Các yếu tố . . .<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN<br />
PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG<br />
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG<br />
Lê Ngô Ngọc Thu *, Phan Thị Như Quỳnh *<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Cuộc sống và các nhu cầu cấp thiết của cuộc sống đòi hỏi con người phải di chuyển từ nơi<br />
này đến nơi khác. Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật của nhân loại, các phương tiện vận tải<br />
cũng phát triển đến những trình độ nhất định và rơi vào trạng thái cạnh tranh nhau gay gắt. Người<br />
sử dụng các phương tiện này đứng trước rất nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, các yếu tố phía sau thúc<br />
đẩy con người đưa ra quyết định sử dụng một phương thức nhất định, đặc biệt là vận tải hàng không<br />
vẫn chưa được tìm hiểu cụ thể và rõ ràng tại Việt Nam. Vì vậy, nhóm tác giả thực hiện đề tài : “Các<br />
yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn phương thức vận chuyển hàng không” nhằm tìm ra câu trả<br />
lời cho vấn đề trên.<br />
<br />
Từ khoá: yếu tố tác động, hành vi lựa chọn, phương thức vận chuyển hành khách,<br />
đường hàng không.<br />
<br />
FACTORS AFFECTING CHOICE BEHAVIOR TOWARDS MEANS TO<br />
PASSENGER TRANSPORT BY AIR<br />
ABSTRACT<br />
Life and urgent needs necessitate human being moving from one place to another. Mean of<br />
transportation in conjunction with human kind technical and scientific development level and fallen<br />
into a state of harsh competition. The users have faced a good selection of means of transportation.<br />
However, the underlying factors prompting people to arrive at a decision on a fixed means, especially<br />
by airway haven’t yet been specifically and clearly examined in Viet Nam. The authors, therefore,<br />
conduct the topic “Factors affecting choice behavior towards means to passenger transport by air”<br />
<br />
Key words: effecting factors, choosing behavior, customer means of transportation, air.<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bằng các phương pháp nghiên cứu định<br />
tính lẫn định lượng và cách thức phân tích<br />
dữ liệu có từ nhiều nguồn khác nhau. Nhóm<br />
nghiên cứu đã tìm ra được các yếu tố tác động<br />
đến quá trình ra quyết định lựa chọn một<br />
phương tiện vận tải, đo lường được mức tác<br />
<br />
động của chúng đồng thời, xây dựng được<br />
các giải pháp, kiến nghị để các nhà chức trách<br />
hàng không dựa vào đó điều hành quá trình<br />
khai thác của mình một cách hiệu quả nhất.<br />
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra<br />
quyết định chọn một phương tiện vận tải<br />
<br />
* Học viện Hàng không Việt Nam<br />
<br />
17<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
Phác họa hình ảnh từng đối tượng tham<br />
gia từng phương thức vận tải, đặc biệt là<br />
phương thức vận tải hàng không.<br />
Xác định mức tác động của các yếu tố dẫn<br />
đến sự thay đổi quyết định lựa chọn trước đó<br />
Thảo luận một số giải pháp, kiến nghị nhà<br />
khai thác hàng không thay đổi để có thu hút<br />
được nhiều người sử dụng hơn.<br />
<br />
- Phương pháp nghiên cứu định tính kết<br />
hợp nghiên cứu định lượng<br />
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Thảo<br />
luận, phỏng vấn, phát phiếu điều tra<br />
- Phương pháp phân tích dữ liệu: điều tra<br />
phân tích hệ thống, thống kê, so sánh.<br />
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
4.1. Lý thuyết hành vi<br />
4.1.1. Khái niệm hành vi<br />
Hành vi là xử sự của con người trong một<br />
hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện ra bên ngoài bằng<br />
lời nói, cử chỉ nhất định. Vì vậy hành vi của<br />
con ngườilà một chuỗi các hành động lặp đi<br />
lặp lại. Hành động là những hoạt động có<br />
mục đích cụ thể, phương tiện cụ thể tại một<br />
địa điểm cụ thể. Như vậy, đơn vị cơ sở của<br />
hành vi là hành động và do đó hành vi của con<br />
người có tính chất hướng đích.(Trích theo:<br />
Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực trường ĐH<br />
Kinh Tế.).<br />
4.1.2. Hành vi lựa chọn là gì?<br />
Lý thuyết lựa chọn kinh tế dựa trên khái<br />
niệm Hữu Dụng (utility). Hữu Dụng (utility)<br />
được định nghĩa là mức thỏa mãn hoặc hài<br />
lòng đi cùng với những sự lựa chọn thay thế.<br />
Các nhà kinh tế cho là khi các cá nhân đối<br />
mặt với một sự lựa chọn những hàng hoá thay<br />
thế khả dĩ, họ luôn lựa chọn hàng hoá thay<br />
thế mang lại mức Hữu Dụng (utility) lớn nhất.<br />
(Trích theo: kinh tế vi mô – lý thuyết lựa chọn)<br />
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, nhu cầu của<br />
con người không chỉ giới hạn ở hình thái vật<br />
chất mà còn là những nhu cầu về mặt tinh thần;<br />
nhu cầu của con người ngày càng phong phú<br />
về số lượng cũng như về chất lượng; đó chính<br />
là động cơ, là nguyên nhân thúc đẩy các cá<br />
nhân tham gia vào các hoạt động xã hội khác<br />
nhau và có những nhu cầu lựa chọn khác nhau.<br />
<br />
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các yếu tố tác động đến sự lựa chọn<br />
phương thức vận chuyển của người tiêu dùng<br />
khi họ muốn di chuyển giữa TP HCM và các<br />
tỉnh lân cận<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Hành vi lựa chọn của hành khách trên các<br />
tuyến:<br />
- Đối tượng khảo sát: 500 người dân đnag<br />
sinh sống tại TP HCM đã từng di chuyển trên<br />
Phan<br />
Thiết<br />
<br />
Hà Nội<br />
<br />
Đà<br />
Nẵng<br />
các tuyến nêu trên<br />
- Thời gian: từ tháng 01 năm 2013 đến<br />
tháng 09 năm 2013<br />
- Địa điểm khảo sát: khu vực Thành Phố<br />
Hồ Chí Minh<br />
3.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
18<br />
<br />
Các yếu tố . . .<br />
<br />
4.2. Nhóm các nhân tố tác động đến hành vi lựa chọn phương thức vận tải<br />
Yếu tố kinh tế - Xã hội<br />
• Giới tính<br />
• Tuổi<br />
• Thu nhập<br />
• Nghề nghiệp<br />
• Trình độ học vấn<br />
• Tình trạng sức khỏe<br />
• Có sỡ hữu xe máy<br />
<br />
Đặc điểm phương tiện đi lại<br />
• Thời gian<br />
• Chi phí<br />
• Mức độ thuận tiện<br />
<br />
Đặc điểm chuyến đi<br />
• Điểm đầu - Cuối<br />
• Chiều dài chuyến đi<br />
• Mục đích chuyến đi<br />
• Tần suất của chuyến đi<br />
• Thời gian đi lại<br />
• Phương tiện chọn<br />
• Giá vé / chi phí<br />
• Đi một mình hay theo<br />
đoàn<br />
• Tự bỏ tiền ra hay ai đài<br />
thọ chi phí đi lại<br />
• Có mang theo hành lý<br />
cồng kềnh hay không?<br />
<br />
Hành vi<br />
lựa chọn<br />
phương<br />
thức vận<br />
tải<br />
<br />
Chất lượng dịch vụ của<br />
loại hình vận tải<br />
• Dịch vụ có sẵn<br />
• Mức độ an ninh<br />
• Mức độ an toàn<br />
• Dịch vụ có hay bị trì<br />
hoãn, chậm trễ<br />
• Có ghế riêng<br />
• Nghỉ ngơi, giải trí<br />
trong lúc di chuyển<br />
<br />
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
5.1. Các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn phương thức vận tải trên các<br />
chặng khảo sát<br />
Yếu tố kinh tế - Xã hội<br />
• Giới tính<br />
• Tuổi<br />
• Thu nhập<br />
• Nghề nghiệp<br />
• Trình độ học vấn<br />
• Tình trạng sức khỏe<br />
<br />
Đặc điểm phương tiện đi lại<br />
• Thời gian<br />
• Chi phí<br />
• Mức độ thuận tiện<br />
<br />
Hành vi lựa chọn<br />
phương thức vận tải<br />
Chất lượng dịch vụ của<br />
loại hình vận tải<br />
• Dịch vụ có sẵn<br />
• Dịch vụ có hay bị trì<br />
hoãn, chậm trễ<br />
<br />
Đặc điểm chuyến đi<br />
• Chiều dài chuyến đi<br />
• Mục đích chuyến đi<br />
• Thời gian đi lại<br />
19<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
5.2. Chân dung hành khách trên các phương thức vận chuyển<br />
<br />
Loại hình<br />
<br />
Chân dung hành khách<br />
<br />
<br />
Những người sức khỏe yếu<br />
<br />
Người trong độ tuổi trẻ, đa số là Nam làm nhân viên<br />
văn phòng, có mục đích chuyến đi là công vụ, công tác.<br />
<br />
Máy bay<br />
<br />
<br />
Những người trung niên (26-35 tuổi), trình độ đại học<br />
có xu hướng lựa chọn phương tiện hàng không đối với<br />
những chặng đường xa.<br />
<br />
Thu nhập càng tăng thì người ta có xu hướng lựa chọn<br />
hàng không nhiều hơn.<br />
<br />
Tàu lửa<br />
<br />
<br />
Người trong độ tuổi già, đa số là Nam, có thu nhập<br />
trung bình và thấp và hay bị say xe<br />
<br />
Xe khách<br />
<br />
<br />
Công nhân, học sinh, người lao động người, chủ kinh<br />
doanh buôn bán có thu nhập trung bình thấp, sức khỏe và<br />
các chặng hành trình ngắn<br />
<br />
5.3. Xác định mức tác động của các yếu<br />
tố đến quyết định lựa chọn phương thức<br />
vận tải của hành khách<br />
Thứ nhất, nếu giảm chi phí đi bằng các<br />
phương tiện máy bay, tàu lửa, xe khách với<br />
cùng tỷ lệ giảm như nhau cho các phương<br />
tiện thì xác suất hành khách chọn máy bay<br />
sẽ tăng lên. Phần xác suất lựa chọn máy bay<br />
tăng lên đó tỷ lệ thuận với các mức tăng tỷ lệ<br />
giảm chi phí (10%, 15%, 20%). Vì vậy, nếu<br />
tăng tỷ lệ giảm chi phí thì xác suất lựa chọn<br />
máy bay sẽ tăng.<br />
Thứ hai, nếu giảm thời gian đi bằng các<br />
phương tiện tiện máy bay, tàu lửa, xe khách với<br />
cùng tỷ lệ giảm như nhau cho các phương tiện<br />
thì xác suất hành khách chọn máy bay giảm,<br />
trong khi xác suất các phương tiện còn lại có<br />
thay đổi (cụ thể là xác suất tăng). Phần xác suất<br />
lựa chọn máy bay giảm xuống đó tỷ lệ thuận<br />
với các mức tăng tỷ lệ giảm thời gian (10%,<br />
15%, 20%). Vì vậy, nếu tăng tỷ lệ giảm thời<br />
gian thì xác suất lựa chọn máy bay sẽ giảm.<br />
<br />
Thứ ba, nếu giảm đồng thời cả chi phí và<br />
thời gian đi bằng các phương tiện máy bay,<br />
tàu lửa, xe khách với cùng tỷ lệ giảm như<br />
nhau cho các phương tiện (tỷ lệ giảm chi phí<br />
bằng tỷ lệ giảm thời gian) thì xác suất hành<br />
khách chọn máy bay giảm, trong khi đó xác<br />
suất chọn tàu lửa cũng giảm nhưng xác suất<br />
chọn xe khách tăng . Phần xác suất lựa chọn<br />
máy bay giảm xuống đó tỷ lệ thuận với các<br />
mức tăng tỷ lệ giảm chi phí và tăng tỷ lệ giảm<br />
thời gian (10%, 15%, 20%). Vì vậy, nếu tăng<br />
tỷ lệ giảm chi phí và tỷ lệ giảm thời gian thì<br />
xác suất lựa chọn máy bay sẽ giảm theo.<br />
6. KẾT LUẬN<br />
Đối với các phương thức có thời gian vận<br />
tải trong thực tế càng dài thì khi tác động cùng<br />
lúc giảm cùng một tỷ lệ thời gian nhất định<br />
cho tất cả các phương thức, trong điều kiện<br />
chi phí nếu đi bằng phương tiện đó không đổi,<br />
hành khách sẽ lựa chọn phương thức có thời<br />
gian vận tải dài đó vì tổng thời gian càng dài<br />
20<br />
<br />
Các yếu tố . . .<br />
<br />
phí như thế có thể mang lại hiệu quả cao hơn<br />
với điều kiện cân nhắc các nguồn lực hiện có<br />
của đơn vị mình thật hợp lý.<br />
Tóm lại, đề tài đã góp phần chỉ ra cho<br />
các nhà kinh doanh vận tải các yếu tố dẫn<br />
đến hành vi lựa chọn các phương thức vận tải<br />
khác nhau của khách hàng. Ứng với mỗi loại<br />
hình vận tải sẽ có chân dung khách hàng nhất<br />
định, các nhà quản lý có thể sử dụng thông tin<br />
này như là cơ sở để xác định phân khúc khách<br />
hàng mục tiêu nhằm đưa ra các chính sách<br />
quảng bá và phục vụ thích hợp. Bên cạnh đó,<br />
đề tài còn chỉ ra mức tác động của các yếu<br />
tố giúp nhà quản lý các phương thức vận tải<br />
có thể suy xét và phân tích lựa chọn mức tác<br />
động nào là hợp lý lên các yếu tố để đạt được<br />
lợi ích lớn nhất.<br />
<br />
thì giá trị thời gian giảm càng lớn. Như vậy,<br />
với chi phí không đổi, hành khách sẽ lựa chọn<br />
phương tiện mà trước đó có thời gian vận tải<br />
dài nhưng giờ đã được tác động làm giảm<br />
thời gian. Điều này lý giải cho việc giảm thời<br />
gian với cùng tỷ lệ cho các phương tiện thì<br />
hành khách tăng lựa chọn tàu lửa và xe khách<br />
thay vì lựa chọn hàng không, do tàu lửa và xe<br />
khách có thời gian vận tải dài.<br />
Việc tác động vào chi phí, cụ thể là giảm<br />
có tác động tích cực nhất đến việc tăng xác<br />
suất lựa chọn của hành khách đối với phương<br />
tiện máy bay. Do đó, nhà khai thác hàng<br />
không cân nhắc, tính toán tác động vào yếu tố<br />
chi phí như thế nào, tác động bao nhiêu để đạt<br />
được hiệu quả khai thác nhất định. Việc kết<br />
hợp tác động vào cả yếu tố thời gian và chi<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Dương Cao Thái Nguyên chủ biên (2010), khái quát hàng không dân dụng, NXB Khoa Học Xã hội,<br />
Tp.Hồ Chí Minh<br />
[2]. Mai Quốc Chánh, Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.<br />
[3]. Tàu lửa, ô tô, máy bay có thể truy cập vào trang web:http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y_<br />
bay,<br />
<br />
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0u_l%E1%BB%ADa,<br />
<br />
http://vi.wikipedia.org/<br />
<br />
wiki/%C3%94_t%C3%B4<br />
[4]. Thông cáo báo chíwww.vietnamairlines.com, có thể truy cập vào trang web:http://www.<br />
vietnamairlines.com/wps/portal/vn/site/about_us/press_room/<br />
[5]. Quỳnh Anh (6/4/2012) “Vietnamairline sẽ cổ phần hóa”, dantri.com và có thể truy cập vào trang<br />
web:http://dantri.com.vn/kinh-doanh/vietnam-airlines-se-tro-thanh-tap-doan-quoc-gia-582791.<br />
htm<br />
[6]. Menard, S. 2002. Applied Logistic Regression Analysis (2nd edn). Thousand Oaks, CA: Sage<br />
Publications. Series: Quantitative Applications in the Social Sciences, No. 106 (1st edn), 1995.<br />
[7]. O’Connell, A. A. 2005. Logistic Regression Models for Ordinal Response Variables. Thousand<br />
Oaks, CA: Sage Publications. Quantitative applications in the social sciences, Volume 146.<br />
[8]. Pampel, F. C. 2000. Logistic Regression: A Primer. Sage quantitative applications in the Social<br />
Sciences Series #132. Thousand Oaks, CA: Sage Publications.<br />
[9]. http://lib.stat.cmu.edu/datasets/agresti<br />
<br />
21<br />
<br />