intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố dịch vụ đào tạo trực tuyến ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Các yếu tố dịch vụ đào tạo trực tuyến ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh tìm hiểu những yếu tố của dịch vụ đào tạo trực tuyến tác động như thế nào đến sự hài lòng của sinh viên Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, giúp sinh viên có cái nhìn tốt hơn về các dịch vụ đào tạo trực tuyến của nhà trường nói riêng và toàn bộ hệ thống trường Đại học Công Nghệ TP.HCM nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố dịch vụ đào tạo trực tuyến ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh

  1. CÁC YẾU TỐ DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH Lý Như Ý, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Tạ Hồng Thành Long Khoa Marketing-Kinh Doanh Quốc Tế, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trương Thị Ngọc Hân TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những yếu tố của dịch vụ đào tạo trực tuyến tác động như thế nào đến sự hài lòng của sinh viên Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, giúp sinh viên có cái nhìn tốt hơn về các dịch vụ đào tạo trực tuyến của nhà trường nói riêng và toàn bộ hệ thống trường Đại học Công Nghệ TP.HCM nói chung. Về mặt học thuật, nghiên cứu đã góp phần xác định các yếu tố dịch vụ đào tạo trực tuyến có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Công Nghệ TP.HCM. Cuối cùng, nghiên cứu này cung cấp một số hàm ý quản trị giúp cho nhà trường và các sinh viên có các phương pháp học tập cũng như giảng dạy một cách hiệu quả, cải thiện chất lượng giáo dục cũng như các yếu tố đào tạo trực tuyến tác động đến sự hài lòng của sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng của trường trong hệ thống giáo dục, trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên khóa tiếp theo. Từ khóa: Ảnh hưởng, dịch vụ đào tạo trực tuyến, đại học Công Nghệ TP.HCM, sinh viên, sự hài lòng. ABSTRACT The purpose of this research is to determine how the factors of online training services affect the satisfaction of students at Ho Chi Minh University of Technology, thereby trying to assist students in having a better seeing of the factors of online training services in particular and the entire system of Ho Chi Minh University of Technology in general. Academically, the research has helped to identify the factors of online training services that have a direct impact on student satisfaction at Ho Chi Minh City University of Technology. Finally, this research provided some administrative implications to assist schools and students in having effective learning and teaching techniques, improving education quality, and identifying the elements influencing education quality, to student satisfaction, consequently boosting the school's reputation in the educational system, and becoming one of the top choices of students in the following courses. Keywords: Ho Chi Minh University of Technology, online training services, satisfaction, students. 1. GIỚI THIỆU Trong mọi thời kỳ của xã hội, giáo dục luôn nhận được quan tâm sâu sắc của cả xã hội.Trước đây, giáo dục nói chung và giáo dục CĐ – ĐH nói riêng chỉ được coi như một hoạt động xã hội phi thương mại thì hiện nay, dưới áp lực và thách thức của bối cảnh chung, đào tạo CĐ – ĐH được xem như một ngành dịch vụ, khi đó, người học hoàn toàn chủ động lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ cho mình mà họ cho là phù hợp nhất. Giáo dục – đào tạo ở Việt Nam đã thực sự được coi là một ngành dịch vụ sau cam kết thực hiện Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS) (WTO, 1995). Trong suốt nhiều năm qua, Đại học Công Nghệ 3012
  2. TP.HCM (HUTECH) luôn có gắng thay đổi, hoàn thiện để trở thành một trong những trường hàng đầu trong ngành giáo dục đào tạo. Mặc dù vậy, nhà trường vẫn nhận được những phản hồi từ phía sinh viên do chưa hài lòng một số khía cạnh, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay, hình thức học trực tuyến trở nên phổ biến hơn, từ đó cũng xuất hiện thêm nhiều vấn đề mới. Để đánh giá các yếu tố dịch vụ trực tuyến tác động như thế nào đến sự hài lòng của sinh viên, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài thông qua việc khảo sát các đối tượng là những sinh viên của trường Đại học Công Nghệ TP.HCM nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ nhà trường ra các quyết định quản lý cải tổ chất lượng dịch vụ đào tạo trong các giai đoạn tiếp theo. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm dịch vụ Từ điển Bách Khoa Việt Nam định nghĩa “Dịch vụ” như sau: “Dịch vụ là các hoạt động nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt”. Một khái niệm khác cho rằng “Dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này có thể cung cấp cho chủ thể kia. Trong đó đối tượng cung cấp nhất định phải mang tính vô hình và không dẫn đến bất kỳ quyền sở hữu một vật nào cả. Còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không cần gắn liền với một sản phẩm vật chất nào” (Philip Kotler, 2000). 2.3. Khái niệm dịch vụ đào tạo Theo Nguyễn Quốc Long (2015) khi nói về khái niệm dịch vụ đào tạo trực tuyến đã cho rằng: Về cơ bản, sản phẩm đào tạo là sản phẩm phi vật chất, tồn tại dưới dạng giá trị mà nhà trường (cơ sở đào tạo) đã cung cấp cho người học (học sinh, sinh viên), đó là toàn bộ hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp mà người học có được sau khi tốt nghiệp ra trường, họ sử dụng để lao động sản xuất hay dịch vụ tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân, góp phần vào sự phát triển của cơ quan, doanh nghiệp và phát triển chung của xã hội. 2.4. Dịch vụ đào tạo trực tuyến Đào tạo trực tuyến cũng được hiểu là một hình thức học tập trong đó có sự giãn cách về thời gian và không gian giữa người học và người dạy (Verduin & Clark, 1991). Người học có thể thông qua các phương tiện truyền thông, các học liệu điện tử và có sự hỗ trợ từ xa về chuyên môn của người hướng dẫn. Ngoài ra người học được hưởn những dịch vụ đào tạo trong suốt quá trình học tập (Bùi Kiên Trung & Phạm Long, 2015). 2.5. Khái niệm sự hài lòng Theo Kotler (2012), sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của người đó. Kỳ vọng ở đây được xem là ước mong hay mong đợi của con người. Nó bắt nguồn từ nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm trước đó và thông tin bên ngoài như quảng cáo,thông tin truyền miệng của bạn bè, gia đình... 2.6. Khái niệm học trực tuyến Học trực tuyến là khả năng tiếp cận trải nghiệm học tập thông qua việc sử dụng một số giải pháp công nghệ và được cho là một phiên bản mới hơn phiên bản cải tiến của học từ xa (Benson, 2002). 3013
  3. 2.7. Khái niệm sinh viên Theo Từ điển Giáo dục học: Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học (Hiền Bùi; 2001). Ngoài ra, theo Luật Giáo dục đại học: Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học (Quốc hội; 2012). 2.8. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành qua 2 giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng câu hỏi khảo sát; (2) Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát, kiểm định mô hình nghiên cứu. Tiến hành nghiên cứu chính thức thu về được 317 phiếu trả lời. Sau khi loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu thu về 304 phiếu hợp lệ và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu. Sau khi nghiên Chất lượng hệ thống Phương Giảng pháp viên giảng dạy SỰ HÀI LÒNG Dịch vụ Sự tin cậy CỦA SINH hỗ trợ VIÊN Cơ sở vật Tính dễ chất sử dụng Chất lượng thông tin Hình 2.1. Mô hình các yếu tố dịch vụ đào tạo trực tuyến ảnh hướng đến sự hài lòng của sinh viên cứu định tính, nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình nghiên cứu như sau: 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đánh giá của sinh viên về các yếu tố dịch vụ đào tạo Sau khi phân tích 304 phiếu khảo sát hợp lệ, kết quả cho thấy rằng: Về giới tính: kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ sinh viên nam và nữ chênh lệch không quá lớn. Cụ thể số sinh viên nữ là 159, chiếm tỷ lệ 52,3%, số sinh viên nam là 145, chiếm tỷ kệ 47,7% Về năm học: Kết quả cho thấy trong số 304 sinh viên được khảo sát thì có 133 sinh viên năm 3 chiếm tỷ lệ 43,75%, 75 sinh viên năm tư chiếm tỷ lệ 24,67%, 60 sinh viên năm hai chiếm tỷ lệ 19,73% và 36 sinh viên năm nhất chiếm tỷ lệ 11,84%. Điều này cho thấy số sinh viên giữa các năm có tính cân đối. Chất lượng hệ thống: phần lớn các sinh viên đều đồng ý với các tiêu chí trong nhóm “Chất lượng thông tin” và cảm thấy hài lòng với yếu tố này. 3014
  4. Giảng viên: hầu hết các sinh viên đều thấy yếu tố giảng viên có tác động nhiều đến sự hài lòng. Dịch vụ hỗ trợ: Sinh viên cảm thấy đội ngũ cán bộ, nhân viên tư vấn của nhà trường hoạt động hiệu quả. Tính dễ sử dụng: các sinh viên cảm thấy hệ thống học trực tuyến dể sử dụng Chất lượng thông tin: Sinh viên cảm thấy thông tin nhà trường cung cấp rất chất lượng. Cơ sở vật chất: Sinh viên cảm thấy nhà trường cung cấp đầy đủ những nhu cầu thiết yếu, công cụ học tập dành cho việc học trực tuyến. Sự tin cậy: Sinh viên cảm thấy nhà trường cung cấp những thông tin chuẩn xác cũng như bảo mật thông tin cá nhân của mỗi sinh viên tốt. Phương pháp giảng dạy: Sinh viên cảm thấy phương pháp giảng dạy hiệu quả và đa dạng. Kết quả của sự hài lòng đối với các yếu tố dịch vụ đào tạo của nhóm đối tượng được khảo sát khá khả quan. Các yếu tố đào tạo trực tuyến mang lại trải nghiệm tốt cho sinh viên. Kiến thức và kết quả học tập được truyền đạt tốt thông qua hình thức học tuyến, các bạn sinh viên sẵn sàng học trực tuyến trong trường hợp đặc biệt. 3.2 Phân tích hồi quy Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha và EFA, 8 nhân tố của dịch vụ đào tạo trực tuyến được đưa vào xem xét sự hài lòng đối với sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Thông qua kiểm tra hồi quy lần thứ nhất có 4 nhân tố có ý nghĩa thông kê đến sự hài lòng của sinh viên là Dịch vụ hỗ trợ, Cơ sở vật chất, Giảng viên và Phương pháp giảng dạy. Tiến hành kiểm tra hồi quy lần thứ 2 với R2 hiệu chỉnh là 0,592 có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 59,2% hay 59,2% sự hài lòng của sinh viên với các yếu tố dịch vụ đào tạo là do mô hình hồi quy giải thích. Bảng 13. Kết quả phân tích hồi quy Hệ số chưa chuẩn Hệ số chuẩn Thống kê đa cộng hóa hóa tuyến Mô hình t Sig. Hệ số B Sai số chuẩn Beta Hệ số VIF Tolerance Hằng số 0,384 0,181 2,115 0,035 CSVC 0,462 0,047 0,460 9,743 0,000 0,603 1,657 1 PPGD 0,126 0,039 0,132 3,250 0,001 0,819 1,220 DVHT 0,184 0,040 0,198 4,590 0,000 0,726 1,378 GV 0,177 0,037 0,203 4,749 0,000 0,740 1,352 Bảng 1 cho thấy Sig. của Cơ sở vật chất, Phương pháp giảng dạy, Dịch vụ hỗ trợ, Giảng viên đều có tương quan thuận đến sự hài lòng của sinh viên. Hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Phương trình hồi quy tuyến tính được thể hiện như sau: Y = 0.384 + 0.462CSVC + 0.126PPGD + 0.184DVHT + 0.177GV. 3015
  5. Nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Công Nghệ TP.HCM đối với các yếu tố dịch vụ đào tạo trực tuyến phụ thuộc vào 4 yếu tố “Cơ sở vật chất”, “Phương pháp giảng dạy”, “Dịch vụ hỗ trợ”, “Giảng viên”. Sắp xếp theo mức độ tác động từ cao đến thấp là: “Cơ sở vật chất”, tiếp theo là “Giảng viên” và “Dịch vụ hỗ trợ”, cuối cùng là “Phương pháp giảng dạy”. 4. GIẢI PHÁP 4.1. Giải pháp đối với “Cơ sở vật chất” Phát triển một phần mềm dùng để học tập trực tuyến có liên kết với E- HUTECH (ứng dụng sẵn có của trường). Vừa đáp ứng được nhu cầu xem thời khoá biểu và các thông tin liên quan đến việc học và trường như mục tiêu cơ bản của App E-Hutech, bên cạnh đó ứng dụng mới sẽ có tính năng tương tự meet, tuy nhiên sẽ phát triển nhiều tính năng dành riêng cho sinh viên Hutech như: có kho lưu trữ những bài giảng online hỗ trợ sinh viên xem lại khi gặp sự cố khi tham gia học online (mất kết nối internet, thiết bị học tập bị hư hỏng,...). 4.2. Nhóm giải pháp đối với “Giảng viên” Giảng viên lắng nghe để hiểu rõ tâm lý sinh viên từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn. Tạo cho sinh viên tâm lý thoải mái trong buổi học và khi chia sẻ những khó khăn, giảm các căng thẳng không đáng có trong lớp học, từ đó nâng cao vị thế của giảng viên không chỉ đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, mà còn là người góp phần định hướng giải quyết khó khăn cho sinh viên, cũng từ đó mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên cũng trở nên khắng khích hơn. 4.3. Nhóm giải pháp đối với “Dịch vụ hỗ trợ” Nhà trường và các văn phòng hỗ trợ nên mở những buổi hội thảo hướng dẫn bài bản và những chuyên đề riêng cho việc học trực tuyến, cùng với các buổi gặp gỡ để giải đáp thắc mắc, khó khăn của sinh viên kịp thời, hiệu quả và đồng loạt hơn. Đồng thời nên có một fanpage riêng theo từng khoa/viện…hoạt động online trong suốt thời gian có lớp học (từ 6h45 đến 20h30), hỗ trợ các khó khăn của việc học trực tuyến, fanpage này lập ra nhầm mục đích giải quyết hoặc hướng dẫn cụ thể cách giải quyết thắc mắc, giảm áp lực cho các văn phòng hỗ trợ khác và rút ngắn thời gian giải quyết vấn đề hơn. 4.4. Nhóm giải pháp đối với “Phương pháp giảng dạy” Giảng viên tạo điều kiện kết hợp với phương pháp làm việc nhóm cộng với cho sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu đa dạng hay các chuyên đề khoa học để tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự trải nghiệm trong việc học và cách làm việc nhóm cho hiệu quả để đạt kết quả tốt. Bằng phương pháp này các kiến thức kỹ năng của sinh viên sẽ được nâng cao và phát triển như khả năng tự học, tự nghiên cứu, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, tư duy. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Hiền Bùi, (2001), Từ điển Giáo dục học, Từ điển Bách Khoa 2. Nguyễn Quốc Long, (2015), Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo trực tuyến tại trường đại học Duy Tân 3. Quốc hội, (2012); Luật Giáo dục đại học, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia 3016
  6. Tài liệu tiếng Anh 1. Parasuraman, V. Zeithaml & L. Berry, (1988), SERVQUAL: A multiple- item scale for measuring consumer perceptions of service quality, Journal of Retailing 2. Benson, A. D. (2002).Using online learning to meet workforce demand: a case study of stakeholder influemce, Quarterly Review of distance Education 3. Kotler, P. and Armstrong, (2012), G. Principles of Marketing, 14th Edition, Global Edition, Pearson Prentice Hall 4. Oliver, R. L. & W. O. Bearden, (1985), “Disconfirmation Processes and Consumer Evaluations in Product Usage”, Journal of Business Research, 13, 235-246 3017
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2