intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết" nhằm hệ thống các nghiên cứu trong và ngoài trước có liên quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tổng quan nghiên cứu cho rằng có nhiều nhân tố có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm như: (1) các yếu tố nội tại là hệ số nợ, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, rủi ro kinh doanh, đầu tư vào tài sản cố định, tuổi của doanh nghiệp; (2) các nhân tố vĩ mô: tăng trưởng, lạm phát, lãi suất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết

  1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT Hoàng Nguyễn Tiến Anh, Nguyễn Ngọc Huyền Hy* Trường Đại học Thủ Dầu Một * Tác giả liên hệ: huyenhy.forwork@gmail.com TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm hệ thống các nghiên cứu trong và ngoài trước có liên quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tổng quan nghiên cứu cho rằng có nhiều nhân tố có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm như: (1) các yếu tố nội tại là hệ số nợ, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, rủi ro kinh doanh, đầu tư vào tài sản cố định, tuổi của doanh nghiệp; (2) các nhân tố vĩ mô: tăng trưởng, lạm phát, lãi suất. Từ khóa: firm, performance, factor. 1. LỜI GIỚI THIỆU Đứng trước thời kì đổi mới và sự tăng trưởng của kinh tế xã hội, mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến khía cạnh lợi nhuận, vì đây là yếu tố quyết định sự tồn tại của họ trong môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, việc đạt được lợi nhuận và tối ưu hóa nó đặt ra một thách thức lớn, nhất trong khi kinh tế thị trường ngày càng hội nhập sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Tổ chức Thương mai Thế giới), đòi hỏi sự cạnh tranh khốc liệt và sự đổi mới từ tất cả các doanh nghiệp. Để có lợi nhuận, các công ty cần triển khai các biện pháp hiệu quả để cải thiện hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh không chỉ là một yếu tố quan trọng trong kinh tế mà còn là vấn đề chủ chốt ảnh hưởng đến sự duy trì và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của các công ty trở nên cực kỳ quan trọng. Tỉnh Bình Dương nổi bật là một trong những địa phương với nền kinh tế phát triển ở Việt Nam, có quy mô kinh tế đứng thứ ba cả nước. Với vị trí chiến lược tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và nằm trong khu vực cửa ngõ phía Nam của Việt Nam, Bình Dương đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư và các tập đoàn lớn mở rộng hoạt động kinh doanh. Không những thế, Bình Dương được biết đến với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thân thiện, là trụ sở của nhiều tập đoàn và công ty lớn niêm yết trên thị trường chứng khoán, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam. Đặc biệt là trong tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục bị biến động mạnh về giá chứng khoán, sự cạnh tranh giữa các công ty lớn lại càng trở nên khốc liệt hơn. Để đạt được ưu thế, việc tiến hành nghiên cứu về những yếu tố có tác động đến hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết là rất cần thiết. Các nghiên cứu trước đó, thường chỉ tập trung vào việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các công ty trên phạm vi toàn quốc Việt Nam hoặc chủ yếu tập trung vào hai tỉnh lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Bình Dương. Trong khu vực miền Nam và cả nước, Bình Dương được xem là địa phương có sự phát triển năng động nhất. Năm 2022, Bình Dương đã đạt những thành tựu nổi bật sau 25 năm tái lập tỉnh và hiện đang đóng góp một phần quan trọng vào tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cũng như trên quy mô toàn quốc. Bình Dương có 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp để thu hút đầu tư cả nước và quốc tế. Tính đến cuối năm 2021, Bình Dương đã dăng kí thành lập hơn 37.600 doanh nghiệp, xếp thứ ba trên toàn quốc về số lượng doanh nghiệp, chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh với 268.000 doanh nghiệp và Hà Nội với gần 178.500 doanh nghiệp. Không những thế, từ năm 1997 tái thành lập tỉnh, Bình Dương luôn chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng tốt, hiện đại và đồng bộ như là giao thông, hạ tầng các khu công nghiệp, đô thị, internet, điện. Hơn nữa, Bình Dương luôn là tỉnh dẫn đầu cả nước về chất lượng cơ sở hạ tầng. Năm 2022, Bình Dương xếp thứ 3 cả nước về chất lượng cơ sở hạ tầng, đứng sau Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh (Công thương, 2023). Từ năm 2016, Bình Dương đã triển khai Đề án Thành phố thông minh về xây dựng môi trường tốt cho dân cư nằm thu hút vốn đầu tư. Bên cạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế cũng là một vai trò quan trọng của các doanh nghiệp, nghiên cứu này để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và xác định mức độ hiệu quả trong kinh doanh. Vì vậy, 59
  2. việc tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của các công ty niêm yết tại tỉnh Bình Dương là một nhiệm vụ cấp thiết và cần được thực hiện trong quá trình nghiên cứu. 2. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. Các nghiên cứu ngoài nước Ở ngoài nước, có một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Theo Onaolapo and Kajola (2010) trên bình diện tài chính của 30 công ty phi tài chính được niêm yết tại Nigeria từ 2001 đến 2007 đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các công ty này. Onaolapo and Kajola (2010) đo lường hiệu quả kinh doanh bằng hai biến là ROA và ROE. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố Tỷ lệ nợ và Tài sản cố định ảnh hưởng nghịch chiều đến Hiệu quả kinh doanh và các nhân tố Qui mô công ty, Vòng quay tài sản, Năm thành lập ảnh hưởng cùng chiều với Hiệu quả kinh doanh. Tương tự, một số ngành nghề là các ngành thực phẩm thiết yếu, ngành in ấn, thiết bị điện tử có tác động đến biến ROA. Các ngành tác động mạnh đến ROE là ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, thuốc lá, ngành xây dựng. Nghiên cứu của Maleya M Omondi và Willy Muturi (2013) áp dụng thiết kế nghiên cứu giải thích và lấy mẫu có mục đích của 29 công ty niêm yết hoạt động tại sàn giao dịch chứng khoán Nairobi từ năm 2006 đến 2012. Tác giải mong muốn tìm ra các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Nairobi ở Kenya. Hiệu quả tài chính được thông báo bằng sự đánh đổi và lý thuyết đại diện. Áp dụng kỹ thuật thống kê cơ bản để phân tích dữ liệu thu thập được từ báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, thống kê mô tả (độ lệch trung bình và độ lệch chuẩn) và thống kê suy luận (tương quan Pearson và hồi quy bội) được sử dụng trong nghiên cứu để phân tích dữ liệu. Ngoài ra, để đánh giá mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố tác giả đã sử dụng tương quan Pearson và mức độ tác động của các yếu tố với nhau được đánh giá thông qua hồi quy bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy, tính thanh khoản, quy mô công ty, độ tuổi công ty có tác động tiêu cực đáng kể đến hiệu quả tài chính với hệ số lần lượt là β1 = -0,289, β2 = 0,296, β3 = 0,480, β4 = 0,168 và góp phần lớn trong việc nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty. Từ kết quả mà tác giải thực hiện nghiên cứu trên, đã đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cáo đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết. Nghiên cứu của Aloys và cộng sự (2015) nghiên cứu các nhân tố tác động năng suất hoạt động kinh doanh của 41 công ty phi tài chính niêm yết tại Nairobi, bằng cách sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 2003 – 2013. Thông qua kiểm định Hausman, tác giả quyết định sử dụng hai mô hình cho hai biến (ROA, ROE): mô hình tác động ngẫu nhiên (ROA) và mô hình hệ số cố định (ROE). Kết quả nghiên cứu cho rằng quản trị công ty và đòn bẩy công ty có ý nghĩa thống kê trong việc xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, quy mô công ty và tính thanh khoản được cho là không có tác động trong việc xác định hiệu quả hoạt động của các công ty này. Nghiên cứu của Fouzan Al Qaisi và cộng sự (2016) nhằm điều tra tác động của một số yếu tố như Lợi nhuận trên tài sản (ROA), Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ lệ nợ, Tuổi của công ty và Quy mô của công ty đến giá cổ phiếu thị trường. Nghiên cứu sử dụng 20 công ty về bảo hiểm niêm yết tại Amman từ năm 2011 đến 2015. Dựa vào hồi quy tuyến tính đơn giản và bội số đã thu về được kết quả các biến ROA, Tỷ lệ nợ, Tuổi công ty và Quy mô công ty có tác động đến giá cổ phiếu thị trường của các công ty bảo hiểm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Amman. Hơn nữa, kết quả không thấy có mối quan hệ giữa ROE và giá cổ phiếu. Nghiên cứu Ali Matar và cộng sự (2018) về sự tác động của kinh tế vĩ mô và các yếu tố đặc trưng của công ty đối với hiệu quả hoạt động của công ty. Dựa vào phân tích dữ liệu Panel và mẫu bao gồm gồm các công ty dịch vụ và công nghiệp của Jordan trong thời điểm 2007 – 2016. Tác giả còn sử dụng hồi quy bội để đánh giá mức độ mối quan hệ giữa các yếu tố nói trên đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mô hình bao gồm các biến, biến phụ thuộc là Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và Giá trị thị trường trên sổ sách (MBV) và biến độc lập bao gồm các biến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Tỷ lệ lạm phát (INF) và Lãi suất (IR), trong khi các yếu tố đặc trưng của công ty bao gồm quy mô của công ty, thúc đẩy tài chính, đầu tư, tính thanh khoản và tăng trưởng doanh thu. Kết quả nghiên cứu cho thấy GDP và INF tương ứng có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong khi IR có ít tác động hơn. Ngược lại, chỉ có thước đo ROA dựa trên kế toán mới bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cụ thể của công ty. Dựa vào kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tổ chức của các công ty niêm yết ở Jordan đã giúp doanh nghiệp nắm bắt tốt những thông tin liên quan để thực hiện các chiến lược hướng tới hoàn thành và củng cố tăng trưởng kinh tế. 60
  3. Như thế có thể thấy, các nghiên cứu ngoài nước được thực hiện tương đối đa dạng và kết quả nghiên cứu cho thấy có nhân tố bên trong doanh nghiệp, như vòng quay tài sản, tài sản cố định, cấu trúc vốn, quy mô và tuổi của doanh nghiệp, khả năng thanh khoản có ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính. Ngoài ra các nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng, lãi suất có ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính. 2.2. Các nghiên cứu trong nước Đã có một số tác giả trong nước nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo tác giả Hoàng Tùng (2016), nghiên cứu các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí được niêm yết tại sàn chứng khoán HNX và HOSE, mẫu nghiên cứu là 30 doanh nghiệp có báo cáo tài chính từ 2010 – 2014. Tác giả lựa chọn hai mô hình ước lượng để nghiên cứu: mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), các biến độc lập: Cơ cấu vốn, Đầu tư tài sản cố định, Quy mô doanh nghiệp, Quản trị nợ phải thu, Tốc độ tăng trưởng và biến phụ thuộc: Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (ROA). Nghiên cứu thu được kết quả cho thấy chỉ có Tốc độ tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng dương đến hiệu quả hoạt động. Tỷ lệ tài sản/nợ và Kỳ thu tiền bình quân có ảnh hưởng âm đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và cũng cho thấy rằng Quy mô doanh thu và tỷ trọng tài sản cố định không có mối quan hệ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả trên, tác giả đưa ra những chính sách cho những nhà quản lý doanh nghiệp trong ngành Dầu khí Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt Dung và cộng sự (2020) mặc dù kết luận chưa chỉ ra rằng hoạt động sáp nhập có ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của 9 ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018. Nhưng tác giả cũng đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh (ROA, ROE) đồng thời đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về kết quả của 9 ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn hợp nhất, sát nhập. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: ROA của các ngân hàng chịu tác động tích cực của Rủi ro tín dụng (NPL), Biên lãi ròng (NIM) và Tăng trưởng ngân hàng (GRO), nhưng chịu ảnh hưởng âm của Năng lực kiểm soát chi phí (CIR) và Cấu trúc nguồn vốn (DPE), trong đó, yếu tố Biên lãi ròng (NIM) là yếu tố tác động mạnh nhất tới ROA. ROE chịu tác động âm do các yếu tố Cấu trúc vốn (DPE), Hoạt động cho vay (LAR), Biên lãi ròng (NIM) và Tăng trưởng của ngân hàng (GRO), nhưng lại chịu tác động âm của Hoạt động tiền gửi (DAR) giống như ROA. Yếu tố Biên lãi ròng (NIM) là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới ROE. Theo Nguyễn Lê Cường và cộng sự (2020) cho thấy về mối quan hệ với nhau giữa các yếu tố tác động đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA) của 71 công ty chứng khoán trong giai đoạn từ 2013 đến 2019. Nghiên cứu gồm các biến độc lập (đo lường): SIZE (Logarit của tổng tài sản), CS (Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn), TANG (Tài sản dài hạn/Tổng tài sản), GROWTH (Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu), COI (Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động), GDP (Tỉ lệ tăng trưởng GDP), CPI (Tỉ lệ lạm phát). Biến phụ thuộc: Hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA) được tính bằng thước đo tỷ suất của lợi nhuận trên tài sản. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: các biến SIZE và GROWTH có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA), còn các biến CS, TANG, COI có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA). Hai biến GDP và CPI không có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nam (2021) với mục tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh các công ty bảo hiểm tại Việt Nam trong thời kì dịch bệnh Covid–19 diễn biến phức tạp và công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong năm 2020. Dữ liệu phân tích là 10 công ty bảo hiểm bằng phần mềm SPSS với phương pháp hồi quy. Nghiên cứu thu lại kết quả có 3 yếu tố tác động hiệu suất hoạt động kinh doanh, lần lượt theo thứ tự tác động tăng dần: Quy mô của công ty, Chỉ số giá thị trường trên thu nhập, Thời gian thu tiền khách hàng. Từ kết quả nghiệm thu, tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm phát triển và nâng cao hiệu suất kinh doanh các công ty bảo hiểm. Từ tổng quan nghiên cứu trong nước có thể thấy rằng các tác giả cũng xác định được nhân tố bên trong doanh nghiệp như tài sản cố định, đòn bẩy, cơ cấu vốn, quy mô doah nghiệp, quản trị khoản phải thu và các nhân tố vĩ mô tăng trưởng và lạm phát. Tuy nhiên, so với các nghiên cứu ngoài nước, nghiên cứu trong nước có quy mô khảo sát nhỏ hơn và các nghiên cứu trong nước đánh giá các doanh nghiệp của Việt Nam, chưa có đánh giá đối với doanh nghiệp trên phạm vi cấp tỉnh, điều đó làm nên tính mới của nghiên cứu này. 3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ các công ty niêm yết từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn giao dịch chứng khoán UPCOM dành cho các công ty chưa niêm yết trên Sở giao dịch. Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc thu thập dữ liệu liên quan đến báo cáo tài chính và hiệu suất kinh 61
  4. doanh trong doanh nghiệp, cũng như dữ liệu về kinh tế vĩ mô tổng thể như tăng trưởng kinh tế và lạm phát từ Tổng cục thống kê. Dựa trên nghiên cứu trước của Babatunde và Adeniyi (2019), Samad (2022) phương trình hồi quy như sau: 𝐑𝐎𝐀 𝐢𝐭 = 𝛃 𝟎 + 𝛃 𝟏 𝐃/𝐄 𝐢𝐭 + 𝛃 𝟐 𝐒𝐈𝐙𝐄 𝐢𝐭 + 𝛃 𝟑 𝑮𝑹𝑶𝑾𝑻𝑯 𝐢𝐭 + 𝛃 𝟒 𝐓𝐀𝐍𝐆 𝐢𝐭 + 𝛃 𝟓 𝐑𝐈𝐒𝐊 𝐢𝐭 + 𝛃 𝟔 𝐀𝐆𝐄 𝐢𝐭 + 𝛃 𝟕 𝐆𝐃𝐏 𝐭 + 𝛃 𝟖 𝐈𝐍𝐅 𝐭 + 𝛃 𝟗 𝐈𝐍𝐓𝐄𝐑𝐄𝐒𝐓 𝐭 + 𝛍 Trong đó: ROA: hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản; phù hợp với đề xuất của Nguyễn Lê Cường và cộng sự (2020); Ali Matar và cộng sự (2018); Fouzan Al Qaisi và cộng sự (2016); D/E: tỷ lệ nợ; phù hợp với nghiên cứu của Fouzan Al Qaisi và cộng sự (2016). SIZE: quy mô của doanh nghiệp, được đo bằng log(Tổng tài sản); phù hợp với nghiên cứu của Maleya M Omondi và Willy Muturi (2013); GROWTH: tốc độ tăng trưởng, được đo bằng sự thay đổi của tổng tài sản theo hàng năm; TANG: đầu tư tài sản cố định; được đo bằng tỷ lệ tài sản cố định so với tổng tài sản; được đề xuất trong nghiên cứu của Hoàng Tùng (2016); RISK: rủi ro trong kinh doanh; AGE: thời gian hoạt động, được đo bằng: năm hiện hay – năm thành lập; phù hợp với nghiên cứu của Fouzan Al Qaisi và cộng sự (2016). GDP: tăng trưởng kinh tế, được đo bằng sự thay đổi của GDP thực; phù hợp với nghiên cứu của Ali Matar và cộng sự (2018); INF: lạm phát, được đo bằng sự thay đổi của chỉ số giá; phù hợp với nghiên cứu của Ali Matar và cộng sự (2018); INTEREST: lãi suất vay; phù hợp với nghiên cứu của Ali Matar và cộng sự (2018); 4. KẾT LUẬN Hiệu quả kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, với việc phát triển doanh nghiệp đồng nghĩa với sự tiến bộ của kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong ngữ cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng. Để đạt được lợi nhuận cao, doanh nghiệp cần thiết lập chiến lược và quyết định chính xác trong tổ chức, quản lý và hoạt động kinh doanh. Tỉnh Bình Dương, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, đứng thứ ba cả nước về quy mô kinh tế và hơn 60.000 doanh nghiệp, là một điển hình cho sự phát triển đáng kể của Việt Nam. Nổi bật với cơ sở hạ tầng hiện đại và môi trường kinh doanh thân thiện, Bình Dương là địa điểm trụ sở của nhiều tập đoàn và công ty lớn niêm yết trên thị trường chứng khoán, ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển toàn diện của nền kinh tế quốc gia. Tổng quan nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Các nhân tố này bao gồm tỷ lệ nợ (D/E), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tốc độ tăng trưởng (GROWTH), đầu tư tài sản cố định (TANG), rủi ro kinh doanh (RISK), tăng trưởng kinh tế (GDP), thời gian hoạt động của công ty (AGE), tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát (INF), và lãi suất vay (INTEREST). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al Qaisi, F., Tahtamouni, A., & Al-Qudah, M. (2016). Factors affecting the market stock price-The case of the insurance companies listed in Amman Stock Exchange. International Journal of Business and Social Science, 7(10), 81- 90. 2. Ayako, A., Kungu, G., & Githui, T. (2015). Determinants of the performance of firms listed at the Nairobi Securities Exchange. Research Journal of Finance and Accounting, 6(12), 157-164. 3. Công thương (2023). Bình Dương: Có thêm khu công nghiệp 700 ha. Truy cập tại https://congthuong.vn/binh- duong-co-them-khu-cong-nghiep-700-ha-290857.html 4. Dung, N. T. N., & Cường, N. M. (2020). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện hoạt động sáp nhập, hợp nhất. 5. Lê Cường, N. G. U. Y. Ễ. N., & Anh, N. P. (2020). Yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh: thực tiễn các công ty chứng khoán Việt Nam. 62
  5. 6. Nam, N. H (2021). Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp bảo hiểm tại việt nam trong năm 2020. Factors affecting the business performance of insurance enterprises at Vietnam in 2020. 7. Omondi, M. M., & Muturi, W. (2013). Factors affecting the financial performance of listed companies at the Nairobi Securities Exchange in Kenya. Research journal of finance and accounting, 4(15), 99-104. 8. Onaolapo, A. A., & Kajola, S. O. (2010). Capital structure and firm performance: evidence from Nigeria. European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, 25(1), 70-82. 9. Samad, S. (2022). Unravelling Factors Influencing Firm Performance: Evidence from the SMEs in Tourism Industry. Int. J. Financial Stud., 10, 77. https://doi.org/10.3390/ijfs10030077 10. Tùng, H. (2016). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí ở Việt Nam. Bản B của Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 58(12). 63
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2