TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG HỆ THỐNG<br />
HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC (ERP) TẠI VIỆT NAM: MỘT ÁP DỤNG CẢI<br />
TIẾN CÁC YẾU TỐ CỦA MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN THÀNH CÔNG<br />
Nguyễn Hữu Hoàng Thọ<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
<br />
Tóm tắt. Với tỉ lệ ứng dụng ERP chỉ 4% [3], có thể nói triển khai thành công ERP<br />
tại Việt Nam chưa đạt nhiều kết quả. Mục tiêu của nghiên cứu là nhận diện những<br />
nhân tố chính cho việc triển khai thành công hệ thống ERP tại Việt Nam. Với mục<br />
tiêu này, nghiên cứu đã cải tiến mô hình hệ thống thông tin thành công trong việc<br />
nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP. Đối tượng<br />
được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trực tuyến mời gọi kết hợp<br />
với lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Nghiên cứu thu được 150 phản hồi, trong đó có<br />
117 là hợp lệ và hoàn tất. Thông qua phân tích, ảnh hưởng của yếu tố đào tạo là lớn<br />
nhất (beta=0,321) hơn hẳn ảnh hưởng của chất lượng hệ thống (beta=0,193) và hơn<br />
ảnh hưởng của chất lượng thông tin (beta=0,299). Kết quả cho thấy chất lượng hệ<br />
thống, chất lượng thông tin, đào tạo có thể giải thích được 41,1% ý định sử dụng<br />
ERP. Nghiên cứu cũng đưa ra kết quả thái độ sử dụng ERP ảnh hưởng đến đến lợi<br />
ích thuần của doanh nghiệp là 47,7% và giải thích đúng 27,7% lợi ích thuần. Thông<br />
qua nghiên cứu, tác giả đề xuất rằng, khi triển khai ERP tại Việt Nam, doanh<br />
nghiệp cần chú ý sấu sắc cho việc đào tạo sử dụng ERP để việc triển khai ERP có<br />
thể đạt đến thành công.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp cung cấp các quy trình thông tin<br />
tích hợp thông suốt qua các phòng ban chức năng bên trong tổ chức. [4]. ERP được xem<br />
là một nguồn lực chiến lược của các tổ chức, do họ đã nhận thức được rằng: hệ thống<br />
ERP có thể cung cấp mức độ cạnh tranh lớn hơn thông qua việc đạt được vị trí hùng<br />
mạnh trên thị trường .<br />
1.1. Lý do<br />
Lợi ích hữu hình quan trọng nhất được nhận ra sau khi đưa hệ thống ERP vào<br />
vận hành là giảm thiểu tồn kho. Chúng ta có thể thấy ở bảng dưới:<br />
Lợi ích hữu hình<br />
<br />
Lợi ích vô hình<br />
<br />
Giảm thiểu chi phí CNTT 14%<br />
<br />
Chuẩn hóa tăng 12%<br />
343<br />
<br />
Giảm thiểu chu kỳ báo cáo tài chính 19%<br />
<br />
Tích hợp tăng 13%<br />
<br />
Cải tiến quản lý đơn hàng 20%<br />
<br />
Đáp ứng khách hàng tăng 22%<br />
<br />
Cải thiện năng suất 26%<br />
<br />
Cải thiện quy trình kinh doanh tăng 24%<br />
<br />
Giảm thiểu nhân viên 27%<br />
<br />
Thông tin/ tầm nhìn tăng 55%<br />
<br />
Giảm thiểu tồn kho 32%<br />
(Nguồn Fryer, Bronwyn, "The ROI challenge" CFO, Settember, 1990).<br />
<br />
Trên thế giới những năm qua đã có các công trình nghiên cứu công bố các yếu tố<br />
góp phần cho triển khai ERP thành công. Holland và Light (1999) xem xét các yếu tố<br />
chiến lược và chiến thuật để thực hiện ERP và đề xuất một mô hình các yếu tố thành<br />
công quan trọng khi triển khai ERP. Mô hình của họ có thể được thấy trong hình dưới .<br />
Chiến lược<br />
<br />
Quy trình triển khai ERP<br />
Chiến thuật<br />
<br />
Các hệ thống kế thừa<br />
<br />
Sự tư vấn cho khách hàng<br />
<br />
Tầm nhìn kinh doanh<br />
<br />
Nhân viên<br />
<br />
Chiến lược ERP<br />
<br />
Cấu hình phần mềm<br />
<br />
Sự hỗ trợ của quản lý cao cấp<br />
<br />
Giám sát và phản hồi<br />
<br />
Các kế hoạch và lịch trình dự án<br />
<br />
Truyền đạt<br />
Dò tìm vấn đề phát sinh<br />
<br />
Hình 1. Mô hình Holland và Light<br />
<br />
Dựa trên việc xem xét những tài liệu nghiên cứu trước đó, DeLone và McLean<br />
(2003) đã đề xuất mô hình hệ thống thông tin thành công đã được cập nhật.<br />
<br />
Hình 2. Mô hình Hệ thống thông tin thành công của DeLone và McLean (D&M)<br />
<br />
Tại Việt Nam , mới chỉ có chừng 4% doanh nghiệp ứng dụng ERP [3]. Đại đa số<br />
344<br />
<br />
các doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam hiện nay vẫn áp dụng phần mềm kế toán và<br />
khai thác có hiệu quả. Chính vì vậy hầu như các doanh nghiệp hài lòng và không muốn<br />
thay đổi sang ERP. Lợi ích đã được chứng minh so với thực trạng triển khai ứng dụng<br />
quá ít ERP tại Việt Nam là một vấn đề cần được nghiên cứu, đó cũng chính là lý do thôi<br />
thúc tác giả nghiên cứu về vấn đền này.<br />
1.2. Mục đích nghiên cứu<br />
Dựa trên xem xét tổng thể những nghiên cứu trước đó về các yếu tố quan trọng<br />
trong triển khai thành công ERP, chúng tôi giả định rằng các nhân tố: chất lượng hệ<br />
thống, chất lượng thông tin và đào tạo tác động tích cực đến ý định, thái độ, hành vi của<br />
người sử dụng ERP và ảnh hưởng tích đến lợi ích thuần của doanh nghiệp. Cụ thể:<br />
Để kiểm tra tác động của chất lượng hệ thống ERP đến thái độ đối với sử<br />
dụng;<br />
Để kiểm tra ảnh hưởng của chất lượng thông tin ERP đến thái độ đối với sử<br />
dụng;<br />
Để kiểm tra ảnh hưởng của đào tạo ERP đến thái độ đối với sử dụng ERP;<br />
Để kiểm tra thái độ đối với sử dụng ERP đến ý định sử dụng ERP;<br />
Để kiểm tra ý định sử dụng ERP đến lợi ích ròng của doanh nghiệp.<br />
Từ đó, mục tiêu của nghiên cứu này là để đánh giá những yếu tố chính quan<br />
trọng tác động đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại Việt Nam.<br />
1.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trọng tâm nghiên cứu ERP của chúng tôi là tại Việt Nam. Trong bài báo này,<br />
chúng tôi đã nghiên cứu sửa đổi mô hình hệ thống thông tin thành công đã được D&M<br />
cập nhật trước đó, bằng cách xem xét nó phù hợp với đặc điểm và bối cảnh của Việt<br />
Nam. Nền tảng của nghiên cứu này đã được thành lập dựa trên mục tiêu nghiên cứu,<br />
cũng như nghiên cứu các tài liệu học thuật. Theo như Eric, Wang và Jesssica, một hệ<br />
thống có thể cung cấp thông tin đáng tin cậy, có lợi và được duy trì hoặc hoạt động mà<br />
không có lỗi, những điều này sẽ xác định được rằng hệ thống sẽ tiếp tục được sử dụng<br />
và có lợi ích.<br />
H1: chất lượng hệ thống ERP có một tác động tích cực đến thái độ hướng đến sử<br />
dụng hệ thống ERP. Theo Ferratt, Ahire, & De (2006), trong việc triển khai hệ thống<br />
ERP, chất lượng thông tin của hệ thống là một trong những yếu tố quan trọng nhất đã<br />
được đánh giá cao kết hợp với sự thành công của triển khai dự án ERP. H2: chất lượng<br />
thông tin ERP có tác động tích cực đền thái độ hướng đến sử dụng của các hệ thống<br />
ERP. Wilkinson & Cox (2005) chỉ ra rằng: trong việc triển khai hệ thống, thái độ tích<br />
cực đối với quá trình đào tạo triển khai hệ thống là yếu tố vô cùng quan trọng. H3: Đào<br />
tạo trong hệ thống ERP có một tác động tích cực đến thái độ đối với sử dụng hệ thống<br />
345<br />
<br />
ERP. Các nghiên cứu trên mô hình TAM đã chứng minh thực tế rằng: có sự hỗ trợ mạnh<br />
mẽ cho mối quan hệ tích cực giữa thái độ đối với sử dụng và ý định hành vi sử dụng [5].<br />
H4: Thái độ đối với sử dụng có một ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi sử dụng. "Ý<br />
định hành vi sử dụng" có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định lợi ích<br />
ròng. H5: Ý định sử dụng có một ảnh hưởng tích cực đến lợi ích tổ chức. Để đo lường<br />
sự thành công của một bộ phận hệ thống thông tin, "Chất lượng dịch vụ" có thể là biến<br />
quan trọng nhất. Để đo lường sự thành công của một hệ thống tích hợp, thì ngược lại,<br />
chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống có thể được coi là hai thành phần quan trọng<br />
nhất [6]. Vì vậy, chúng tôi không xem xét chất lượng dịch vụ bởi vì các hệ thống ERP là<br />
những hệ thống tính hợp đơn nhất.<br />
<br />
Hình 3. Mô hình nghiên cứu<br />
<br />
Đối tượng được chọn lựa phải sử dụng được máy tính, đào tạo tin học và nghiệp<br />
vụ kinh tế kinh doanh. Bởi vì ERP là hệ thống lớn, được áp dụng cho các doanh nghiệp<br />
có nhiều chi nhánh trải khắp 3 miền, để có thể tích hợp tất cả các nguồn thông tin điều<br />
hành vào một cơ sở dữ liệu dùng chung. Do đó, người sử dụng ERP và là đối tượng<br />
nghiên cứu cũng phân bổ rộng. Ngoài phương pháp lấy mẫu truyền thống bằng lựa chọn<br />
3 thành phố đại diện, chúng tôi còn sử dụng phương pháp lấy mẫu trực tuyến. Đối tượng<br />
được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trực tuyến mời gọi thông qua<br />
website khảo sát trực tuyến, email đính kèm file điện tử. Phương pháp lấy mẫu trực<br />
tuyến kết hợp với lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện (truyền thống) bằng việc phát hơn 60<br />
bảng hỏi bằng giấy trực tiếp đến các khu vực triển khai ứng dụng ERP trong thời gian<br />
dài.<br />
Các câu hỏi được sử dụng để xây dựng bảng khảo sát trong nghiên cứu được<br />
chuyển thể từ một số nghiên cứu trước có liên quan đến nghiên cứu. Tất cả các câu hỏi<br />
đã được sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh của nghiên cứu. Thang đo Likert - 1 = Rất<br />
không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = không có ý kiến, 4 = đồng ý, và 5 = hoàn toàn<br />
346<br />
<br />
đồng ý. Bảng phát tay, thư, email và khảo sát trực tuyến bằng bảng hỏi, sử dụng Google<br />
adword để thu hút người sử dụng ERP tham gia khảo sát và gửi câu hỏi trực tiếp. Bảng<br />
hỏi sẽ được dự kiến gửi cho đối tượng nghiên cứu và nhận lại khoảng 75 trong số 200<br />
người dùng ERP tiềm năng. Kích thước mẫu ước tính là 100 người. Một lời nhắc nhở<br />
email hoặc gọi điện thoại đã được gửi sau một tuần gửi đầu tiên.<br />
Mô hình đo lường bao gồm các mối quan hệ giữa các biến quan sát và cấu trúc<br />
tiềm ẩn mà chúng đo lường [1].<br />
<br />
Hình 4. Mô hình đo lường được sử dụng cho các tính toán<br />
<br />
Các tiêu chí về hội tụ hợp lý và khác biệt hợp lý được dùng để đánh giá mô hình<br />
nghiên cứu.<br />
Hội tụ hợp lý là mức độ mà nhiều nỗ lực để đo lường khái niệm tương tự là phù<br />
hợp với nhau. Khái niệm này là hai hay nhiều tiêu chuẩn đo lường (các item) của cùng 1<br />
yếu tố (của 1 factor) nên tương quan ở mức độ cao nếu chúng là các tiêu chuẩn đo<br />
lường hợp lý của khái niệm đó. Một số tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá giá trị hội<br />
tụ:<br />
<br />
347<br />
<br />