intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong các doanh nghiệp

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Các yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong các doanh nghiệp" cung cấp cái nhìn tổng quan về cơ sở lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS thông qua việc tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trước đây để đưa ra định hướng cho các nghiên cứu trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong các doanh nghiệp

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CH NH QUỐC TẾ TRONG CÁC DOANH NGHỆP TS. Nguyễn Quốc Hƣng Trường Đại học Lao động Xã hội Email: hungthinh99@gmail.com Tóm tắt Trong xu thế hội nhập kế toán quốc tế, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã quan tâm tới việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) trong các doanh nghiệp. Trên thực tế, việc phổ biến áp dụng IFRS tại nhiều quốc gia đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Do vậy, để áp dụng có hiệu quả IFRS cần phải nghiên cứu tìm hiểu những rào cản ở những môi trƣờng kinh tế - chính trị khác nhau để đánh giá khả năng áp dụng và đề ra biện pháp khắc phục. Việc nghiên cứu cơ sở sở lý luận về các yếu tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng IFRS là cơ sở khoa học để triển khai áp dụng một cách rộng rãi. Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về cơ sở lý thuyết và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng IFRS thông qua việc tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trƣớc đây để đƣa ra định hƣớng cho các nghiên cứu trong tƣơng lai. Từ khoá: Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế; Chuẩn mực Kế toán Quốc tế; Doanh nghiệp Abtracts In the trend of international accounting integration, many studies around the world have paid attention to the application of International Financial Reporting Standards (IFRS) in businesses. In fact, the implementation of IFRS in many countries has encountered many difficulties. Therefore, to effectively apply IFRS, it is necessary to research and understand the barriers in different economic and political environments to evaluate the applicability and remedies. Researching the theoretical basis of factors affecting the application of IFRS is the scientific basis for widespread application. This article provides an overview of the theoretical basis and factors affecting IFRS adoption through synthesizing and analyzing previous studies to provide direction for future research. Keywords: International Financial Reporting Standards; Internationl Accounting Standards; Enterprises 1. Giới thiệu Việc tìm kiếm cơ hội đầu tƣ quốc tế đòi hỏi các nhà đầu tƣ phải so sánh thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau để đƣa ra các quyết định đúng đắn nhằm xây dựng danh mục đầu tƣ tốt nhất. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán của mỗi nƣớc không nhất quán, do vậy, thông tin khó so sánh, ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ cũng nhƣ việc tìm kiếm nguồn vốn của các doanh nghiệp (DeFond et al., 2011). Vì vậy, việc áp dụng một chuẩn mực kế toán chung cho cộng đồng doanh nghiệp thông qua hệ thống Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS/IFRS) là rất quan trọng và cần thiết, giúp đảm bảo thông tin minh bạch, rõ ràng và có thể so sánh đƣợc trên phạm vi quốc tế, tăng tính hữu ích và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà 388
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG phân tích, nhà quản lý và nhà đầu tƣ đƣa ra quyết định (Pham Huy Hung, 2022). Theo thống kê của IFRS Foundation (2020) cho thấy, 166 quốc gia đã và đang triển khai áp dụng IFRS với tổng GDP chiếm 98,8% GDP toàn cầu, trong đó lục địa có nhiều quốc gia áp dụng IFRS nhất là Châu Âu (44 quốc gia), tiếp theo là Châu Phi (38 quốc gia), Châu Mỹ (37 quốc gia), Châu Á và Châu Đại Dƣơng (34 quốc gia) và Trung Đông (13 quốc gia). Những tác động tích cực của việc áp dụng IFRS tới hoạt động của thị trƣờng vốn là không thể phủ nhận. Điều này đã đƣợc nhiều nghiên cứu trên thế giới trong hơn hai thập kỷ qua kh ng định. Theo nghiên cứu của Joshi và cộng sự (2002) và Li (2010), việc áp dụng IFRS làm tăng khả năng so sánh thông tin. Các nghiên cứu của Daske và cộng sự (2008), Barth và cộng sự (2014), Barth và cộng sự (2018) đều cho rằng, việc áp dụng IFRS làm tăng giá trị và tính thanh khoản của cổ phiếu. Ngoài ra, việc áp dụng IFRS không chỉ mang lại lợi ích cho các nƣớc lớn mà còn mang lại cơ hội nâng cao chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính cho các nƣớc đang phát triển (Wu và cộng sự, 2014); Palea, 2014). Các nghiên cứu mặc dù chƣa đánh giá hết đƣợc lợi ích của việc áp dụng IFRS nhƣng điều chắc chắn mà IFRS mang lại cho các nhà đầu tƣ quốc tế là dễ dàng so sánh thông tin để tìm kiếm cơ hội đầu tƣ và các doanh nghiệp cũng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài. Mặc dù việc áp dụng IFRS đã đem lại những lợi ích cho cả nhà đầu tƣ và các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tƣ, tuy nhiên, việc triển khai áp dụng IFRS ở mỗi quốc gia còn gặp nhiều vƣớng mắc. Ngay cả một số nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ, việc chậm trễ áp dụng IFRS cũng có nhiều lý do. Điều này đƣợc phản ánh trong nghiên cứu của Verschoor (2010) cho rằng, sự lo ngại của Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ về việc áp dụng IFRS, bao gồm: sự phù hợp của IFRS cho việc lập báo cáo tài chính, hiểu biết của nhà đầu tƣ về IFRS và những khác biệt so với chuẩn mực kế toán Mỹ; tác động của IFRS đối với luật thuế và các yêu cầu pháp lý; hoặc tác động của IFRS về những thay đổi trong hợp đồng hoặc quản trị doanh nghiệp và các vụ kiện tụng tiềm ẩn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc Mỹ chƣa chính thức áp dụng IFRS không là cơ sở để các nƣớc khác tham khảo mà các quốc gia cần phải có sự chuẩn bị trƣớc khi triển khai đồng bộ. Quan điểm này đã đƣợc nhiều nghiên cứu ủng hộ nhƣ Lonergan (2003), Zeghal & Mhedhbi (2006), Peng và cộng sự, (2008). Ở Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 345/QĐ-BTC, ngày 16/3/2020 về Đề án Áp dụng IFRS, kh ng định Việt Nam quyết tâm áp dụng hệ thống chuẩn mực này trong việc lập báo cáo tài chính. Ngày 23/5/2022, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định 633/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lƣợc kế toán - kiểm toán đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh việc ―xây dựng khung pháp lý để áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) theo lộ trình phù hợp‖. Với lợi ích và chủ trƣơng của Nhà nƣớc về việc áp dụng IFRS, các doanh nghiệp Việt Nam và những ngƣời làm công tác kế toán, đặc biệt là các cơ sở đào tạo chuyên ngành kế toán cần phải quan tâm, nghiên cứu và từng bƣớc triển khai áp dụng vào thực tiễn. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng IFRS là rất cần thiết. 389
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2. Cơ sở lý thuyết Cơ sở lý luận là nền tảng khoa học để xác định và giải thích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng IAS/IFRS trong doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả trình bày một số lý thuyết cơ bản sau: 2.1. Lý thuyết khuyếch tán sự đổi mới (DOI - Diffusion of Innovations) Theo Rogers (1995), khuếch tán là quá trình mà sự đổi mới đƣợc truyền đạt thông qua các kênh theo thời gian nhất định giữa các thành viên trong một tổ chức. Đổi mới là việc áp dụng các hệ thống mới, các chính sách, chƣơng trình, quy trình mới, có thể do nội bộ của tổ chức hoặc bên ngoài tổ chức tạo ra. Lý thuyết này đƣa ra 3 loại quyết định của đổi mới: (1) Quyết định đổi mới tuỳ chọn là có thể lựa chọn áp dụng hoặc từ chối áp dụng một sự đổi mới đƣợc thực hiện bởi một cá nhân độc lập; (2) Quyết định đổi mới tập thể là lựa chọn hoặc từ chối đổi mới đƣợc thực hiện bởi sự đồng thuận giữa các thành viên của một tổ chức; (3) Quyết định đổi mới của cơ quan có thẩm quyền là việc lựa chọn để áp dụng hoặc từ chối đổi mới đƣợc thực hiện bởi những ngƣời có vị trí, địa vị hoặc có chuyên môn, chức trách. Rogers (1995) đã vận dụng các loại quyết định đổi mới để nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc chấp nhận hoặc từ chối đổi mới trong phạm vi tổ chức. Sau khi phân tích cơ chế của sự lan truyền và chấp nhận sự đổi mới, Rogers đã chỉ ra 3 nhóm yếu tố chính có thể tác động đến quá trình đổi mới gồm: (1) Nhóm yếu tố thuộc về nhà quản trị; (2) Nhóm yếu tố thuộc về tổ chức và (3) Nhóm yếu tố bên ngoài tổ chức. Dựa vào lý thuyết DOI, để nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng IFRS trong các doanh nghiệp cần phải xem xét tới 3 nhóm yếu tố kể trên. Việc doanh nghiệp áp dụng IFRS hay không phải kể đến chủ trƣơng của các nhà quản trị doanh nghiệp. Nếu các nhà quản trị nhận thức rõ lợi ích của việc áp dụng IFRS thì việc triển khai áp dụng sẽ đƣợc thúc đẩy. Tuy nhiên, ngoài chủ trƣơng của lãnh đạo doanh nghiệp, yếu tố khác thuộc về doanh nghiệp nhƣ năng lực của đội ngũ kế toán là yếu tố then chốt trong việc áp dụng IFRS. Một yếu tố khác thuộc về bên ngoài doanh nghiệp có thể coi là chất xúc tác thúc thẩy việc áp dụng IFRS đó là áp lực từ các chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc cũng nhƣ những xu thế của thời đại. Nhƣ vậy, lý thuyết DOI là một cơ sở quan trọng để hình thành các nhân tố cần đƣợc xem xét trong nghiên cứu này. 2.2. Lý thuyết uỷ quyền Lý thuyết ủy quyền xuất hiện vào những năm 1970s về việc uỷ quyền của chủ sở hữu đối với ngƣời quản lý. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa ngƣời ủy quyền và ngƣời đƣợc ủy quyền: ngƣời quản lý - cổ đông và cổ đông - chủ nợ. Lý thuyết uỷ quyền nhanh chóng đƣợc áp dụng để giải quyết mối quan hệ giữa chủ sở hữu và ngƣời thay mặt chủ sở hữu điều hành doanh nghiệp (Jensen & Meckling, 2019). Lý thuyết này cho rằng, cả ngƣời ủy quyền và ngƣời đƣợc ủy quyền đều tối đa hóa lợi ích của mình. Câu hỏi đặt ra là các chủ sở hữu hành xử nhƣ thế nào để tối đa hóa lợi ích của mình. 390
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Dựa trên cơ sở lý thuyết uỷ quyền và các nghiên cứu thực nghiệm có thể nhận ra rằng, mối quan hệ uỷ quyền là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc áp dụng IFRS trong doanh nghiệp. Việc áp dụng IFRS sẽ tạo thuận lợi cho các cổ đông dựa vào hợp đồng vay nợ với các điều khoản giao ƣớc để dễ dàng chuyển nhƣợng tài sản. Vì vậy, chủ sở hữu yêu cầu các hợp đồng giao ƣớc phải hạn chế hành vi cơ hội của cổ đông đi ngƣợc với lợi ích của chủ nợ. Ch ng hạn, nếu một cổ đông thực hiện chính sách cổ tức quá mức, nó có thể ảnh hƣởng đến vốn cổ phần đƣợc đảm bảo cho các chủ nợ. Việc áp dụng IFRS sẽ củng cố niềm tin của các chủ nợ và tăng nguồn tài trợ bên ngoài cho doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng. Khi doanh nghiệp vay vốn nƣớc ngoài, yêu cầu hàng đầu từ các tổ chức tài chính, ngân hàng nƣớc ngoài là cung cấp thông tin báo cáo tài chính rõ ràng, có thể so sánh và minh bạch. Ƣu tiên hiện tại là doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo IFRS. Nhƣ vậy, việc vay và huy động vốn nƣớc ngoài theo lý thuyết ủy thác có tác động đến việc áp dụng IFRS trong doanh nghiệp. Việc áp dụng IFRS thúc đẩy lợi ích của ngƣời quản lý vì họ có nhiều quyền hơn trong việc lựa chọn các phƣơng án kế toán, tránh hành vi lợi dụng làm tổn hại đến lợi ích của cổ đông. Ngoài ra, việc áp dụng IFRS còn tác động tích cực đến giá trị sổ sách, đặc biệt là vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời. Nếu một phần tiền bồi thƣờng bao gồm quyền chọn mua cổ phiếu, nhà quản trị có xu hƣớng sử dụng quyền chọn này để tăng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Vì vậy, để đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh nhƣ mong muốn cho chủ sở hữu, nhà quản trị nên lựa chọn áp dụng IFRS để tối đa hóa lợi ích. Tóm lại, sử dụng lý thuyết uỷ quyền để hình thành mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng IFRS nhƣ thị trƣờng vốn, niêm yết nƣớc ngoài, khả năng sinh lời, đòn bẩy, khoản vay nƣớc ngoài, quyền sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, sự tham gia của ngƣời nƣớc ngoài vào Hội đồng quản trị. 2.3. Lý thuyết quản trị doanh nghiệp Mathiesen (2002) cho rằng, lý thuyết quản trị doanh nghiệp nghiên cứu cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả bằng cách sử dụng hợp đồng, cơ cấu tổ chức và quy tắc. Quản trị doanh nghiệp thƣờng chỉ giới hạn ở việc cải thiện hiệu quả tài chính, ch ng hạn nhƣ cách chủ sở hữu thúc đẩy các giám đốc doanh nghiệp mang lại lợi nhuận đầu tƣ hiệu quả hơn. Charreaux (1997) định nghĩa quản trị doanh nghiệp là một tập hợp các cơ chế tổ chức nhằm phân định quyền hạn và đƣa ra các quyết định quản lý, đảm bảo điều chỉnh hành vi và giảm thiểu việc trình bày sai các khoản mục kế toán. Johnson và cộng sự (1997) đã nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp nhƣ ảnh hƣởng của thể chế và pháp luật, cơ chế sở hữu tập trung, vai trò của nhà quản lý cấp cao đối với giá trị của doanh nghiệp và cổ đông. Việc áp dụng IFRS sẽ tăng tính minh bạch và đảm bảo chất lƣợng thông tin đƣợc công bố. Trên thực tế, hầu hết các thông tin kinh tế, tài chính đều đƣợc phản ánh qua việc đƣa ra khái niệm giá trị hợp lý. Để đạt đƣợc sự minh bạch, IASB đã quyết định giảm bớt các lựa chọn kế toán, sử dụng một phƣơng pháp duy nhất cho quy trình công nhận hoạt động của nhóm và yêu cầu phổ biến thông tin trƣớc đây chỉ dành cho các giám đốc điều hành. Thông tin tài chính đƣợc công bố theo IFRS chi tiết hơn do có các yêu cầu đặc biệt đối với dữ liệu chi tiết và các bên liên quan. Ví dụ: IFRS 8 (thay 391
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG cho IAS 14) yêu cầu doanh nghiệp tiết lộ thông tin nhạy cảm về lợi nhuận của hoạt động (sản phẩm hoặc khu vực địa lý). IFRS 7 còn yêu cầu thông tin về rủi ro kinh doanh (rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trƣờng); cách quản lý rủi ro và chiến lƣợc đầu tƣ. Thông tin này phù hợp với nhà đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá cách doanh nghiệp quản lý rủi ro và mức độ rủi ro giả định của nhà đầu tƣ. Lý thuyết quản trị doanh nghiệp góp phần giải thích sự tác động của các yếu tố đến việc áp dụng IFRS, bao gồm: hoạt động mở cửa nƣớc ngoài, quy mô doanh nghiệp, tăng trƣởng kinh tế, sự tham gia của ngƣời nƣớc ngoài vào Hội đồng quản trị... giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng báo cáo tài chính và giảm sự bất cân xứng thông tin. 2.4. Lý thuyết thể chế Theo North (1990), thể chế là luật chơi do con ngƣời tạo ra để định hình, điều chỉnh và định hƣớng các tƣơng tác của họ. Hệ thống thể chế bao gồm ba thành phần quan trọng: thể chế chính thức thể hiện bằng văn bản; thể chế không chính thức thể hiện dƣới dạng phong tục và quy tắc ứng xử; cơ chế và biện pháp trừng phạt. Trong suốt những năm 1970s, North cho rằng, thể chế, đặc biệt là hệ thống sở hữu đƣợc phát triển đầy đủ, là nhân tố quan trọng giải thích những thay đổi trong tăng trƣởng kinh tế. Khi nhiều ngƣời trong xã hội nhận thấy cơ hội kiếm lợi nhuận cao, họ sẽ tập hợp lại với nhau để thay đổi luật chơi nhằm đạt đƣợc lợi ích nhóm. Với những đặc điểm trên, lý thuyết thể chế là khung lý thuyết phù hợp và đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu kế toán, đặc biệt là phân tích việc áp dụng IFRS và sự thay đổi, cải tiến của hệ thống kế toán (Albu et al., 2011). Vellam (2012) thừa nhận việc áp dụng IFRS là lộ trình đƣợc thể chế hóa để doanh nghiệp ứng phó với áp lực thay đổi và việc áp dụng IFRS đƣợc coi là công cụ để doanh nghiệp nâng cao hình ảnh về tính hợp pháp và hợp tác quốc tế. Áp dụng lý thuyết này, Aboagye - Otchere & Agbeibor (2012) xác định doanh nghiệp là tác nhân quan trọng nhất ảnh hƣởng đến khả năng áp dụng thành công IFRS. Khi Nhà nƣớc bắt buộc áp dụng IFRS dƣới áp lực từ bên ngoài, nếu doanh nghiệp không nhận thức đƣợc thách thức, lợi ích, không có đủ nguồn lực thì việc tuân thủ chỉ mang tính hình thức và không hiệu quả. Ngoài ra, mối liên hệ chặt chẽ giữa chế độ kế toán và các văn bản pháp luật, đặc biệt là chính sách thuế, có tác động lớn đến việc áp dụng IFRS. Nhƣ vậy, theo lý thuyết thể chế và các nghiên cứu thực nghiệm, nhu cầu áp dụng IFRS xuất phát từ áp lực bắt buộc, áp lực bắt chƣớc và áp lực quy phạm. Áp lực cƣỡng chế phát sinh khi việc áp dụng IFRS mang lại thông tin tài chính minh bạch, đáng tin cậy và đƣợc thừa nhận rộng rãi. Vì vậy, lý thuyết thể chế cung cấp cơ sở xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng IFRS nhƣ: văn hóa, hệ thống pháp luật, mối liên hệ giữa kế toán, thuế và hoạt động đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. 3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng IFRS trong doanh nghiệp 3.1. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp * Quy mô doanh nghiệp 392
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Quy mô doanh nghiệp là một trong những yếu tố đƣợc nhiều nghiên cứu lựa chọn để xem xét khả năng ảnh hƣởng của nó tới việc áp dụng IFRS. Kết quả nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết tại Đức dựa trên chỉ số DAX năm 1998, Leuz & Verrechia (2000) cho rằng, việc áp dụng IFRS làm tăng mức độ công bố thông tin báo cáo tài chính, giảm tình trạng bất cân xứng thông tin và giảm chi phí vốn. Nghiên cứu thực nghiệm còn cho thấy, quy mô doanh nghiệp, nhu cầu tài chính và hoạt động tài trợ có tác động tích cực đến việc áp dụng IFRS. Trong một nghiên cứu khác, Gassen & Sellhorn (2006) đã sử dụng mô hình logistic cho mẫu gồm 354 doanh nghiệp Đức, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, việc áp dụng IFRS chịu ảnh hƣởng bởi quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Affes & Callimaci (2007) tại 106 doanh nghiệp niêm yết của Đức và Áo, kết quả nghiên cứu cho rằng, mức độ áp dụng IFRS có quan hệ thuận chiều với quy mô doanh nghiệp. Nghiên cứu của Guerreiro và cộng sự (2008) tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Bồ Đào Nha cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ có xu hƣớng tiếp tục áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc gia, các doanh nghiệp lớn đã áp dụng kế toán chất lƣợng cao trƣớc khi chính thức áp dụng IFRS. Điều này đƣợc lý giải là do doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài nên tìm cách tạo sự khác biệt trên thị trƣờng bằng cách cung cấp báo cáo tài chính chất lƣợng. Nghiên cứu của Al-Absy & Ismail (2019) tại các doanh nghiệp ở Yemen cho rằng, quy mô đƣợc xem là nhân tố ảnh hƣởng đáng kể đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Các DN có quy mô lớn, các nghiệp vụ kinh tế phức tạp thì việc áp dụng IFRS càng đƣợc các DN này quan tâm. Ngoài ra, các DN càng lớn thì càng có nhiều nguồn lực tài chính để thực hiện việc áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán này. Các DN có quy mô nhỏ thì không đủ nguồn lực tài chính để hội nhập kế toán quốc tế. Nhƣ vậy, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã kh ng định quy mô của doanh nghiệp có ảnh hƣởng tới việc áp dụng IFRS. * Thái độ của nhà quản trị Thái độ là một yếu tố đƣợc đề cập trong lý thuyết hành vi. Lý thuyết này đƣợc vận dụng nhiều trong các nghiên cứu về marketing. Tuy nhiên, với các nghiên cứu có liên quan đến việc ra quyết định thay đổi một thói quen của nhà quản trị, nhiều nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết này để xem xem xét thái độ nhà quản trị đối với việc đổi mới. Djatej và cộng sự (2012) đã vận dụng lý thuyết hành vi để xem xét các thuộc tính hành vi của những ngƣời hành nghề kế toán đối với khả năng áp dụng sớm IFRS tại Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho rằng, chuẩn chủ quan và kiểm soát nhận thức ảnh hƣởng đáng kể đến khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp tại Mỹ. Thái độ của nhà quản trị đối với việc áp dụng IFRS cũng đƣợc Bananuka & cộng sự (2019) nghiên cứu tại các doanh nghiệp Uganda, kết quả nghiên cứu cho thấy, thái độ của nhà quản trị đóng một vai trò rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng IFRS trong một tổ chức. Nghiên cứu về những trở ngại khi áp dụng IFRS của các doanh nghiệp tại Tunisia, Boumediene và cộng sự (2016) cho rằng, thái độ của nhà quản trị, hệ thống thuế và chi phí là các nhân tố gây trở ngại đến việc áp dụng IFRS ở Tunisia. Nghiên cứu của Choi & Meek (2011) về những thách thức và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng IFRS của các DN tại Ethiopia, nghiên cứu này cho rằng, ngoài các nhân tố có 393
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ảnh hƣởng tích cực tới khả năng áp dụng IFRS, nhân tố thái độ của nhà quản trị lại có tác động không đáng kể. Mặc dù các nghiên cứu có những kết luận khác nhau về mức độ ảnh hƣởng, tuy nhiên, yếu tố thái độ của nhà quản trị vẫn là một yếu tố đƣợc nhiều nghiên cứu quan tâm. * Trình độ nhân viên kế toán IFRS đƣợc xây dựng dựa trên nguyên tắc nên khả năng áp dụng bộ chuẩn mực này vào thực tiễn sẽ phụ thuộc nhiều vào trình độ của ngƣời kế toán (Choi và Meek, 2011). Các quốc gia có hệ thống giáo dục kém thì việc chuyển đổi sang IFRS tốn kém hơn so với các quốc gia khác có hệ thống giáo dục tốt hơn (Shima & Young, 2012). Nghiên cứu của Al-Htaybat (2018) đã cho ra rằng, có một mối quan hệ giữa trình độ của kế toán viên và việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp. Xu và cộng sự (2003) cho rằng, trình độ chuyên môn của kế toán viên là yếu tố liên quan đến kỹ năng, kiến thức của ngƣời lao động trong lĩnh vực tài chính, kế toán và kinh doanh, giúp họ có thể hoàn thành tốt trách nhiệm của mình đối với công việc kế toán. Trình độ nhận thức và năng lực của kế toán viên có ảnh hƣởng rất lớn đến việc áp dụng IFRS vì theo nhiều nghiên cứu, kế toán viên và năng lực chuyên môn của họ là rất quan trọng, trong đó sự xét đoán và phán đoán chuyên môn là vấn đề then chốt. Baig & Khan (2016) kh ng định việc áp dụng IFRS rất phức tạp do có sự khác biệt so với chuẩn mực kế toán quốc gia. Ngoài ra, ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong IFRS không dễ hiểu vì nó bao gồm các thuật ngữ kỹ thuật, định nghĩa và phƣơng pháp đo lƣờng. Vì vậy, ngay cả những kế toán viên chuyên nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc áp dụng IFRS. Vì vậy, cần phải tổ chức đào tạo bởi một cơ quan chuyên môn hoặc chính phủ để giới thiệu và đảm bảo rằng IFRS đƣợc hiểu và áp dụng đúng cách (Albu et al., 2011). Nhiều nghiên cứu cho thấy trình độ hiểu biết và nhận thức thấp của kế toán viên là rào cản trong việc áp dụng IFRS (Alp & Ustundag, 2009; Albu & Albu, 2012; Ghio & Verona, 2015). Tóm lại, trình độ chuyên môn của ngƣời làm kế toán có tác động đến việc áp dụng và triển khai IFRS trong doanh nghiệp. Quá trình này có hiệu quả hay không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của kế toán viên, ngƣời trực tiếp thực hiện công tác nghiệp vụ và lập báo cáo tài chính. * Chủ trƣơng sử dụng đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính là công cụ giúp tăng lợi nhuận nhƣng cũng làm tăng mức độ rủi ro. Đòn bẩy tài chính thể hiện việc sử dụng vốn vay để tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu thông qua tỷ lệ nợ. Doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao thì có đòn bẩy tài chính cao và ngƣợc lại. Đòn bẩy kinh doanh thể hiện mức độ doanh nghiệp sử dụng chi phí cố định để tăng lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế. Một số nghiên cứu xác nhận đòn bẩy tác động đến việc áp dụng IFRS của doanh nghiệp. Meek và cộng sự (1995) cho rằng một doanh nghiệp mắc nợ nhiều, có đòn bẩy tài chính cao sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn cho các chủ nợ, cố gắng thiết lập mối quan hệ tốt với các chủ nợ bằng cách tiết lộ thông tin đảm bảo chất lƣợng. Trong quá trình áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính chất lƣợng, doanh nghiệp áp dụng IFRS để nâng cao uy tín với các chủ nợ. Affes & Callimaci (2007) đã sử dụng tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản của 106 doanh nghiệp ở 394
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Đức và Áo để nghiên cứu, kết quả cho thấy, tỷ lệ nợ có tác động đến việc áp dụng IFRS vì có thể chủ nợ yêu cầu tuân thủ một số thỏa thuận cụ thể. Khác với các kết quả nghiên cứu ở trên, một số nghiên cứu cho rằng đòn bẩy không ảnh hƣởng hoặc ảnh hƣởng không đáng kể đến việc áp dụng IFRS. Murphy (1999) sử dụng thang đo tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, kết quả cho thấy, nợ không ảnh hƣởng đến việc áp dụng IFRS ở 44 công ty lớn niêm yết trên sàn chứng khoán Thụy Sĩ (22 công ty áp dụng IFRS và 22 công ty không áp dụng IFRS). Kolsi & Zehri (2013) sử dụng thang đo tỷ lệ nợ dài hạn chia cho tổng tài sản để nghiên cứu 700 doanh nghiệp của 74 quốc gia đang phát triển (32 quốc gia áp dụng IFRS và 32 quốc gia không áp dụng IFRS) kết quả nghiên cứu cũng tƣơng tự. Ibiamke & Ateboh-Briggs (2014) đã nghiên cứu 60 doanh nghiệp lớn niêm yết tại Nigeria để đánh giá tác động của đòn bẩy (tổng nợ và tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu) trƣớc và sau khi áp dụng IFRS, kết quả cũng cho rằng, đòn bẩy không ảnh hƣởng đến việc áp dụng IFRS. Nhƣ vậy, có thể thấy tác động của hệ số đòn bẩy đến việc áp dụng IFRS qua các nghiên cứu là không đồng nhất vì nhiều lý do khác nhau về cách sử dụng thƣớc đo và đặc điểm của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, yếu tố đòn bẩy tài chính vẫn đƣợc nhiều nghiên cứu lựa chọn để đánh giá sự tác động của nó tới việc áp dụng IFRS. Tóm lại, ngoài những nhân tố kể trên, một số nhân tố khác thuộc về doanh nghiệp có ảnh hƣởng tới việc áp dụng IFRS nhƣ: chi phí áp dụng (Bassemir, 2018; Bùi Thị Oanh và cộng sự, 2020), loại hình sở hữu và hợp tác quốc tế (Al-Htaybat, 2018); sự tham gia của ngƣời nƣớc ngoài trong quản lý (Ball và cộng sự, 2015); đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (Saudagaran & Diga, 2003; Lee & Fargher, 2010),… 3.2. Các nhân tố vĩ mô * Hệ thống pháp lý Hệ thống pháp luật là tập hợp tất cả các quy phạm, văn bản pháp luật có sự thống nhất theo những tiêu chí nhất định nhƣ tính chất, nội dung, mục đích. Các quốc gia khác nhau có hệ thống pháp luật và mức độ can thiệp của chính phủ khác nhau tác động đến chuẩn mực và các hoạt động kế toán khác nhau (Aboagye-Otchere & Agbeibor, 2012). Vì vậy, việc áp dụng toàn bộ, áp dụng một phần hay không áp dụng IFRS tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu của mỗi quốc gia. Một trong những khó khăn khi áp dụng IFRS là vai trò của cơ quan ban hành chuẩn mực kế toán quốc gia bị suy giảm, mất khả năng thiết lập chuẩn mực kế toán độc lập, chuyển quyền kiểm soát việc ban hành chuẩn mực cho Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (Lonergan, 2003; Peng et cộng sự, 2008). Chất lƣợng quản lý và cách thức hoạt động của chính phủ tác động đến sự thích nghi của việc áp dụng IFRS trong doanh nghiệp (Chamisa, 2000). Doupnik & Salter (1995) cho rằng, hệ thống luật pháp có tác động quan trọng đến kế toán vì nó liên quan trực tiếp đến việc đảm bảo các quy định. Việc áp dụng IFRS sẽ có lợi cho doanh nghiệp khi Nhà nƣớc khuyến khích công bố thông tin tài chính minh bạch (Daske và cộng sự, 2008; Li, 2010). Nobes & Stadler (2015); Baig & Khan (2016); Baker và 395
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG cộng sự (2006) cùng cho rằng, sự khác biệt về kế toán quốc gia phải đƣợc đề cập nhƣ yếu tố pháp lý. Đây là yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định trong việc lựa chọn chính sách, chiến lƣợc phát triển hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia. Một số tác giả đƣa ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc áp dụng IFRS hiệu quả hơn ở những quốc gia có hệ thống pháp luật hoạt động tốt. * Thị trƣờng tài chính Thị trƣờng vốn là một bộ phận quan trọng của thị trƣờng tài chính, là thị trƣờng mua bán các công cụ tài chính có kỳ hạn trên 1 năm. Thị trƣờng vốn có tác dụng huy động vốn trong xã hội, tập trung vào nguồn tài trợ dài hạn cho doanh nghiệp và chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trƣởng kinh tế hoặc đầu tƣ. Gray và cộng sự (1997) cho rằng nhà đầu tƣ cần thông tin để phân tích cơ hội đầu tƣ và tối ƣu hóa các lựa chọn. Chất lƣợng thông tin tài chính là một thành phần quan trọng cho sự phát triển hiệu quả của thị trƣờng vốn. Các doanh nghiệp đa quốc gia niêm yết trên nhiều thị trƣờng chứng khoán nên buộc họ phải tuân thủ các chuẩn mực tài chính kế toán của mình. Sự tuân thủ này có nhƣợc điểm về độ tin cậy của thông tin và chi phí. Mục tiêu chính của việc áp dụng IFRS là tạo thuận lợi cho các giao dịch tài chính và khả năng so sánh. Chamisa (2000) nghiên cứu tác động của việc nâng cao chất lƣợng thông tin tài chính đƣợc công bố cho thị trƣờng vốn khi áp dụng IFRS ở các nƣớc đang phát triển. Theo kết quả của nghiên cứu, việc áp dụng IFRS rất quan trọng đối với các nƣớc đang phát triển có thị trƣờng tài chính mới nổi. Weissenberger và cộng sự (2004) nghiên cứu 81 doanh nghiệp Đức cho thấy quyết định tự nguyện áp dụng IFRS đƣợc thúc đẩy bởi mục tiêu giảm chi phí tiếp cận thị trƣờng nƣớc ngoài. Jermakowics và cộng sự (2006) cho rằng các quốc gia có thị trƣờng tài chính mở có nhiều cơ hội áp dụng IFRS hơn vì nhà đầu tƣ có thể so sánh thông tin giữa các thị trƣờng tài chính khác nhau và do đó giảm chi phí khi đƣa ra quyết định đầu tƣ. * Văn hoá Văn hóa là tinh thần tập thể và sự chia sẻ với các thành viên khác của các dân tộc, khu vực, nhóm chứ không phải với ngƣời dân các quốc gia, khu vực khác (Hofstede, 1980). Văn hóa đƣợc thử nghiệm dƣới nhiều hình thức nhƣ tôn giáo, ngôn ngữ và hành vi của con ngƣời (Frank, 1979; Alsaeed, 2006; Neidermeyer và cộng sự, 2012). Hofstede (1980) xác định các quốc gia có bốn xu hƣớng văn hóa ảnh hƣởng đến kinh doanh: chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể, nắm quyền lực, trốn tránh/không tránh né và sự không chắc chắn. Dựa theo Hofstede (1980), Gray (1988) đã phát triển và hình thành các yếu tố ảnh hƣởng đến giá trị kế toán bao gồm: tính đồng nhất/linh hoạt, phát triển nghề nghiệp/kiểm soát theo luật định, thận trọng/lạc quan và bảo mật/công khai. Vì vậy, văn hóa là yếu tố quan trọng giải thích cho việc lựa chọn hệ thống kế toán của mỗi quốc gia, đặc biệt là quyết định áp dụng IFRS. Văn hóa có tác động đến sự đánh giá của các chuyên gia và việc thực thi các quy định kế toán. IFRS đƣợc xây dựng dựa trên các nguyên tắc chứ không phải các quy định cụ thể (Alp & Ustundag, 2009); việc áp dụng các tiêu chuẩn đòi hỏi phải đánh giá bản chất của hoạt động kinh doanh hơn là tuân thủ các quy định. Đây là khó 396
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG khăn đối với các nƣớc quen với kế toán dựa trên các quy định cụ thể (Phƣơng & Nguyễn, 2012; Phan và cộng sự, 2014). Nghiên cứu của Kees & Zeff (2007) cho thấy, văn hóa có tác động lớn đến các chuẩn mực, giá trị xã hội và hành vi. Tác giả cho rằng, trong hơn hai thập kỷ qua, văn hóa Anglo-Saxon đã có tác động sâu sắc đến văn hóa dân tộc. Theo nghiên cứu của Nobes (1998), các quốc gia bị ảnh hƣởng bởi các giá trị văn hóa giống nhau thƣờng có cùng xu hƣớng áp dụng IFRS. Hove (1986); Chamisa (2000); Zeghal & Mhedhbi (2006) cùng chọn thang đo văn hóa là quốc gia có nền văn hóa Anglo-Saxon để đánh giá tác động đến việc áp dụng IFRS, các kết luận đều cho rằng, quốc gia đang phát triển có nền văn hóa Anglo-Saxon sẽ dễ dàng áp dụng IFRS hơn hơn các quốc gia khác, kết luận này cũng tƣơng tự nhƣ Zeghal & Mhedhbi (2006) trong cùng một chủ đề nghiên cứu. Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu của nhiều học giả, sự tác động mạnh mẽ của yếu tố văn hóa đến quá trình áp dụng IFRS tiếp tục cần đƣợc nghiên cứu và kiểm chứng ở từng môi trƣờng văn hoá khác nhau. * Chính trị Nghiên cứu của Belkaoui (1983) đã xem xét tác động của hệ thống chính trị tới sự phát triển của kế toán thông qua mức độ tự do chính trị. Ông cho rằng, đất nƣớc có mức độ tự do chính trị thấp, ngƣời dân không thể lựa chọn thành viên chính phủ do thiếu dân chủ. Bộ máy chính trị có ảnh hƣởng tới việc lựa chọn chính sách kế toán. Do vậy, mức độ tự do chính trị là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến chuẩn mực kế toán của mỗi quốc gia. Peng và cộng sự (2008) cũng đƣa ra nhận định tƣơng tự khi nhiều quốc gia gặp trở ngại do đặc thù của thể chế chính trị, Nhà nƣớc nắm quyền kiểm soát, chi phối hoặc trực tiếp ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý hoạt động kế toán, các quy định về kế toán theo một hƣớng cụ thể, không theo các nguyên tắc của IFRS nên việc áp dụng IFRS sẽ gặp khó khăn. Các yếu tố chính trị phụ thuộc vào mức độ Nhà nƣớc can thiệp vào nền kinh tế dƣới hình thức thể chế chính trị (Kantor và cộng sự, 1995). Perera & Baydoun (2007) đánh giá mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, xem xét chính sách bảo đảm lợi ích quốc gia khi hội nhập thế giới. Kees & Zeff (2007) đánh giá mối quan hệ chính trị giữa Hoa Kỳ, EU và IASB khi quyết định về sự hội tụ kế toán. Ramanna & Sletten (2014) kh ng định Canada, Trung Quốc và Ấn Độ khi lựa chọn và công nhận IFRS phụ thuộc vào mối quan hệ với IASB. Yếu tố chính trị ảnh hƣởng mạnh mẽ đến việc áp dụng IFRS thể hiện sự tác động đến chiến lƣợc, định hƣớng phát triển gắn với quá trình hội nhập quốc tế. Các quốc gia năng động, tích hợp chặt chẽ có xu hƣớng áp dụng IFRS nhanh hơn, các quốc gia thận trọng hơn thì áp dụng hạn chế. Zeghal & Mhedhbi (2006), Zehri & Chouaibi (2013) đã chọn Chỉ số Gistel để đánh giá tác động của chính trị đến việc áp dụng IFRS ở các nƣớc đang phát triển. Cả hai nghiên cứu đều cho thấy mức độ tự do chính trị có tác động không đáng kể đến việc áp dụng IFRS ở các nƣớc đang phát triển. 4. Kết luận 397
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, trƣớc sự lan tỏa mạnh mẽ của IFRS trên toàn cầu, việc áp dụng IFRS không chỉ là việc riêng của mỗi quốc gia mà còn là mục tiêu chung của các nƣớc trên thế giới. Đối với cộng đồng doanh nghiệp, việc áp dụng IFRS là giải pháp cần thiết nhằm tăng độ tin cậy và khả năng so sánh của thông tin báo cáo tài chính. Nghiên cứu này đã tổng hợp các nghiên cứu trƣớc đây để chỉ ra các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến việc áp dụng IFRS. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là chƣa thể đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến việc áp dụng IFRS trong bối cảnh cụ thể. Nghiên cứu này là cơ sở, tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố có ảnh hƣởng tới việc áp dụng IFRS trong tƣơng lai./. Tài liệu tham khảo 1. Affes, H., & Callimaci, A. (2007). Les déterminants de I‘ adoption anticipée des normes comptables internationales: choiz financier ou opportunisme? Comptabilité controle audit, 13(2), 149-166. 2. Al-Absy, M. S. M., & Ismail, K. N. I. K. (2019). Accountants Perception on the Factors Affecting the Adoption of International Financial Reporting Standards in Yemen. International Journal of Financial Research, 10, 128-142 3. Al-Htaybat, K. (2018). IFRS Adoption in Emerging Markets: The Case of Jordan. Australian Accounting Review, 28(1), 28-47. 4. Albu, N., & Albu, C. N. (2012). International Financial Reporting Standards in an emerging economy: lessons from Romania Australian Accounting Review, 22(4), 341- 352. 5. Albu, N., Albu, C. N., Bunea, S., Calu, D. A., & Girbina, M. M. (2011). A story about IAS/IFRS implementation in Romania. Journal of Accounting in Emerging Economies. 6. Alp, A., & Ustundag, S. (2009). Financial reporting transformation: The experience of Turkey. Critical perspectives on Accounting, 20(5). 680-699. 7. Alsaeed, K. (2006). The association between firm-specific characteristics and disclosure: The case of Saudi Arabia. Managerial Auditing Journal. 8. Baker, M., Negel, S., & Wurgler, J. (2006). The effect of dividends on consumption. Brookings Paper On Economic Activity, 279-291. 9. Bananuka, J., Kadaali, A. W., Mukyala, V., Muramuzi, B., & Namusobya, Z. (2019). Audit committee effectiveness, isomorphic forces, managerial attitude and adoption of international financial reporting standards. Journal of Accounting in Emerging Economies. 10. Barth, M. E., Landsman, W. R., Lang, M. H., & Williams, C. D. (2018). Effects on comparability and capital market benefits of voluntary IFRS adoption. Journal of Financial Reporting, 3(1), 1-22. 11. Barth, M. E., Landsman, W. R., Young, D., & Zhuang, Z. (2014). Relevance of differences between net incom based on IFRS and domestic standards for European firms. Journal of Business Finance & Accounting, 41(3), 297-327. 398
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 12. Belkaoui, A. (1983). Economic, political, and civil indicators and reporting and disclosure adequacy: Empirical investigation. Journal of Accounting and Public Plicy, 2(3), 207-219. 13. Bộ Tài chính. (2020). Quyết định 345/QĐ-BTC về Phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam. 14. Boumediene, S. L., Zarrouk, R., & Tanazefti, I. (2016). Obstacles to the adoption of the IFRS in Tunisia. Journal of Applied Business Research, 32(3), 621 15. Chamisa, E. E. (2000). The relevance and observance of the IASC standards in developing countries and the specific case of Zimbabwe. The International Journal of Accounting, 35(2), 267-286. 16. Charreaux, G. (1997). Le gouvernement des entreprises: Corporate Governance, théories et faits (pp. 421-469). Paris: Economica. 17. Choi, F. D., & Meek, G. K. (2011). In- ternational Accounting. New Jersey: Prentice Hall 18. Daske, H., Hail, L., Leuz, C., & Verdi, R. (2008). Mandatory IFRS reporting around the world: Early evidence on the economic consequences. Journal of Accounting Research, 46(5), 1085-1142. 19. Defond, M., Hu, X., Hung, M., & Li, S. (2011). The impact of mandatory IFRS adoption on foreign mutual fund ownership: The role of comparability. Journal of accounting and economics, 51(3), 240-258. 20. Djatej, A., Zhou, D., Gorton, D., & McGonigle, W. (2012). Critical factors of IFRS adoption in the US: an empirical study. Jour- nal of Finance and Accountancy, 9(1), 1- 14. 21. Frank, W. G. (1979). An empirical analysis of international accounting priciples. Journal of Accounting Research, 593-605. 22. Gassen, J., & Sellhorn, T. (2006). Applying IFRS in Germany: Determinants and consequence. Germany: Determinants and Consequences (July 2006), 58(4), 365-386. 23. Ghio, A., & Verona, R. (2015, June). Accounting harmonization in the BRIC countries: A common path? In Accounting Forum (Vol. 39, No.2, pp. 121-139). No longer pubished by Elsevier. 24. Gray, S. (1988). Towards a Theory of Cultural Affects on the Development of International Accounting Systems. ABACUS, 24, 1-15. 25. Gray, S. & Lee, Radebaugh. (1997). International Accounting and Multinational Enterprises. 26. Guerreiro, M. S., Rodrigues, L. L., & Craig, R. (2008, March). The preparedness of companies to adopt International Financial Reporting Standards: Portuguese evidence. In Accounting Forum, 32(1), pp. 75-88. 27. Hofstede, G. (1980). Culture‘s Consequences. London, UK: Sage Publications. 28. Hove, M. R. (1986). Accounting practices in developing countries: Colonialism‘s legacy of inappropriate technologies. International Journal of Accounting, 22(1), 81- 100. 399
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 29. Ibiamke, N. A., & Ateboh-Briggs, P. B. (2014). Financial ratios effect of international financial reporting standards (IFRS) adoption in Nigeria. Journal of Business and Management Invention, 3(3), 50-59. 30. Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (2019). Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. In Corporate Governmance (pp. 77- 132). 31. Jermakowicz, E. K, & Gornik-Tomaszewski, S. (2006). Implementing IFRS from the perpective of EU publicly traded companies. Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, 15(2), 170-196. 32. Johnson, S., Kaufman, D., Shleifer, A., Goldman, M. I., & Weitzman, M. L. (1997). The unofficial economy in transition. Brookings papers on economic activity, 1997(2), 159-239. 33. Joshi, P. L., & Ramadhan, S. (2002). The adoption of international accounting standards by small and closely held companies: evidence from Bahrain. The International Journal of Accounting, 37(4), 429-440. 34. Kantor, J., Robert, C. B., &Salter, S. B. (1995). Fianancial reporting paractices in selected Arab countries: An empirical study of Egypt, Saudi Arabia, and the United Arab Emirates. International Studies of Management & Organization, 25(3), 31-50. 35. Kees, Camfferman & Stephen, A. Zeff. (2007). Financial Reporting and Global Capital Markets: A History of the International Accounting Standards Committee, 1973-2000. Oxford University Press. 36. Leuz, C., Verrecchia, R. (2000). The economic consepences of increased disclosure. Journal of Accounting Research, 91-124. 37. Li, S. (2010). Does mandatory adoption of International Financial Reporting Standards in the European Union redue the cost of equity capital? The Accounting Review, 85(2), 607-636. 38. Lonergan, W. (2003). The valuation of enterprises, shares and other equity. Allen & Unwin Autralia. 39. Mathiesen, H. (2002). Managerial Ownership and Finance Performance (Doctoral dissertation, Dissertation presented at Copenhagen Business School). 40. Meek, G. K., Robert, C. B., & Gray, S. J. (1995). Factors influencing voluntary annual report disclosures by US, UK and continental European multinational corporations. Journal of International Business Studies, 26(3), 555-572. 41. Murphy, A. B. (1999). Firm characteristics of Swiss companies that utilize International Accounting Standards. The International Journal of Accounting, 34(1), 121-131. 42. Neidermeyer, P. E., Dorminey, J., & Wilson, A. J. (2012). Cultural factors, economic affiliations and the adoption of international financial reporting standards. Journal of Applied Business Research (JABR), 28(5), 815-824. 43. Nobes, C. (1998). Towards a general model of the reasons for international differences in financial reporting. Abacus, 34(2), 162-187. 400
  14. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 44. Nobes, C. W., & Stadler, C. (2015). The qualitative characteristics of financial information, and managers‘ accounting decisions: evidence from IFRS policy changes. Accounting and Business Research, 45(5), 572-601. 45. North, D. C. (1990). Institutions, institutional change and economic performance. Cambridge University Pess. 46. Palea, V. (2014). Fair value accounting and its usefulness to financial statement users. Journal of Financial Reporting and Accounting, 12(2), 102-116. 47. Peng, S., Tondkar, R. H., van der Laan Smith, J., & Harless, D. W. (2008). Does convergence of accounting standards lead to the convergence of accounting practices? A study from China. The International Journal of Accounting, 43(4), 448-468. 48. Perea, H., & Baydoun, N. (2007). Convergence with international financial reporting standards: the case of Indonesia. Advances in International Accounting, 20, 201-224. 49. Pham Huy Hung (2022). Factors Affecting The Application of International Financial Reporting Standards of Enterprises: A Literature Review. Journal of Positive Psychology, 6 (7), 1633-1648. 50. Phan, D., Mascitelli, B., & Barut, M. (2014). Perceptions towards international financial reporting standards (IFRS): The case of Vietnam. Global Review of Accounting and Finance Journal, 5(1), 132-152. 51. Phuong, N. C., & Nguyen, T. D. K. (2012). International harmonization and national specificities of accounting: Recent accounting development in Vietnam. Journal of Accounting & Organizational Change, 8(3), 431-451. 52. Ramanna, K., & Sletten, E. (2014). Network effects in countries‘ adoption of IFRS. The Accounting Review, 89(4), 1517-1543. 53. Rogers, E. M. (1995). Diffusion of Innovations, 4th Edition, The Free Press, New York. 54. Shima, K. M., & Yang, D. C. (2012). Factors affecting the adoption of IFRS. Inter- national Journal of Business, 17(3), 276. 55. Vellam, I. (2012). The adoption of IFRS in Poland: an institutional approach (Doctoral dissertation, University of Greenwich). 56. Verschoor, C. C. (2010). IFRS would escalate ethical challenges for accountants. Strategic Finance, 92(1), 13-16. 57. Weissenberger, B. E., Stahl, A. B., & Vorstius, S. (2004). Changing from German GAAP to IFRS or US GAAP: A survey of German companies. Accounting in Europe, 1(1), 169-189. 58. Wu, G. S. H., Li, S. H., & Lin, S. (2014). The effects of harmonization and convergence with IFRS on the timeliness of earnings reported under Chinese GAAP. Journal of Contemporary Accounting & Economics, 10(2), 148-159. 59. Xu, H., Nord, J. H., Nord, G. D., & Lin, B. (2003). Key issues of accounting information quality management: Australian case studies. Industrial Management & Data Systems. 401
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0