intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên du lịch và đề xuất giải pháp

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên du lịch và đề xuất giải pháp" tập trung vào những ý tưởng này với hy vọng người giảng dạy có thể tự nhìn lại cách giảng dạy của mình và tìm ra các phương pháp và quy trình giảng dạy mang tính ứng dụng để cả người dạy và người học có thể đi đúng hướng theo mục tiêu dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên du lịch và đề xuất giải pháp

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ThS. Nguyễn Đức Hiếu Trường Đại học Văn Hiến, Thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang tác động đachiều lên tất cả các lĩnh vực hoạt động du lịch của Việt Nam; trong đó có việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch; đặc biệt là kỹ năng tiếng Anh. Ngày nay việc giảng dạy và học tập tiếng Anh trong lớp học cũng như trực tuyến đã trở nên dễ dàng hơn với việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và mạng Internet cho cả người dạy và người học. Người giảng dạy tiếng Anh cần phải cập nhật không chỉ các tài liệu giảng dạy truyền thống, mà còn tìm ra các chiến lược và phương pháp thích hợp để cải tiến cách dạy và học trong lớp thông qua giao tiếp kỹ thuật số. Bài báo tập trung vào những ý tưởng này với hy vọng người giảng dạy có thể tự nhìn lại cách giảng dạy của mình và tìm ra các phương pháp và quy trình giảng dạy mang tính ứng dụng để cả người dạy và người học có thể đi đúng hướng theo mục tiêu dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam. Từ khóa: Công nghệ kỹ thuật số, Cách mạng công nghệ 4.0, Nhân lực, Du lịch, Tiếng Anh 236
  2. 1. GIỚI THIỆU Giáo dục là một trong những lĩnh vực đặc biệt quan trọng, đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và toàn xã hội quan tâm, đầu tƣ trong tất cả các cấp học, bậc học; trong đó có việc đào tạo tiếng Anh cho học sinh, sinh viên (SV). Chính phủ, Bộ GD-ĐT đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lƣợng dạy và học ngoại ngữ trong toàn hệ thống các trƣờng học và bậc học tại Việt Nam, đặc biệt là nâng cao chất lƣợng dạy và học ngoại ngữ tại các trƣờng cao đẳng, đại học. Việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ đã và đang đƣợc đầu tƣ rất lớn với mục tiêu SV ―tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước‖ (Thủ tƣớng Chính phủ, 2008) Tiếng Anh đƣợc xác định là một trong những năng lực quan trọng của sinh viên khi ra trƣờng của tất cả các ngành đào tạo hiện nay tại Việt Nam. Từ thời kỳ đổi mới (1986) của đất nƣớc, đến tác động của việc toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới trong đó có giáo dục Đại học, nhu cầu tăng cƣờng khả năng dạy và học tiếng Anh trở thành một mục tiêu quan trọng trong việc cải cách giáo dục Đại học tại Việt Nam. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, chính phủ đã có những chƣơng trình đào tạo và hợp tác với các đối tác trong việc phát triển các chƣơng trình đào tạo cũng nhƣ hỗ trợ giáo viên, giảng viên và chuyên gia đi học tập tại nƣớc ngoài. Rất nhiều giảng viên và chuyên gia sau khi tập huấn từ nƣớc ngoài về đã mang rất nhiều những kiến thức và phƣơng pháp giúp phát triển các chƣơng trình đào tạo mà họ đã học đƣợc áp dụng tại cơ sở đào tạo. Một số các lý thuyết, quy trình và phƣơng pháp đã đƣợc áp dụng có thể kể ra đây nhƣ: tiếng Anh giao tiếp, hệ thống thông tin hỗ trợ học tiếng Anh, hợp tác giảng dạy tiếng Anh…. (Tuyet, 2013). Một trong những điểm yếu của lao động du lịch Việt Nam so với các nƣớc trong khu vực nhƣ: Singapore, Thái Lan, Philippines… là sử dụng ngoại ngữ kém hơn. Chỉ có 60% lao động du lịch biết sử dụng ngoại ngữ, trong đó chủ yếu tiếng Anh (42%), còn lại tiếng Trung (5%), tiếng Pháp (4%) và một vài ngoại ngữ khác. Tuy nhiên, số lao động du lịch có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 15%), chủ yếu là bộ phận hƣớng dẫn viên và lễ tân khách sạn. Cũng có khoảng 60% lao động du lịch biết sử dụng máy tính phục vụ công việc nhƣng chủ yếu chỉ đáp ứng các công việc đơn giản. (Báo văn hóa, 2019). Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ có 49.3% sinh viên sau khi ra trƣờng đặt yêu cầu về tiếng Anh, 19% sinh viên không đạt yêu cầu và 32% cần đào tạo lại. Theo nghiên cứu của Tuyết Mai (2016) đã cung cấp số liệu về trình độ tiếng Anh của sinh viên năm nhất thì điểm số TOEIC trung bình đạt đƣợc từ 220-24/900, và chỉ ra rằng sinh viên cần 360 giờ học tiếng Anh để đạt đƣợc điểm TOEIC 450-500/900, trong khi sinh viên chỉ có 225 giờ trên lớp để học tiếng Anh trong suốt 4 năm học (Tuyet Mai, 2016). Theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 nhằm mục tiêu đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập làm việc trong môi trƣờng hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của ngƣời Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Mục tiêu cụ thể của Đề án Ngoại ngữ quốc gia trong hệ thống các trƣờng đại học nhƣ sau: đối với các ngành học không chuyên ngữ, sau khi tốt nghiệp, sinh viên phải đạt trình độ tối thiểu bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ; đối với các ngành chuyên ngữ, sinh viên tốt nghiệp cao đẳng phải đạt trình độ bậc 4, tốt nghiệp đại học phải đạt trình độ bậc 5 đồng thời đƣợc đào tạo ngoại ngữ hai đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Một vài con số cụ thể để nhận ra mục tiêu phấn đấu nhƣ sau: đối với giáo dục nghề nghiệp, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, có khoảng 60% học sinh trung cấp, 100% sinh viên trƣờng cao đẳng và tới năm 2025, 90% học sinh trƣờng trung cấp đạt trình độ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và có thể sử dụng tiếng Anh trong việc làm. Ở bậc đại học không chuyên ngữ, đến năm 2020 sẽ có khoảng 70% sinh viên và đến năm 2050 tất cả sinh viên phải đạt chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp (bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam). Chất lƣợng của việc dạy và học tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo là một dấu hỏi lớn, có rất nhiều vấn đề đƣợc chỉ ra trong việc dạy tiếng Anh với hai chƣơng trình phổ biến hiện nay là dạy Tiếng Anh cơ bản (English as a foreign language - EPL) và tiếng Anh chuyên ngành (English for 237
  3. specific purposes - ESP). Các nhân tố có thể đƣợc liệt kê ra nhƣ: lớp học quá đông sinh viên, tài liệu giảng dạy không đầy đủ, trình độ sinh viên không đồng đều, giảng viên có trình độ tiếng Anh không đạt yêu cầu, thiếu thời gian thực tập tiếng Anh, phƣơng pháp giảng dạy thiếu hiệu quả, giảng viên không đầu tƣ nhiều cho bài giảng, tập trung giảng dạy ngữ pháp, đánh giá thấp vai trò của sinh viên (Khuong, 2015). 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Việc tạo động lực cho sinh viên trong việc học tiếng Anh đƣợc rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu quan tâm và đã có nhiều công trình trong việc tìm ra các phƣơng pháp giúp sinh viên cảm thấy hứng thú cho việc học tiếng Anh. Để có thể tìm ra các phƣơng pháp thích hợp thì việc tìm ra các yếu tố làm giảm sút động lực (Demotivation) học tập của sinh viên là tiền đề để có thể đánh giá tổng thể các nhân tố tác động và đề ra giải pháp khắc phục. Theo nghiên cứu của Gorham and Christophel (1992) thì các yếu tố tác động làm suy giảm động lực học tập đƣợc chia làm ba loại: Thái độ giảng viên, chƣơng trình giảng dạy, và nội dung giảng dạy. Richard và Thu Trang (2007) đƣa ra một số tác động ảnh hƣởng trực tiếp lên động lực học tập tiếng Anh của sinh viên nhƣ: nhân tố bên trong từ bản thân sinh viên, các nhân tố bên ngoài liên quan đến thái độ giảng viên, môi trƣờng học tập và các yếu khác từ xã hội và nghề nghiệp. Ngoài việc học tiếng Anh theo các trình độ từ cơ bản đến nâng cao để phát triển các kỹ năng thì việc học tiếng Anh chuyên ngành đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên. Việc đƣa tiếng Anh vào trong bối cảnh cụ thể của công việc hoặc tình huống trong ngành nghề liên quan giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nghề, kiến thức về nghề, cũng nhƣ nhu cầu giao tiếp ngoại ngữ trong công việc, vấn đề là làm sao đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong việc dạy tiếng Anh chuyên ngành là một câu hỏi lớn. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, giảng viên dạy tiếng Anh chuyên ngành đóng vai trò nhƣ là một chuyên gia (Hyland, 2007), không chỉ có chuyên môn tiếng Anh cao mà họ còn có kiến thức trong lĩnh vực nghề đang dạy. Dudley-Evans and St John (1998) khẳng định rằng ngƣời học tham gia các khoa học tiếng Anh chuyên ngành là sinh viên ở các trƣờng đại học hay cao đẳng, hoặc là những ngƣời đã đi làm việc. Sinh viên tham gia khóa học tiếng Anh nên có trình độ Tiếng anh cơ bản cấp độ trung cấp hoặc tối thiểu là sơ cấp. Eliss and Jonson (1994) và Duley (1998) đã đề xuất về yêu cầu đối với giảng viên dạy tiếng Anh chuyên ngành nhƣ sau: - Giảng viên dạy tiếng Anh chuyên ngành phải tốt nghiệp đại hoc ngành ngôn ngữ Anh bởi vì dạy tiếng Anh chuyên ngành là dạy ngôn ngữ chứ không phải dạy chuyên môn. Giảng viên phải biết khơi dạy sự thích học Tiếng anh của sinh viên để sau này các em sử dụng tiếng anh để phục vụ chuyên môn của mình. - Giảng viên phải có kiến thức cơ bản về chuyên ngành đó và họ phải là ngƣời có thể thiết kế khóa học và phát triển tài liệu. - Giảng viên phải là một nhà nghiên cứu để phát triển tài liệu và đƣa ra các phƣơng pháp giảng dạy ngôn ngữ thích hợp. - Giảng viên phải là một ngƣời biết hợp tác cùng đồng nghiệp, cùng sinh viên và phải có thái độ tích cực để hƣớng sinh viên yêu nghề. Tiếng Anh chuyên ngành du lịch là tiếng Anh mang đặc thù chuyên môn ở lĩnh vực hẹp. Hệ thống chủ điểm của tiếng Anh chuyên ngành du lịch gắn với các nội dung chuyên sâu của chuyên ngành, mang tính đặc thù riêng của ngành du lịch và rất cần thiết cho công việc của hƣớng dẫn viên du lịch. Nhƣ vậy, để hiểu đƣợc thế nào là tiếng Anh chuyên ngành du lịch, chúng ta cần phải nắm đƣợc các khía cạnh công việc đòi hỏi ngƣời hƣớng dẫn viên du lịch sử dụng tiếng Anh. Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí English for Specific Purposes World, NittayaSanguanngarm (2011) đã tổng hợp hai nhiệm vụ chính của hƣớng dẫn viên cần sử dụngtiếng Anh: - Dẫn chƣơng trình du lịch (đón khách tại điểm; cung cấp thông tin cần thiết cho khách;thuyết minh tuyến điểm và giới thiệu các kiến thức văn hóa, lịch sử, xã hội liên quan; trả lờicâu hỏi và thắc mắc của khách; tiễn khách). - Lên và mô tả lịch trình chƣơng trình du lịch. 238
  4. Tiếng Anh chuyên ngành du lịch cũng không nằm ngoài bối cảnh chung của việc học và sử dụng tiếng Anh phổ thông và tiếng Anh chuyên ngành. Muốn sử dụng đƣợc tiếng Anh chuyên ngành du lịch, ngƣời học phải tƣơng đối thông thạo tiếng Anh chuyên ngành để có cơ sở về kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng diễn đạt và kỹ năng nhận thức hỗ trợ cho tiếng Anh hƣớng dẫn du lịch hình thành và phát triển. Do đặc thù công việc, các hƣớng dẫn viên du lịch cần có khả năng giao tiếp tốt không chỉ liên quan đến giao tiếp thông thƣờng hay tiếng Anh để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể mà còn cần vốn tiếng Anh sâu rộng về mọi lĩnh vực, đặc biệt là các kiến thức văn hóa. Nhƣ vậy, tiếng Anh chuyên ngành du lịch đƣợc xem là một yếu tố cơ bản hình thành nguồn nhân lực có năng lực nghề nghiệp cao, thích nghi với đòi hỏi khắt khe của thị trƣờng sức lao động. Trình độ hiểu biết và sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành du lịch rõ ràng đóng vai trò có tính xung lực trong việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của nhân lực ngành Du lịch theo những chuẩn mực quốc tế. 3. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN 3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực học tiếng Anh của sinh viên Việc giảm sút động lực học tiếng Anh từ phía sinh viên đã đƣợc cảnh báo và nêu ra để bàn bạc trong thời gian dài, tuy rằng đã có những thay đổi tích cực trong việc giảng dạy cũng nhƣ cải thiện môi trƣờng học tập, thì vấn đề học tiếng Anh của sinh viên vẫn tiếp tục giảm sút và kỹ năng về tiếng Anh của sinh viên mới ra trƣờng chƣa đạt yêu cầu vẫn đang là một thực trạng phổ biến hiện nay(Khuong, 2015). Đã có nhiều nghiên cứu để tìm ra các yếu tố tác động đến việc suy giảm động lực học ngoại ngữ từ phía sinh viên, các nghiên cứu chỉ ra các tác động lên sinh viên trong việc học ngoại ngữ đƣợc tóm gọn trong ba nhân tố chính: nhân tố bên trong từ phía bản thân sinh viên, và nhân tố bên ngoài đến từ giáo viên, môi trƣờng học tập và các tác động khác (Richard, 2007). Thái độ học tập, kinh nghiệm từ những thất bại hoặc thành công trong việc học và lòng tự trọng là những yếu tố chính từ phía bản thân sinh viên tác động đến động lực học tiếng Anh. Thái độ học tập tác động rất lớn đến động lực học tiếng Anh của sinh viên, khác với những môn học mà sinh viên đƣợc học bằng tiếng Việt, thì việc học tiếng Anh đòi hỏi ở sinh viên nỗ lực học tập rất lớn; có thể kể ra các yếu tố trong thái độ học tập mà sinh viên thƣờng gặp khó khăn nhƣ: khó khăn trong việc phát âm, vốn từ ngữ lớn và sự phức tạp trong ngữ pháp. Mỗi yếu tố trên có những tác động khác nhau đến sinh viên, và đa số sinh viên cảm thấy việc học ngữ pháp tiếng Anh là khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải và làm giảm động lực học của họ (Trang, 2007). Nhƣng đó chƣa phải là yếu tố lớn nhất tác động đến sinh việc, những kinh nghiệm đến từ việc thất bại và thành công trong việc học ảnh hƣởng trực tiếp lên động lực học tập của sinh viên; các yếu tố có thể liệt kê ra đây nhƣ: thất bại trong việc hiểu bài học, thua kém các bạn trong lớp, khó khăn trong việc trả lời câu hỏi từ giảng viên, khó khăn trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh, và kết quả thấp cho dù đã nỗ lực trong việc học. Ngoài hai yếu tố lớn nhƣ đã nói thì một phần lý do đến từ lòng tự trọng của sinh viên, việc bị giảng viên la mắng hay chê cƣời từ bạn bè trong lớp học về thành tích làm sinh viên cảm thấy bị xúc phạm và dẫn đến việc họ mất động lực trong việc học. Ngoài ra sinh viên còn bị một số tâm lý nhƣ: sợ mất mặt trƣớc đám đông, tự ti về bản thân cũng phần nào tác động lên việc học của sinh viên. Các yếu tố đƣợc xếp thứ tự từ lớn đến nhỏ tác động đến việc làm giảm động lực học của sinh viên đối với môn tiếng Anh thể hiện trong bảng 1. Bảng 1: Các yếu tố bên trong tác động đến việc học tiếng Anh của sinh viên Nhân tố bên trong Thái độ trong việc học Kinh nghiệm trong việc học Lòng tự trọng Ngữ pháp phức tạp Khó khăn trong tiếp thu bài học Không tự tin Khó khăn trong việc giao tiếp Vốn từ vựng lớn Cảm thấy bị xúc phạm bằng tiếng Anh Khó khăn trong việc phát âm Kết quả học tập thấp Khó khăn trong việc trả lời câu hỏi hay làm bài tập Thua kém bạn bè cùng lớp Nguồn: Richard, 2007; Cam Thi Hong Khuong, 2015; Hoang van van 239
