intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm của Gen Z trên mạng xã hội TikTok shop

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

43
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm của Gen Z trên mạng xã hội TikTok shop" khảo sát thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của người dùng Gen Z sử dụng TikTok để mua sắm. Kết quả cho thấy rằng tất cả các yếu tố đều có tác động đến ý định sử dụng TikTok để mua sắm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm của Gen Z trên mạng xã hội TikTok shop

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM CỦA GENZ TRÊN MẠNG XÃ HỘI TIKTOK SHOP Trần Thị Thơm* Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên TÓM TẮT Bảng khảo sát đã thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của người dùng Gen Z sử dụng TikTok để mua sắm. Kết quả cho thấy rằng tất cả các yếu tố đều có tác động đến ý định sử dụng TikTok để mua sắm. Điều này đưa ra một số kết luận quan trọng cho các doanh nghiệp muốn tiếp cận thị trường Gen Z. Đầu tiên, các doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc nắm bắt và tăng cường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của người dùng. Điều này bao gồm các yếu tố như tính năng của sản phẩm, giá cả, chất lượng, hướng dẫn sử dụng và đánh giá của người dùng khác. Việc cải thiện các yếu tố này có thể giúp tăng cường ý định sử dụng TikTok để mua sắm. Thứ hai, các doanh nghiệp cần phải tăng cường quảng bá và tiếp cận thị trường Gen Z thông qua TikTok. Việc tạo ra các nội dung và quảng cáo hấp dẫn trên TikTok có thể giúp các doanh nghiệp thu hút được sự chú ý của khách hàng Gen Z. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Với các kết luận và hàm ý này, các doanh nghiệp có thể tận dụng được những lợi thế của TikTok và đưa ra các chiến lược phù hợp để tăng cường ý định sử dụng TikTok để mua sắm của Gen Z. Từ khóa: Doanh nghiệp; Gen Z; Thu thập thông tin; Tiktok; Ý định sử dụng 1. GIỚI THIỆU NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI TIKTOK TikTok là một nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội. Người dùng không đăng trạng thái như các nền tảng xã hội khác như Facebook, Instagram hay Twitter, mà có thể tạo video ngắn giúp họ trở nên nổi tiếng. TikTok đã trở thành ứng dụng được tải về nhiều nhất trên kho ứng dụng của Apple, đánh bại các đối thủ lớn như Instagram, Snapchat và Facebook và thuộc sở hữu của công ty ByteDance của Trung Quốc. Vào tháng 6 năm 2019, TikTok ghi nhận khoảng hơn 500 triệu người dùng trên nền tảng và được đánh giá là một trong những ứng dụng có khả năng kết hợp hoàn hảo giữa quay chụp và trí tuệ nhân tạo (AI). Với sự phổ biến ngày càng tăng của ứng dụng đối với thanh thiếu niên và thanh niên, TikTok đã đạt được xếp hạng cao trong CH Play và tạo cơ hội cho người dùng có thể tạo ra các video tạo viral trên toàn thế giới bằng cách tận dụng sự sáng tạo của cộng đồng và thiết kế của nó. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đã được đề cập như trên, và cũng dựa trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đã được trình bày, chương này sẽ trình bày chi 809
  2. tiết hơn về thiết kế nghiên cứu, việc lập bảng đưa thang đo gốc, thang đo hiệu chỉnh cũng như kế hoạch thực hiện nghiên cứu nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu.. 2.1. Nghiên cứu định lượng - Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng là gửi bảng câu hỏi đến người tiêu dùng thông qua việc gửi trực tiếp, thông qua người quen của nhóm nghiên cứu (đảm bảo họ thuộc đối tượng nghiên cứu) và gửi bảng khảo sát bằng google form qua e-mail. - Tiêu chuẩn chọn mẫu Tiêu chuẩn chọn mẫu là khách hàng là người tiêu dùng thuộc đối tượng Genz (từ 25 tuổi đến 10 tuổi) từng mua sắm trực tuyến. - Phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Phương pháp này là phương pháp chọn mẫu thuận tiện trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng bằng phương pháp thuận tiện, nghĩa là các nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được. Phương pháp chọn mẫu này là một trong rất nhiều cách chọn mẫu nghiên cứu khác nhau dựa trên các quan điểm khác nhau trong lĩnh vực quản trị kinh doanh 3. CÁCH THỨC MUA HÀNG TRÊN TIKTOK 3.1. Qua link Bio của người bán "Link" đang trở nên phổ biến trên nền tảng mạng xã hội như Instagram hay TikTok. Bởi giới hạn từ thực tế "Không thể chèn nhiều hơn 1 liên kết trên Instagram", điều này đã gây thất vọng cho người dùng muốn chèn thêm các liên kết trong phần giới thiệu tiểu sử cá nhân (gọi tắt là Bio). Vì vậy, Link Bio ra đời để giúp người dùng giải quyết vấn đề này. Link Bio không chỉ hỗ trợ cho những người sáng tạo nội dung trên nền tảng trong việc kinh doanh bán hàng mà còn giúp người mua hàng thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm mong muốn thông qua liên kết được chèn trên Bio. Hiện nay, đa số các TikToker/KOL theo hướng đánh giá các sản phẩm quần áo hay mỹ phẩm sẽ sử dụng Link Bio để chèn đường liên kết sản phẩm đến các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki,..) và họ sẽ được hưởng hoa hồng được thỏa thuận trước đó với các nhà bán hàng thông qua số lượt nhấp vào đường liên kết. 3.2. Qua TikTok Shop Tiktok đã thêm một tính năng mới cho phép cá nhân và doanh nghiệp bán hàng trực tiếp thông qua tài khoản của mình trên ứng dụng. Điều này giúp nhà bán hàng dễ dàng quản lý gian hàng của mình trên Tiktok Shop. Ngoài ra, tính năng này còn mang đến cho người dùng cách để mua hàng trực tiếp trên ứng dụng Tiktok mà không cần phải qua các bước trung gian như click vào link Bảo hay thông qua một trang thương mại điện tử khác. Người dùng chỉ cần tìm sản phẩm và mua hàng ngay trên ứng dụng. Đây là nơi lý tưởng cho người tiêu dùng mua sắm với đa dạng sản phẩm và cũng là cơ hội để nhà bán hàng, doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm và dịch vụ, tăng lượt truy cập, chốt đơn ngay trên các livestream quảng cáo và tăng doanh thu. 810
  3. 3.3. Hành vi người tiêu dùng Theo Philip Kotler (2005), hành vi của người tiêu dùng là quá trình nghiên cứu cách các cá nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng và trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ. Theo David L.Loudon & Albert J. Della Bitta (2004), hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là quá trình ra quyết định và hành động thực tế của các cá nhân khi đánh giá, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hóa và dịch vụ. Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, hành vi người tiêu dùng chính là sự tương tác giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người, mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ. Hành vi tiêu dùng còn được định nghĩa là "một cam kết sâu sắc để mua lặp lại, bảo hành một sản phẩm ưa thích hoặc dịch vụ trong tương lai". Vì vậy, việc hiểu các yếu tố quyết định trong việc giữ chân khách hàng là cực kỳ quan trọng để tập trung vào các yếu tố dẫn đến hành vi người tiêu dùng của khách hàng. Chất lượng, giá trị nhận thức và sự hài lòng đều được chứng minh là yếu tố dự báo tốt về ý định hành vi (Petrick, 2004). Kotler và Keller (2011) cũng nhấn mạnh rằng việc biết được hành vi của người tiêu dùng và cách khách hàng lựa chọn sản phẩm và dịch vụ cực kỳ quan trọng đối với các nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ, vì điều này mang lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh về một số khía cạnh. Việc nghiên cứu và hiểu được hành vi của người tiêu dùng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm, chiến lược marketing và cách thức tiếp cận khách hàng phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ.. 3.4. Các yếu tố quyết định hành vi mua hàng Theo Philip Kotler phát biểu rằng quyết định mua bao gồm hàng loạt các lựa chọn như lựa chọn sản phẩm, lựa chọn thương hiệu, lựa chọn đại lý, quyết định thời gian mua, quyết định số lượng mua. 3.4.1. Quá trình ra quyết định mua sản phẩm Quá trình ra quyết định đề cập đến toàn bộ hành động của khách hàng dẫn đến việc lựa chọn mua sản phẩm. Quá trình này có thể khá phức tạp, nhưng nó rất quan trọng trong việc thực hiện các chiến lược marketing hiệu quả nhằm thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ để giải quyết nhu cầu/vấn đề của người mua; giúp thị trường xác định cách thức người tiêu dùng hoàn thành quá trình từ khi biết đến sản phẩm đến khi đưa ra quyết định mua. Ngoài ra, khi hiểu được lý do và cách thức mua hàng của khách hàng, doanh nghiệp có thể dự đoán chính xác doanh số và mức độ tương tác với khách hàng. 3.4.2. Nhận biết nhu cầu Người mua nhận ra rằng họ có một vấn đề hoặc một nhu cầu chưa được thỏa mãn, và đó là khi hành vi mua hàng cần được thực hiện để giải quyết vấn đề hoặc thỏa mãn nhu cầu đó. Phụ thuộc vào hai yếu tố đó là mức độ chênh lệch giữa những gì người mua sẵn có và những gì họ cần. 3.4.3. Tìm kiếm thông tin Khi nhu cầu của người tiêu dùng đủ mạnh sẽ hình thành động cơ thúc đẩy họ tìm kiếm thông tin để xác định và đánh giá các sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm và doanh nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu đó. Quá trình tìm kiếm thông tin có thể “ở bên trong” hoặc “ở bên ngoài”, từ bất kỳ nguồn nào như: 811
  4. - Nguồn cá nhân: bạn bè, gia đình, đồng nghiệp,.. - Nguồn thương mại: quảng cáo, nhân viên bán hàng, triễn lãm thương mại,.. - Nguồn công khai: báo đài, TV, tạp chí,.. - Nguồn thử nghiệm: như đánh giá, thử nghiệm hoặc sử dụng sản phẩm,.. Mức độ quan trọng của nguồn thông tin phụ thuộc vào từng cá nhân và loại hàng mà bản thân họ đang cân nhắc. Từ các thương hiệu sản phẩm khác nhau đã biết qua giai đoạn tìm kiếm thông tin, người mua bắt đầu đánh giá để chọn ra nhãn hiệu, sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Khi lựa chọn sản phẩm để mua và tiêu dùng, người mua muốn thỏa mãn ở mức độ cao nhất nhu cầu của mình bằng chính sản phẩm đó. Trong quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng thì bước này được đánh giá là bước quan trọng nhất của người mua. 3.4.4. Quyết định mua Quyết định mua hàng sau khi đánh giá, ý định mua hàng sẽ được hình thành đối với thương hiệu nhận được điểm đánh giá cao nhất và đi đến quyết định mua hàng. Tuy nhiên, thường có hai yếu tố có thể xen vào trước khi người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm. Đó là thái độ của những người khác và những yếu tố tình huống bất ngờ 3.4.5. Hành vi sau khi mua Sau khi mua, nếu tính năng và công dụng của sản phẩm đáp ứng một cách tốt nhất sự chờ đợi của người tiêu dùng thì họ sẽ hài lòng. Hệ quả là hành vi mua sắm sẽ được lặp lại khi họ có nhu cầu hoặc giới thiệu cho người khác. Trường hợp ngược lại, họ sẽ khó chịu và thiết lập sự cân bằng tâm lý bằng cách chuyển sang tiêu dùng nhãn hiệu khác, đồng thời có thể họ sẽ nói xấu sản phẩm đó với người khác. 3.4.6. Giới trẻ (Genz) Giới trẻ hay còn gọi là thế hệ Genz (sinh từ năm 1995 đến 2012) đang bùng nổ với những trào lưu tạo Trend trên Tiktok và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây là thế hệ lớn lên trong bối cảnh bùng nổ về kinh tế cùng với sự phát triển của thế giới Internet nên phần lớn họ sẽ lựa chọn dịch vụ trực tuyến khi cần chi tiêu cho mua sắm. Do đó, việc mua sắm trực tuyến trở thành một thói quen của nhóm gen này, đồng thời việc tiếp cận với các sàn thương mại như Tiktok, Shopee, Lazada,..cùng trở thành một trong các hoạt động không thể thiếu hằng ngày của Genz. Đặc biệt, trong khoảng thời gian dịch bệnh diễn ra, việc mua bán các sản phẩm làm đẹp thông qua các kênh phân phối online tăng mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc quyết định mua các sản phẩm mỹ phẩm hiện nay của giới trẻ phụ thuộc rất nhiều vào các hình thức trên Internet thông qua mạng xã hội, sàn thương mại điện tử..Có thể thấy thế hệ Genz sẽ là những người tiêu dùng chủ lực trong tương lai. 4. KẾT LUẬN 812
  5. Hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật số và công nghệ, việc mua sắm trực tuyến không còn xa lạ và trở nên ngày càng phổ biến. Mua bán sản phẩm dựa trên trải nghiệm của những người đánh giá đã trở thành xu hướng và TikTok đã làm rất hiệu quả trong việc này. Ứng dụng TikTok có thể được tải xuống dễ dàng và miễn phí, cho phép người dùng mua sắm và chia sẻ trải nghiệm của họ. Đặc biệt, TikTok gây hứng thú cho giới trẻ hiện nay, những người luôn cập nhật và chạy theo quảng cáo. Tồn tại của TikTok đã có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, cả trong và ngoài nước. Đối với Việt Nam, TikTok đã mang lại nhiều lợi ích và cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp, giúp mở rộng thị trường và tăng cường quyết định mua sản phẩm thông qua kênh TikTok.. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kotler, P. (2005). Principles of marketing. Pearson Education 2. Loudon, D. L., & Della Bitta, A. J. (2004). Consumer behavior: concepts and applications (4th ed.). McGraw-Hill 3. American Marketing Association. (n.d.). Definition of Marketing. Retrieved April 17, 2023, from https://www.ama.org/AboutAMA/Pages/Definition-of-Marketing.aspx 4. Petrick, J. F. (2004). The roles of quality, value, and satisfaction in predicting cruise passengers' behavioral intentions. Journal of Travel Research, 42(4), 397-407 5. Kotler, P., & Keller, K. L. (2011). Marketing management (14th ed.). Pearson 813
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2