Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh các trường trung học phổ thông tại thành phố Tân An tỉnh Long An
lượt xem 4
download
Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh các trường trung học phổ thông tại thành phố Tân An tỉnh Long An. Trong nghiên cứu này tác giả đã kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng và tiến hàng khảo sát 200 đối tượng là học sinh THPT tại TP Tân An tỉnh Long An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh các trường trung học phổ thông tại thành phố Tân An tỉnh Long An
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 ID: YSCF.318 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ TÂN AN TỈNH LONG AN VÕ NHỰT THƯ1, NGUYỄN THÀNH LONG1, PHẠM NGỌC KIM KHÁNH1 Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh 17097151.thu@student.iuh.edu.vn, nguyenthanhlong@iuh.edu.vn, phamngockimkhanh@iuh.edu.vn Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh các trường trung học phổ thông tại thành phố Tân An tỉnh Long An. Trong nghiên cứu này tác giả đã kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng và tiến hàng khảo sát 200 đối tượng là học sinh THPT tại TP Tân An tỉnh Long An. Sau đó, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích theo phương pháp hồi quy đa biến và đã tìm ra 5 yếu tố ảnh hưởng tích cực đến ý định chọn trường đại học của học sinh THPT bao gồm (1) bản thân học sinh, (2) tư vấn tuyển sinh, (3) định hướng chọn trường, (4) cơ hội trúng tuyển, (5) cơ hội tương lai và kết quả nghiên cứu được, tác giả đề xuất đề xuất hàm ý chính sách nhằm giúp cho các trường đại học nâng cao khả năng thu hút học sinh tại các trường THPT ở TP Tân An tỉnh Long An đăng ký xét tuyển vào trường. Từ khóa. Ý định chọn trường, Học sinh THPT, Trường đại học. THE FACTORS AFFECTING HIGH SCHOOL STUDENTS 'INTENTION TO CHOOSE UNIVERSITY IN TAN AN CITY OF LONG AN PROVINCE Abstract. This study aims to examine the factors affecting the students' intention to choose a university in high schools in Tan An city of Long An province. Combining qualitative and quantitative research methods, the author conducted a survey of 200 respondents who are high school students. The author used SPSS 20.0 to analyze this study by multivariable regression which there are 5 factors affecting the students' intention to choose a university in high schools in Tan An city of Long An province, including (1) students themselves, (2) admission advice, (3) orientation to choose a school, (4) chance of admission, (5) opportunity future. From these findings and results, The author proposes policy implications to help universities improve their ability to attract students at high schools in Tan An city, Long An province to apply for admission. Keywords. Intended choose, High School Students, University. 1 GIỚI THIỆU Hiện nay, nhu cầu chất lượng lao động ở nước ta ngày càng được nâng cao để hội nhập thế giới. Do đó, đòi hỏi sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động cũng như thách thức. Nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động, người lao động cần phải nâng cao trình độ dân trí của bản thân mình và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết để trang bị cho bản thân mình hành trang tốt nhất. Bên cạnh đó, việc học tập và tốt nghiệp đúng chuyên ngành mà bản thân yêu thích từ một trường Đại học càng là một lợi thế. Vì vậy, việc chọn lựa một trường đại học phù hợp với bản thân và ngành học có nhiều cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp là một trong những vấn đề hết sức lo lắng, băn khoăn và là ưu tiên hàng đầu của học sinh khối THPT đặc biệt là lớp 12 để chuẩn bị bước vào môi trường đại học. Theo Báo cáo của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, chỉ có khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm đúng với chuyên ngành mà mình đã được học do đó họ phải chuyển đổi ngành học hoặc chấp nhận làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo của bản thân. Thị trường lao động hiện tại tại © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 189
