intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi số nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu nhằm khám phá những nhân tố tác động tới ý định chuyển đổi số nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại Việt Nam. Thông qua việc sử dụng mô hình PLS-SEM để đánh giá tương quan giữa các yếu tố được sử dụng trong mô hình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi số nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam

  1. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI SỐ NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI XANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM Đoàn Duy Trường Lê Thị Thu Hà Nguyễn Thị Kim Dung Trường Đại học Thương Mại Email: doantruong16663@gmail.com Tóm tắt: Bài nghiên cứu nhằm khám phá những nhân tố tác động tới ý định chuyển đổi số nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại Việt Nam. Thông qua việc sử dụng mô hình PLS-SEM để đánh giá tương quan giữa các yếu tố được sử dụng trong mô hình. Kết quả thực nghiệm cho thấy, mức độ tác động của các biến lên ý định chuyển đổi số theo thứ tự từ mạnh đến yếu là Hạ tầng số, Bước nhảy số, Môi trường kỹ thuật, Bối cảnh thị trường, Thể chế chính sách - pháp luật và ý định Chuyển đổi số cũng có tác động trực tiếp lên Chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại Việt Nam. Nghiên cứu về yếu tố tác động đến nghiên cứu ý định chuyển đổi số lượng doanh nghiệp logistics giúp xác định chiến lược kinh doanh và quản lý nguồn lực, đồng thời mở ra cơ hội thúc đẩy chuyển đổi xanh trong ngành. Từ khóa: Doanh nghiệp dịch vụ Logistics, chuyển đổi kép, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa, chuyển đổi xanh là ưu tiên hàng đầu của ngành logistics. Ở Việt Nam, nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong logistics nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh là cần thiết. Chuyển đổi số giúp tối ưu hóa quy trình, giảm lãng phí, và giảm tác động tiêu cực đối với môi trường. Tuy nhiên, ngành logistics tại Việt Nam đang đối mặt với thách thức về thiếu hiểu biết về công nghệ, trình độ học vấn thấp, và khó khăn trong việc đổi mới. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nhận thức đúng về vai trò của chuyển đổi số và đối mặt với rào cản như thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2019), có khoảng gần 1,2 triệu xe tải được đăng ký chính thức ở Việt Nam; trong đó, 68% có tổng trọng lượng xe nhỏ hơn 5 tấn, 11% từ 5 – 10 tấn, 14% từ 10 – 20 tấn và 7% xe tải hạng nặng với tổng trọng lượng xe trên 20 tấn. Tỷ lệ xe tải hạng nặng ở Việt Nam thấp nên phải sử dụng số lượng xe tải cao hơn để vận chuyển cùng một lượng hàng hóa. Kết quả là tình trạng ùn tắc cao hơn, chi phí và lượng phát thải cao hơn. Với vận tải đường sắt, việc có quá nhiều chủng loại đầu máy gây khó khăn cho hoạt động sửa chữa, thay thế phụ tùng. Do nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp nên chưa loại bỏ được số lượng lớn toa xe hàng cũ, lạc hậu trong khi vẫn thiếu nhiều toa xe cho hàng container. Đường sắt Việt Nam hiện nay có tốc độ bình quân 80 – 90 km/h, tốc độ khá chậm so với nhiều nước trên thế giới. Với những hạn chế cả về kết cấu hạ tầng và phương tiện kể trên, vận tải đường sắt cũng xả một lượng lớn khí thải độc hại và tiếng ồn ra môi trường. Vẫn còn hiện tượng, rác và chất 112
  2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 thải đường sắt xả trực tiếp xuống hai bên đường ray, gây ra các phản ứng phá hủy thiết bị đường sắt, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng dân cư. Theo công bố của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) về phát thải khí nhà kính lần thứ 4 vào tháng 8/2020, lượng phát thải khí nhà kính của ngành vận tải biển (quốc tế, nội địa và đánh bắt cá) đã tăng gần 9,6% trong giai đoạn 2012 – 2018 (từ 977 triệu tấn lên 1.076 triệu tấn). Chỉ tính riêng phát thải khí CO2 đã tăng từ 962 triệu tấn lên 1.056 triệu. Mặc dù vận tải hàng không là phương thức vận tải ít rủi ro nhất, khí thải từ máy bay làm ô nhiễm khu vực nhạy cảm nhất của khí quyển. Theo Tổ chức Liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC), khói thải từ máy bay chiếm 3,5% nguyên nhân làm cho trái đất ấm dần lên. Theo Cơ quan Môi trường châu Âu, các chuyến bay từ châu Âu tạo ra lượng khí thải lên tới 440.000 tấn mỗi ngày. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm hoạt động vận tải phát thải khoảng 30 triệu tấn CO2 thì trong đó vận tải hàng không chiếm 5% (Báo Tài nguyên Môi trường, 2019). Nghiên cứu về yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi số của doanh nghiệp logistics tại đây có thể giúp định rõ chiến lược kinh doanh và quản lý nguồn lực, đồng thời mở ra cơ hội thúc đẩy chuyển đổi xanh trong ngành. Kết quả của nghiên cứu có thể đóng góp cho cả cộng đồng logistics trong bối cảnh Việt Nam trở thành môi trường kinh doanh ngày càng quan trọng trong hội nhập toàn cầu. Với mục tiêu đó, bài viết được cấu trúc thành các phần nội dung như sau: (1) Tính cấp thiết của đề tài; (2) Tổng quan cơ sở lý thuyết; (3) Kết quả và Thảo luận; (4) Kết luận và Khuyến nghị. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số ở các doanh nghiệp dịch vụ logistics Nghiên cứu của Ha Le Viet và cộng sự (2023) tập trung vào yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp logistics ở Việt Nam. Quản lý (35,5%), con người (24,7%), chi phí (20,5%), và dịch vụ hỗ trợ đào tạo (22,1%) được xác định là những yếu tố quan trọng nhất. Rào cản chính không phải là công nghệ mà là nhận thức của quản lý và chi phí thực hiện chuyển đổi số. Guanqiao Zhang và đồng nghiệp (2023) thực hiện nghiên cứu về chuyển đổi số trong doanh nghiệp xây dựng Trung Quốc. Bảy yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến chuyển đổi số, bao gồm sử dụng công nghệ kỹ thuật số, lợi thế tương đối, chi phí kỹ thuật số, hỗ trợ quản lý cấp cao, chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số, áp lực cạnh tranh và hỗ trợ chính sách. Ba yếu tố không ảnh hưởng đáng kể là nhân viên kỹ thuật số, sự sẵn sàng của tổ chức và áp lực từ đối tác. Chieh‐Yu Lin (2007) tập trung vào nhà cung cấp dịch vụ logistics ở Trung Quốc và thấy rằng chúng bắt đầu chú trọng vào đổi mới công nghệ logistics, đặc biệt là công nghệ thông tin. Yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ logistics bao gồm sự khuyến khích của tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực, sự bất ổn về môi trường và sự hỗ trợ của chính phủ. Các nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý và chi phí trong chuyển đổi số. Nhận thức từ phía quản lý và chi phí thực hiện chuyển đổi số được xác định là rào cản chính, vượt qua cả vấn đề công nghệ. Các yếu tố khác như sự sẵn sàng của tổ chức, chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số, áp lực cạnh tranh và hỗ trợ chính sách cũng được coi là quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. 1.2.2. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi xanh ở các doanh nghiệp 113
  3. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 dịch vụ logistics Các nghiên cứu như của Wei Zhang và đồng nghiệp (2020) và Natalia và đồng sự (2023) đều nhấn mạnh về sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành logistics và cần phải chuyển đổi sang mô hình xanh để giảm tác động tiêu cực đối với môi trường. Chính phủ đã áp dụng chính sách logistics xanh (GLP) để điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp logistics và cải thiện môi trường. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của GLP bao gồm sự hoàn thiện của hệ thống GLP, năng lực quản trị xanh của chính phủ, nhận thức của doanh nghiệp logistics, mức độ giám sát xã hội và trình độ phát triển của ngành logistics. PGS.TS. Vũ Anh Dũng tập trung vào cơ sở hạ tầng logistics và ảnh hưởng của nó đối với thực hiện chuỗi cung ứng xanh. Các yếu tố như cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, phương tiện, kho bãi, hệ thống công nghệ thông tin, và các chính sách đầu tư đều ảnh hưởng đến khả năng xanh hóa của doanh nghiệp. Ông nhấn mạnh vấn đề của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và kho bãi, cùng với sự chưa đồng bộ trong các quy định chính phủ, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện chuỗi cung ứng xanh tại Việt Nam. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Mô hình nghiên cứu Mô hình đề xuất của bài viết kế thừa từ công trình nghiên cứu “Exploring the mechanism of digital transformation empowering green innovation in construction enterprises” của tác giả Li và cộng sự, 2023 Hình 1: Mô hình các yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi số nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ logistics Nguồn: Nhóm tác giả 114
  4. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu Mô hình nghiên cứu được đánh giá qua hai bước chính: đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc. Đối với mô hình đo lường, các tiêu chí bao gồm độ tin cậy, giá trị hội tụ, và giá trị phân biệt. Độ tin cậy đòi hỏi outer loading ≥ 0,5 và composite reliability ≥ 0,7. Đối với giá trị hội tụ, AVE ≥ 0,5 là yêu cầu, và tất cả các biến quan sát cần có tải lớn hơn hoặc bằng 0,7. Giá trị phân biệt được đảm bảo khi căn bậc hai của AVE mỗi nhân tố lớn hơn liên hệ giữa các nhân tố. Mô hình cấu trúc sử dụng kiểm định tuyến tính với giá trị t-value > 1,96 cho kiểm định ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trọng số outer weights và hệ số tải nhân tố được sử dụng để đánh giá đóng góp tương đối của mỗi chỉ báo. Phần kiểm định Bootstrapping là quan trọng để đánh giá lại độ tin cậy của mô hình SEM. Phương pháp này sử dụng lấy mẫu lặp lại từ mẫu ban đầu (N = 157) để dự đoán mối quan hệ và tính toán t-value, giúp xác định độ tin cậy của mô hình và ước lượng có thể áp dụng cho tổng thể. 1.3.3. Cỡ mẫu phân tích Để phân tích mối quan hệ giữa các YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ chuyển đổi xanh CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) được ứng dụng. Phương pháp này đòi hỏi cỡ mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu (Raykov and Widaman 1995). Tuy nhiên, theo Hair et al. (1998) nếu phương pháp ước lượng Maxium Likelihood thì kích thước mẫu tối thiểu từ 100 – 150. Ngoài ra, kích thước mẫu cho phương pháp ước lượng được sử dụng trong mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) có ba loại là mẫu nhỏ ≤ 100, mẫu trung bình 100 – 200 và mẫu lớn ≥ 200. Cỡ mẫu của nghiên cứu này là 157 với đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại Việt Nam, như vậy cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của phương pháp phân tích. 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Chuyển đổi số Số hóa là hình thức hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường, thủ công sang hệ thống kỹ thuật số (digital) và thường có hai loại: số hóa dữ liệu và số hóa quy trình. Về bản chất, chuyển đổi số được thúc đẩy bằng sự chuyển đổi công nghệ trong tổ chức (David Tang, 2021) và không liên quan đến một quá trình mà liên quan nhiều hơn đến cách một doanh nghiệp điều hành hoạt động kinh doanh của họ (Dorner và Edelman, 2015). Nghiên cứu của Phạm Huy Giao (2020) cho rằng, chuyển đổi số là sử dụng công nghệ số hay ứng dụng công nghệ số trên cơ sở các dữ liệu số hoặc dữ liệu số hoặc dữ liệu đã được số hóa để thay đổi mô hình nghiên cứu, sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nhiều cơ hội và giá trị mới, cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động, tính tổ chức của cơ quan và doanh nghiệp. Cũng theo Bộ Thông tin và Truyền thông, chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. 115
  5. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Hình 2: Sự khác biệt giữa số hóa, công nghệ số và chuyển đổi số Nguồn: Phạm Huy Giao, 2020 Từ những định nghĩa trên, có thể rút ra những đặc điểm chính của chuyển đổi số là: Thứ nhất, chuyển đổi số là quá trình áp dụng công nghệ kỹ thuật trong mọi quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thomas Siebel (2019) cũng chỉ ra bản chất chuyển đổi số là sự hội tụ của 4 công nghệ đột phá: công nghệ điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI). Thứ hai, chuyển đổi số là quá trình thay đổi nhận thức, cách sống và cách làm việc của cá nhân. Chuyển đổi số chỉ thành công khi doanh nghiệp có chiến lược và khả năng lãnh đạo vững chắc (Schwertner, 2017). Thứ ba, chuyển đổi số hỗ trợ vận hành doanh nghiệp và tham gia nâng cao giá trị doanh nghiệp qua việc sáng tạo những mô hình mới. Công nghệ số không chỉ dừng lại vai trò của nó trong việc giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động vận hành, quản lý một cách nhanh chóng, chính xác hơn mà cũng đem lại doanh thu cao hơn 26% so với doanh nghiệp thông thường (Viện công nghệ Massachusetts). Thứ tư, chuyển đổi số là cầu nối cho doanh nghiệp với khách hàng bằng cách sử dụng dữ liệu và phân tích, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu và thói quen của khách hàng làm cơ sở điều chỉnh dịch vụ để đáp ứng đúng mong muốn của họ. 2.1.2. Chuyển đổi xanh Chuyển đổi xanh có thể được định nghĩa như một quá trình đóng góp cho sự sáng tạo sản phẩm và công nghệ mới với mục đích giảm những rủi ro về môi trường như ô nhiễm và những chuỗi hậu quả tiêu cực của thiếu hụt nguồn năng lực (Castellacci and Lie, 2017). Chuyển đổi được chia thành hai lĩnh vực, cải tiến sản phẩm/dịch vụ và cải tiến quy trình (Salim Karimi Takalo et al, 2020), với mục tiêu là phát triển các chức năng của sản phẩm và dịch vụ để phục vụ cho khách hàng. Cải tiến sản phẩm xanh với mục đích thay đổi hoặc sửa đổi thiết kế sản phẩm bằng cách sử dụng các hợp chất không độc hại hoặc vật liệu phân hủy sinh học trong quá trình sản xuất nhằm giảm tác động đến môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng (Lin, Tan & Gang, 2013). Trong khi đó, cải tiến quy trình nhằm mục đích giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng trong quá trình sản xuất hoặc trong quá trình chuyển đổi chất thải thành thành phẩm có giá trị (Salvados và cộng sự, 2012). Trong các doanh nghiệp dịch vụ logistics, chuyển đổi xanh về cơ bản vẫn tập trung chủ yếu trong việc thực hiện cải tiến sản phẩm/dịch vụ và cải tiến quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Quy trình liên quan đến các hoạt động tích hợp như vận chuyển, lưu kho hoặc quản lý 116
  6. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 hàng tồn kho, đóng gói, xử lý nguyên liệu và vận chuyển từ hoạt động di chuyển từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối hoặc sự di chuyển từ người dùng cuối đến nhà sản xuất (logistics ngược). Hình 3: Mô hình hệ thống logistics xanh của nền kinh tế Nguồn: Zhang Yingjing và Liu Juanjuan Hệ thống logistics xanh 2.1.3. Tác động của chuyển đổi số đến chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp dịch vụ logistics Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, các vấn đề môi trường, như tình trạng thiếu tài nguyên thiên nhiên và lượng khí thải carbon quá mức, dần trở nên đáng báo động. Chính vì vậy, các doanh nghiệp được khuyến khích theo đuổi chuyển đổi xanh để gánh vác trách nhiệm xã hội của mình (Eweje & Sakaki, 2015). Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, các nghiên cứu vẫn chưa đạt được kết luận chính xác về liệu chuyển đổi số có đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới xanh hay không. Một số nghiên cứu cho rằng chuyển đổi số có thể hỗ trợ cho chuyển đổi xanh (El-Kassar & Singh, 2019; Isensee và cộng sự, 2020; Wei & Sun, 2021), trong khi những người khác cho rằng chuyển đổi số sẽ cạnh tranh để giành lấy các nguồn lực khan hiếm của tổ chức và cản trở chuyển đổi xanh (Ardito và cộng sự, 2021). Về bản chất, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh vừa tăng cường lẫn nhau nhưng cũng tồn tại mâu thuẫn với nhau (Stefan Muench và cộng sự, 2022). Chuyển đổi số là nền tảng cho việc thực hiện chuyển đổi xanh thông qua việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật vào quy trình sản xuất để làm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và tiết kiệm chi phí sản xuất. Việc áp dụng AI và Machine Learning (học máy) trong phân tích lượng dữ liệu được dự kiến sẽ biến đổi ngành logistics nhờ việc tối ưu hóa hoạt động quản lý và hỗ trợ đưa ra các quyết định sáng suốt. Công nghệ Blockchain giúp theo dõi sự di chuyển của hàng hóa và dịch vụ một cách an toàn và minh bạch, lưu trữ thông tin phục vụ việc hoạch định và phân tích chiến lược. Internet vạn vật (IoT-Internet of Things) là mạng kết nối các thiết bị và đồ vật thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện dịch vụ. 117
  7. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Chuyển đổi xanh định hướng các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng thông minh và bền vững, thúc đẩy tiến trình hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn hơn và tính bền vững cạnh tranh. Tuy nhiên, việc tăng cường chuyển đổi số yêu cầu máy móc, khoa học công nghệ đầu vào, trừ khi công nghệ kỹ thuật số được cải tiến để tiết kiệm năng lượng hơn, nếu không việc sử dụng rộng rãi chúng sẽ làm tăng mức tiêu thụ năng lượng. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) gây ra 5-9% lượng điện sử dụng toàn cầu và khoảng 3% lượng phát thải khí nhà kính. Việc thiếu một khuôn khổ thống nhất để đo lường tác động môi trường của quá trình số hóa, bao gồm các hiệu ứng phục hồi có thể xảy ra, dẫn đến những khác biệt rõ rệt trong các ước tính này. 2.2. Khung lý thuyết 2.2.1. Công nghệ số Bước nhảy số, hay bước nhảy vọt trong kỹ thuật số, thường gắn với việc sử dụng công nghệ số của doanh nghiệp logistics nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong phương thức quản lý nhằm tạo ra các quy trình sản xuất mới, nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới (Saari và Santti, 2018). Nghiên cứu về bước nhảy số thường gắn liền với nghiên cứu hoạt động số hóa và dữ liệu hóa (Peraza- Sanginés, C.& Jarquín-Ramírez, J, 2023). Số hóa là việc kết hợp các thiết bị công nghệ số trong quy trình hoạt động cũng như sản xuất của doanh nghiệp và việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp sử dụng công nghệ để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Dữ liệu hóa là xu hướng kỹ thuật biến đổi các tiến trình, chất lượng thành dạng mà máy móc thiết bị có thể đọc được bằng công nghệ kỹ thuật số, quá trình thu thập dữ liệu và báo cáo tự phát được thay thế bằng việc sử dụng phân tích các mô hình nhằm tối ưu hóa các quy trình và tuyến đường logistics, giảm chi phí, sai sót khi sử dụng lao động thủ công; hợp lý hóa các chức năng sản xuất và đảm bảo tính minh mạch cho toàn bộ chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp logistics có thể hiện thực hóa sự kết hợp đổi mới thông qua bước nhảy vọt về công nghệ, nhanh chóng đáp ứng với áp lực về môi trường và thúc đẩy hoạt động chuyển đổi xanh của doanh nghiệp. Giả thuyết BN: Bước nhảy số có tác động tích cực đến chuyển đổi số của các doanh nghiệp Hạ tầng số là những hệ thống hỗ trợ cơ bản được chia sẻ giữa những người dùng, (Oppo Sirkemaa, 2002), là nền tảng cơ bản, dùng chung cho tất cả các ứng dụng kinh doanh. Nó cũng bao gồm hệ thống phần cứng và phần mềm liên quan đến chuyển đổi số trong cấu trúc của doanh nghiệp (Long Li, et al, 2023). Được gắn chặt với công nghệ số, hạ tầng số là một hệ thống kỹ thuật gắn kết xã hội, bao gồm công nghệ và yếu tố con người, mạng lưới, các hệ thống và quá trình xử lý tạo ra các vòng phản hồi có khả năng tự củng cố (Susan & Acs, 2017). Trong doanh nghiệp, hạ tầng số là một lợi thế cạnh tranh, (Peter Weill, et. al, 2002), việc quyết định đầu tư vào hạ tầng số liên quan đến việc đánh đổi những lợi ích hiện tại cho tương lai. Hạ tầng số cũng được coi là cầu nối trong hệ thống doanh nghiệp số (Susan & Acs, 2017). Đối với doanh nghiệp logistics, cơ sở hạ tầng ảnh hưởng hầu hết đến các khía cạnh phát triển của ngành (Zhanarys Raimbekov và cộng sự, 2016) và là yếu tố tối ưu hóa sự phát triển của thị trường dịch vụ và mạng lưới trong khu vực. Hạ tầng số cũng bù đắp chi phí gia tăng do hoạt động mua các nguồn nguyên liệu đầu vào thân thiện với môi trường và thúc đẩy họa động chuyển đổi xanh của doanh nghiệp (Aanestad and Jensen, 2011). 118
  8. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Giả thuyết HT: Cơ sở hạ tầng có tác động tích cực đến chuyển đổi số của các doanh nghiệp 2.2.2. Môi trường số Ngoài yếu tố công nghệ số, môi trường số cũng là yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy hoạt động chuyển đổi vì áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp cùng lĩnh vực cũng như nhu cầu thay đổi cách nhanh chóng của khách hàng. Những yếu tố cấu thành nên môi trường số hiện đại gồm môi trường kỹ thuật, bối cảnh thị trường và thể chế chính sách pháp luật (Shujaa Alotaibi, 2021). Qúa trình sản xuất phụ thuộc vào môi trường kỹ thuật (Long Li và cộng sự, 2023), chính vì vậy, việc đảm bảo môi trường kỹ thuật hiểu quả thúc đẩy doanh nghiệp tiến tới phát triển theo xu hướng chuyển đổi xanh. Ngoài ra, chuyển đổi số của doanh nghiệp dịch vụ logistics cũng bị ảnh hưởng bởi bối cảnh thị trường (Wrong và cộng sự, 2020), bao gồm việc đáp ứng những yêu cầu về chất lượng về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực. Khi bối cảnh thị trường trở nên ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp dịch vụ logistics buộc phải tạo ra những lợi thế của tổ chức thông qua việc tiến hành chuyển đổi số hướng tới chuển đổi xanh. Giả thuyết KT: Môi trường kỹ thuật tác động tích cực đến chuyển đổi số của các doanh nghiệp Giả thuyết KX: Bối cảnh thị trường tác động tích cực đến chuyển đổi số của các doanh nghiệp Hoạt động chuyển đổi số thường có tính phức tạp cao và không nhất quán, chính vì vậy, thể chế chính sách pháp luật là điều kiện cần để giúp doanh nghiệp dịch vụ logistics định hướng phát triển theo hướng bền vững. Chính sách tác động lên chuyển đổi số thường theo ba hướng: chính sách đối với nguồn cung, chính sách đối với phía cầu và chính sách với môi trường (Wei Yang và cộng sự, 2021). Chính sách với nguồn cung bao gồm những khuyến khích thúc đẩy hoạt động chuyển đổi bằng việc tăng cường cung cấp thiết bị công nghệ, vốn, thông tin và những yếu tố cần thiết khác cho doanh nghiệp. Những nguồn nguyên liệu đầu vào khác nhau tác động đến chi phí chuyển đổi của doanh nghiệp, do đó, mục đích của chính sách đối với nguồn cung là giảm chi phí chuyển đổi số của doanh nghiệp. Chính sách với phía cầu chủ yếu thúc đẩy nhu cầu của thị trường thông qua kích thích hoạt động mua sắm, hoặc điều chỉnh các tiêu chí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp. Cuối cùng là chính sách về môi trường. Các yếu tố về môi trường có tác động trực tiếp và gián tiếp đối với hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi chính phủ ban hành luật và các quy định khắt khe về vấn đề môi trường, điều này tạo áp lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành logistics buộc phải phát triển theo hướng chuyển đổi số, xanh hóa quy trình (Babalola và Harinarain, 2021). Giả thuyết CP: Thể chế chính sách pháp luật có tác động tích cực đến chuyển đổi số của các doanh nghiệp 119
  9. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Thống kê mô tả Bảng 1: Thống kê mô tả các yếu tố liên quan đến đối tượng tham gia khảo sát Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm tác giả Về kinh nghiệm của người tham gia khảo sát, trong 157 mẫu thu được, người tham gia có khoảng thời gian kinh nghiệm từ 1-3 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất, với tỷ lệ 47.4%; tiếp theo tỷ lệ lần lượt là 3-5 năm (26.9%), mới tốt nghiệp (15.4%) và cuối cùng trên 5 năm (10.3%) Về loại hình doanh nghiệp, trong 157 mẫu khảo sát thu được hình thức công ty cổ phần và công ty TNHH chiếm tỷ lệ lớn nhất với tỷ lệ lần lượt là 26.3% và 21.2%; tỷ lệ của các hình thức còn lại lần lượt từ cao đến thấp là Công ty 100% vốn nước ngoài (16%), Doanh nghiệp tư nhân (15.4%), Công ty vốn nhà nước < 50% (10.9%), cuối cùng với tỷ lệ thấp nhất là Công ty vốn nhà nước > 50% (5.1%) và Công ty liên doanh với nước ngoài (5.1%) Về quy mô doanh nghiệp, trong 157 mẫu khảo sát thu được, dải quy mô doanh nghiệp 120
  10. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 phổ biến nhất dao động từ 50 đến 249 nhân viên với 36.5%; đối tượng doanh nghiệp có quy mô từ 250 đến 499 nhân viên cũng chiếm tỷ lệ cao với 31.4%; chiếm tỷ lệ thấp còn lại lần lượt là quy mô Lớn: Trên 500 nhân viên (19.8%) và Nhỏ: Dưới 50 nhân viên (12.1%) Về loại hình Logistics mà doanh nghiệp đang cung cấp, trong 157 mẫu khảo sát thu được, loại hình Vận tải hàng hóa đường bộ chiếm tỷ lệ cao nhất với 33.3%, kế đến là Vận tải hàng hóa đường thủy với 18.6%, tỷ lệ các loại hình còn lại lần lượt từ cao đến thấp là Dịch vụ cảng biển (10.2%), Vận tải hàng hóa đường hàng không (9.6%), