Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mua sản phẩm tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 2
download
Bài viết "Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mua sản phẩm tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh" nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến ý định mua sản phẩm tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM. Để xác định yếu tố tác động và mức độ tác động, nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu thông qua khảo sát 211 người tiêu dùng đang sinh sống ở khu vực TP.HCM. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mua sản phẩm tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
- NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẢN PHẨM TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đỗ Thị Ánh Nguyệt, Hoàng Nguyên Khai*, Trần Lý Minh Trí, Nguyễn Thị Kim Ngân Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: hn.khai@hutech.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu này đánh giá các yếu tố tác động đến ý định mua sản phẩm tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM. Để xác định yếu tố tác động và mức độ tác động, nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu thông qua khảo sát 211 người tiêu dùng đang sinh sống ở khu vực TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giữa Định vị thương hiệu xanh, Thái độ đối với thương hiệu xanh, Kiến thức về thương hiệu xanh, Trải nghiệm mua sản phẩm xanh ảnh hưởng ý định mua sản phẩm tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM. Trong đó, Trải nghiệm mua sản phẩm xanh là yếu tố tác động mạnh nhất. Nghiên cứu cũng đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao ý định mua sản phẩm tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM. Từ khóa: người tiêu dùng, tiêu dùng xanh, ý định mua 1. Tổng quan Hiện nay, ngày càng có nhiều sản phẩm tiêu dùng xanh được ra đời và được khách hàng tại Việt Nam chấp nhận sử dụng. Điển hình là các sản phẩm hữu cơ, thực phẩm chức năng và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên như các sản phẩm về chăm sóc tóc, chăm sóc da… Những năm gần đây, nhận thức của người tiêu dùng tại Việt Nam đã có những thay đổi tích cực trong nhận thức về tiêu dùng xanh và những tác động của hành vi tiêu dùng lên môi trường xung quanh. Người tiêu dùng có ý định chọn tiêu dùng sản phẩm xanh là sự lựa chọn để sử dụng các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất và cung cấp với các tiêu chuẩn và tác động môi trường ít hơn so với các sản phẩm và dịch vụ tương đương. Quyết định này thường được đưa ra dựa trên những giá trị trong tư tưởng của khách hàng, như sự bảo vệ thiên nhiên, và đóng góp cho cộng đồng. Tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ xanh giúp giảm thiểu ô nhiễm đến môi trường, bảo vệ tài nguyên tự nhiên và đóng góp vào nỗ lực toàn cầu để giảm thiểu tác động của con người đến môi trường. Đồng thời tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ xanh cũng có thể giảm thiểu các tác động độc hại đến sức khỏe của con người và động vật. Thông qua việc sản xuất và cung cấp những sản phẩm tiêu dùng xanh, các doanh nghiệp địa phương thường mang lại những điều tích cực cho cộng đồng thông qua việc tạo ra cơ hội việc làm và đóng góp vào các hoạt động xã hội. 2. Phương pháp Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định mô hình và giả thiết nghiên cứu. Dữ liệu khảo sát được thu thập bằng bảng câu hỏi chi tiết, được gửi cho ứng viên là người tiêu dùng sản phẩm xanh ở TP.HCM, thông qua mạng xã hội Zalo, Facebook,… Vì lý do giới hạn về chi phí, thời gian, mẫu khảo sát được thu gom bằng phương pháp thuận tiện, với kích thước mẫu gồm 214 đáp viên. Dữ liệu thu thập được từ các đáp viên sẽ được sàng lọc lại, loại bỏ kết quả từ những đáp viên không phải là người tiêu dùng sản phẩm xanh tại TP.HCM. Nghiên cứu phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định giả thuyết, mô hình đề xuất. 3. Cơ sở lý thuyết và mô hình đề xuất 3.1 Cơ sở lý thuyết Ý định mua xanh thể hiện sự sẵn sàng và loại hành vi thân thiện với môi trường khác biệt của các cá nhân để ưu tiên các sản phẩm xanh hơn so với các sản phẩm thông thường để thể hiện mối quan tâm của họ đối với môi trường (Chaudhary, 2020; Huang và cộng sự, 2014; Mohd Suki, 2016). Theo Kim và Chung (2011), nhận thức về môi trường và sự chú ý đến ngoại hình ảnh hưởng tích cực đến thái độ mua sắm sản phẩm chăm sóc cá nhân hữu cơ. Các trải nghiệm mua sắm trước đây được xem xét như một yếu tố dự đoán 134
- ý định mua hàng và nhận thức kiểm soát hành vi với vai trò điều tiết mối quan hệ ý định mua hàng-thái độ đã mang lại sự cải tiến cho mô hình TPB. Huang và cộng sự (2014) đã phân tích và chứng minh rằng những yếu tố ngoại vi có tác động tiêu cực đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng, trong khi giá trị của chủ nghĩa tập thể lại tạo ra ảnh hưởng tích cực. Ngoài ra, cả khả năng hiển thị môi trường và các ảnh hưởng của xã hội đều có tác động đáng kể đến việc ý định mua hàng xanh. Năm 2022, Mehraj và Qureshi đã thực hiện nghiên cứu và khẳng định rằng các nhà quản lý tiếp thị nên coi chiến lược định vị thương hiệu xanh của công ty là một thành phần quan trọng trong việc phát triển các thông điệp xúc tiến nhằm tạo ra phản ứng tích cực của khách hàng đối với các sáng kiến xanh của công ty. Một chiến lược định vị thương hiệu xanh được thực hiện hiệu quả có thể tạo ra một sự nhận thức tích cực về thương hiệu xanh từ phía người tiêu dùng. Điều này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá mà còn thúc đẩy phát triển của thương hiệu xanh trên thị trường. Sau quá trình xem xét thuyết TPB, thuyết tín hiệu (Signaling theory) các nghiên cứu liên quan, nghiên cứu cho rằng ý định mua sản phẩm tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM có thể chịu sự tác động bởi 04 yếu tố: (1) Định vị thương hiệu xanh, (2) Thái độ đối với thương hiệu xanh, (3) Kiến thức về thương hiệu xanh, (4) Trải nghiệm mua sản phẩm xanh. Aaker và Joachimsthaler, 2002 định nghĩa định vị thương hiệu là chiến lược mà công ty sử dụng để nâng cao vị thế hình ảnh xanh của họ trong cảm nhận của người tiêu dùng. Mục tiêu của chiến lược này là định vị thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng, nhằm tối đa hóa lợi ích tiềm năng cho công ty. Sự thành công trong việc định vị thương hiệu giúp hình thành chiến lược tiếp thị bằng cách làm cho người tiêu dùng hiểu rõ hơn về bản chất của thương hiệu, xác định mục tiêu để giúp họ đạt được mục tiêu và chỉ ra cách thức thực hiện điều đó một cách độc đáo (Keller, 1993). Do vậy, nghiên cứu đặt ra giả thuyết H1: Định vị thương hiệu xanh có ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua sản phẩm tiêu dùng xanh. Thái độ được định nghĩa là một con đường tâm lý quyết định sự ưa thích hay không ưa thích của một cá nhân đối với một đối tượng cụ thể (Eagly và Chaiken, 1999). Zelezny và Schultz (2000) lập luận rằng thái độ quan tâm đến môi trường phản ánh quan điểm cá nhân và mức độ mà một người coi môi trường tự nhiên là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Vì vậy, nghiên cứu đặt ra giả thuyết H2: Thái độ đối với thương hiệu xanh có ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua sản phẩm tiêu dùng xanh. Mặc dù nhiều nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa kiến thức xanh và thái độ của người tiêu dùng và sẵn sàng mua các sản phẩm xanh (ví dụ: James và cộng sự, 2009), tuy nhiên người ta ít chú ý đến việc giải quyết ảnh hưởng của cấu trúc liên quan đến thương hiệu hơn, đó là kiến thức về thương hiệu xanh đối ý định mua sản phẩm xanh (ví dụ: Okur và Saricam, 2019). Do đó, nghiên cứu đặt ra giả thuyết H3: Kiến thức về thương hiệu xanh có ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua sản phẩm tiêu dùng xanh. Trong nghiên cứu này, kinh nghiệm trong quá khứ đề cập đến việc liệu người tiêu dùng có kinh nghiệm mua sản phẩm xanh. Trên thực tế, hành vi cá nhân không chỉ dựa trên phân tích hợp lý mà còn dựa trên các yếu tố khác như nhận dạng bản thân, tác động dự đoán của hành vi và kinh nghiệm và hành vi trong quá khứ (Abraham và Sheeran, 2003; Kim và Chung, 2011). Hành vi hiện tại có thể bị ảnh hưởng một phần bởi quá khứ kinh nghiệm và hành vi (Sandberg và Conner, 2008). Vì vậy, nghiên cứu đặt ra giả thuyết H4: Trải nghiệm mua sản phẩm xanh có ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua sản phẩm tiêu dùng xanh. 3.2 Mô hình đề xuất 135
- 4. Kết quả và thảo luận Mẫu khảo sát sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với tổng số 214 đáp viên tham gia khảo sát. Sau khi gạn lọc, có 3 đáp viên không phải là người tiêu dùng tại TP.HCM, nên số phiếu được sử dụng cho phân tích dữ liệu là 211 phiếu. Bảng 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu chính thức STT Thông tin mẫu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Giới tính 1 Nữ 152 72,0 Nam 59 28,0 Học vấn 2 Cao đẳng 6 2,8 Đại học 132 62,6 Sau đại học 73 34,6 Thu nhập Dưới 5 triệu 5 2,4 3 Từ 5 đến dưới 10 triệu 56 26,5 Từ 10 đến dưới 15 triệu 87 41,2 Từ 15 đến dưới 20 triệu 48 22,7 Trên 20 triệu 15 7,1 Tổng cộng 211 100 Sau khi tiến hành đánh giá độ tin cậy thang đo, cả 05 thang đo đều đạt độ tin cậy (>0,7). Phân tích nhân tố khám phá cho thấy có 04 biến quan sát bị loại do không đạt độ giá trị của biến (GBP2, GBP5, ATGB4, GBK1). Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy, có 04 nhân tố được gom lại từ 14 biến quan sát, với tổng phương sai trích 68,998%. Như vậy, kết quả phân tích nhân tố cho thấy dữ liệu phù hợp, độ tin cậy và độ giá trị của các khái niệm nghiên cứu, biến quan sát. Nhân tố thứ 1 gồm 03 biến quan sát (GBP1, GBP3, GBP4) được đặt tên là Định vị thương hiệu xanh (GBP). Nhân tố thứ 2 gồm 04 biến quan sát (ATGB1, ATGB2, ATGB3, ATGB5) được đặt tên là Thái độ đối với thương hiệu xanh (ATGB). Nhân tố thứ 3 gồm 03 biến quan sát (GBK2, GBK3, GBK4) được đặt tên là Kiến thức về thương hiệu xanh (GBK). Nhân tố thứ 4 gồm 04 biến quan sát (PE1, PE2, PE3, PE4) được đặt tên là Trải nghiệm mua sản phẩm xanh (PE). Bảng 2: Thông số mô hình hồi quy Mô Hệ số R2 - hiệu Sai số chuẩn của ước Hệ số Durbin - Hệ số R Hệ số R2 hình chỉnh lượng Watson 1 0.825a 0.681 0.674 0.324 1.767 Kết quả trên cho thấy giá trị hệ số tương quan là 0.825 > 0.5. Đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc ý định mua sản phẩm tiêu dùng xanh và các biến độc lập. Ngoài ra, giá trị hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.674 có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với mức dữ liệu 67,4%. Nói cách khác, 67,4% ý định mua sản phẩm tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM là do mô hình hồi quy giải thích. Các phần còn lại 136
- là do các nhân tố khác và sai số. Bảng 3: Các thông số thống kê của bảng Coefficients Hệ số Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa chuẩn Thống kê đa cộng tuyến hóa t Sig. Sai số Hệ số Hệ số phóng đại B Beta chuẩn Tolerance phương sai Hằng số 0,522 0,144 3,612 0.000 0,237 0,806 GBP 0,116 0,032 0,163 3,559 0.000 0,052 0,180 ATGB 0,218 0,032 0,319 6,731 0.000 0,154 0,282 GBK 0,177 0,044 0,206 4,030 0.000 0,090 0,263 PE 0,347 0,045 0,389 7,799 0.000 0,259 0,435 Nhìn vào bảng Coefficients ta thấy Định vị thương hiệu xanh (β = 0,163), Thái độ đối với thương hiệu xanh (β = 0,319), Kiến thức về thương hiệu xanh (β = 0,206), Trải nghiệm mua sản phẩm xanh (β = 0,389). Mức độ tác động của 4 yếu tố xếp theo thứ tự giảm dần là (i) Trải nghiệm mua sản phẩm xanh, (ii) Thái độ đối với thương hiệu xanh, (iii) Kiến thức về thương hiệu xanh, (iv) Định vị thương hiệu xanh. Từ kết quả trên, phương trình hồi quy tuyến tính được xây dựng: Ý định mua sản phẩm tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM = 0,163*Định vị thương hiệu xanh + 0,206*Kiến thức về thương hiệu xanh + 0,319*Thái độ đối với thương hiệu xanh + 0,389*Trải nghiệm mua sản phẩm xanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của 4 biến độc lập Định vị thương hiệu xanh, Thái độ đối với thương hiệu xanh, Kiến thức về thương hiệu xanh, Trải nghiệm mua sản phẩm xanh đều mang dấu (+), cho thấy, 4 biến độc lập này đều tác động cùng chiều tới đến ý định mua sản phẩm tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM ở độ tin cậy 95% (sig < 0.05). Như vậy, các giả thuyết H1, H2, H3 và H4 được chấp nhận. Việc nghiên cứu tác động đồng thời của biến “Thái độ đối với thương hiệu xanh” và biến “Trải nghiệm mua sản phẩm xanh ” đến ý định mua sản phẩm xanh trong tương lai của khách hàng là cần thiết, để tìm hiểu xem ý định mua sản phẩm xanh của khách hàng sẽ chịu ảnh hưởng thiên về lý tính hơn hay đơn thuần chỉ dựa trên cảm tính. Ví dụ, nếu một khách hàng có thái độ tích cực đối với sản phẩm xanh nhưng trải qua một trải nghiệm mua hàng không tốt với một sản phẩm xanh, họ có thể không còn có ý định mua sản phẩm xanh trong tương lai. Theo đó, nghiên cứu đã chứng minh được người tiêu dùng có khuynh hướng chịu ảnh hưởng thiên về lý tính hơn. 5. Một số gợi ý nhằm nâng cao ý định mua sản phẩm tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM • Phát triển các chiến dịch quảng bá về sản phẩm xanh Hiện nay, các nguyên tắc phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội ngày càng được chú trọng, các chiến dịch quảng bá về lợi ích của việc sử dụng sản phẩm xanh trở thành một yếu tố then chốt trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Các chiến dịch quảng bá chính là công cụ hữu ích để truyền tải thông điệp về những lợi ích mà sản phẩm xanh mang lại cho môi trường và sức khỏe. Việc này không chỉ giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu mà còn đóng góp vào việc xây dựng một cộng đồng ý thức về bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp cần triển khai các chiến dịch quảng bá về sản phẩm xanh thông qua các phương tiện truyền thống như poster, báo chí... Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tận dụng mạng xã hội, trang web và ứng dụng di động và tạo ra các kênh trực tuyến để quảng bá và bán sản phẩm xanh. Sự kết hợp giữa các phương tiện truyền thống và kỹ thuật số giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng và tạo ra tương tác tích cực. Ngoài ra, việc cung cấp thông tin chi tiết và minh bạch về nguồn gốc và quá trình sản xuất của sản phẩm xanh là yếu tố chính để xây dựng sự tin tưởng từ phía khách hàng. Các doanh nghiệp cần trang bị cho mình các chiến dịch quảng bá có chất lượng cao, giải thích rõ ràng về những ưu điểm môi trường và sức khỏe của sản phẩm xanh của họ. • Tích hợp thông điệp về lợi ích sử dụng sản phẩm xanh của cá nhân và xã hội thông qua các chiến dịch khuyến mãi Trong bối cảnh ngày nay, nhu cầu về bảo vệ môi trường và quan tâm đến tình hình sức khỏe đang tăng cao, các 137
- doanh nghiệp đang phải đối mặt với thách thức của việc tạo động lực đủ lớn để khuyến khích người tiêu dùng chuyển đổi sang việc sử dụng sản phẩm xanh. Để tạo sự hứng thú từ phía khách hàng, việc triển khai các chiến dịch khuyến mãi không chỉ đơn thuần là giảm giá, mà còn là việc tập trung vào việc tăng cường nhận thức về lợi ích cá nhân và xã hội mà việc sử dụng sản phẩm xanh mang lại. Việc tích hợp thông điệp này không chỉ giúp xây dựng sự đồng cảm từ khách hàng mà còn giúp xây dựng một cộng đồng người tiêu dùng có ý thức môi trường. Các chương trình khuyến mãi có thể được thiết kế theo nhiều hình thức khác nhau, từ giảm giá trực tiếp cho sản phẩm xanh đến việc cung cấp quà tặng kèm theo. Ngoài ra, vấn đề thúc đẩy việc tái sử dụng và tái chế thông qua các chương trình khuyến mãi có thể giúp tăng cường tầm quan trọng của sản phẩm xanh trong việc duy trì một môi trường sống bền vững và chú trọng đến trách nhiệm xã hội. • Hiện đại hóa hệ thống phân phối xanh Trong bối cảnh thị trường đang trải qua sự biến đổi nhanh chóng và ý thức về môi trường ngày càng gia tăng, việc xây dựng một hệ thống phân phối xanh là không thể phủ nhận trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này không chỉ đảm bảo dễ dàng tiếp cận sản phẩm xanh cho người tiêu dùng mà còn tạo ra các kênh phân phối mới, đưa sản phẩm gần hơn với khách hàng và thúc đẩy hành vi mua sắm bền vững. Theo đó, các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống phân phối xanh, thông qua việc phát triển các kênh phân phối mới. Các cửa hàng xanh, chợ xanh và các hình thức cửa hàng thân thiện với môi trường không chỉ là nơi để mua sắm mà còn là điểm đến để trải nghiệm một lối sống bền vững. Việc tạo ra những điểm đến như vậy không chỉ giúp thúc đẩy sự hiểu biết và ý thức của khách hàng về sản phẩm xanh mà còn tạo điểm nhấn tích cực trong quá trình mua sắm của họ. Ngoài ra, việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác trong chuỗi cung ứng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống phân phối xanh. Sự minh bạch và công bằng trong quá trình sản xuất và phân phối giúp xây dựng niềm tin từ phía người tiêu dùng, tăng cường vị thế của sản phẩm xanh trên thị trường. Đặc biệt, việc thúc đẩy sự tiếp cận của người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối xanh không chỉ là chiến lược kinh doanh mà còn là cam kết của doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aaker, D.A. and Joachimsthaler, E. (2002), “Brand leadership”, Academy of Marketing Science, Vol. 30 No. 2, pp. 175-178. 2. Abraham, C., & Sheeran, P. (2003). Implications of goal theories for the theories of reasoned action and planned behaviour. Current Psychology, 22, 264-280. 3. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50(2), 179-211. 4. Chaudhary, R. (2020). Green human resource management and employee green behavior: an empirical analysis. Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 27(2), 630-641. 5. Eagly, A. H., Chen, S., Chaiken, S., & Shaw-Barnes, K. (1999). The impact of attitudes on memory: An affair to remember. Psychological bulletin, 125(1), 64. 6. Huang, Y.C., Yang, M. and Wang, Y.C. (2014), “Effects of green brand on green purchase intention”, Marketing Intelligence and Planning, Vol. 32 No. 3, pp. 250-268. 7. James, P., Tzoulas, K., Adams, M. D., Barber, A., Box, J., Breuste, J., ... & Thompson, C. W. (2009). Towards an integrated understanding of green space in the European built environment. Urban Forestry & Urban Greening, 8(2), 65- 75. 8. Keller, K. L.: 1993, Conceptualizing, measuring, and managing customer-based brand equity, Journal of Marketin,g 57(1), 1-22. 9. Kim, H. Y., & Chung, J. E. (2011). Consumer purchase intention for organic personal care products. Journal of consumer Marketing, 28(1), 40-47. 10. Mehraj, D., & Qureshi, I. H. (2022). Evaluating the emerging opportunities and challenges from green marketing practices among Indian manufacturing industries. Business Strategy & Development, 5(3), 142-152. 11. Okur, N., & Saricam, C. (2019). The impact of knowledge on consumer behaviour towards sustainable apparel consumption. Consumer behaviour and sustainable fashion consumption, 69-96. 138
- 12. Sandberg, T., & Conner, M. (2008). Anticipated regret as an additional predictor in the theory of planned behaviour: A meta‐analysis. British journal of social psychology, 47(4), 589-606. 13. Zelezny, L. C., & Schultz, P. W. (2000). Psychology of promoting environmentalism: Promoting environmentalism. Journal of social issues, 56(3), 365-371. 139
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp logistics Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM
9 p | 102 | 16
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
0 p | 181 | 13
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả thêm cho tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ
11 p | 166 | 10
-
Các yếu tố tác động đến công tác duy trì nhân tài của các doanh nghiệp dệt may ở Đồng Nai
7 p | 103 | 7
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 22 | 7
-
Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu trường hợp 15 quốc gia trên thế giới
12 p | 72 | 7
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp và sự tác động đến đời sống người dân trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
12 p | 24 | 6
-
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hạnh phúc của người dân ven đô sau khi thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Hoài Đức, Hà Nội
11 p | 18 | 6
-
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở đô thị tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên năm 2017
6 p | 108 | 5
-
Nghiên cứu các yếu tố của marketing địa phương trong thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi
8 p | 36 | 5
-
Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh
12 p | 59 | 4
-
Các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn phương thức vận chuyển hành khách bằng đường hàng không
5 p | 128 | 4
-
Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Định
11 p | 29 | 3
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 p | 103 | 3
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi
11 p | 11 | 3
-
Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến xuất khẩu của Việt Nam
10 p | 78 | 2
-
Biên lãi vay và các yếu tố tác động: Nghiên cứu thực nghiệm tại các nền kinh tế mới nổi
16 p | 67 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn