Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ khuyết tật trí tuệ trong môi trường giáo dục hòa nhập
lượt xem 4
download
Bài viết này ngoài việc đề cập tới một số nội dung như: Phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT, mục tiêu phát triển KNGT cho trẻ KTTT và giáo dục hòa nhập ở bậc học mầm non, thì tập trung chủ yếu vào phân tích 3 yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT bao gồm các yếu tố: Khả năng của trẻ khuyết tật trí tuệ, năng lực chuyên môn của giáo viên và môi trường chơi ở trường mầm non.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ khuyết tật trí tuệ trong môi trường giáo dục hòa nhập
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỒ SỸ HÙNG Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt: Mục tiêu phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) trong môi trường giáo dục hòa nhập là giúp cho trẻ sử dụng các phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với nội dung, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp, trẻ tích cực tương tác với mọi người xung quanh. Quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp (KNGT) cho trẻ KTTT chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết này ngoài việc đề cập tới một số nội dung như: phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT, mục tiêu phát triển KNGT cho trẻ KTTT và giáo dục hòa nhập ở bậc học mầm non, thì tập trung chủ yếu vào phân tích 3 yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT bao gồm các yếu tố: khả năng của trẻ khuyết tật trí tuệ, năng lực chuyên môn của giáo viên và môi trường chơi ở trường mầm non. Đây sẽ là cơ sở để các nhà giáo dục tổ chức các hoạt động nhằm phát triển KNGT cho trẻ KTTT đạt hiệu quả hơn. Từ khóa: Phát triển kĩ năng giao tiếp; trẻ khuyết tật trí tuệ; môi trường giáo dục hòa nhập; yếu tố ảnh hưởng. 1. MỞ ĐẦU Khuyết tật trí tuệ là một rối loạn khởi phát trong thời kỳ phát triển bao gồm suy giảm cả chức năng trí tuệ và chức năng thích ứng trong lĩnh vực nhận thức, xã hội và thực hành (APA) 2013). Nhiều trẻ KTTT gặp khó khăn và hạn chế trong giao tiếp, chính khó khăn này là rào cản khiến trẻ khó thiết lập các mối quan hệ xã hội và thiếu chủ động khi tham gia vào các hoạt ở trường mầm non. Vì vậy phát triển kỹ năng giao tiếp là mục tiêu giáo dục quan trọng trong công tác giáo dục hòa nhập (GDHN) trẻ KTTT hiện nay. Môi trường GDHN có vai trò rất lớn đến sự phát triển của trẻ KTTT nói chung và KNGT của trẻ nói riêng. Các hoạt động trong trường mầm non luôn hướng đến việc hỗ trợ trẻ KTTT giao tiếp và phát triển các lĩnh vực khác. Sự phát triển KNGT của trẻ KTTT luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó, có cả yếu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan. Các nghiên cứu về sự phát triển KNGT của trẻ KTTT trong những năm gần đây đã tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó nhiều tác giả đã chỉ ra vai trò to lớn của các hoạt động giáo dục ở trường học đến sự phát triển của trẻ KNGT của trẻ. Trong đó tác giả Sunish cho rằng hoạt động vui chơi có nhiều ưu thế trong việc phát triển KNGT cho trẻ KTTT (Sunish 2013). Thông qua trò chơi phát triển kỹ năng tương tác lần lượt, biết sử dụng các phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để duy trì nội dung chơi (Kaiser, Hester, and McDuffie 2001), (Sigafoos and Arthur 2003). Tác giả Đinh Nguyễn Trang Thu cũng đưa ra một số biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ trong trường tiểu học hòa nhập (Thu, 2017). Môi trường GDHN tạo ra nhiều cơ hội để trẻ tương tác với nhau bằng ngôn ngữ và kích thích trẻ bộc lộ các KNGT. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển KNGT cho trẻ KTTT học hòa nhập ở trường mầm non vẫn còn nhiều hạn chế, việc phát triển KNGT cho trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Để nâng cao hiệu quả phát triển KNGT cho trẻ KTTT trong môi trường GDHN người giáo viên cần nắm rõ những yếu tố tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến sự phát triển KNGT của trẻ. Chính vì vậy nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển KNGT của trẻ KTTT là việc làm cần thiết và có ý nghĩa lớn trong công tác can thiệp, hỗ trợ trẻ KTTT học hòa nhập ở các trường mầm non hiện nay. 177
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ Phát triển được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Trong tâm lý học, phát triển được hiểu như là một quá trình trưởng thành liên tục trong sự tự nhận thức của trẻ, bao gồm các giai đoạn khác nhau từ thấp đến cao, giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau. Trong giáo dục học, phát triển là quá trình biến đổi từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, là quá trình biến đổi về chất, nảy sinh cái mới tiến bộ hơn so với trước. Sự phát triển này là quá trình trẻ học và đạt được các kỹ năng trong một giai đoạn nhất định. Biểu hiện của quá trình phát triển KNGT ở trẻ KTTT là sự tự tin vượt qua rào cản về mặt ngôn ngữ để tham gia vào tất cả các hoạt động ở trường mầm non, hạn chế sự hỗ trợ của giáo viên và sử dụng các phương tiện giao tiếp phù hợp phù hợp với các nội dung và đối tượng giao tiếp khác nhau. Vậy phát triển KNGT cho trẻ KTTT là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch của giáo viên nhằm giúp trẻ phát triển khả năng hiểu và sử dụng hợp lý các phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để nâng cao hiệu quả tương tác giữa trẻ với mọi người xung quanh. 2.2. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ trong môi trường giáo dục hòa nhập 2.2.1. Khái niệm giáo dục hòa nhập ở bậc học mầm non Theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT Ngày 22/05/2006 của Bộ giáo dục và Đào tạo, giáo dục hòa nhập (GDHN) là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ bình thường, trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống (Bộ Giáo dục và Đào tạo 2009). Tuy nhiên, hiện nay giáo dục hòa nhập đã được mở rộng hơn và được hiểu là hỗ trợ mọi trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật, có cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục nhằm chuẩn bị để các em trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội (Lý, Lâm, và Nho 2015). Giáo dục hòa nhập nhìn nhận trẻ khuyết tật dựa trên quan điểm xã hội, khi cho rằng khuyết tật không phải chỉ do khiếm khuyết của bản thân trẻ mà còn là khiếm khuyết của xã hội, mọi trẻ khuyết tật đều có khả năng nhất định. Như vậy, giáo dục hòa nhập ở bậc học mầm non là quá trình hỗ trợ trẻ em dưới 6 tuổi, trong đó có trẻ khuyết tật, có cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học, phù hợp tại trường mầm non nơi trẻ sinh sống, nhằm chuẩn bị để trẻ trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội. 2.2.2. Mục tiêu phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ trong môi trường giáo dục hòa nhập Theo Gauri Pruthi (2013), trẻ KTTT cần được hỗ trợ phát triển ngôn ngữ và KNGT để trẻ chủ động thiết lập các mối quan hệ xã hội với mọi người xung quanh và tham gia có hiệu quả vào việc học tập ở trường học sau này. Vì vậy, cha mẹ và giáo viên cần tạo mọi cơ hội để trẻ được tương tác với mọi người xung quanh và phát triển những kỹ năng giao tiếp còn thiếu hụt ở trẻ (Gauri Pruthi 2013). Sự phát triển KNGT của trẻ KTTT phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động trong đó sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên, các chuyên gia, cha mẹ và bạn cùng chơi đóng vai trò quan trọng. Đây là quá trình tương tác tích cực giữa trẻ với mọi người xung quanh, đặc biệt qua việc điều chỉnh cách tổ chức các hoạt động giáo dục sẽ tạo môi trường giao tiếp kích thích trẻ tích cực tương tác và bộc lộ các KNGT. Mục tiêu phát triển KNGT cho trẻ KTTT trong môi trường giáo dục hòa nhập nhằm giúp trẻ biết sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau phù hợp với đối tượng và nội dung 178