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 TP.HCM có đến 49,21% người có trình độ đại học (ĐH) - sau ĐH có nhu cầu tìm việc làm. Trong khi các trình độ khác như cao đẳng (CĐ) chiếm 20,5%, trung cấp chiếm 9,20%, sơ cấp nghề chiếm 9% và lực lượng lao động chưa qua đào tạo có nhu cầu tìm việc chiếm 12,09%. Theo Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, mỗi năm có hơn khoảng 200.000 sinh viên thất nghiệp, sinh viên ra trường làm trái ngành ngày càng nhiều chiếm khoảng 60%. Đối với Việt Nam nói chung và Thành phố Tân An tỉnh Long An nói riêng thì việc chọn trường đại học và ngành học phù hợp đối với học sinh khối trung học phổ thông (THPT) có thể nói là rất quan trọng cho con đường nghề nghiệp tương lai của họ khi tốt nghiệp đại học. Nếu may mắn được định hướng đúng và chọn đúng ngành mình thích thì sẽ đưa ra một định hướng tốt cho bản thân trong tương lai. Ngược lại, nếu chọn không đúng thì sẽ dẫn đến kết quả học tập không tốt hay những hậu quả khác trong quá trình học và có thể sẽ không tìm được việc làm sau khi ra trường. Hiện nay, đa phần học sinh THPT chọn trường nhất là đối với các em học sinh ở tỉnh thường dựa theo lời khuyên của bố mẹ, theo xu hướng bạn bè, gợi ý của người quen sau khi ra trường sẽ có chỗ làm, ngoài ra số ít chọn trường để có trường đại học mà theo học cho giống bạn bè của họ. Với những cách chọn trường và ngành mang tính chủ quan như vậy dễ dẫn đến hiện trạng sinh viên bỏ học giữa chừng vì chọn sai ngành, sai trường, ngành học không phù hợp với năng lực bản thân, sinh viên ra trường thất nghiệp. Những hậu quả này đã tạo nên hồi chuông đáng báo động cho nền giáo dục Việt Nam nói riêng và định hướng chọn trường, chọn ngành của sinh viên trong giai đoạn hiện nay. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Ý định Theo Ajzen, I (1991) ý định được định nghĩa như là bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân và các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà các cá nhân đó sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi.Ý định định nghĩa theo Ajzen và cộng sự (2002) ý định là một yếu tố tạo động lực, nó thúc đẩy một cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi, bị tác động trực tiếp bởi “thái độ”, “chuẩn chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi”. Chọn trường đại học của học sinh THPT đề cập đến quyết định dựa trên sự ưa thích các trường đại học để có thể học thêm. Quyết định này được giả định phải thực hiện liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu Glasser (1998) và sự cân nhắc các cơ hội và đánh giá về lợi ích và chi phí có thể cho cuộc sống tương lai Crossman (2010). 2.1.2 Thái độ Theo Zimbardo và Leippe (1991), thái độ là một khuynh hướng đánh giá hướng đến một số đối tượng dựa trên sự nhận thức, phản ứng tình cảm, hành vi dự định, hành vi quá khứ,… có ảnh hưởng đến nhận thức, phản ứng tình cảm và những hành vi dự định tương lai. (Zimbardo & Leippe, 1991). Theo Van Raaij (1998), “Thái độ là khuynh hướng cá nhân để đánh giá một đối tượng hoặc một khía cạnh của thế giới trong một thuận lợi hay không thuận lợi. 2.2 Giả thuyết nghiên cứu 2.2.1 Bản thân học sinh Theo Hossler (1984) khi nhận thức được khả năng bản thân có thể học tốt một ngành nào đó theo sở trường của mình thì chắc chắn bản thân học sinh sẽ đăng ký vào đấy. Manki & Wise (1983) cũng cho biết sự lựa chọn ngành học phù hợp với cá nhân