general development trends of modern socio-cultural life. Financial autonomy is a very important activity not only for business enterprises but also for universities. It is one of the deciding factors in the scale, quality of training as well as the prestige of the university. Especially in terms of socializing education and improving financial autonomy of public universities today. Operating financial autonomy in accordance with the specific conditions of each university will encourage and create a basis for universities to develop. Therefore, financial autonomy in accordance with the size and nature of each university requires to take into account the impact of many factors: Socio-economic and cultural conditions; Guidelines and policies of the Party and the State on education and training at public universities; The 489
  2. policy regime of the University and the size and financial autonomy of public universities; The tasks, objectives and trends of advocacy of public universities and new issues in financial autonomy and financial resources at public universities. Keywords: Public universities; finance; financial autonomy. 1. Mở đầu Giáo dục đào tạo có mối quan hệ chặt chẽ với những thay đổi, phát triển về xã hội, kinh tế và chính trị. Tác động của những biến đổi này đến trạng thái của hệ thống giáo dục, đến nội dung giáo dục và cấu trúc của các cấp bậc học là rất đa chiều. Đặc trưng cơ bản nhất của giáo dục đại học là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho tất cả các lĩnh vực của xã hội. Sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học một mặt bị tác động, chi phối đồng thời cũng góp phần thúc đẩy các xu hướng phát triển chung của đời sống văn hoá xã hội hiện đại. Tự chủ tài chính là một hoạt động rất quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà cả đối với các trường đại học. Nó là một trong những yếu tố quyết định quy mô, chất lượng đào tạo cũng như uy tín của các trường đại học. Nhất là trong điều kiện xã hội hoá giáo dục và nâng cao tính tự chủ tài chính của các trường Đại học công lập như hiện nay. Hoạt động tự chủ tài chính phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi trường đại học sẽ khuyến khích và tạo cơ sở cho các trường đại học phát triển. Do đó hoạt động tự chủ tài chính phù hợp với quy mô và tính chất của từng trường đại học đòi hỏi phải tính đến tác động của nhiều nhân tố. 2. Nội dung Nhìn chung hoạt động tự chủ tài chính của trường đại học chịu tác động của các nhân tố cơ bản sau: 2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội - văn hoá Những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá và chính sách chi tiêu công cho giáo dục đại học là các yếu tố tác động đến quá trình đổi mới hệ thống tài chính giáo dục đại học. Trước hết, đó là sự xuất hiện của nền giáo dục đại học đại chúng, hệ quả là môi trường chính sách của giáo dục đại học đã từng bước thay đổi và ngày càng gắn chặt hơn với cấu trúc nền kinh tế - xã hội. Những nhân tố trước đây được xem là phù hợp với yêu cầu tự chủ của các trường đại học thì nay không còn thích hợp và đòi hỏi phải có những cải cách, đổi mới. Mục tiêu của sự đổi mới là nâng cao chất lượng đào tạo, sự thích ứng và tính công bằng trong các trường đại học công lập. Yếu tố lao động và việc làm cũng đang có những thay đổi quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và trước yêu cầu phát triển của một nền kinh tế tri thức, nhu cầu về lực lượng lao động của xã hội đang có sự thay đổi về chất. Trước đây chủ yếu đòi hỏi một đội ngũ lao động phải được đào tạo trong các trường dạy nghề, trung học kỹ thuật, trước khi bước vào thị trường sức lao động, thì ngày nay xã hội đang có nhu cầu ngày càng tăng về lực lượng lao động được qua đào tạo ở trình độ đại học và sau đại học, các nhà khoa học và các chuyên gia bậc cao. Để đáp ứng nhu cầu về học tập của xã hội, hệ thống giáo dục đại học ở hầu hết các nước đều phải mở rộng quy mô nhằm tiếp nhận ngày càng nhiều sinh viên vào học. Kết quả là, số lượng các cơ sở đào tạo đại học ngày càng tăng, mạng lưới các trường đại học ngày càng đa dạng hơn. 490
  3. Quy mô sinh viên tăng, số lượng các trường đại học cũng tăng nhưng chi phí công cũng như các nguồn lực cung cấp cho phát triển trường đại học không tăng tương ứng. Điều này làm nảy sinh những bất cập và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng trong các trường đại học. Nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảm chất lượng giáo dục đại học, nhiều giải pháp đổi mới cả về tổ chức và tự chủ đại học đã được triển khai áp dụng. Ngày nay, nâng cao chất lượng trong các trường đại học không còn là việc riêng của từng hệ thống đại học đơn lẻ, mà đã trở thành mối quan tâm hàng đầu có tính toàn cầu của mọi quốc gia. Mục tiêu của quá trình đổi mới chính sách tự chủ đại học, trong đó có việc đổi mới hệ thống tài chính giáo dục đại học và từng bước trao quyền tự chủ tài chính cho các trường đại học là nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động trong các trường đại học. 2.2. Chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục đào tạo ở các trường đại học công lập Đây là nhân tố ảnh hưởng quyết định tới hoạt động tự chủ tài chính của trường đại học, cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị hành chính sự nghiệp có thu là một bộ phận của chính sách tài chính quốc gia, nó là căn cứ để các trường đại học xây dựng cơ chế tự chủ tài chính riêng. Vì vậy nếu cơ chế tự chủ tài chính của Nhà nước tạo mọi điều kiện để phát huy tính chủ động, sáng tạo của trường đại học thì đó sẽ là động lực nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động tự chủ tài chính của mỗi trường. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, Nhà nước tự chủ gần như tất cả các dịch vụ xã hội, trong đó có giáo dục - đào tạo. Khi đó, trường đại học được cấp toàn bộ kinh phí từ NSNN, việc sử dụng nguồn kinh phí đó như thế nào cũng hoàn toàn theo quy định của Nhà nước. Trong điều kiện đó, mọi người dân trong xã hội đều có cơ hội học tập, tuy nhiên do nguồn NSNN còn hạn hẹp nên Nhà nước không đáp ứng được nhu cầu học tập của toàn xã hội, cả về quy mô lẫn về chất lượng giáo dục. Việc chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự tự chủ của Nhà nước theo định hướng XHCN, đã tạo nên những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội - văn hoá. Theo đó lĩnh vực giáo dục cũng có những thay đổi rõ rệt theo hướng xã hội hoá sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước. Hiện nay chính sách tài chính trong giáo dục - đào tạo đối với các trường đại học công lập đổi mới theo hướng: - Tạo quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp có thu mà trước hết là Hiệu trưởng nhà trường. - Tăng cường trách nhiệm tự chủ Nhà nước và đầu tư cho giáo dục - đào tạo. - Sắp xếp bộ máy và tổ chức lao động hợp lý. - Tăng thu nhập cho người lao động. 2.3. Chế độ chính sách của Nhà trường và quy mô, bộ máy tự chủ tài chính của trường đại học công lập Thông qua cơ chế tự chủ tài chính của Nhà nước cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, các trường đại học công lập nói chung và các trường đại học dân lập nói riêng, thì mỗi trường phải xây dựng cho mình những cơ chế cho phù hợp trên nguyên tắc đảm bảo các chế độ chính sách của Nhà nước. Tuỳ theo quy mô của mỗi trường sẽ điều 491
  4. chỉnh các quan hệ tài chính khác nhau như việc xác định các hình thức huy động nguồn tài chính, việc phân phối chênh lệch thu - chi hằng năm… với các trường có quy mô lớn, nguồn vốn lớn thì dễ dàng trong việc đầu tư nâng cấp và sử dụng các trang thiết bị, nâng cao trình độ giáo viên, chất lượng sinh viên, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên do quy mô lớn, bộ máy tự chủ cồng kềnh nên việc tự chủ sẽ kém linh hoạt và tốn kém. Ngược lại với những trường có quy mô nhỏ sẽ dễ dàng thích ứng với những thay đổi về cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy… Nhưng lại khó có thể trang bị những trang thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ giáo viên… Do đó khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. 2.4. Nhiệm vụ, mục tiêu, xu hướng vận động phát triển của trường Đại học công lập và những vấn đề mới đặt ra trong việc tự chủ tài chính, nguồn tài chính ở trường Đại học công lập Trong điều kiện vận động và xu hướng phát triển của đời sống xã hội hiện đại, giáo dục đại học ở các nước đã và đang phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức to lớn, đặc biệt là vấn đề giải quyết các mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả đào tạo, đào tạo và nghiên cứu, dịch vụ, nhu cầu và nguồn lực cho phát triển… Để giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ đó thì giáo dục đại học ở nước ta đã và đang phải thực hiện các cuộc đổi mới và cải cách sâu rộng về mục tiêu và xu hướng sau: - Xu hướng đại chúng hoá: chuyển từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại chúng và phổ cập. - Xu hướng đa dạng hoá: Phát triển nhiều loại hình trường với cơ cấu đào tạo đa dạng về trình độ và ngành nghề theo hướng hàn lâm hoặc nghề nghiệp và công nghệ nặng về thực hành. - Tư nhân hoá: Để tăng hiệu quả đào tạo và thu hút nhiều nguồn lực ngoài NSNN cho giáo dục đại học, nhiều nước như Mỹ, Philipin phần lớn các trường đại học là trường đại học tư. - Bảo đảm chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh, tập đoàn hoá và công nghệ hoá giáo dục đại học. - Phát triển mạng lưới các đại học nghiên cứu để trở thành các trung tâm sản xuất, sử dụng, phân phối, xuất khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ mới, hiện đại. Thông qua đào tạo và nghiên cứu để phát hiện và thu hút nhân tài khoa học và công nghệ. - Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ đào tạo nhân lực quốc tế và khu vực. Như vậy, xu hướng chung của giáo dục đại học trên thế giới là chuyển dần sang khu vực tư nhân. Chính vì vậy, xu hướng quốc tế là tăng quyền tự chủ trong tự chủ tài chính và tự chủ nhân sự của cấp cơ sở trong hệ thống giáo dục. Các trường phải đối mặt thường xuyên với các vấn đề thực tiễn của người dạy và người học, đồng thời cũng là cấp có khả năng phân bổ và sử dụng các nguồn lực thích hợp. Xu hướng này chính là công cuộc cải cách tài chính trong tiến trình cải cách giáo dục được thực hiện có hiệu quả ở một số nước phát triển, cải cách tài chính trong tiến trình cải cách giáo dục chính là sự phân công và phân bổ lại các nguồn kinh phí phục vụ cải cách giáo dục có hiệu quả, đạt chất lượng cao. - Khoa học công nghệ phát triển đòi hỏi hoạt động tự chủ tài chính phải thay đổi cho phù hợp, tránh lạc hậu và phải phù hợp với trình độ tự chủ chung của trường đại 492
  5. học, giúp trường dễ dàng tiếp cận và thực hiện đúng mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính. Trình độ khoa học kỹ thuật - công nghệ ngày càng phát triển đa dạngvà phong phú, vì vậy tính truyền thống về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy trong trường đại học bị phá vỡ. Để khỏi bị lạc hậu, trường đại học phải thường xuyên gắn kết với khoa học công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Để tăng tính hấp dẫn của mỗi khoá học và đảm bảo tính phù hợp của khoá học với thực tế sản xuất và đời sống, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và hoạt động của trường đại học phải có sự chủ động về học thuật để thích ứng với những thay đổi hàng ngày của cuộc sống. Ngoài mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy mang tính truyền thống, hoạt động nghiên cứu khoa học của trường đại học hiện nay còn phải đạt được mục tiêu mở rộng nguồn thu nhằm tăng thu nhập của trường. Muốn vậy trường đại học phải thường xuyên chuyển các nguồn lực nghiên cứu vào các đề tài và lĩnh vực mới. Để đảm bảo thành công chính sách ưu tiên cho nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong môi trường cạnh tranh, quy trình cấp vốn cho hoạt động nghiên cứu phải hết sức năng động và linh hoạt. Hệ thống tự chủ tài chính đại học cần phải được thay đổi cho phù hợp. 3. Kết luận Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế là một xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là những thách thức to lớn, song quá trình hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế đã làm cho khoa học – công nghệ, giáo dục - đào tạo trở thành động lực, nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Đổi mới giáo dục, trong đó có giáo dục đại học cũng diễn ra trên quy mô toàn cầu, đòi hỏi các trường Đại học ở Việt Nam phải có sự thay đổi toàn diện để hội nhập với xu thế chung của toàn thế giới. Đây là nhiệm vụ đặt ra nặng nề, đòi hỏi tăng cường tự chủ tài chính theo hướng đa dạng hoá các nguồn tài chính và tự chủ hiệu quả tài chính trong giáo dục đại học vừa là yêu cầu vừa là điều kiện để phát triển giáo dục đại học ở nước ta nói chung và Đại học Đà Nẵng nói riêng, xứng đáng là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao trong khu vực và trên thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Duy Bắc (2002), “Phát triển giáo dục và Đào tạo theo tinh thần xã hội hóa”, Tạp chí Lý luận chính trị. 2. Phan Thanh Bình (2005), Hoàn thiện Tự chủ tài chính của trường Đại học Vinh, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội. 3. Bộ Chính trị (16/10/2003), Nghị quyết 38/NQ-TW Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng và phát triển Thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số93; 94; 98/1998/TT-BTC ngày 14/07/1998 quy định chế độ chi tiêu hội nghị, công tác phí cho cán bộ công chức nhà nước đi công tác trong nước, trang bị, tự chủ và sử dụng các phương tiện thông tin, điện thoại, fax, internet,... trong các cơ quan, đơn vị nhà nước. 493
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2