  5. Tuy nhiên các nhân tố từ phía bản thân sinh viên có thể khắc phục đƣợc phần nào giúp sinh viên có thêm động lực trong việc học và họ có thể kiểm soát đƣợc.Vấn đề lớn nhất mà sinh viên gặp phải ở đây là các nhân tố bên ngoài có tác động rất lớn đến động lực học tiếng Anh của sinh vên. Các nhân tố bên ngoài nhƣ giảng viên giảng dạy, môi trƣờng học tập và các yếu tố khác đến từ xã hội và gia đình. Giảng viên tiếng Anh đƣợc nhắc đến nhiều trong các nghiên cứu về việc dạy và học ngoại ngữ trong các trƣờng Đại học, các yếu tố liên quan đến giảng viên có thể đƣợc liệt kê ra nhƣ sau: Thái độ của giảng viên, kiến thức và chuyên môn giảng dạy, phƣơng pháp giảng dạy và phƣơng pháp kiểm tra đánh giá. Các yếu tố đƣợc liệt kê trong bảng 2 cho thấy cách nhìn nhận của sinh viên về giảng viên thông qua thái độ, phƣơng pháp giảng dạy cũng nhƣ các phƣơng thức kiểm tra đánh giá tác động lên động lực học tiếng Anh của sinh viên, các tác động này gần nhƣ không phân biệt cho sinh viên học các chuyên ngành khác nhau ở cấp độ tiếng Anh cơ bản (English as Foreign Language). Trong các yếu tố kể trên thì phƣơng pháp giảng dạy và thái độ giảng viên tác động rất lớn đến giảng viên (Hong, 2014). Sự thiếu quan tâm và nhiệt huyết của giảng viên đến từ nhiều yếu tố bị tác động bởi môi trƣờng khách quan và áp lực của cuộc sống, dẫn đến việc giảng viên không thực sự để hết tâm trí vào việc giảng dạy cho sinh viên, tuy nhiên nó có thể đƣợc khắc phục nếu có sự quan tâm từ các cấp quản lý. Về yếu tố phƣơng pháp giảng dạy sẽ đƣợc nói nhiều hơn trong phần sau trong việc đề cập đến việc giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên ngành du lịch tại các trƣờng đại học, vì đây là yêu tố có tác động lớn nhất đến việc phát triển kỹ năng cho sinh viên cũng nhƣ tạo động lực cho sinh viên học tập. Bảng 2: Yếu tố tác động từ giảng viên lên động lực học tập của sinh viên Nhân tố bên ngoài Giảng viên Phƣơng pháp Phƣơng pháp Thái độ giảng viên Chuyên môn giảng dạy kiểm tra đánh giá Thiếu sự quan tâm Không sáng tạo, nhàm Kiểm tra ngoài những Uy tín thấp và nhiệt huyết chán gì trong sách Nghiêm khắc và Phát âm không không phân biệt theo Giảng dạy không đầy đủ không linh động đúng và khó hiểu trình độ Phản hồi thiếu chính Xúc phạm sinh viên Lƣợng bài không hợp lý xác Thiên vị Nói quá nhanh Thƣờng xuyên kiểm tra sinh viên Bài học giới hạn theo sách giáo khoa Các bài học lặp lại theo từng lớp Mỗi giảng viên có mỗi phƣơng pháp khác nhau Nguồn: Richard, 2007; Cam Thi Hong Khuong, 2015; Hoang Van Van Môi trƣờng học tập cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tạo động lực học tập cho sinh viên trong việc học tiếng Anh. Qua bảng 3 có thể thấy các yếu tố từ môi trƣờng học tập ảnh hƣởng phần nào đến việc học tiếng Anh của sinh viên, tuy nhiên có thể thấy các yếu tố này có thể đƣợc cải thiện nếu có sự đầu tƣ đúng mức và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn học tiếng Anh. Bảng 3: Các yếu tố từ môi trƣờng học tập và các yếu tố khác Môi trƣờng học tập Không khí Cơ hội sử dụng tiếng Điều kiện Thời gian Sách giáo khoa lớp học Anh học tập trên lớp Ít cơ hội thực tập tiếng Lớp đông sinh Thời gian học Căng thẳng Nhàm chán Anh tại lớp viên không thuận lợi Im lặng và Không có cơ hội thực Phƣơng tiện giảng Thời gian học ít Không phân 240
  6. buồn chán tập tiếng Anh với dạy không đầy đủ biệt trình độ ngƣời nƣớc ngoài sinh viên Hành vi Trình độ sinh viên Sách hƣớng dẫn tiêu cực không đồng đều Thiếu các hoạt động ngoại khóa Các yếu tố khác Nghĩa vụ Thay đổi tiêu cực Yêu cầu từ phụ huynh Sự thay đổi giảng viên từ tốt sang không tốt Yêu cầu về đầu ra tiếng Anh Thay đổi môi trƣờng học tập, bạn bè mới Yêu cầu của nghề nghiệp Phải học quá nhiều môn Nguồn: Richard, 2007; Cam Thi Hong Khuong, 2015; Hong, 2014 3.2. Khuynh hƣớng giảng dạy hiện nay Để có tầm nhìn toàn cầu trong việc cải thiện việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, chúng ta cần tiếp cận ba xu hƣớng chủ chốt về giảng dạy trên thế giới trong thế kỷ XXI. Chuyển giao bằng kỹ thuật số (Digital Delivery): Không còn tập trung hoàn toàn vào sách làm nguồn cung cấp nội dung giảng dạy, các nhà giáo dục và ngƣời học đều có thói quen sử dụng các mạng trên Internet để tìm kiếm các thông tin đáng tin cậy, có giá trị và cập nhật đến từng giây phút. Thiết lập động lực theo sở thích (Interest-Driven): Mặc dù thông thƣờng ngƣời học đợi đến tuyển sinh đại học nhƣ tại Việt Nam, hoặc từ năm thứ ba nhƣ tại Hoa Kỳ mới chọn ngành học, xu hƣớng ngày nay ngƣời học đƣợc định hƣớng sở thích chuyên ngành ngay từ khi mới bƣớc vào trƣờng trung học. Trên cơ sở sở thích và nhu cầu của ngƣời học, các chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng cho phù hợp. Kỹ năng thế kỷ XXI (21st century Skills) - Giáo dục toàn cầu hiện nay tập trung chu ý đến việc đào tạo con ngƣời hay nhân lực cho thế kỷ 21 nhằm giáo dục cho ngƣời học đạt đƣợc nhu cầu: sẵn sàng cho thế giới thực ngoài kia (real-world deadiness). - Những chủ đề nhƣ tính hợp tác, khả năng đổi mới, tƣ duy phê phán và truyền thông đƣợc cho là quan trọng nhƣ nhiều môn học cơ bản khác vì đó là những kỹ năng thực tiễn có thể ứng dụng ở thế giới bên ngoài nhà trƣờng. - Tuy nhiên, không chỉ là các kỹ năng thực tiễn mà điều quan trọng hơn là ngƣời học có thể ―lƣớt‖ trong thế giới kỹ thuật số quanh họ với sự tự tin, không hề sợ hãi. Tìm ra đƣợc thông tin cần thiết trong hàng triệu thông tin trên mạng, biết thông tin nào đáng tin cậy, thông tin nào đáng vứt bỏ trong vô số nguồn của mạng Internet. Ngƣời học cũng cần biết cách và đóng góp điều gì cho cộng đồng mạng toàn cầu, và biết cách để trở thành công dân kỹ thuật số có trách nhiệm. 3.3. Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên Đại học Tiếng Anh chuyên ngành là một trong những môn học bắt buộc ở trình độ Đại học đối với sinh viên, đối với các ngành học mà sự tƣơng tác với tiếng Anh rất nhiều nhƣ Du lịch hay kinh doanh thì tiếng Anh gần nhƣ là kỹ năng bắt buộc để có thể làm việc cũng nhƣ phát triển sự nghiệp, và với xu hƣớng toàn cầu hóa cũng nhƣ hội nhập kinh tế khu vực nó càng trở nên cấp thiết và mang yếu tố quyết định. Đánh giá đƣợc vai trò quan trọng của việc giảng day tiếng Anh chuyên ngành, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều trở ngại trong việc nâng cao chất lƣợng của giảng viên cũng nhƣ sinh viên để có thể đạt đƣợc kết quả tốt. Đa số giảng viên hiện nay giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành thƣờng không có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về ngành mà họ giảng dạy, vẫn chú yếu là chú trọng trong việc dạy ngữ pháp cũng nhƣ kỹ năng đọc và viết (Lai, 2017) 3.3.1. Các yếu tố liên quan đến sinh viên Sự khác nhau về vùng miền cũng nhƣ hệ thống giáo dục tại các cơ sở địa phƣơng dẫn đến trình độ sinh viên có sự chêch lệch và đặc biệt là tiếng Anh. Sự tiếp xúc với môn học tiếng Anh có sự khác nhau về thời gian và phƣơng pháp giảng dạy cũng nhƣ trình độ của sinh viên và giảng viên. 241
  7. Kế đến nhu cầu sử dụng tiếng Anh ở mỗi khu vực và ngành khác nhau nên cũng ảnh hƣởng đến việc dạy tiếng Anh chuyên ngành (To Hoa, 2016). Chính những sự khác nhau ở trên dẫn đến sinh viên có trình độ khác nhau và không đồng đều khi bắt đầu các môn học tiếng Anh ở đại học, dẫn đến các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết cũng khác nhau. Sự khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành. Sinh viên gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm, các tình huống trong công việc và xử lý công việc bằng tiếng Anh. Sinh viên đã quen thuộc trong việc sử dụng tiếng Việt trong việc xử lý các tình huống cũng nhƣ đọc các khái niệm, và khi chuyển qua tiếng Anh thì họ cần nhiều thời gian hơn để có thể hiểu đƣợc, và nhiều sinh viên bỏ cuộc khi không thể nhớ và áp dụng tiếng Anh chuyên ngành cho công việc của họ. Một khó khăn mà sinh viên thƣờng xuyên gặp phải chính là vốn từ, việc học tiếng Anh cơ bản đã là một khó khăn cho sinh viên trong việc có đƣợc vốn từ vựng phong phú, thì khi chuyển qua học tiếng Anh chuyên ngành sẽ thực sự là trở thành một thách thức rất lớn cho sinh viên trong việc có thể ghi nhớ hết đƣợc (Tuyet Mai, 2016). 3.3.2. Các yếu tố liên quan đến giảng viên Việc dạy tiếng Anh chuyên ngành phụ thuộc nhiều vào tài liệu giảng dạy và bài giảng của giảng viên. Hiện nay việc thiếu các sách về tiếng Anh chuyên ngành đang gây khó khăn cho sinh viên và cả giảng viên trong việc tìm tài liệu để học và giảng dạy. Đa số các tài liệu chỉ tập trung phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và dịch thuật. Giảng viên sử dụng tài liệu để dạy sinh viên trong việc đọc tài liệu và ghi nhớ từ vựng (Lâm, 2011). Trình độ giảng viên và phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành còn nhiều bất cập. Giảng viên không có nhiều kinh nghiệm và kiến thức để có thể giúp sinh viên sử dụng tiếng Anh trong các tình huống cụ thể liên quan đến ngành nghề mà họ sẽ làm việc. Ngoài ra, sự thiếu thốn về phƣơng tiện và thời gian giảng dạy cũng phần nào làm giảm hiệu quả của việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành (Ho, 2011). Việc xây dựng đề cƣơng để hỗ trợ cho giảng viên tiếng Anh chuyên ngành còn thiếu và đó là một thách thức lớn cho các chƣơng trình đào tạo hiện nay. Việc giảng viên không có kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực mà giảng dạy sẽ đƣợc hỗ trợ nhiều hơn nếu họ có đề cƣơng môn học giúp họ định hình đƣợc việc sẽ giảng dạy nhƣ thế nào và sử dụng công cụ gì để đạt hiệu quả cao nhất (Lai, 2017). 3.3.3. Các yếu tố khác Việc tổ chức lớp học nhƣ hiện nay gây một khó khăn lớn cho giảng viên trong việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, với số lƣợng sinh viên trung bình trên 50 ngƣời một lớp học thực sự là tình huống khó cho giảng viên trong việc tiếp cận đƣợc sinh viên, giúp sinh viên thực hiện các tình huống và đánh giá đƣợc từng sinh viên (Hong, 2014). Với việc phải hoàn thành các môn học và đạt kết quả tốt là thách thức với sinh viên và cả giảng viên. Đạt đƣợc điểm số tốt vẫn là mục tiêu quan trọng với sinh viên trong mỗi môn học và tiếng Anh chuyên ngành cũng không ngoại lệ. Và giảng viên cũng tập trung trong việc giảng dạy để sinh viên có thể đạt điểm cao mà bỏ qua các kiến thức thực sự cần thiết cho sinh viên (Hong Khuong, 2015). 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN DU LỊCH 4.1. Xây dựng chƣơng trình đào tạo Các cơ sở đào tạo chƣơng trình tiếng Anh chuyên ngành du lịch nên phối hợp với nhau trong thiết kế và xây dựng chƣơng trình đủ năng lực, đảm trách tốt việc xây dựng chƣơng trình nhằm đảm bảo hiệu quả giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho ngƣời học. Trong việc xây dựng chƣơng trình phải chú ý đến tính liên tục và tính kế thừa để nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh chuyên ngành cho đội ngũ hƣớng dẫn viên đang công tác trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và phát triển chƣơng trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho nghề hƣớng dẫn du lịch theo hƣớng chuẩn hóa và thống nhất. Đổi mới cơ bản việc xây dựng chƣơng trình đào tạo dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng đƣợc quy định trong các thang chuẩn đánh giá năng lực tiếng Anh quốc gia và quốc tế hiện hành. 242
  8. 4.2. Phát triển tài liệu dạy học Phát triển tài liệu dạy học là một trong những kỹ năng quan trọng của ngƣời dạy. Với sự trợ giúp của những tổ chức nƣớc ngoài, tài liệu mẫu về tiếng Anh du lịch, các đơn vị đào tạo cần phối hợp để thống nhất biên soạn bộ giáo trình chuẩn, cập nhật và phù hợp với nhu cầu đào tạo mới. Phát triển tài liệu dạy học tiếng Anh chuyên ngành du lịch cho nghề hƣớng dẫn du lịch phù hợp với thực tế hoạt động nghiệp vụ ở địa bàn tỉnh; cập nhật phù hợp với nhu cầu đào tạo mới và dùng thống nhất trên toàn quốc. Đẩy mạnh việc triển khai xây dựng ngân hàng đề thi trên cơ sở quy chuẩn cho lĩnh vực hƣớng dẫn du lịch dựa trên các chƣơng trình, giáo trình và tài liệu tham khảo chung đã đƣợc thống nhất. Để dạy học tiếng Anh du lịch theo nhu cầu xã hội, trƣớc hết cần vạch ra các mục tiêu cần đạt đƣợc của học phần, từ đó xây dựng các bài học và lựa chọn tài liệu phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều tài liệu dạy học tiếng Anh du lịch phổ biến. Tuy nhiên, lựa chọn một, hai hoặc ba giáo trình đáp ứng đủ các mục tiêu đặt ra là điều khó khả thi. Vì vậy, cần thiết phải biên soạn một bộ giáo trình phù hợp bằng việc lựa chọn các bài dạy đáp ứng mục tiêu dạy học từ các bộ giáo trình có sẵn kết hợp sử dụng tài liệu thực tế và các bài do giảng viên tự biên soạn. Bên cạnh đó, việc kết hợp sử dụng tài liệu thực tế cũng là một giải pháp cần thiết. Ngoàicác bài học có trong giáo trình đã xuất bản, việc dạy học tiếng Anh cho hƣớng dẫn viên du lịch cần phải theo hƣớng tiếp cận tài liệu hiện đại. Vì vậy, cập nhật các thông tin du lịch trên mạng Internet về thực tế công việc của một hƣớng dẫn viên du lịch để đƣa vào bài học là một phần quan trọng trong dạy học tiếng Anh chuyên ngành du lịch cho ngƣời học. 4.3. Hình thức tổ chức dạy học Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ cho hƣớng dẫn viên ngành du lịch. Thứ nhất, dạy học tiếng Anh theo định hƣớng giao tiếp: Xuất phát từ mục đích sử dụng ngôn ngữ, việc dạy học tiếng Anh du lịch chủ yếu nhằm phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong các tình huống du lịch. Dạy học tiếng Anh du lịch theo phƣơng pháp dạy giao tiếp qua đối thoại đòi hỏi ngƣời học phải biết cách sử dụng tiếng Anh để tham gia vào các cuộc thảo luận, đàm thoại về các vấn đề liên quan đến du lịch. Thứ hai, dạy học tiếng Anh du lịch theo định hƣớng phát triển tính tự chủ cho ngƣời học: Sử dụng bài tập lớn cá nhân, bài tập lớn theo nhóm giúp ngƣời học chủ động tự nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn các vấn đề về văn hóa du lịch của một vùng miền cụ thể theo sở thích cá nhân và nhu cầu công việc. Thứ ba, dạy học tiếng Anh du lịch theo chủ đề: Tổ chức các hoạt động dạy học (nghe,nói, đọc, viết, thuyết trình…) xoay quanh các vấn đề liên quan đến văn hóa du lịch nhƣ ẩm thực, phong tục tập quán, làng nghề, lễ hội, di tích lịch sử… Các chủ đề mà các hƣớng dẫn viên thƣờng gặp trong công việc thực tế. Thứ tư, dạy học tiếng Anh du lịch theo tình huống: Ngƣời học đóng vai nhân viên công ty lữ hành, hƣớng dẫn viên du lịch ở các địa điểm du lịch. Ở mỗi vai, ngƣời học phải biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có thái độ ứng xử lịch sự, thể hiện tính chuyên nghiệp. Các tình huống tƣơng tác với khách du lịch thực tế đƣợc lồng vào trong bài học nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, khả năng phản xạ tiếng Anh cho hƣớng dẫn viên du lịch và thuyết minh viên. 4.4. Hình thức kiểm tra, đánh giá - Đa dạng hình thức kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên. Cụ thể, ngoài hình thức bài kiểm tra viết truyền thống, có thể sử dụng các hình thức đánh giá thông qua thuyết trình, bài tập lớn cá nhân và nhóm, đóng vai trong các tình huống du lịch. - Đánh giá bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trên thực tế ở phần lớn các khóa học, vì một số điều kiện khách quan, hình thức đánh giá chủ yếu thông qua bài kiểm tra đọc - viết trên giấy. Tuy nhiên, đối với các lớp bồi dƣỡng tiếng Anh cho hƣớng dẫn viên du lịch và thuyết minh viên, các bài kiểm tra cần đƣợc thiết kế đặc thù, chú trọng vào kiểm tra năng lựcgiao tiếp, kỹ năng nghe nói và xử lý các tình huống du lịch mà họ gặp phải. 4.5. Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên giảng dạy Theo nhu cầu xã hội, việc dạy học tiếng Anh du lịch không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh cho ngƣời học, mà điều quan trọng hơn là phát triển kỹ 243
  9. năng giao tiếp, khả năng sử dụng kiến thức chuyên ngành hiệu quả trong quá trình làm việc phục vụ khách du lịch nƣớc ngoài. Vì vậy, giáo viên giảng dạy tiếng Anh cho hƣớng dẫn viên phải là giáo viên tiếng Anh. Với kỹ năng tổ chức các hoạt động ngôn ngữ trong và ngoài lớp học, giáo viên tiếng Anh có khả năng biến quá trình tiếp thụ kiến thức chuyên ngành bị động của sinh viên thành quá trình học tập chủ động, tích cực. Hơn nữa, để đạt đƣợc chất lƣợng đào tạo theo yêu cầu, việc đào tạo giáo viên chuyên ngành nói chung và tiếng Anh du lịch nói riêng là một yếu tố rất quan trọng vì ngoài kiến thức ngôn ngữ và văn hóa nói chung, giáo viên cần có kiến thức chuyên ngành chuyên sâu nhất định. Để đáp ứng yêu cầu này, giáo viên tiếng Anh du lịch cần phải tham gia các khóa bồi dƣỡng, các hội thảo chuyên ngành, đồng thời làm việc trực tiếp với giáo viên chuyên ngành để có kiến thức sâu hơn về lĩnh vực du lịch. Với vai trò của ngƣời giáo viên tiếng Anh chuyên ngành, ngoài việc nắm vững mục tiêu của học phần, hiểu rõ nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy học, và kiểm tra đánh giá, còn phải linh hoạt để nắm bắt những thay đổi trong ngành, nhằm đáp ứng việc dạy học hƣớng tới nâng cao năng lực ngƣời học, đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời học và nhu cầu của xã hội vốn không ngừng phát triển và thay đổi. Điều này yêu cầu ngƣời giáo viên tiếng Anh chuyên ngành phải luôn cập nhật thông tin, tự học hỏi để theo kịp sự phát triển của ngành. 4.6. Một số ví dụ về ứng dụng công nghệ cụ thể qua Internet mang tính toàn cầu Chương trình TED (Technology, Entertainment, Design): đây là một chuỗi chƣơng trình dƣới dạng các cuộc trò chuyện ngắn, hiệu quả theo nhiều chủ đề khoa học, kinh doanh và toàn cầu với hơn 110 ngôn ngữ khác nhau. Ngƣời nói chuyện là những diễn giả nối tiếng khắp toàn cầu. Đây là chƣơng trình giúp ngƣời học trau dồi tiếng Anh và kiến thức có tính toàn cầu ngoài lớp học. Ứng dụng chương trình Duolingo Apps: đây là một chƣơng trình học tiếng Anh miễn phí ứng dụng qua smartphone mà phần nhiều ngƣời học Việt Nam ngày nay đều có. Ngƣời dạy trên lớp có thể ra bài tập và kiểm tra tiến độ học tập của ngƣời học theo hệ thống bảng theo dõi. Sử dụng mạng xã hội (Social Networks): theo thống kê của trung tâm IACP Center for Social Media, hàng ngày Facebook có lƣợng ngƣời sử dụng 1 tỉ 3 ngƣời và Twitter có 175 triệu ngƣời. Mạng xã hội là một công cụ rất tốt để tạo ra cộng đồng học tập và lộ trình giao tiếp. Ví dụ, hàng ngày ngƣời dạy có thể cung ứng một số điểm cho ngƣời học nhƣ Phát âm trong ngày hay từ vựng mỗi ngày. Web Quests: đây là trang mạng đƣợc xây dựng bởi Trƣờng Đại học San Diego, Hoa Kỳ, rất hấp dẫn với ngƣời học khi sử dụng Internet để xây dựng kỹ năng tiếng Anh. Ngƣời dạy giao bài làm để ngƣời học sử dụng vốn tiếng Anh của mình làm bài cho ngƣời dạy đánh giá. Ngƣời dạy cũng có thể tự thiết kế chƣơng trình giảng dạy của mình cho ngƣời học. Trên đây là một vài ví dụ cho việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy ngoài lớp học để việc dạy và học ngoại ngữ có thể thực hiện theo thời gian 24/7, tiện lợi cho nhiều ngƣời học tiếng Anh ngày nay. Tất nhiên, ngƣời dạy tiếng Anh cũng cần có trình độ giao tiếp đƣợc bằng công nghệ thông tin để có thể tiến hành các công cụ này hiệu quả. 5. KẾT LUẬN Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế ASEAN nói chung. Theo Tổ chức Du lịch thế giới, trong thế kỷ 21 du lịch trở thành hoạt động kinh tế quan trọng nhất trên phạm vi toàn cầu. Với vai trò ngày càng tăng của ngành du lịch, nhiều quốc gia đã coi du lịch là động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, để lao động du lịch Việt Nam, đặc biệt là đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch có thể đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của du khách trong bối cảnh hiện nay, thì vấn đề đào tạo, nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cần đƣợc quan tâm thƣờng xuyên và có giải pháp cụ thể triển khai trong thời gian sắp tới. Từ việc phân tích cơ sở lý luận và kết quả thu đƣợc qua khảo sát về nhận thức, năng lực tiếng Anh của hƣớng dẫn viên du lịch, chúng tôi đề xuất những giải pháp về việc xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình, phƣơng pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá và bồi dƣỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội về sử dụng tiếng Anh chuyên ngành lĩnh vực du lịch một cách hiệu quả. 244
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoài Anh (2019), Nâng cao chất lƣợng đội ngũ hƣớng dẫn viên. Nguồn dẫn:http://vanhoadoisong.vn/web/trang-chu/du-lich/nang-cao-chat-luong-doi-ngu-huong-danvien- thuyet-minh-vien.html 2. Báo văn hóa, ―Nguy cơ phá vỡ thị trƣờng lao động Du lịch‖, http://baovanhoa.vn/du- lich/artmid/416/articleid/21278 truy cập 25/10/2019 3. Thủ tƣớng Chính phủ (2008). Quyết định số 1400/QĐ-TTG ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. 4. Trần Anh Tuấn (2014), Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố. http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/, Retrieved February 25, 2015. 5. Do, T.X.D., and Cai, N.D.A. (2010). Teaching ESP in the new context: Challenges and solutions. Journal of Sciences - Hue University, 60, 31-41. 6. Hoa, N.T.T, and Mai, P.T.T. (2016). Difficulties in Teaching English for Specific Purposes: Empirical Study at Vietnam Universities. Higher Education Studies; Vol. 6, No. 2, 154-161. 7. Hong, K.T.C (2015). An evaluation of english teaching and learning in tourism training programs in vietnam. International Journal of Arts & Sciences; 561-572. 8. Trang, T.T.T, and Richard B. Baldauf Jr. (2007). Demotivation: Understanding Resistance to English Language Learning - The Case of Vietnamese Students. The Journal of Asia TEFL Vol 4, No 1, 79-105. 9. Tuyet, T. T. (2013). Factors affecting teaching and learning English in Vietnamese universities. The Internet Journal Language, Culture and Society (38), 138-145. 10. Gorham, J. and Christophel, D. M. (1992). Students' perceptions of teacher behaviors as motivating and demotivating factors in college classes. Communication Quarterly 40. 11. Hutchinson, T. & Waters, A. (1993). English for specific purposes, Target needs. Cambridge: Cambridge University Press. 12. Hutchinson, Tom & Waters, Alan (1987). English for Specific Purposes: A learner centered approach. Cambridge University Press. 13. Johns, A. (1991). English for Specific Purposes: Its History and Contribution. Teaching English as a Second or Foreign Language. Boston: Heinle and Heinle Publishers. 14. Lai, H.T (2017). What English Language Teachers Should Know about ESP. Language in India; Vol. 17, 197-205. 15. Lam, Q. Đ. (2011). English for specific purposes: Problems of teaching contents. Báo Ngôn ngữ và Đời sống số-Language & Life, 11(193). 16. Nguyen, H. T., Warren, W., & Fehring, H. (2014). Factors affecting English language teaching and learning in higher education. English Language Teaching, 7(8), 94-105. 17. Sanguanngarm, N., Sukamolson, S., & Anantasate, B. (2011). The development of an ―English for Tourist Guides‖ course using a task-based approach to enhance the oral English communication ability of Chiang Mai Rajabhat University Undergraduates. English for Specific Purposes World, 10(31), 1-21. 245
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2