đóng vai trò quan trọng trong quyết định chọn trường của học sinh. Đối với D.W.Chapman (1981) cũng cho rằng nhân tố đặc điểm riêng của học sinh cũng có tác động lớn đến ý định chọn trường của người học. Cho nên có thể thấy yếu tố bản thân học sinh đã được nhiều tác giả khác kiểm định và có ảnh hưởng nên tác giả đề xuất giả thuyết như sau: H1: Yếu tố bản thân học sinh có tác động tích cực (+) đến ý định chọn trường đại học của học sinh THPT. 190 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 2.2.2 Tư vấn tuyển sinh Lay và Marguire (1981) đã phát hiện ra rằng các chuyến thăm về các trường THPT của đại diện tư vấn tuyển sinh trường đại học được đánh giá là có hiệu quả trong việc thu hút học sinh. Có nhiều nghiên cứu cũng cũng chỉ ra rằng học sinh nhận thấy rằng cuộc viếng thăm của các trường và người đại diện tư vấn tuyển sinh các tác động đến họ hơn, trong đó chuyến viếng thăm trường là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định ghi danh của học sinh theo Hossler và các cộng sự (1987). Kết quả nghiên cứu của Joseph Sia Kee Ming (2010) cũng chỉ ra rằng các hoạt động như quảng cáo, người đi tuyển sinh, cuộc giao lưu với trường cấp 3, tham quan trường là những nhân tố thúc đẩy ý định chọn trường của người học. Dựa vào nhân tố trên, đề xuất giả thuyết H2 của tác giả như sau: H2: Yếu tố tư vấn tuyển sinh có tác động tích cực (+) đến ý định chọn trường đại học của học sinh THPT. 2.2.3 Định hướng chọn trường Đối với D.W.Chapman (1981) chỉ ra việc lựa chọn trường đại học các học sinh bị tác động mạnh mẽ bởi sự thuyết phục hay khuyên nhủ của bạn bè, thầy cô và gia đình. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng vị trí của tổ chức cũng như các quan điểm của con người khác như cha mẹ, bạn bè, giáo viên và những người khác có ảnh hưởng đáng kể đến cách học sinh chọn các trường đại học để theo học (Shanka và cộng sự, 2006; Beneke và cộng sự, 2010; Yousefi và cộng sự, 2009). Theo Hossler và Gallagher một lần nữa lại khẳng định ngoài sự ảnh hưởng của bố mẹ thì còn chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ bạn bè cũng là một trong những yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh. Bên cạnh đó, xét theo điều kiện giáo dục Việt Nam thì thầy cô cũng tác động mạnh mẽ đến ý định chọn trường của học sinh cho nên tác giả lựa chọn yếu tố định hướng chọn trường có tác động đến ý định chọn trường của học sinh THPT. H3: Yếu tố định hướng chọn trường có tác động tích cực (+) đến ý định chọn trường đại học của học sinh THPT. 2.2.4 Cơ hội trúng tuyển M.J.Burns và cộng sự (2006) cho rằng tỷ lệ đầu vào, điểm chuẩn tuyển sinh do trường đại học công bố là những nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường của học sinh. Theo nghiên cứu của Ryan và Connell (1989) đã đưa ra nhân tố cơ hội trúng tuyển là một trong 3 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường của người học. Do đó, tác giả phát triển giả thuyết như sau: H4: Yếu tố cơ hội trúng tuyển có tác động tích cực (+) đến ý định chọn trường đại học của học sinh THPT. 2.2.5 Cơ hội tương lai Serve (1998) cho biết học sinh bị thu hút bởi yếu tố cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Đối với Cabrera và La Nasa (2000) và Wagner và Fard (2009) cho rằng học sinh đều có suy nghĩ đến cơ hội việc làm trong tương lai cùng với bằng cấp khi lựa chọn trường đại học. Trong nghiên cứu của Emanuela Maria (2013) cũng chỉ ra cơ hội việc làm lúc hoàn thành chương trình học cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến việc ý định chọn trường đại học của học sinh THPT. Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu tìm kiếm cơ hội việc làm của sinh việc ngày càng lớn cho nên ý định chọn trường đại học có cơ hội việc làm cao sau khi tốt nghiệp là yếu tố tác động mạnh mẽ đến ý định chọn trường của học sinh. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất. H5: Yếu tố cơ hội tương lai có tác động tích cực (+) đến ý định chọn trường đại học của học sinh THPT. © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 191