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 giao tiếp. Trẻ biết vận dụng những kinh nghiệm giao tiếp của bản thân, đồng thời thông qua sự hỗ trợ từ giáo viên và quá trình tương tác với các bạn trong nhóm chơi trẻ sẽ phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ. Ngoài ra mục tiêu phát triển KNGT cho trẻ KTTT còn tạo cho trẻ KTTT sự tự tin và chủ động tương tác với các bạn trong nhóm chơi, sẵn sàng thiết lập các mối quan hệ với mọi người xung quanh. Trẻ biết vận dụng KNGT vào các tình huống khác nhau thông qua các hoạt động ở trường mầm non, trẻ biết chú lắng nghe, biết tương tác qua lại bằng ngôn ngữ phù hợp, biết sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ như ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ để tham gia có hiệu quả vào các hoạt động giáo dục ở trường mầm non. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ khuyết tật trí tuệ trong môi trường giáo dục hòa nhập Sự phát triển của trẻ KTTT nói chung và KNGT của trẻ nói riêng luôn chịu tác động bởi nhiều yếu tố, các yếu tố này đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến KNGT của trẻ. Môi trường GDHN có nhiều ưu thế trong việc phát triển KNGT của trẻ KTTT. Các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển KNGT của trẻ có thể kể đến như: khả năng của trẻ, môi trường chơi và cách thức tác động của giáo viên (Sameena 2011). 2.3.1. Khả năng của trẻ khuyết tật trí tuệ Quá trình phát triển KNGT của trẻ KTTT trong môi trường hòa nhập luôn chịu sự chi phối bởi kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi của trẻ (Sunish 2013). Đối với trẻ KTTT đã có kinh nghiệm sống nhất định, những biểu tượng về thế giới xung quanh của trẻ ngày được mở rộng, bên cạnh đó ngôn ngữ của trẻ cũng dần được phát triển, chính điều này sẽ là cở sở để giúp trẻ phát triển KNGT. Năng lực nhận thức có ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ KTTT. Bên cạnh đó, trí thông minh ngôn ngữ (nonverbal intelligence) cũng ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của trẻ KTTT. Ngoài ra, tính chủ động và tích cực tương tác khi trẻ tham gia hoạt động là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển KNGT của trẻ KTTT. Khi tham gia vào các hoạt động ở trường mầm non nhiều trẻ KTTT thường bị động, nhút nhát đôi khi thiếu tự tin sẽ dẫn tới mức độ tham gia vào hoạt động của trẻ bị hạn chế, môi trường tương tác giữa trẻ với các bạn bị thu hẹp. Chính vì vậy, nếu trẻ KTTT thiếu tính chủ động và không tích cực tương tác với nhóm chơi thì ít có cơ hội được bộc lộ KNGT. 2.3.2. Năng lực của giáo viên mầm non Trong công tác can thiệp trị liệu ở trẻ KTTT có rối loạn ngôn ngữ và khó khăn trong giao tiếp, vai trò của nhóm chuyên gia như: nhà trị liệu ngôn ngữ, nhà tâm lý học, giáo viên mầm non và giáo viên giáo dục đặc biệt là rất lớn. Trong đó, giáo viên mầm non là người trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ sẽ theo dõi mức độ giao tiếp của trẻ và cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhóm chuyên gia để cùng phối hợp trong việc phát triển KNGT cho trẻ KTTT ((Jacob, Olisaemeka, và Edozie 2015), (Memisevic và Hadzic 2013)). Như vậy, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ KTTT học hòa nhập ở trường mầm non. Khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ KTTT yếu tố này đóng vai trò quan trọng. Trẻ đến trường được vui chơi, tham gia vào các hoạt động, được hòa nhập với các bạn cùng trang lứa. Đây là môi trường thuận lợi để trẻ bộc lộ kỹ năng giao tiếp. Năng lực lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch của giáo viên mầm non là một trong những yếu tố quyết định đến toàn bộ quá trình chơi của trẻ, sự hứng thú và hiệu quả tham gia của trẻ 179
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 KTTT phụ thuộc vào cách hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên mầm non. Để phát triển KNGT cho trẻ KTTT, giáo viên là người gợi ý để trẻ lựa chọn những trò chơi, những hoạt động có ưu thế đối với việc phát triển KNGT cho trẻ, nắm bắt được mức độ giao tiếp, những khó khăn mà trẻ KTTT đang gặp phải để có kế hoạch giáo dục phù hợp. Nếu giáo viên mầm non không điều chỉnh kế hoạch hoạt động hướng tới sự phát triển KNGT cho trẻ KTTT trong môi trường giáo dục hòa nhập phù hợp với khả năng của trẻ KTTT thì sẽ không phát huy được vai trò của hoạt động đến sự phát triển KNGT của trẻ. Bên cạnh đó, việc hiểu biết về trẻ KTTT và đánh giá được KNGT của trẻ sẽ giúp giáo viên lựa chọn được những cách thức tác động và hỗ trợ trẻ trong khi trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, lựa chọn những trò chơi phù hợp và tạo các tình huống để giúp trẻ bộc lộ các KNGT như kỹ năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ. Ngoài ra, giáo viên biết phối hợp với phụ huynh trong quá trình giáo dục trẻ nói chung và phát triển KNGT cho trẻ nói riêng sẽ có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động này. Giáo viên cần có sự đồng cảm, chia sẻ với phụ huynh có con bị KTTT, không “gán mác”, gọi tên, không phân biệt đối xử với trẻ và gia đình. Khi trẻ có hành vi bất thường, giáo viên cần bình tĩnh và kiên trì tìm cách giải quyết, kịp thời phối hợp với các bậc phụ huynh để cho trẻ có hướng phát triển tốt nhất. Với trẻ KTTT, được học trong trường mầm non là cơ hội để trẻ hòa nhập, phát triển đầy đủ về các mặt nhân cách. Tuy nhiên, khi tổ chức các hoạt động ở trường mầm non, giáo viên thường gặp nhiều khó khăn do khả năng nhận thức, hạn chế trong giao tiếp và đặc biệt là những rối loạn thường đi kèm với KTTT chính là lý do dẫn tới hiệu quả tham gia các hoạt động nhằm phát triển KNGT cho trẻ còn chưa như mong đợi. Muốn phát triển KNGT cho trẻ KTTT thì trước hết giáo viên phải là người có năng lực chuyên môn để lựa chọn những nội dung giao tiếp phù hợp với trẻ KTTT, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động thu hút sự tham gia của trẻ. Quá trình phát triển KNGT cho trẻ KTTT được thực hiện theo cơ chế từ bên ngoài vào bên trong, giai đoạn đầu có thể mang tính cưỡng chế, áp đặt sau chuyển dần thành tự nguyện, tự giác. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có tính kiên trì, nghiêm ngặt trong quá trình luyện tập đồng thời vận dụng những phương pháp và kỹ thuật đặc thù trong dạy trẻ KTTT để gây hứng thú, khuyến khích trẻ tham gia, phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ để phát triển KNGT cho trẻ. 2.3.3. Môi trường hoạt động Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ KTTT trong môi trường GDHN còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động của trẻ, trong đó, có thể kể đến như môi trường vật chất, môi trường tâm lý xã hội, và môi trường giao tiếp tích cực. Tất cả sẽ kích thích sự phát triển KNGT của trẻ trong quá trình trẻ học hòa nhập ở trường mầm non. Môi trường vật chất: Qua nghiên cứu và thực tiễn giáo dục trẻ cho thấy, môi trường vật chất có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ KTTT. Đối với trẻ em, đôi khi trẻ tự tìm các nguyên liệu xung quanh để chơi và trẻ có thể duy trì nội dung chơi theo cách riêng của trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ KTTT, giáo viên cần sắp xếp và bố trí không gian hoạt động cho trẻ để thu hút sự chú của trẻ, kích thích trẻ tích cực tương tác với các bạn trong lớp. Các đồ dùng đồ chơi trong lớp sẽ kích thích hứng thú tham gia vào trò chơi và cũng chính đồ chơi sẽ là đối tượng để trẻ khám phá, tạo sự chú ý đối với trẻ KTTT. Khi đồ dung, đồ chơi được chuẩn bị đầy đủ, đa dạng và hấp dẫn sẽ giúp trẻ tích cực tương tác với các bạn trong lớp, kích thích khả năng giao tiếp của trẻ. Môi trường tâm lý xã hội: Môi trường thân thiện, hợp tác và không rào cản là điều kiện để trẻ thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với các bạn trong lớp và giữa trẻ với giáo viên và ngược lại. Môi trường thân thiện trong lớp học sẽ làm cho trẻ KTTT cảm nhận được sự quan tâm của 180
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 cô giáo và các bạn trong nhóm chơi sẽ kích thích trẻ tích cực tương tác và mong muốn được tham gia vào trò chơi, đây là cở sở để trẻ bộc lộ KNGT trong khi chơi. Ngược lại, trẻ KTTT sẽ gặp khó khăn để hòa nhập nếu như môi trường lớp học thiếu thân thiện, trẻ luôn cảm thấy căng thẳng, bị đối xử phân biệt trong khi chơi sẽ là những rào cản trẻ hòa nhập với các bạn trong lớp học. Do đó, giáo viên cũng có thể điều chỉnh yếu tố này cho phù hợp với môi trường lớp học hòa nhập. Môi trường giao tiếp tích cực: Cha mẹ trẻ có vai trò quan trọng trong việc phát triển KNGT cho trẻ KTTT. Theo Pelin và Nilay Kayhan, gia đình là nơi hình thành những yếu tố giao tiếp đầu tiên của trẻ. Trẻ được thường xuyên tiếp xúc, được trải nghiệm với các hoạt động diễn ra hàng ngày giữa trẻ với cha mẹ sẽ là cơ hội để kích thích trẻ tích cực giao tiếp, tạo cho trẻ môi trường giao tiếp tích cực (Pelin and Kayhan 2016). Chính vì vậy, ngoài việc tích cực trò chuyện với trẻ trong các hoạt động diễn ra trong ngày thì cha mẹ phải là người chơi cùng trẻ các trò chơi mà trẻ quan tâm, các hoạt động hướng tới việc phát triển KNGT cho trẻ. Khi cha mẹ chơi cùng trẻ sẽ biết được khả năng ngôn ngữ và mức độ giao tiếp của con mình, và rèn luyện thêm cho trẻ những KNGT cần thiết như lắng nghe, hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình là những người hiểu trẻ nhất vì là người luôn chăm sóc và gần gũi trẻ. Hơn ai hết, họ là những người mong đợi sự phát triển của con mình nhất, đặc biệt là những sự phát triển về giao tiếp và ngôn ngữ là những cột mốc phát triển có thể giúp họ hiểu và tương tác với con mình. Chính họ sẽ là người kiên trì theo đuổi, phấn đấu đến cùng cho sự phát triển và tương lai của trẻ. Như vậy, gia đình là môi trường giao tiếp đầu tiên của trẻ, có vai trò quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành, phát triển KNGT nói riêng và nhân cách của trẻ nói chung. Môi trường giao tiếp tích cực sẽ kích thích trẻ bộc lộ các KNGT qua cách mà trẻ sử dụng các phương tiện giao tiếp để tương tác với nhau. Do đó, môi trường giao tiếp là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và có tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển KNGT của trẻ KTTT ở trường mầm non. Có thể thấy rằng, các yếu tố trên có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc phát triển KNGT cho trẻ KTTT học hòa nhập ở trường mầm non, và có mối quan hệ qua lại, tương hỗ lẫn nhau. Chính vì vậy, trong môi trường GDHN có trẻ KTTT người giáo viên cần linh hoạt và sáng tạo vận dụng những kiến thức, kỹ năng sư phạm của mình để tổ chức các hoạt động hỗ trợ trẻ KTTT phát triển KNGT đạt hiệu quả cao nhất. 3. KẾT LUẬN Trẻ KTTT gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và quá trình tham gia các hoạt động với các bạn cùng trang lứa. Hạn chế trong giao tiếp là rào cản lớn nhất làm cho trẻ khó thiết lập các mối quan hệ xã hội với mọi người xung quanh. Do đó, việc phát triển KNGT cho trẻ KTTT trong môi trường giáo dục hòa nhập có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển chung của trẻ ở trường mầm non. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển KNGT của trẻ đã được đề cập và phân tích ở trên sẽ giúp cho giáo viên mầm non, cha mẹ trẻ hiểu rõ hơn về quá trình phát triển KNGT của trẻ, từ đó có cách thức giáo dục phù hợp với đặc điểm và khả năng của trẻ KTTT. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà giáo dục tiếp tục có những nghiên cứu để đề xuất các biện pháp phát triển KNGT cho trẻ KTTT học hào nhập ở trường mầm non. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] American Psychiatric Association (APA) (2013). Desk Reference to the Diagnostic Criteria from DSM - 5 (American Psychiatric Publishing). [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009). Chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục. 181
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 [3] Gauri Pruthi (2013). Language development in children with mental retardation, National Council of Educational Research and Training. [4] Jacob, Udeme Samuel, Angela Nneka Olisaemeka, and Isioma Sitamalife Edozie (2015). Developmental and Communication Disorders in Children with Intellectual Disability: The Place Early Intervention for Effective Inclusion, Journal of Education and Practice. [5] Kaiser, Ann P, Peggy P Hester, and Andrea S McDuffie (2001). Supporting Communication in Young Children with Developmental Disabilities, Mental Retardation and Developmental Disabilities Research Reviews: 143-50. [6] Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thị Lâm, Hoàng Thị Nho (2015). Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trẻ mầm non, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. [7] Memisevic, Haris, and Selmir Hadzic (2013). Speech and Language Disorders in Children with Intellectual Disability in Bosnia and Herzegovina, Centre for Education and Rehabilitation, Mjedenica, Sarajevo, Bosnia and Herzegovina. [8] Pelin, Pistav Akmese, and Nilay Kayhan (2016). An Investigation of the Effect of the Communication Skills of the Children with Intellectual Disability to the Anxiety Level of Their Mothers, Universal Journal of Educational Research, 4: 2423-31. [9] Sameena, Noetzel (2011). The relationship between play and communication skills of young children in a childcare setting, Proquest, Umi Dissertation Publishing. [10] Sigafoos, Jeff, and Michael Arthur (2003). Challenging Behaviour and Developmental Disability, Baltimore: Paul H. Brookes Publishing Co. [11] Sunish, Dr. T. V. (2013). Effect of Role Play on Developing Communication Skills of Children with Moderate Mental Retardation, Cognitive, Cognitive Discourses International Multidisicplinary Journal: 41-46. [12] Đinh Nguyễn Trang Thu (2017). Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học, Luận án Tiến sĩ. Title: FACTORS AFFECTING THE DEVELOPMENT OF COMMUNICATION SKILLS OF CHILDREN WITH INTELLECTUAL DISABILITIES IN INCLUSIVE EDUCATION ENVIRONMENT Abstract: The main objective of developing communication skills for children with intellectual disabilities (IDs) in inclusive education environment is to help children use effectively verbal and non- verbal communication mediums with the content, circumstances and subjects of communication. Children actively interact with peopl. The process of developing communication skills for children with IDs is affected by many different factors. This article, in addition to mentioning some contents such as: developing communication skills for children with IDs, the objective of developing communication skills for children with IDs and inclusive education at kindergarten, It mainly focuses on analyzing three factors affecting communication skills for children with IDs including: the ability of children with IDs, professional competence of preschool teachers and the playing environment at preschools. This will be the basis for educators to organize activities to develop communication skills for children with IDs more effectively. Keywords: Developing communication skills; inclusive education environment; children with intellectual disabilities; factors affecting communication skills. 182
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Mô đun 15: Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học - Dương Minh Tiến
8 p | 2539 | 289
-
Module bồi dưỡng thường xuyên THPT - Modul 15: Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học
0 p | 462 | 41
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đối với sản phẩm rau an toàn: Nghiên cứu tình huống trên địa bàn huyện Gia Lâm và quận Long Biên, Hà Nội
9 p | 283 | 36
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
0 p | 224 | 14
-
Module bồi dưỡng thường xuyên THCS - Modul 15: Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học
46 p | 186 | 13
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông
11 p | 111 | 11
-
Những yếu tố ảnh hưởng tới việc tạo động lực làm việc cho cán bộ tại các chi cục thuế thuộc cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc
6 p | 114 | 9
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông tại Việt Nam
9 p | 25 | 6
-
Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ dân tộc xuyên quốc gia của một số tộc người tại chỗ vùng Tây Nguyên - Nguyễn Công Thảo
10 p | 98 | 6
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định nghỉ học của sinh viên - từ tổng quan lý thuyết tới mô hình thực nghiệm
12 p | 26 | 4
-
Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông
5 p | 14 | 4
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác doanh nghiệp - cơ sở giáo dục đại học
8 p | 37 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc động viên nhân viên tại công ty dịch vụ công ích quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 94 | 4
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc tham gia hoạt động phát triển nghề nghiệp của giáo viên
7 p | 25 | 3
-
Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA tại tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam
13 p | 84 | 3
-
Một số yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại các cơ sở đào tạo ở Hà Nội
4 p | 42 | 2
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nông dân ở khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên
6 p | 70 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc nghiện và tái nghiện ma tuý của học viên Trung tâm Cai nghiện ma tuý Thanh Đa
6 p | 22 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn