intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích yếu tố tác động đến bất bình đẳng thu nhập giữa nam và nữ làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bất bình đẳng thu nhập giữa lao động nam và nữ là những vấn đề trung tâm trong phân tích kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam. Nghiên cứu phân tích thực trạng lao động nam và lao động nữ đang làm việc trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và các yếu tố tác động đến sự khác biệt tiền lương theo giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích yếu tố tác động đến bất bình đẳng thu nhập giữa nam và nữ làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2022

  1. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 PHÂN TÍCH YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP GIỮA NAM VÀ NỮ LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NĂM 2022 Trịnh Thị Hường, Lê Văn Tuấn Trường Đại học Thương mại Email: trinhthihuong@tmu.edu.vn Tóm tắt: Bất bình đẳng thu nhập giữa lao động nam và nữ là những vấn đề trung tâm trong phân tích kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam. Nghiên cứu phân tích thực trạng lao động nam và lao động nữ đang làm việc trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và các yếu tố tác động đến sự khác biệt tiền lương theo giới. Nghiên cứu sử dụng các thống kê mô tả và phương pháp phân rã Oxaca-Blinder, thông qua dữ liệu Điều tra Lao động việc làm năm 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập bình quân theo giờ của lao động nam cao hơn lao động nữ, đặc biệt mức chênh lệch thu nhập theo giới cao hơn tại khu vực thành thị và trong nhóm lao động có thu nhập cao. Các yếu tố tác động đến thu nhập của người lao động là đặc điểm của người lao động, tình trạng việc làm, thời gian làm việc và nơi sống. Trình độ đào tạo đóng vai trò lớn nhất trong việc giải thích chệnh lệnh thu nhập giữa lao động nam và nữ. Các yếu tố khác có ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập của lao động nam và lao động nữ là tuổi, tình trạng hôn nhân, thâm niêm làm việc và vùng sinh thái. Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy các chính sách về phát triển nguồn nhân lực và giảm bất bình đẳng thu nhập trong khu vực FDI cần tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xem xét yếu tố tuổi của người lao động và yếu tố vùng miền. Từ khóa: Bất bình đẳng, FDI, Phân rã Oxaca-Blinder, Thu nhập, Điều tra lao động việc làm, Việt Nam. 1. Giới thiệu Bất bình đẳng thu nhập giữa lao động nam và nữ là những vấn đề trung tâm trong phân tích kinh tế trên thế giới. Từ hai nghiên cứu độc lập của tác giả Blinder và Oxaca (Blinder, 1973; Oxaca, 1973) đã xây dựng những nền tảng lý thuyết đầu tiên về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và hình thành phương pháp phân rã Oxaca-Blinder. Đây là phương pháp nghiên cứu vẫn được sử dụng thường xuyên để so sánh về thu nhập khác biệt giữa các nhóm đối tượng khác nhau và trong các bối cảnh thời gian và không gian khác nhau. Ở Việt Nam, bất bình đẳng thu nhập giữa nam giới và nữ giới thu hút nhiều sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các nhà nghiên cứu. Bình đẳng giới, trong đó có bình đẳng trong lao động và thu nhập, là một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của thế giới giai đoạn 2015- 2030 được chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện (General, 2015). Nhiều chính sách về lao động và giảm tác động của bất bình đẳng giới cũng được các Bộ/Ngành quan tâm và thực hiện. Thu nhập của người lao động và bất bình đẳng thu nhập giữa nam và nữ được nhiều nhà nghiên cứu tiến hành trong những năm gần đây. Một số yếu tố tác động đến bất bình đẳng thu nhập của lao động nam và lao động nữ được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam từ những năm 1990 cho 152
  2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 đến nay. Nhiều yếu tố tác động đến khoảng cách thu nhập đã được tìm thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam cũng như trên thế giới, như trình độ giáo dục, kinh nghiệm và nơi sống (Benjamin và cộng sự , 2017; Le và cộng sự, 2018; Machado và Mata, 2005). Hơn nữa, bất bình đẳng thu nhập của lao động nam và nữ ở từng khu vực làm việc khác nhau thì có yếu tố tác động có thể khác nhau (Tống Quốc Bảo, 2015; Trịnh Thị Hường, 2023). Bên cạnh đó, những yếu tố đặc thù giới như thời gian làm việc nhà cũng đã được xem xét trong bối cảnh nghiên cứu về tiền lương theo giới (Hoàng Ngân Vũ và Nghiêm Thị Ngọc Bich, 2021). Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới chịu nhiều tác động bất thường, như đại dịch COVID- 19, khoảng cách về tiền lương giữa lao động nam và lao động nữ được tìm thấy là lớn hơn (Dang và Nguyen, 2021; Trịnh Thị Hường, 2023). Gần đây, trong các nghiên cứu (Trịnh Thị Hường và cộng sự, 2022; Trịnh Thị Hường, 2023), các tác giả đã sử dụng phân rã Oxaca- Blinder để nghiên cứu chênh lệch trong thu nhập của hai nhóm lao động nam- nữ ở khu vực kinh doanh cá thể và trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid 19. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (foreign direct investment, FDI) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và sử dụng lượng lớn lao động. Đóng góp của khối FDI vào tăng trưởng kinh tế đã tăng từ 21,52% giai đoạn 2011 - 2015 lên 25,1% giai đoạn 2016 - 2020 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020). Năm 2020, khu vực FDI tạo công ăn việc làm cho 3,7 triệu lao động. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2022, tổng vốn FDI đăng kí vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỷ USD, mức vốn FDI thực hiện đạt kỉ lục 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021.giải ngân vốn đầu tư nước ngoài năm 2022 tăng 13,5% so với năm 2021 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2022). Trong trong đó, ngành chiếm tỷ trọng giải ngân nhiều nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - đây là ngành thâm dụng lao động lớn. Chính phủ Việt Nam và các bộ/ngành coi thu hút đầu tư FDI là vấn đề chiến lược trong phát triển kinh tế (Quốc hội Việt Nam, 2021). Bên cạnh đó, chính sách về nâng cao thu nhập và phát triển lực lượng lao động trong khu vực FDI đã phát huy hiệu quả qua hơn 30 năm thu hút vốn đầu tư FDI và đang tiếp tục được cải thiện (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020). Nghiên cứu gần đây về bất bình đẳng thu nhập giai đoạn 2004 -2016 của lao động làm việc trong khu vực FDI, kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng cách thu nhập theo giới giảm qua giai đonạ nghiên cứu (Vo và cộng sự, 2021). Đồng thời, các biến ảnh hưởng đến tình trạng bất bình đẳng thu nhập là giáo dục, dân tộc, khu vực kinh tế và vùng sinh thái. Bên cạnh đó, yếu tố nông thôn - thành thị cũng ảnh hưởng đến sự khác biệt về tiền lương của lao động làm việc trong khu vực FDI (Nguyen và cộng sự, 2022). Trong bối cảnh phục hồi kinh tế năm 2022, chính sách nhà nước về bình đẳng giới tiếp tục là vấn đề cần được quan tâm và bổ sung nghiên cứu (Quốc hội, 2019). Đặc biệt, với vai trò quan trọng của khu vực kinh tế FDI trong nền kinh tế Việt Nam và lực lượng lao động lớn, thực trạng về thu nhập theo giới của khu vực này cần được bổ sung nghiên cứu thực nghiệm thường xuyên. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp Oxaca-Blinder để nghiên cứu về tiền lương theo giới và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khoảng cách tiền lương của lao động trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thông qua dữ liệu điều tra Lao động việc làm năm 2022, nghiên cứu có mục đích trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau: - Thực trạng thu nhập của lao động nam và nữ trong khu vực FDI năm 2022 như thế nào? - Những yếu tố nào tác động đến thu nhập của lao động trong khu vực FDI năm 2022? 153
  3. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 - Những yếu tố nào ảnh hưởng khoảng cách thu nhập của lao động nam và lao động nữ trong khu vực FDI năm 2022? 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp phân rã Oxaca-Blinder Phương pháp phân rã Oaxaca-Blinder là kỹ thuật thống kê phân tách chênh lệch trung bình của biến đầu ra giữa hai nhóm thành hai thành phần: hiệu ứng đặc điểm (Composition effect) và hiệu ứng cấu trúc (Structure effect). Ban đầu, phương pháp này được sử dụng rất phổ biến khi nghiên cứu về bất bình đẳng trên thị trường lao động. Các nhà kinh tế-xã hội học đã ứng dụng phương pháp này để phân rã sự chênh lệch của tiền lương/thu nhập theo giới tính cũng như chủng tộc (màu da). Bên cạnh vai trò là phương pháp chủ đạo khi nghiên cứu về phân biệt đối xử, phương pháp Oaxaca-Blinder có thể được áp dụng rộng khắp khi nghiên cứu về sự chênh lệch của bất kỳ biến đầu ra liên tục giữa hai nhóm hoặc giữa hai thời điểm. Một số hướng nghiên cứu thực nghiệm (không theo dòng chính) dựa trên phương pháp này có thể kể đến là: sự đồng hóa của dân nhập cư, tỷ lệ nhập học ở các trường, phạm vi bảo hiểm sức khỏe, sự lan truyền trong hút thuốc, hay sự tiêu thụ chất dinh dưỡng. Mục đích phương pháp Oaxaca-Blinder là để nghiên cứu về sự chệnh lệnh trung bình của biến đầu ra giữa hai nhóm: bao nhiêu phần trăm của sự chênh lệch này là do giá trị/đặc tính của biến giải thích (hiệu ứng đặc điểm), bao nhiêu phần trăm là do độ lớn của hệ số hồi quy (hiệu ứng cấu trúc). Giả thiết căn bản của phương pháp Oaxaca-Blinder là các biến đầu ra tuân theo mô hình hồi quy tuyến tính: 𝑌 𝑔 = 𝑋 𝑔 𝛽 𝑔 + 𝜀 𝑔 , 𝐸(𝜀 𝑔 ) = 0 𝑔 ∈ {𝐴, 𝐵} (1) Ở đây, Y là biến thu nhập, A và B là hai nhóm giơi tính nam và nữ. Khi đó: 𝜇 ∆ 𝑂 ≔ 𝐸(𝑌𝐴 ) − 𝐸(𝑌 𝐵 ) = 𝐸(𝑋 𝐴 )𝛽 𝐴 − 𝐸(𝑋 𝐵 )𝛽 𝐵 Phân rã tổng hợp 𝜇 Độ chênh lệch trung bình ∆ 𝑂 được phân rã thành hai thành phần: 𝜇 𝜇 𝜇 ∆ 𝑂 = {𝐸(𝑋 𝐴 ) − 𝐸(𝑋 𝐵 )}𝛽 𝐴 + 𝐸(𝑋 𝐵 )(𝛽 𝐴 − 𝛽 𝐵 ) ≔ ∆ 𝑋 + ∆ 𝑆 , trong đó: 𝜇 • ∆ 𝑋 = {𝐸(𝑋 𝐴 ) − 𝐸(𝑋 𝐵 )}𝛽 𝐴 gọi là hiệu ứng đặc điểm, phần này còn được gọi là phần giải thích được do sự khác biệt về giá trị/đặc tính của các biến giải thích 𝜇 • ∆ 𝑆 = 𝐸(𝑋 𝐵 )(𝛽 𝐴 − 𝛽 𝐵 ) gọi là hiệu ứng cấu trúc, phần này còn được gọi là phần không giải thích được từ sự khác biệt về giá trị/đặc tính của các biến giải thích Giả sử ̂ 𝐴 , ̂ 𝐵 là các ước lượng (bình phương nhỏ nhất) của 𝛽 𝐴 , 𝛽 𝐵 . Ta sử dụng giá trị 𝛽 𝛽 trung bình của mỗi nhóm ̅ 𝐴 , ̅ 𝐵 tương ứng làm ước lượng của 𝐸(𝑋 𝐴 ), 𝐸(𝑋 𝐵 ). Khi đó ước lượng 𝑋 𝑋 𝜇 của ∆ 𝑂 là: ̂𝜇 ̅ 𝑋 ̂ 𝑋 ̂ 𝛽 ̂𝜇 ̂𝜇 ∆ 𝑂 = (𝑋 𝐴 − ̅ 𝐵 )𝛽 𝐴 + ̅ 𝐵 (𝛽 𝐴 − ̂ 𝐵 ) ≔ ∆ 𝑋 + ∆ 𝑆 Phân rã chi tiết (Detailed decomposition) Hai hiệu ứng trên có thể phân rã chi tiết theo từng biến (khi cố định các yếu tố khác): 154
  4. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 ̂𝜇 ̅ 𝑋 ̂ ̅ 𝑋 ̂ ̅ 𝑋 ̂ ∆ 𝑋 = (𝑋 𝐴 − ̅ 𝐵 )𝛽 𝐴 = (𝑋1𝐴 − ̅1𝐵 )𝛽1𝐴 + (𝑋2𝐴 − ̅2𝐵 )𝛽2𝐴 (2) Và ̂𝜇 𝑋 ̂ ∆ 𝑆 = ̅ 𝐵 (𝛽 𝐴 − ̂ 𝐵 ) = ̅1𝐵 (𝛽1𝐴 − ̂1𝐵 ) + ̅2𝐵 (𝛽2𝐴 − ̂2𝐵 ). 𝛽 𝑋 ̂ 𝛽 𝑋 ̂ 𝛽 (3) 2.2. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ Dữ liệu điều tra lao động việc làm năm 2022 do Tổng cục Thống kê điều tra. Đây là dữ liệu khảo sát thường niên do Tổng cục Thống kê tiến hành phục vụ Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội theo từng Quý tại Việt Nam. Dữ liệu khảo sát tập trung vào người Việt Nam trong độ tuổi lao động (có việc và các tình trạng việc làm khác) và chúng tôi hạn chế trong độ tuổi từ 15 tới 60 tuổi. Người lao động được phân loại trong 13 khu vực làm việc và bài viết này sử dụng dữ liệu hạn chế đối với lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Tổng cục thống kê, 2021). Sau quá trình xử lý sạch, dữ liệu nghiên cứu thu được gồm 28023 quan sát. Thông tin về các tên biến quan sát và ý nghĩa, các giá trị thống đặc trưng, độ phân tán và tần suất được thể hiện ở Bảng 1. Các biến độc lập được lựa chọn dựa vào sự sẵn có của dữ liệu và tổng quan nghiên cứu về các nghiên cứu trước đó (Trịnh Thị Hường và cộng sự, 2022; Trịnh Thị Hường, 2023; Bùi Quang Tuyến và Đỗ Vũ Phương Anh, 2021). 2.3. Mô hình thực nghiệm Thu nhập của người lao động được giả thuyết tuân theo mô hình thu nhập Mincer (Doan, 2012; Mincer, 1974). Trong đó, mô hình nghiên cứu của Mincer đề cập đến ảnh hưởng của giáo dục (số năm đi học) và kinh nghiệm làm việc (năm). Mô hình Mincer đã được áp dụng trong bối cảnh Việt Nam đã được Doan (2012) thực nghiệm và có bổ sung các yếu tố về đặc điểm người lao động như tuổi, giới tính, dân tộc, nơi sống và khu vực làm việc. Bên cạnh đó, mô hình nghiên cứu thực nghiệm gần đây trong cùng chủ đề liên quan và thông qua các kiểm định phù hợp có bổ sung thêm yếu tố về tình trạng hợp đồng lao động và thời gian làm việc của người lao động (Trịnh Thị Hường và cộng sự, 2022; Bùi Quang Tuyến và Đỗ Vũ Phương Anh, 2021). Từ đó, nghiên cứu tiến hành mô hình thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập như sau: 𝑇ℎ𝑢𝑛ℎ𝑎𝑝 𝑖 = 𝛽0 + ∑ 𝛽 𝑗 𝑋 𝑗𝑖 + 𝜀 (4) 𝑗 Trong đó i là chỉ số quan sát, 𝑋 𝑗 là các biến về nhân khẩu học của người lao động, về đặc điểm hợp đồng lao động, vùng kinh tế - xã hội. Sau khi kiểm định sự phù hợp của mô hình (4) có dạng mô hình hồi quy tuyến tính, chúng tôi tiếp tục sử dụng mô hình phân rã Oxaca -Blinder (Blinder, 1973; Oxaca, 1973). Các phân tích được thực hiện trên phần mềm mã nguồn mở R và các gói lệnh tidyverse và oxaca (Hlavac, 2014; Wickham và Wickham, 2017). 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thống kê mô tả biến quan sát 155
  5. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng 1: Thống kê mô tả biến quan sát Lao động Biến quan sát Nam Nữ p-giá trị N = 10,809 N = 17,214 Tuổi 32,37 (8,59) 33,44 (8,54)
  6. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 chứng chỉ nghề của lao động nữ lớn hơn lao động nam giới. Do đặc thù lao động trong khu vực FDI thuộc khu vực lao động chính thức nên tỷ lệ lao động có hợp đồng lao động theo các thời hạn khác nhau chiếm tỷ trọng rất cao (98-99%). Trong đó, tỷ lệ lao động nam và lao động nữ sở hữu các loại hợp đồng lao động tương đối giống nhau. Tương tự, lao động làm việc trong khu vực FDI có tham gia bảo hiểm xã hội với tỷ lệ rất cao (trên 96%). Tỷ lệ lao động nữ có thâm niên lao động trên 10 năm cao hơn lao động nam, ngược lại, tỷ lệ lao động có thâm niên từ 1- 10 năm của nam giới cao hơn nữa giới. Lương tháng và lương theo giờ của lao động nam cao hơn so với lao động nữ dù thời gian làm việc/tuần của cả hai nhóm lao động là tương đối giống nhau (trung bình khoảng 48-49 giờ/tuần). Tỷ lệ lao động ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị và tỷ lệ lao động nữ ở nông thôn cao hơn tỷ lệ lao động nam. Tỷ lệ lao động theo vùng sinh thái của hai nhóm lao động là tương tự nhau do thiết kế điều tra (Tổng cục thống kê, 2023). Hình 1 so sánh mức thu nhập trung bình của nam và nữ ở nông thôn và thành thị theo các mức phân vị. Phân chia theo các mức phân vị, thu nhập trung bình của nam cao hơn của nữ (ở cả khu vực nông thôn, cũng như thành thị). Ngoài ra, yếu tố thu nhập cũng ảnh hưởng theo nơi sống của người lao động, cụ thể là thu nhập trung bình của lao động ở cả hai giới của khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Đặc biệt, ở các mức phân vị dưới 50%, sự chênh lệch về thu nhập của lao động nam và lao động nữ là thấp. Với các mức phân vị cao hơn, khoảng cách thu nhập giữa lao động nam và lao động nữ là lớn hơn. Trung bình thu nhập lao động nam tại thành thị luôn có trung bình thu nhập cao nhất đối với tất cả các mức phân vị và thu nhập tăng cao từ mức phân vị tren 90% (tương ứng top 10% thu nhập). Hình 1: Thu nhập trung bình của lao động nam và lao động nữ theo mức phân vị (Đơn vị: triệu đồng) Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả trên phầm mềm R. 3.2. Kết quả mô hình hồi quy Bảng 2 trình bày kết quả mô hình hồi quy tuyến tính (mô hình (1) đánh giá tác động của các biến độc lập lên thu nhập của lao động nam và nữ). Mô hình giải thích được 22% và 27 % 157
  7. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 thu nhập của lao động nữ và lao động nam (tương ứng). Biến tuổi có tác động dương và có ý nghĩa thống kê tới thu nhập của lao động cả hai giới. So với lao động độc thân, lao động nữ đã kết hôn có thu nhập thấp hơn. Ngược lại, lao động nam đã kết hôn có thu nhập cao hơn lao động độc thân. Điều này có thể được giải thích bởi văn hóa làm việc nhà nhiều hơn của lao động nữ (tương ứng tuổi lao động nữ trong nghiên cứu cũng khá trẻ) và lao động nam là trụ cột gia đình trong văn hóa Việt Nam (Hoàng Ngân Vũ và Nghiêm Thị Ngọc Bich, 2021). So với lao động sở hữu bằng đại học, lao động sở hữu các bằng cấp thấp hơn có mức thu nhập thấp hơn. Hơn nữa, tác động biên của bằng cấp càng thấp hơn thì càng cao hơn (thể hiện ở độ lớn của hệ số càng cao khi thay đổi từ bằng Sơ trung cấp đến Tiểu học). Đặc biệt, đối với khu vực lao động FDI thì lao động có chứng chỉ nghề có thu nhập thấp hơn so với lao động không có chứng chỉ nghề, dù tác động là thấp (tương ứng, 300 ngàn đồng và 500 ngàn đồng đối với lao động nữ và lao động na). So với lao động có hợp đồng dưới 1 năm, lao động có hợp đồng cao hơn (1-3 năm) hoặc hợp đồng không có thời hạn đều có thu nhập cao hơn. Lao động có tham gia bảo hiểm xã hội có thu nhập cao hơn so với lao động không tham gia bảo hiểm xã hội. So với lao động làm việc ở khu vực thành thị, lao động khu vực nông thôn có thu thập thấp hơn. So với khu vực mặc định là Trung du miền núi phía Bắc, lao động của hai khu vực kinh tế lớn nhất đất nước (Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ) có thu thập cao hơn (p-giá trị < 0, 01). Các khu vực còn lại đều có thu nhập thấp hơn và có ý nghĩa thống kê. Bảng 2: Kết quả hồi quy yếu tố tác động thu nhập của lao động nam và lao động nữ Biến quan sát Lao động nữ Lao động nam Hệ số chặn 8,78 (0,19) *** 10,00 (0,28) *** Tuổi 0,01 (0,00) * 0,01 (0,00) ** Tình trạng hôn Kết hôn -0,09 (0,05) 0,55 (0,06) *** nhân (Mặc định: Độc thân) Khác (li hôn, góa,..) -0,22 (0,08) ** -0,15 (0,14) Bằng cấp cao Sơ Trung cấp -1,57 (0,09) *** -2,17 (0,13) *** nhất (Mặc định: Đại học) THCS-THPT -1,95 (0,08) *** -2,96 (0,11) *** Tiểu học -2,13 (0,09) *** -3,23 (0,13) *** Chứng nghỉ nghề (mặc định: Có chứng chỉ -0,23 (0,04) *** -0,52 (0,07) *** Không) Hợp đồng lao Không có HĐLD 0,10 (0,19) 0,74 (0,26) ** động (Mặc định: Dưới 1 năm) Không thời hạn 0,69 (0,06) *** 0,92 (0,10) *** Từ 1-3 năm 0,43 (0,06) *** 0,58 (0,09) *** Bảo hiểm xã hội Không -1,24 (0,16) *** -1,43 (0,19) *** (mặc định: Có) Thâm niên (mặc Trên 10 năm -0,76 (0,05) *** -1,05 (0,09) *** định: Dưới 1 năm) Từ 1-10 năm -1,06 (0,06) *** -1,37 (0,10) *** 158
  8. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Thời gian làm việc/tuần 0,01 (0,00) *** 0,01 (0,00) Nơi sống (Mặc Nông thôn -0,23 (0,03) *** -0,36 (0,06) *** định: Thành thị) Vùng sinh thái Đồng bằng sông 0,61 (0,05) *** 0,91 (0,09) *** (mặc định: Trung Hồng du miền núi phía Bắc) Bắc Trung bộ và Duyên hải miền -0,52 (0,06) *** -0,44 (0,12) *** Trung Tây Nguyên -1,18 (0,29) *** -0,18 (0,53) Đông Nam Bộ 1,30 (0,05) *** 1,51 (0,09) *** Đồng bằng sông Cửu -0,44 (0,06) *** -0,43 (0,11) *** Long R bình phương hiệu chỉnh 0,22 0,27 Chú thích: *, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả trên phầm mềm R. 3.3. Kết quả phân rã Oxaca-Blinder Hình 2 và Bảng 3 thể hiện kết quả phân rã chi tiết ảnh hưởng của các biến độc lập tới chênh lệnh thu nhập của lao động nam và nữ. Hình 2 minh họa trực quan về kết quả phân rã và Bảng 3 thể hiện kết quả phân rã ở dạng số. Kết quả phân rã cho thấy phần giải thích được là nhỏ so với phần không giải thích được (Hình 2). Chi tiết kết quả phân rã về phần giải được, các biến về trình độ giáo dục, tình trạng hôn nhân, thâm niên làm việc và khu vực có tác động đến khoảng cách thu nhập nhưng chiều tác động là khác nhau. Tỷ lệ lao động nữ đã kết hôn lớn hơn lao động nam giới và đặc điểm này có giá trị phân rã dương (gia tăng khoảng cách thu nhập). Tỷ lệ lao động nam giới có bằng sơ trung cấp cao hơn lao động nữ và sự khác biệt này nhận giá trị phân rã dương. Ngược lại, lao động nữ có tỷ lệ sở hữu bằng THCS-THPT lớn hơn lao động nam và đặc điểm này nhận giá trị phân rã âm, tức là giảm khoảng cách thu nhập. Về thâm niên làm việc, tỷ lệ lao động nữ có thâm niên trên 10 năm làm giảm khoảng cách tiền lương (giá trị phân rã âm) trong khi đặc điểm thâm niên từ 1-10 năm có tác động gia tăng khoảng cách tiền lương. Về đặc điểm vùng sinh thái, tỷ lệ lao động nữ làm việc ở khu vực Đông Nam Bộ ít hơn lao động nam có tác động giảm khoảng cách tiền lương theo giới (Bảng 3). Trong các yếu tố không giải thích được, các biến quan sát đều có tác động đến khoảng cách tiền lương. Trong đó, tuổi và tình trạng hôn nhân có tác động âm (giảm khoảng cách tiền lương). Các biến còn lại có giá trị phân rã dương chiếm đa số, đặc biệt là biến đo lường về trình độ giáo dục và thâm niên làm việc. Sự chênh lệnh về phần giải thích được và phần không giải thích được là phù hợp với hệ số R bình phương hiệu chỉnh ở Bảng 2. 159
  9. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 HÌNH 2: KẾT QUẢ PHÂN RÃ OXACA-BLINDER Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả trên phầm mềm R. Phần giải thích được tính theo công thức (2) và phần không giải thích được tính theo công thức (3). BẢNG 3: KẾT QUẢ PHÂN RÃ OXACA-BLINDER Phẩn không Biến quan sát Phần giải thích giải thích được được Hệ số chặn 0,00 -1,22 Tuổi 0,01 -0,21 Tình trạng hôn nhân Kết hôn 0,08 -0,48 (Mặc định: Độc thân) Khác (li hôn, góa,..) -0,01 0,00 Sơ Trung cấp 0,08 0,08 Bằng cấp cao nhất THCS-THPT -0,2 0,6 (Mặc định: Đại học) Tiểu học -0,04 0,17 Chứng nghỉ nghề (mặc Có chứng chỉ định: Không) -0,04 0,23 160
  10. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Không có HĐLD Hợp đồng lao động (Mặc định: Dưới 1 0,00 -0,01 năm) Không thời hạn 0,00 -0,07 Từ 1-3 năm 0,00 -0,09 Bảo hiểm xã hội (mặc Không định: Có) 0,02 0,00 Thâm niên (mặc định: Trên 10 năm -0,05 0,15 Dưới 1 năm) Từ 1-10 năm 0,08 0,09 Thời gian làm việc/tuần 0,00 0,07 Nơi sống (Mặc định: Nông thôn Thành thị) -0,01 0,08 Đồng bằng sông Hồng 0,02 -0,1 Bắc Trung bộ và Duyên hải Vùng sinh thái (mặc miền Trung -0,01 -0,01 định: Trung du miền Tây Nguyên 0,00 0,00 núi phía Bắc) Đông Nam Bộ -0,11 -0,07 Đồng bằng sông Cửu Long 0,00 0,00 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả trên phầm mềm R. Phần giải thích được tính theo công thức (2) và phần không giải thích được tính theo công thức (3). 4. Kết luận Nghiên cứu phân tích thực trạng thu nhập và sự chênh lệch về thu thập của lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2022, các yếu tố ảnh hưởng tiền lương của người lao động và yếu tố tác động đến khoảng cách tiền lương của lao động nam và lao động nữ. Kết quả nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu trước đó, tiền lương trung bình hàng tháng của lao động trong khu vực FDI còn thấp so với thu thập của các khu vực kinh tế khác (Bùi Quang Tuyến và Đỗ Vũ Phương Anh, 2021) và lao động đã làm vượt mức quy định giờ chuẩn. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội của lao động trong khu vực FDI tương đối cao (Thủ tướng chính phủ, 2014). Các yếu tố tác động đến thu nhập của lao động nam và lao động nữ là trình độ giáo dục, tuổi, tình trạng hôn nhân, hợp đồng lao động và khu vực sinh sống. Bên cạnh đó, các yếu tố này cũng tác động đến khoảng cách tiền lương giữa hai giới của người lao động. Kết quả nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu trước đã tiến hành phân tích về tình trạng bất bình đẳng của lao động khu vực FDI ( Vo và cộng sự, 2021). Do đó, các yếu tố tác động đến khoảng cách tiền lương theo giới vẫn tồn tại trong thời gian qua dù tác động có giảm theo sự phát triển của kinh tế xã hội. Sự bất bình đẳng về thu nhập giữa nam và nữ phần lớn là do hiệu ứng cấu trúc (phần không giải thích được), tuy nhiên, hiệu ứng đặc điểm cũng đóng một vai trò quan trọng. Trình 161
  11. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 độ được đào tạo của người lao động đóng vai trò lớn nhất trong việc giải thích sự chênh lệch trong thu nhập của lao động nam – nữ. Kết quả nghiên cứu gợi mở nhiều hàm ý chính sách có thể thực hiện để tiếp tục giảm khoảng cách tiền lương theo giới của lao động trong khu vực FDI nói riêng cũng như lao động nói chung trong các khu vực kinh tế khác. Thứ nhất, như vậy, để giảm sự chệnh lệch trong thu nhập của hai nhóm lao động này, cần đảm bảo chính sách công bằng trong giáo dục; cụ thể là tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ lao động nữ để họ có trình độ được đào tạo cao hơn. Kết quả này một lần nữa khẳng định triết lý “đưa việc thu nạp kiến thức vào trung tâm phân tích kinh tế”, hay luận điểm phát triển “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” mà Đảng và Chính Phủ Việt Nam đã cam kết trong chiến lược phát triển đất nước (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2021). Thứ hai, thâm niên làm việc có tác động dương đến giảm khoảng cách thu nhập. Do đặc thù nữ giới có thể dành thời gian việc nhà nhiều hơn nam giới, nên các chính sách về hợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội tiếp tục được triển khai và phát triển theo hướng tính đến vai trò của phụ nữ trong gia đình. Thứ ba, yếu tố không giải thích được đóng vai trò lớn trong bất bình đẳng thu nhập theo giới. Do đó, các nhà hoạch định chính sách và nhà nghiên cứu cần tiếp tục bố sung nghiên cứu thực nghiệm, tìm ra những yếu tố mới tác động đến khoảng cách thu nhập trong bối cảnh hiện nay. Từ đó, Chính phủ và các bộ ban ngành có hỗ trợ để điều tra thực nghiệm những nhân tố ảnh hưởng mới để cải thiện các chính sách về tiền lương và lao động cho phù hợp bối cảnh hiện nay. 162
  12. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Benjamin, Dwayne, Loren Brandt, and Brian McCaig. 2017. “Growth with Equity: Income Inequality in Vietnam, 2002–14.” Journal of Economic Inequality 15 (1): 25–46. https://doi.org/10.1007/s10888-016-9341-7. [2]. Blinder, Alan S. 1973. “Wage Discrimination: Reduced Form and Structural Estimates.” Journal of Human Resources Oct (1): 436--455. [3] Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2020). 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỉ nguyên mới. Kỉ yếu hội nghị Tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài. Retrieved from https://trungtamwto.vn/file/16865/K [4] Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2022). Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2022. Hà Nội, Việt Nam. Retrieved from https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2022/Bao-cao- tinh-hinh-thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-nam-20-130022.aspx [5]. Đảng Cộng Sản Việt Nam. 2021. Văn Kiện Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ Xiii - Tập 2. Chính trị Quốc Gia sự thật. [6]. Dang, Hai Anh H., and Cuong Viet Nguyen. 2021. “Gender Inequality during the COVID-19 Pandemic: Income, Expenditure, Savings, and Job Loss.” World Development 140: 105296. https://doi.org/10.1016/j.worlddev.2020.105296. [7]. Doan, Tinh Thanh. 2012. “Labour Market Returns to Higher Education in Vietnam.” SSRN Electronic Journal. https://doi.org/10.2139/ssrn.1812533. [8]. General, UNG Assembly. 2015. Sustainable Development Goals: SDGs Transform Our World 2030. [9]. Hlavac, Marek. 2014. “Oaxaca: Blinder-Oaxaca Decomposition in R.” Available at SSRN 2528391. [10]. Hoàng Ngân Vũ, and Nghiêm Thị Ngọc Bich. 2021. “Ảnh Hưởng Của Thời Gian Cho Công Việc Nhà Đến Khoảng Cách Tiền Lương Theo Giới Trên Thị Trường Lao Động ở Việt Nam.” Tạp Chí Kinh Tế và Phát Triển, no. 290 (2): 2–11. [11]. Trịnh Thị Hường, Đinh Công Minh, Hoàng Anh Tuấn, and Ngô Duy Đô. 2022. “Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Bất Bình Đẳng Thu Nhập Giữa Nam và Nữ Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Tác Động Của Đại Dịch COVID-19.” Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ Đại Học Thái Nguyên 227 (12): 96 – 103. [12]. Le, Van Tuan, Thi Huong Trinh, Michel Simioni, and John Luke Gallup. 2018. “New Perspective on Inequality in Vietnam: Using Copulas to Decompose Urban-Rural Living Standards.” Journal of Mathematical Applications XVI (1): 59–74. [13]. Machado, José A.F., and José Mata. 2005. “Counterfactual Decomposition of Changes in Wage Distributions Using Quantile Regression.” Journal of Applied Econometrics 20 (4): 445–65. https://doi.org/10.1002/jae.788. [14]. Mincer, Jacob. 1974. Schooling, Experience, and Earnings. Human Behavior & Social Institutions. ERIC. [15]. Oxaca, Ronald. 1973. “Male-Female Wage Differentials in Urban Labor Markets.” International Economic Review 14 (3): 693--709. [16]. Nguyen, D. D., Zhang, X., & Nguyen, T. H. (2022). The gender wage gap and the 163
  13. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 presence of foreign firms in Vietnam: evidence from unconditional quantile regression decomposition. Journal of Economic Studies, 49(3), 489–505. [17]. Quốc hội. Luật lao động 2019. , (2019). [18]. Quốc hội Việt Nam. Nghị quyết số 16/2021/QH15 của Quốc hội: Về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. , (2021). [19]. Thủ tướng chính phủ. 2014. Luật Bảo Hiểm Xã Hội Năm 2014. [20]. Tổng cục thống kê. 2021. Báo Cáo Điều Tra Lao Động Việc Làm 2020. Nhà xuất bản Thống kê. [21]. Tổng cục thống kê, TCKT. 2023. “Thông Cáo Báo Chí Kết Quả Khảo Sát Mức Sống Dân Cư Năm 2022.” Tổng Cục Thống Kê, 2023. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu- thong-ke/2023/05/thong-cao-bao-chi-ket-qua-khao-sat-muc-song-dan-cu-2022/. [22]. Tống, Quốc Bảo. 2015. “Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Nhập Của Lao Động Trong Khu Vực Dịch vụ Tại Việt Nam.” Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Mở TP.HCM 10 (2): 170–84. [23]. Trịnh, Thị Hường. 2023. “Khoảng Cách Thu Nhập Của Lao Động Nam và Nữ Trong Khu Vực Kinh Doanh Cá Thể Năm 2020.” Tạp Chí Kinh Tế và Dự Báo 09 (tháng 3/2023): 19– 22. [24]. Bùi Quang Tuyến và Đỗ Vũ Phương Anh, 2021. “Chất Lượng Nguồn Nhân Lực và Việc Làm Của Người Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Nhà Nước ở Việt Nam.” Kinh Tế và Phát Triển 6 (288). [25]. Vo, Hong, D., Van, L. T.-H., Tran, D. B., Vu, T. N., & Ho, C. M. (2021). The determinants of gender income inequality in Vietnam: A longitudinal data analysis. Emerging Markets Finance and Trade, 57(1), 198–222. [26]. Wickham, Hadley, and Maintainer Hadley Wickham. 2017. “Package Tidyverse.” Easily Install and Load the ‘Tidyverse. 164
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2