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 2.3 Mô hình nghiên cứu Bản thân học sinh Tư vấn tuyển sinh Định hướng chọn trường Ý định chọn H3(+) trường Cơ hội trúng tuyển Cơ hội tương lai Hình 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách khảo sát 200 khách hàng nhằm thu thập dữ liệu khảo sát, thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp. Thông tin thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo, kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu các bước sẽ được thực hiện đánh giá độ tin cậy của các thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biến thành phần. 3.1 Phương pháp chọn mẫu Tổng thể mẫu là tất cả nam, nữ từ đang là học sinh trung học phổ thông và đang sinh sống tại TP.Tân An. Theo Hair và cộng sự (2010), trong phân tích nhân tố thì số quan sát ít nhất là 4 hay 5 lần số biến quan sát. Nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố và trong mô hình nghiên cứu có 25 biến quan sát, do đó tối thiểu cần mẫu n = 5x25= 125. Trong nghiên cứu này tác giả chọn số lượng mẫu trong nghiên cứu chính thức là 200 được xem là đủ lớn thỏa mãn điều kiện. 3.2 Thang đo nghiên cứu Bảng 4: Thang đo nghiên cứu Nhân tố Biến quan sát Nguồn Bạn rất lo lắng về vấn đề học phí để học đại học Mức học phí của trường phù hợp với khả năng tài chính của gia đình Bản thân học Nguyễn Tiến Trường có ngành đào tạo phù hợp với sở thích cá nhân sinh Thịnh (2017) Trường có ngành đào tạo phù hợp với năng lực cá nhân Điểm chuẩn đầu vào của trường phù hợp với năng lực cá nhân Cơ hội được tham quan trực tiếp tại trường đại học Nguyễn Thị Tư vấn tuyển Được giới thiệu về trường thông qua các hoạt động tư vấn tuyển sinh Hoàng Yến sinh Có tìm hiểu thông tin thông qua website của trường (2018) Thông tin về trường trên các phương diện truyền thông cụ thể và rõ ràng 192 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 Định hướng học tập theo ý kiến của cha mẹ Nguyễn Thị Định hướng học tập theo ý kiến của anh chị em trong gia đình Hoàng Yến Định hướng Định hướng học tập theo ý kiến của thầy cô giáo chủ nhiệm, giáo viên hướng (2018) và chọn trường nghiệp ở trường THPT Nguyễn Tiến Định hướng học tập theo ý kiến của bạn bè Thịnh (2017) Nguyễn Thị Trường có nhiều sự lựa chọn trong việc xét tuyển Hoàng Yến Tỷ lệ chọi của trường phù hợp với khả năng của bạn Cơ hội trúng (2018) và Điểm chuẩn tuyển sinh ngành học của trường phù hợp với khả năng của bạn tuyển Nguyễn Tiến Có thể học cao đẳng, đại học bằng các chương trình đào tạo quốc tế chỉ thông Thịnh (2017) qua việc xét tuyển Cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường Nguyễn Thị Cơ hội được tiếp cận, cọ xát với môi trường thực tế Hoàng Yến Cơ hội tương Cơ hội được tiếp tục học cao trong tương lai (2018) và lai Cơ hội có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp ra trường Nguyễn Tiến Thịnh (2017) Bạn đã tìm hiểu trường đại học này rất kĩ Nguyễn Thị Bạn đã so sánh trường đại học này với trường đại học khác rất cẩn thận Hoàng Yến Ý định chọn Bạn nghĩ rằng trường đại học này phù hợp với bạn hơn các trường khác (2018) và trường Bạn cho rằng trường đại học này dễ tìm việc làm sau khi ra trường Nguyễn Tiến Thịnh (2017) 3.3 Thu thập dữ liệu Bằng khảo sát trực tiếp tác giả đã thu thập được 232 câu trả lời và có 200 câu trả lời hợp lệ dùng làm số liệu nghiên cứu. Bảng 5: Thống kê mô tả mẫu theo đặc điểm cá nhân Đặc điểm cá nhân Chi tiết Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 80 40,0 Giới tính Nữ 120 60,0 Từ lớp 10 70 35,0 Thời điểm bắt đầu ý định Từ lớp 11 52 26,0 chọn trường Từ lớp 12 78 39,0 Khối ngành kinh tế 94 47,0 Khối ngành kĩ thuật 6 3,0 Khối ngành công nghệ 57 28,5 Khối ngành yêu thích Khối ngành giáo dục 24 12,5 Khối ngành y 17 8,5 Khác 2 1,0 Theo bảng số liệu 2 ta thấy, nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với nam, đa số học sinh THPT có ý định chọn trường đại học từ lớp 12 là chủ yếu và khối ngành yêu thích của học sinh THPT tại TP Tân An tỉnh Long An chủ yếu là khối ngành kinh tế. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Kết quả ở bảng 3 cho thấy, các thang đo đều có hệ số tin cậy Cronbach Alpha lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Tuy nhiên trong nhân tố Bản thân học sinh có loại © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 193
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 mất 1 biến quan sát so với số biến quan sát ban đầu khi chạy Cronbach Alpha do biến BTHS1 có hệ số Cronbach Alpha < 0.3. Kết luận lại có 20 biến quan sát thuộc thang đo các thành phần và 4 biến quan sát thuộc thang đo Ý định chọn trường đều đạt độ tin cậy. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập (Bảng 4) cho thấy, có 5 nhân tố được trích, tất cả 20 biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (Factor Loading > 0.5). Đồng thời kiểm định Bartlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05) với hệ số KMO = 0.753 (0.5 < KMO < 1). Tổng phương sai trích là 68.824 có nghĩa là giải thích được 68.824% sự biến thiên của dữ liệu. Bảng 6: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Thang đo thành phần Số biến quan sát ban Hệ số Cronbach’s Hệ số tương quan biến đầu Alpha tổng Bản thân học sinh 5 0.872 ≥ 0.68 Tư vấn tuyển sinh 4 0.816 ≥ 0.576 Định hướng chọn trường 4 0.823 ≥ 0.628 Cơ hội trúng tuyển 4 0.799 ≥ 0.542 Cơ hội tương lai 4 0.823 ≥ 0.619 Ý định chọn trường 4 0.808 ≥ 0.555 4.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) Bảng 7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Nhân tố Hệ số KMO Sig Tổng phương sai trích Hệ số Factor Loading 1. Các biến độc lập 0.753 0.000 68.824 Bản thân học sinh 0.822 – 0.871 Tư vấn tuyển sinh 0.754 – 0.816 Định hướng chọn trường 0.781 – 0.81 Cơ hội trúng tuyển 0.71 – 0.842 Cơ hội tương lai 0.584 – 0.842 2. Biến phụ thuộc 0.777 0.000 63.783 Ý định chọn trường 0.74 – 0.836 4.3 Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết Từ bảng 5, chúng ta thấy, R2 có giá trị Sig rất nhỏ (Sig. = 0.000) chứng tỏ mô hình hồi quy là phù hợp. Cả 5 biến số góp phần giải thích 60.3% sự biến động của ý định chọn trường của học sinh THPT. Các hệ số Tolerance là khá cao đều từ 0.749-0.96; và các hệ số VIF đều dưới 10; Điều này chứng tỏ sự cộng tuyến giữa các biến độc lập là rất thấp, phù hợp với giả định trong nghiên cứu này là các biến số là độc lập với nhau. 194 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 Kết quả ở bảng 5 cho thấy, tất cả các biến độc lập đều tác động cùng chiều đến ý định chọn trường đại học của học sinh THPT có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% theo mức độ giảm dần là: Bản thân học sinh (β = 0.102); Tư vấn tuyển sinh (β = 0.398); Định hướng chọn trường (β = 0.294); Cơ hội trúng tuyển (β = 0.173); Cơ hội tương lai (β = 0.138). Bảng 8. Kết quả phân tích mô hình hồi quy Hệ số chưa chuẩn Hệ số chuẩn Hệ số kiểm định đa cộng hóa hóa tuyến Mức ý Mô hình nghĩa Sai số B Beta Tolerance VIF chuẩn (Constant) -0.22 0.236 0.353 Bản thân học sinh 0.102 0.033 0.144 0.002 0.96 1.041 Tư vấn tuyển sinh 0.398 0.050 0.383 0.000 0.879 1.138 1 Định hướng chọn trường 0.294 0.045 0.312 0.000 0.917 1.091 Cơ hội trúng tuyển 0.173 0.039 0.234 0.000 0.749 1.335 Cơ hội tương lai 0.138 0.036 0.195 0.000 0.805 1.242 Biến số phụ thuộc: Ý định chọn trường; R2 điều chỉnh= 0,603 Từ những phân tích trên, ta có được phương trình mô tả sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh THPT tại TP Tân An. Phương trình hồi quy chuẩn hóa: YDCT = 0,144*BTHS + 0,383*TVTS + 0,312*DHCT + 0,234*CHTT + 0,195*CHTL Theo phương trình hồi quy đã chuẩn hóa thì nhân tố Tư vấn tuyển sinh tác động mạnh nhất tới ý định chọn trường, thứ 2 là nhân tố Định hướng chọn trường, thứ 3 là nhân tố Cơ hội trúng tuyển, thứ 4 là nhân tố Cơ hội tương lai và cuối cùng là nhân tố Bản thân học sinh. 5 HÀM Ý QUẢN TRỊ Thứ nhất, tư vấn tuyển sinh có tác động mạnh nhất đến ý định chọn trường đại học của học sinh trường THPT tại TP Tân An. Điều này cho thấy học sinh khi chọn trường đại học cũng khá quan tâm đến công tác tuyển sinh của các trường. Vì thế để đa dạng ý định chọn trường của học sinh các trường nên Thành lập một bộ phận truyền thông và tổ chức sự kiện như cho giao lưu, tham quan trường để học sinh được tận mắt trực tiếp trải nghiệm cơ sở vật chất cũng như chất lượng của trường. Tổ chức giao lưu hướng nghiệp trực tiếp tại các trường THPT thông qua đó có thể quảng bá hình ảnh của trường, cung cấp thông tin của trường đến học sinh dễ dàng hơn. Xây dựng một đội ngũ chuyên gia tư vấn tuyển sinh về các trường THPT để tư vấn cho các em học sinh, giải đáp những thắc mắc cũng như giúp các em đưa ra được định hướng phù hợp cho chính bản thân. Thứ hai, định hướng chọn trường ảnh hưởng tích cực đến ý định chọn trường đại học của học sinh trường THPT. Điều này chứng tỏ ý định chọn trường đại học của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến của người thân, bạn bè và thầy cô. Hàm ý chính sách cần được đưa ra như việc định hướng chọn trường của học sinh luôn tham khảo ý kiến của những xung quanh như bạn bè, anh chị, thầy cô THPT và cha mẹ vì đây là những người mà học sinh đặt niềm tin và tin tưởng những ý kiến đóng góp. Do đó, các bậc phụ huynh nên cần đưa ra lời khuyên chuẩn xác dựa theo năng lực sở thích của con em mình, tránh tình trạng bắt ép con đăng ký học vào ngành mà bản thân không muốn. © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 195
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 Thứ ba, cơ hội trúng tuyển ảnh hưởng tích cực đến ý định chọn trường đại học của học sinh trường THPT. Thực tế cho thấy tỷ lệ chọi, điểm chuẩn các ngành học của trường co ảnh hưởng nhất định đến ý định chọn trường của học sinh tại trường THPT. Một số hàm ý chính sách được đề xuất như sau: Nhà trường cần được ra minh chứng về tỷ lệ chọi của học sinh thông qua thống kê số lượng nguyện vọng ứng tuyển vào trường mình mỗi năm một cách rõ ràng cụ thể thông qua các phương tiện truyền thông như Website trường, hay kênh tuyển sinh để các em có cơ sở đó mà chọn trường đúng phù hợp với khả năng của bản thân. Hiện tại học sinh THPT cũng quan tâm nhiều đến hình thức xét tuyển của các trường đại học như mở nhiều đợt xét tuyển hay xét tuyển thông qua học bạ, như vậy các học sinh học lực thấp cũng có thể đăng ký vào. Bên cạnh đó, các trường đại học có chính sách đào tạo thự tế, chương trình liên kết với nước ngoài cũng góp phần nâng cao ý định chọn trường của học sinh THPT. Thứ tư, cơ hội tương lai ảnh hưởng tích cực đến ý định chọn trường đại học của học sinh trường THPT. Học sinh THPT khi tham gia dự thi, xét tuyển vào các trường ĐH đều mong muốn có được việc làm sau khi tốt nghiệp đại học vì phần lớn hiện nay khối lượng sinh viên thất nghiệp khi ra trường khá nhiều hay làm không đúng ngành mình học. Do đó, các trường đại học nên nâng uy tín của mình như hằng năm nên phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động ngày hội việc làm để sinh viên có cơ sở cũng như thông tin tham khảo để nâng cao công tác chuẩn bị của sinh viên được tốt hơn. Nâng cao hình ảnh, uy tín của trường thông qua các website, diễn đàn tìm kiếm việc làm để học sinh THPT có thể thấy được tiềm năng tương lai khi các em có ý định chọn vào trường đại học. Thứ năm, bản thân học sinh ảnh hưởng tích cực đến ý định chọn trường đại học của học sinh trường THPT. Các trường đại học muốn thu hút học sinh nên mở rộng thêm đa dạng thêm các ngành đào tạo để phù hợp với nhu cầu của học sinh hiện nay. Ngoài ra, các trường đại học nên thông báo cụ thể các điều kiện tiêu chuẩn của mỗi ngành đào tạo để học sinh có thể xem xét lựa chọn theo năng lực của chính mình. Bên cạnh đó, xây dựng các chính sách học phí hợp lý hơn, đặc biệt là các trường đại học ngoài công lập vì đa số các trường đều thay đổi gia tăng học phí qua từng năm đều này làm ảnh hưởng gây khó khăn đối với một số học sinh nhất là các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Cho nên nhà trường cần tính toán chi phí đào tạo các khóa học và công bố một lần vào đầu năm học để các em có thể lựa chọn cân nhắc cho phủ hợp với năng lực tài chính của gia đình. Các trường đại học có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ khuyến khích cho các học sinh nghèo hiếu học tạo điều kiện cho các em có điều kiện muốn học đại học được đi học. 6 KẾT LUẬN Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh các trường THPT ở TP Tân An tỉnh Long An. Dựa trên nền tảng sơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu của các tác giả trước có liên quan để hình thành mô hình nghiên cứu chính thức. Hai phương pháp nghiên cứu là định tính và nghiên cứu định lượng đều được áp dụng trong đề tài nghiên cứu này. Tác giả đã tìm thấy bằng chứng cho vai trò quan trọng của các nhân tố năng lực và tài chính, tư vấn tuyển sinh, định hướng chọn trường, cơ hội trúng tuyển và cơ hội tương lai đối với ý định chọn trường đại học của học sinh THPT. Điều này hỗ trợ vai trò quan trọng của cho công tác nâng cao chất lượng lao động của nước ta khi các học sinh THPT xác định được rõ ngành nghề và trường phù hợp với mình. Điều này giúp hạn chế tình trạng sinh viên bỏ học giữa chừng hay chán nản trong quá trình học tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50(2), 179-211.. [2] Ajzen, I. (1985). From intentions to action: a theory of planned behavior. In: J. Kuhl and J. Bechmenn (Eds), Action Control from Cognition to Behavior. NY: Springer Verlag. Bagozzi RP, Yi Y (1988). On the evaluation of structural equation models. J. Acad. Mark. Sci. 16(1): 74-94. [3] Ajzen, Icek, Fishbein, Martin, 1980. Understanding Attitudes and Predicting Social Behavior. Upper Saddle River, NJ: Prentice-Hall. 196 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 [4] Al-Swidi, A. R. (2014). British Food Journal The role of subjective norms in theory of planned behavior in the context of organic food consumption., 116, 1561–1580. [5] Anderson, J. C., & Gerbing D. W. (1988). Structural Equation Modeling in Practice: A Review and Recommended Two-Step Approach. Psychological Bulletin. 103(3), 411. [6] Cabrera, A. & La Nasa, 2000. Understanding the college-choice process. New Directions for Institutional Research, 107, S-22. [7] Chapman D.W., 1981, A model of student college choice, The Journal of Higher Education, 52(5), 490-505. [8] Emanuela Maria, 2013, Higher education student choice influencing factors, Romanian - American University. [9] Hair. J. F., Anderson, R. E., Tatham. R. L., Black, W. C., 1998, Multivariate Dara Analysis. New Jersy: Prentical -- Hall International, Inc. [10] Hossler D. and Gallagher K, 1987. Studying college choice: A three-phase model and implications for policy maker. College and University, 2. 207-21. [11] Joseph Sia Kee Ming, 2010. Institutional Factors Influencing Students' College Choice Decision in Malaysia: A Conceptual Framework, Intemational Journal of Business and Social Science, 3, 53-58. [12] Karl Wagner and Yousefi Fard, 2009. Factors Influencing Malaysian Students' Intention to Study at a Higher Educational Institution, E-Leader Kuala Lumpur. [13] Keling, S. B. A. Krishnan, A. Nurtjahja, O., 2007. Evaluative criteria for selecrion of private universities and colleges in Malaysia, Journal of International Management Studies, 2(1), 1-11. [14] Lay. L & Maguire, J., 1981. Coordinating market and evaluation research on the admission rating process, Research in Higher Education, 14(1), 71-85. [15] Marvin J. Bums, 2006. Factors influencing the college choice of african- American students admitted to the college of agriculture, food and natural resource. Master thesis, University of Missouri, USA. [16] Paulsen. M. B., 1990, College Choice: Understanding student enrollment behavior. Report No.3 EDO-HE-90- 60, Washington D.C..: ERIC clearinghouse on higher education. [17] Pintrich P.R., 2003, A Motivational Science Perspective on the Role of Student Motivation in Learning and Teaching Contexts. Journal of Educational Psychology, 4. 667-686. [18] Ryan, R.M. & Connell, J.P. 1989. Perceived Locus of Causality and Internalization: Examining Reasons for Acting in Two Domains, Journal of Personality and Social Psychology, 5, 749 - 761. [19] Yamamoto G.T., 2006, University Evaluation-Selection: A Turkish Case, International Journal of Educational Management, 20(7), 559-569. [20] Zimbardo, P. G., & Leippe, M. R. (1991). McGraw-Hill series in social psychology.The psychology of attitude © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 197
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu trong hộ gia đình ở Việt Nam - Vũ Triều Minh
0 p | 651 | 28
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên - ThS. Lê Sĩ Hải
6 p | 384 | 26
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 156 | 25
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo: một nghiên cứu từ cựu sinh viên trường Đại học Nông Lâm tp Hồ Chí Minh
12 p | 152 | 22
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường Đại học Văn Lang của sinh viên năm thứ nhất
9 p | 254 | 21
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp của giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam: Tổng quan lý thuyết và khung phân tích gợi ý
14 p | 233 | 21
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm tâm lý dân tộc của người Jrai ở Tây Nguyên
6 p | 173 | 19
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới trong hoạt động thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn hiện nay
12 p | 208 | 16
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của lực lượng lao động mới
15 p | 233 | 16
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chủ động giao tiếp bằng tiếng Anh trong lớp học
6 p | 285 | 16
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
0 p | 224 | 14
-
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 160 | 14
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông
11 p | 111 | 11
-
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên nông thôn học đại học ở tp. Hồ Chí Minh
6 p | 179 | 10
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành
9 p | 33 | 7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khoá học online bồi dưỡng sinh viên sư phạm về “Dạy học kết hợp”
5 p | 28 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường
9 p | 118 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
7 p | 127 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn