intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp và sự tác động đến đời sống người dân trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp và sự tác động đến đời sống người dân trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi" nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp và tác động của biến động này đến đời sống người dân trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn hộ gia đình và phân tích thứ bậc AHP. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp và sự tác động đến đời sống người dân trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI Trƣơng Đỗ Minh Phƣợng, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Tiến Nhật, Nguyễn Thành Nam Trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Liên hệ email: truongdominhphuong@huaf.edu.vn TÓM TẮT Bài báo này thực hiện nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp và tác động của biến động này đến đời sống ngƣời dân trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thông qua phƣơng pháp điều tra phỏng vấn hộ gia đình và phân tích thứ bậc AHP. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm yếu tố kinh tế đƣợc xác định có sự ảnh hƣởng lớn đến sự biến động sử dụng đất nông nghiệp trong đó, yếu tố quy hoạch sử dụng đất đƣợc đánh giá là có ảnh hƣởng lớn nhất với trọng số chung là 52,2%. Về sự tác động của biến động sử dụng đất nông nghiệp, có 91% ngƣời dân đƣợc phỏng vấn cho rằng, điều kiện cũng nhƣ năng suất sản xuất bị ảnh hƣởng giảm xuống trầm trọng; 31% cho rằng tỷ lệ lao động nông nghiệp bị giảm đi và số lƣợng ngƣời thất nghiệp chiếm 34% tổng số đƣợc điều tra sau khi có biến động. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân tại địa phƣơng, trong đó chú trọng giảm thiểu những tác động tiêu cực của xu hƣớng giảm diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Sơn trong thời gian đến. Từ khóa: AHP, ản ưởng, biến động sử dụng đất, đất nông nghiệp, Bìn Sơn - Quảng Ngãi. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bình Sơn là huyện thuộc vùng đồng bằng ven biển nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, với những lợi thế về điều kiện tự nhiên đã tạo nên những thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Trong những năm qua, nông nghiệp của huyện đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nhất định, sản xuất nông nghiệp đƣợc đầu tƣ thâm canh, chú trọng công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sử dụng các loại giống có năng suất, chất lƣợng, mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập cao cho ngƣời dân. Bên cạnh đó, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng là một trong những nghề mang lại kinh tế lớn đối với các vùng ven biển. Tính đến cuối năm 2015, tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ chiếm 22,41% trong cơ cấu kinh tế của huyện nhƣng lại có trên 70% dân số toàn huyện sống bằng nghề nông nghiệp (Thiết Khôi, 2016). Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện đƣợc tăng cƣờng, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, khởi sắc. Trong bối cảnh quy hoạch sử dụng đất hiện nay có sự sai khác lớn giữa chính sách và thực tế, giữa các mục tiêu dự định và kết quả thực tiễn cùng với xu thế nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc,diện tích đất nông nghiệp đang giảm dần nhƣờng chỗ cho phát triển các khu kinh tế, cụm công nghiệp và phát triển vào các mục đích phi nông nghiệp khác; đất nông nghiệp dần thay thế bằng các công trình, đƣờng xá, nhà ở (Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, 2017). Vấn đề đặt ra là nhu cầu về các loại nông sản phẩm phục vụ cho sản xuất và đời sống của mọi 396 |
  2. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU tầng lớp dân cƣ trên địa bàn không ngừng tăng trong khi đó diện tích đất nông nghiệp không đủ đáp ứng sản xuất. Biến động sử dụng đất nông nghiệp, một mặt tạo mức tăng trƣởng kinh tế cao, chuyển biến xã hội theo hƣớng tích cực; mặt khác đã và đang tiềm ẩn những vấn đề bất cập trong đời sống xã hộ (Hải Yến, 2016). Vì vậy, để giải quyết những yêu cầu trên của thực tiễn, việc nghiên cứu sự ảnh hƣởng biến động sử dụng đất nông nghiệp đến đời sống ngƣời dân trên địa bàn huyện Bình sơn, qua đó đề xuất một số giải pháp đóng góp vào phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện, nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở phát huy, khai thác tiềm năng, lợi thế tự nhiên, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn và giải quyết việc làm, đồng thời khắc phục những hạn chế ở khu vực nông thôn, ổn định an ninh lƣơng thực, phát triển vững mạnh kinh tế nông nghiệp nông thôn là hết sức cần thiết. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu Để đánh giá tác động của biến động sử dụng đất nông nghiệp đến đời sống cửa ngƣời dân trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nghiên cứu đã tiến hành lựa chọn địa bàn 3 xã gồm: xã Bình Thanh, Bình Thuận và xã Bình Trung thuộc huyện Bình Sơn để thực hiện việc điều tra phỏng vấn ngƣời dân. Đây là các xã có sự biến động sử dụng đất nông nghiệp lớn trong giai đoạn nghiên cứu và cũng là những xã có nhiều phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đã và đang đƣợc triển khai trên địa bàn huyện. 2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu 2.2.1. Số liệu thứ cấp Các nguồn tài liệu thu thập gồm các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, số liệu niên giám thống kê, các báo cáo thuyết minh về hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Sơn đƣợc thu thập thông qua cơ quan nhà nƣớc nhƣ UBND huyện, Phòng Tài nguyên Môi trƣờng. 2.2.2. Số liệu sơ cấp Nghiên cứu tiến hành điều tra ngẫu nhiên ngƣời dân sinh sống trên địa bàn 3 xã đã lựa chọn bằng bảng hỏi đã đƣợc soạn sẵn. Nội dung của bảng hỏi tập trung vào tìm hiểu biến động của đất nông nghiệp ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân trên địa bàn huyện Bình Sơn. Số lƣợng mẫu điều tra đƣợc xác định theo công thức Slovin với độ tin cậy là 90%, nghiên cứu đã xác định đƣợc tổng số lƣợng cần điều tra phỏng vấn cho 3 xã là xấp xỉ 99,6 và làm tròn thành 100 hộ gia đình (Chi tiết tại Bảng 1). Bảng 1. Số lƣợng mẫu điều tra tại 3 xã lựa chọn STT Xã Tổng số hộ gia đình Số lƣợng mẫu phiếu điều tra Tỷ lệ (%) 1 Bình Thuận 7518 27 26,7 2 Bình Trung 8826 31 31,6 3 Bình Thạnh 11807 42 41,7 Tổng 28151 100 100 397 |
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 2.2.3. Phương pháp tham vấn và phỏng vấn chu ên gia Để xác định mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến sự biến động sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Bình Sơn, nghiên cứu sử dụng phiếu điều tra để phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia có chuyên môn về lĩnh vực quản lý đất đai, địa lý kinh tế với số lƣợng phiếu phỏng vấn là 7 phiếu. Số lƣợng các chuyên gia đƣợc lựa chọn phỏng vấn dựa trên cơ sở phạm vi, địa điểm nghiên cứu của đề tài, các công trình nghiên cứu và lĩnh vực làm việc của các chuyên gia có liên quan đến nội dung nghiên cứu, bao gồm các chuyên gia đến từ trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, các cơ quan nhà nƣớc về quản lý đất đai trên địa bàn huyện Bình Sơn nhƣ Phòng Tài nguyên Môi trƣờng, Văn phòng Đăng ký đất đai, Trung tâm phát triển quỹ đất… Nội dung của phiếu phỏng vấn đƣợc thiết kế tập trung vào xếp hạng và cho điểm mức độ ảnh hƣởng theo thang điểm cho các nhóm yếu tố cấp 1 và yếu tố cấp 2. Đây là các các yếu tố đƣợc xác định và lựa chọn để đánh giá thông qua tham vấn ý kiến chuyên gia và cán bộ chuyên môn tại địa phƣơng (Hình 1). Hình 1. Các tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hƣởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp 2.3. Phƣơng pháp phân tích thứ bậc AHP Phƣơng pháp này do GS. Saaty nghiên cứu và sau đó phát triển từ những năm 80. Đây là một phƣơng pháp tính toán trọng số áp dụng cho các bài toán ra quyết định đa tiêu chuẩn. Quá trình này bao gồm các bƣớc chính: 1. Xác định các yếu tố sử dụng và xây dựng cây phân cấp yếu tố. 2. Điều tra thu thập ý kiến chuyên gia về mức độ ƣu tiên. 3. Thiết lập các ma trận so sánh cặp. 4. Tính toán trọng số của các yếu tố. 5. Kiểm tra tính nhất quán 6. Tổng hợp kết quả để đƣa ra đánh giá xếp hạng cuối cùng - Xây dựng cây phân cấp AHP: Sau khi xác định các chỉ tiêu cây phân cấp AHP sẽ đƣợc xây dựng dựa trên các tiêu chí và các khả năng lựa chọn. - Xây dựng ma trận so sánh các yếu tố: Việc so sánh này đƣợc thực hiện giữa các cặp yếu tố với nhau và tổng hợp lại thành một ma trận gồm n dòng và n cột (n là số yếu tố). Phần tử aij thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố hàng i so với yếu tố cột j. 398 |
  4. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1 1 1 = ( ) =[ ] 1 Mức độ quan trọng tƣơng đối của yếu tố i so với j đƣợc tính theo tỷ lệ k (k từ 1 đến 9), ngƣợc lại của yếu tố j so với i là 1/k. Nhƣ vậy aij > 0, aij = 1/aji, aii =1. Hình 2. Thang điểm so sánh các yếu tố - Tính toán trọng số: Để tính toán trọng số cho các yếu tố, AHP có thể sử dụng các phƣơng pháp khác nhau, hai trong số chúng mà đƣợc sử dụng rộng rãi nhất là Lambda Max (max) và trung bình nhân (geomatric mean) (Saaty, 2000). - Kiểm tra tính nhất quán: Theo Saaty, ta có thể sử dụng tỷ số nhất quán của dữ liệu (Consistency Ratio - CR). Tỷ số này so sánh mức độ nhất quán với tính khách quan (ngẫu nhiên) của dữ liệu: CI: Chỉ số nhất quán (Consistency Index) = RI: Chỉ số ngẫu nhiên (Random Index) n: Số yếu tố = Đối với mỗi một ma trận so sánh cấp n, Saaty đã thử nghiệm tạo ra các ma trận ngẫu nhiên và tính ra chỉ số RI tƣơng ứng với các cấp ma trận nhƣ Bảng 2. Bảng 2. Chỉ số ngẫu nhiên RI n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 R 0 0 0.52 0.90 1.12 1.24 1.32 1.41 1.45 1.49 Nếu giá trị tỷ số nhất quán CR < 0.1 là chấp nhận đƣợc, nếu lớn hơn đòi hỏi ngƣời ra quyết định thu giảm sự không đồng nhất bằng cách thay đổi giá trị mức độ quan trọng giữa các cặp yếu tố. - Tổng hợp kết quả: Sau khi đã tính toán đƣợc trọng số của các yếu tố cũng nhƣ của các phƣơng án đối với từng yếu tố, các giá trị trên sẽ đƣợc tổng hợp lại để thu đƣợc chỉ số thích hợp của từng phƣơng án theo công thức sau: = ∑ 1 ∗ , i=1,. . . n 399 |
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Trong đó: wijs : Trọng số của phƣơng án i tƣơng ứng với yếu tố j. wja : Trọng số của yếu tố j. n: Số các phƣơng án; m: số các yếu tố. 2.2.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tíchsố liệu Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thứ cấp thu thập tiến hànhtổng hợp, chọn lọc những tài liệu, số liệu cần thiết phục vụ cho vấn đề nghiên cứu. Đối với các tài liệu, số liệu thu thập đƣợc từ phỏng vấn thì phân loại theo nhóm, thống kê nhóm ý kiến của hộ dân theo từng mức độ. Tất cả số liệu sơ cấp, bảng, biểu đã thu thập dùng phần mềm Excel để xử lí nhằm phục vụ trong việc phân cấp mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đã xác định. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng biến động sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Bình Sơn Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện Bình Sơn tính đến ngày 31/12/2018 là 36.636,19 ha, giảm 499,28 ha so với kỳ thống kê đất đai năm 2014 (37134.47) (Bảng 3). Bảng 3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Sơn giai đoạn 2014-2018 MĐSDĐ LUA HNK CLN RSX RPH NTS DT năm 2014 (ha) 7.236,96 9.678,38 8.692,05 8.726,97 2.473,62 314,54 DT năm 2018 (ha) 7.054,39 9.581,83 8.510,6 8.510,6 2.464,92 294,99 Tăng (+)/giảm (-) (ha) - 182,57 - 96,55 - 181,45 - 10,44 -8,70 -19,55 Nguồn: Phòng TNMT huyện Bìn Sơn, 2019 Diện tích đất trồng lúa năm 2018 là 7.054,39 ha giảm 182,57 ha so với kỳ thống kê đất đai năm 2014. Nguyên nhân giảm chủ yếu do chuyển từ đất trồng lúa sang đất ở, đất kinh doanh phi nông nghiệp; ngoài ra, đất lúa còn đƣợc chuyển mục đích sử dụng để xây dựng đƣờng xá, mở rộng đƣờng quốc lộ và đƣờng cao tốc điển hình tại các tại xã Bình Trung, xã Bình Long, xã Bình Hiệp. Diện tích đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng cây lâu năm 2018 giảm lần lƣợt là 96,55 ha và 181,45 so với kỳ thống kê đất đai năm 2014. Nguyên nhân giảm do chuyển sang các mục đích sử dụng đất khác nhƣ: Đất ở nông thôn, đất ở tại đô thị, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích công cộng để thực hiện dự án mở rộng đƣờng. Đất trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ và đất nuôi trồng thủy sản năm 2018 giảm nhẹ lần lƣợt 10,44 ha, 8,70 ha so và 19,55 ha với kỳ thống kê đất đai năm 2014. Nguyên nhân giảm do chuyển các mục đích sử dụng đất khác nhƣ đất có mức đích công cộng, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp dùng để xây dựng cụm KCN Bình Long. 400 |
  6. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3.2. Xác định trọng số của các yếu tố ảnh hƣởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp 3.2.1. Xác định trọng số các y u tố ảnh hưởng cấp 1 Nghiên cứu tiến hành lập bảng ma trận, chuẩn hóa, tính toán trọng số của nhóm yếu tố cấp 1 bao gồm: Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và điều kiện xã hội. xác định trên. Nếu tỷ số nhất quán CR < 10% thì dữ liệu tin cậy đƣợc. Kết quả tính toán trọng số các yếu tố cấp 1 và chỉ số nhất quán đƣợc thể hiện ở Bảng 5. Bảng 4. Ma trận so sánh và trọng số của các yếu tố cấp 1 TN-MT KT XH Trọng số Tự nhiên - Môi trƣờng 1 1/9 1/3 0,066 Kinh tế 9 1 7 0,785 Xã hội 3 1/7 1 0,149 Chỉ số nhất quán CR = 8,4% < 10% Nguồn: Xử lý số liệu, 2019 Bảng 4 cho thấy, trong 3 nhóm yếu tố đánh giá thì nhóm yếu tố điều kiện kinh tế đƣợc cho là có ảnh hƣởng lớn nhất đến sự biến động đất nông nghiệp thành phi nông nghiệp với trọng số chiếm 78,5%; tiếp đến là nhóm yếu tố điều kiện xã hội với 14,9% và xếp cuối cùng là nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên - môi trƣờng với trọng số ảnh hƣởng chỉ chiếm 6,6%. Qua đó có thể thấy rằng, yếu tố kinh tế đóng vai trò quan trọng quyết định lớn đến biến động sử dụng đất nông nghiệp, góp phần làm thay đổi mục đích sử dụng các nhóm đất. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của huyện khi Bình Sơn đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phƣơng theo hƣớng nông thôn mới. 3.2.2. Xác định trọng số các y u tố ảnh hưởng cấp 2 Để tính toán trọng số cấp 2, nghiên cứu tách riêng yếu tố cấp 1 ra thành từng nhóm để tính trọng số riêng cho từng yếu tố. Sau đó kiểm tra tính nhất quán của dữ liệu dựa trên tỷ số nhất quán CR < 10% thì dữ liệu đƣợc chấp nhận ở ngƣỡng tin cậy. Kết quả tính toán trọng số các yếu tố cấp 2 theo từng nhóm riêng và chỉ số nhất quán thể hiện Bảng 5. Bảng 5. Ma trận so sánh và trọng số của các yếu tố cấp 2 theo nhóm yếu tố cấp 1 TN-MT Thổ nhƣỡng Thiên tai Ô nhiễm MT Trọng số Thổ n ưỡng 1 1/5 3 0,188 Thiên tai 5 1 7 0,731 Ô nhiễm môi trường 1/3 1/7 1 0,081 Chỉ số nhất quán CI = 6,8% < 10% nên bộ tr ng số đảm bảo tính nhất quán 401 |
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Lợi nhuận Đầu tư và xâ QHS Kinh t Tốc độ ĐTH Trọng số SXNN dựng CSHT DĐ Lợi nhuận SXNN 1 1/3 1/3 1/7 0,058 Tố độ ĐTH 3 1 3 1/5 0,182 Đầu tư và ây dựng 3 1/3 1 1/9 0,095 CSHT QHSDĐ 7 5 9 1 0,665 Chỉ số nhất quán CI = 9,1% < 10% nên bộ tr ng số đảm bảo tính nhất quán Tr nh độ học Xã hội Tỷ lệ LĐ NN Tỷ lệ dân cư đô thị Trọng số vấn Tỷ lệ l o động NN 1 1/3 5 0,279 Tỷ lệ dân ư đô t ị 3 1 7 0,649 Trìn độ h c vấn 1/5 1/7 1 0,072 Chỉ số nhất quán CI = 6,8% < 10% nên bộ tr ng số đảm bảo tính nhất quán Nguồn: Xử lý số liệu, 2019 Qua Bảng 5 cho thấy, trong nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên - môi trƣờng thì yếu tố thiên tai đƣợc đánh giá là ảnh hƣởng nhiều nhất đến biến động đất nông nghiệp với trọng số chiếm 73,1%. Trong nhóm yếu tố điều kiện kinh tế thì yếu tố ảnh hƣởng nhiều nhất đến biến động đất nông nghiệp là quy hoạch sử dụng đất (trọng số 66,5%). Về nhóm yếu tố điều kiện xã hội, yếu tố tỷ lệ dân cƣ đô thị đƣợc đánh giá là ảnh hƣởng lớn nhất đến biến động đất nông nghiệp với trọng số chiếm 64,9%. 3.2.3. Xác định trọng số chung của y u tố cấp 2 Kết quả tính toán trọng số chung của các yếu tố ảnh hƣởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp đƣợc thể hiện ở Hình 3. Hình 3. Trọng số chung của các yếu tố cấp 2 Nguồn: Xử lý số liệu, 2019 402 |
  8. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Hình 3 cho thấy, trong 10 chỉ tiêu cấp 2 đƣợc đánh giá thì chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất có trọng số lớn nhất (0,522) nên đây là chỉ tiêu ảnh hƣởng lớn nhất đến sự biến động đất nông nghiệp, xếp thứ hai là yếu tố đầu tƣ và xây dựng cơ sở hạ tầng với trọng số là 0,142, xếp thứ 3 là tỷ lệ dân cƣ đô thị (trọng số 0,097) và xếp thứ tƣ là chỉ tiêu tốc độ đô thị hóa (trọng số 0,080). Chỉ tiêu ô nhiễm môi trƣờng đƣợc đánh giá là ít có ảnh hƣởng nhất trong 10 chỉ tiêu với trọng số là 0,005. Nhƣ vậy có thể thấy đƣợc yếu tố quy hoạch sử dụng đất có tính quyết định đến sự biến động đất nông nghiệp lớn nhất. Điều này đƣợc coi là phù hợp với thực tế khi một phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đƣợc phê duyệt sẽ kéo theo biến động sử dụng đất rất lớn, đặc biệt là đất nông nghiệp do nhu cầu thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất của nhà nƣớc để phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phƣơng. 3.3. Ảnh hƣởng của biến động sử dụng đất nông nghiệp đến ngƣời dân tại địa phƣơng Với phần lớn ngƣời dân sinh sống trên các địa bàn điều tra, trƣớc đây nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào việc làm nông nghiệp. Tuy nhiên, giai đoạn trở lại đây (2014-2018) sau khi đất nông nghiệp bị giảm hoặc mất đi, ngƣời dân địa phƣơng chủ yếu làm công nhân hoặc chƣa tìm đƣợc việc làm điều này chứng tỏ biến động sử dụng đất ảnh hƣởng đến cuộc sống của ngƣời dân trên địa bàn huyện rất lớn. Bảng 6. Ảnh hƣởng của biến động sử dụng đất nông nghiệp đến đời sống của ngƣời trên địa bàn huyện Bình Sơn, tình Quảng Ngãi giai đoạn 2014 - 2018 STT Nội dung câu hỏi Ý kiến trà lời Tỷ lệ (%) 1 Hình thức biến động đất nông nghiệp đối với Thu hồi 85 diện tích đất của gia đình là gì? Chuyển mục đích SDĐ 15 Thừa kế 0 Tặng cho 0 Hình thức khác 0 2 Sau khi biến động điều kiện sản xuất của gia đình Xấu 91 nhƣ thế nào? Không thay đổi 9 Tốt 0 3 Biến động đất nông nghiệp thì chất lƣợng môi Xấu 22 trƣờng bị ảnh hƣởng nhƣ thế nào? Không thay đổi 65 Tốt 13 4 Năng suất sản xuất nông nghiệp của gia đình nhƣ Giảm đi 91 thế nào sau khi bị biến động đất nông nghiệp? Không thay đổi 9 Tăng lên 0 5 Biến động đất nông nghiệp ảnh hƣởng đến tỷ lệ Giảm đi 31 lao động nông nghiệp trƣớc và sau nhƣ thế nào? Không thay đổi 69 Tăng lên 0 Nguồn: Xử lý số liệu, 2019 403 |
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Biến động sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hƣởng đến các ngƣời dân đƣợc khảo sát chủ yếu do thu hồi đất chiếm 85%, còn lại 15% là do chuyển nhƣợng QSDĐ. Qua kết quả điều tra 100 hộ dân trên địa bàn huyện Bình Sơn, có 91% cho ý kiến là điều kiện sản xuất cũng nhƣ năng suất sản xuất bị ảnh hƣởng giảm xuống trầm trọng, nguyên nhân chủ yếu do mất đất canh tác đối với các hộ dân có nghề chủ yếu là làm nông. Còn lại có 9% số hộ còn lại cho rằng, điều kiện sản xuất cũng nhƣ năng suất sản xuất là không thay đổi nguyên nhân là do một số hộ làm nông dân và ngành nghề khác. Bên cạnh đó biến động sử dụng đất nông nghiệp ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng cũng nhƣ ảnh hƣởng đến cuộc sống của ngƣời dân có 22% ý kiến cho rằng chất lƣợng môi trƣờng giảm đi. Ngƣợc lại có 13% ý kiến cho rằng chất lƣợng môi trƣờng đƣợc cải thiện tăng lên. Còn lại có 65% ý kiến cho rằng chất lƣợng môi trƣờng không bị ảnh hƣởng do biến động sử dụng đất gây ra. Nguyên nhân việc chất lƣợng môi trƣờng tăng lên là giảm đi một lƣợng thuốc trừ sâu, các loại thuốc hóa học sử dụng trong nông nghiệp và chất lƣợng môi trƣờng bị giảm xuống là khi xây dựng các khu công nghiệp tạo ra một lƣợng khí thải công nghiệp gây ảnh hƣởng đến cuộc sống ngƣời dân. Tỷ lệ lao động nông nghiệp cũng bị ảnh hƣởng do việc biến động đất nông nghiệp, cụ thể, tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm đi có 31% là do khi bị mất đất sản xuất nông nghiệp thì buộc ngƣời dân phải chuyển qua làm các nghề khác để tự nuôi sống bản thân và gia đình, còn lại có 69% cho là tỷ lệ lao động nông nghiệp không thay đổi so với trƣớc biến động. Sự thay đổi việc làm trƣớc và sau khi có biến động SĐĐ nông nghiệp 60 53 50 45 40 34 30 19 17 20 11 11 10 10 0 0 0 Làm nông Nuôi trồng thủy sản Công nhân Thất nghiệp Ngành nghề khác Trƣớc biến động Sau biến động Thu nhập trƣớc khi có biến động Thu nhập sau khi có biến động [VALU [VALUE E]% [VALUE ]% ]% [VALU E]% 7-10 triệu Trên 10 triệu Mất thu nhập 4 - 5 triệu Hình 4. Ảnh hƣởng của biến động sử dụng đất nông nghiệp đến việc làm và thu nhập của ngƣời ân trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Nguồn: Xử lý số liệu, 2019 404 |
  10. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Hình 3 cho thấy, trƣớc khi bị biến động đất nông nghiệp đa số ngƣời dân làm nông là chủ yếu chiếm 53%, nuôi trồng thủy sản chiếm 19%, công nhân 17%, ngành nghề khác chiếm 11% và hầu nhƣ không có thất nghiệp. Nhƣng sau khi bị biến động đất nông nghiệp con số ngƣời bị thất nghiệp chiếm hơn 1/3 tổng số phiếu điều tra có 34%, giảm mạnh có làm nông từ 53% xuống còn 11%, nuôi trồng thủy sản từ 19% xuống còn 0% so với trƣớc biến động. Cùng với việc ảnh hƣởng đến việc làm đó là mức thu nhập cũng thay đổi rõ rệt, trƣớc biến động mức thu nhập trung bình trên 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ rất cao với 53%, với mức thu nhập từ 7-10 triệu đồng chiếm 47% điều này chứng tỏ cuộc sống của ngƣời dân đƣợc thƣ thả. Sau biến động thu nhập ngƣời dân giảm xuống, trong đó có 66% cho rằng, thu nhập lúc này giảm xuống chỉ còn 4-5 triệu đồng, có đến 34% ngƣời dân trả lời là bị mất nguồn thu nhập. Nguyên nhân là do phần lớn những ngƣời dân bị ảnh hƣởng đang làm nông và nuôi trồng thủy sản điều là ngƣời trung niên và lớn tuổi, đa số không có trình độ trí thức cao nên khi bị mất đất sản xuất, những ngƣời này rất khó để tìm đƣợc một công việc khác để tạo ra thu nhập. 3.4. Đề xuất giải pháp giảm nhẹ ảnh hƣởng của biến động sử dụng đất đến cuộc sống của ngƣời dân tại địa phƣơng - Phƣơng án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng CNH - HĐH nên thực hiện trƣớc khi địa phƣơng bị thu hồi đất. Đặc biệt, cần chú trọng đến thu nhập hộ gia đình. - Hình thành và tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của hộ nông dân nhƣ tổ chức các hội chợ giới thiệu sản phẩm, phát triển mạng lƣới trên địa bàn, áp dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản cho hộ nông dân. - Hộ nông dân cần phải tự trau dồi thêm thông tin, kiến thức, tích cực chuyển đổi nghề nghiệp thông qua các tổ chức kinh tế. - Chính quyền địa phƣơng cần kết hợp với các trung tâm dạy nghề mở lớp hƣớng nghiệp dạy nghề cho lao động địa phƣơng, chủ yếu đối tƣợng từ 18 đến 35 tuổi cung cấp lao động cho các KCN vừa mới xây dựng chuẩn bị hoàn thành các nghề chủ yếu nhƣ: may, mộc. - Đối với các doanh nghiệp, chủ đầu tƣ các KCN khi tiếp nhận các dự án đầu tƣ. UBND phƣờng yêu cầu các công ty phải cam kết đào tạo, sử dụng lao động địa phƣơng vào làm tại các công ty, ƣu tiên các con em những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, ƣu tiên những dự án sử dụng nhiều lao động địa phƣơng quy định cụ thể thời gian sử dụng lao động làm việc ở doanh nghiệp, tránh tình trạng chỉ là hình thức một thời gian sau sa thải. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phƣơng và các cơ sở đào tạo để tuyển sinh, mở các lớp dạy nghề cho ngƣời dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại doanh nghiệp. Về việc sử dụng tiền đền bù, hỗ trợ có hiệu quả. - Tích cực tuyên truyền, định hƣớng sử dụng nguồn vốn đền bù cho các hộ ngay từ khi thực hiện thông báo chủ trƣơng thu hồi đất đến khi quyết định thu hồi đất và chi tiền bồi thƣờng cho ngƣời dân để các hộ thấy rõ bản chất của nguồn kinh phí này tập trung sử dụng nguồn tiền này vào sản xuất kinh doanh hoặc học nghề. Hạn chế tác động tiêu cực của việc thu hồi đất nông nghiệp. 405 |
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 4. KẾT LUẬN Trong 3 nhóm yếu tố cấp 1 đánh giá mức độ ảnh hƣởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp thì nhóm yếu tố điều kiện kinh tế là ảnh hƣởng lớn nhất với trọng số chiếm 78,5%, tiếp đến là nhóm yếu tố điều kiện xã hội với 14,9% và xếp cuối cùng là nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên - môi trƣờng với trọng số ảnh hƣởng chỉ chiếm 6,6%. Bên cạnh đó, đề tài đã nghiên cứu 10 yếu tố cấp 2 để xác định mức độ ảnh hƣởng cụ thể, theo đó chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đƣợc đánh giá là có ảnh hƣởng lớn nhất đến biến động sử dụng đất với trọng số là 52,2%. Xếp thứ hai là yếu tố đầu tƣ và xây dựng cơ sở hạ tầng với trọng số là 14,2%, xếp thứ 3 là tỷ lệ dân cƣ đô thị với trọng số là 9,7%. Chỉ tiêu ô nhiễm môi trƣờng đƣợc đánh giá là ít có ảnh hƣởng nhất trong 10 chỉ tiêu với trọng số là 0,5%. Qua điều tra ảnh hƣởng của biến động sử dụng đất nông nghiệp đến 100 hộ dân trên địa bàn huyện Bình Sơn, có 91% ngƣời dân cho ý kiến là điều kiện sản xuất cũng nhƣ năng suất sản xuất bị ảnh hƣởng giảm xuống trầm trọng; 22% ý kiến cho rằng chất lƣợng môi trƣờng là giảm đi, 31% cho rằng tỷ lệ lao động nông nghiệp bị thay đổi giảm đi và tình trạng thất nghiệp chiếm 34% tổng số hộ đƣợc điều tra. Nghiên cứu đã đề xuất đƣợc một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân tại địa phƣơng trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Thiết Khôi (2016), Phát triển nông nghiệp huyện Bìn Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. 2. Phòng Tài nguyên & Môi trƣờng (2019), Báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất năm 2018 ủa huyện Bìn Sơn. 3. Saaty, T. L. (2000), Fundamentals of decision making and priority theory with the analytic hierarchy process. RWS Publication, Pittsburgh. Vol 6: 21-28. 4. Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh Quảng Ngãi (2017), Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ủa Quảng Nam, Quảng Ngãi. 5. Hải Yến (6/8/2018), Chuyển biến của ngành nông nghiệp Quảng Ng s u 5 năm tá ơ cấu. Khai thác từ https://kinhtenongthon.vn/chuyen-bien-cua-nganh-nong-nghiep-quang-ngai- sau-5-nam-tai-co-cau-post21270.html 406 |
  12. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU STUDY ON FACTORS AFFECTING AGRICULTURAL LAND USE CHANGE AND ITS IMPACT ON PEOPLE’S LIFE IN BINH SON DISTRICT, QUANG NGAI PROVINCE Truong Do Minh Phuong, Nguyen Van Tiep, Nguyen Tien Nhat, Nguyen Thanh Nam University of Agriculture and Forestry, Hue University Contact email: truongdominhphuong@huaf.edu.vn ABSTRACT This paper was conducted to assess factors affecting agricultural land use change and its impact on people’s life in Binh Son district, Quang Ngai province by using household survey and analytic hierarchy process (AHP) method. The research results show that economic factors are identified as the group of factors affecting the changes of agricultural land use the most, in which, the factor of land use planning is considered the greatest influence factor with the weight of criteria accounting for 52,2%. There were 91% of interviewed people those believe that conditions of production and productivity are severely reduced due to the impact of agricultural land use change; 31% of them suppose that the percentage of agricultural workers has been diminished and the number of unemployed consititute 34% of the surveyed people after fluctuations. Furthermore, the research also proposes a number of solutions to improve the efficiency of agricultural land use and the quality of local people’s life, in which focus on lessening the negative impact of the trend of agricultural land area reduction in Binh Son district in future. Keywords: AHP, impact, land use change, agricultural land, Binh Son - Quang Ngai. 407 |
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
132=>0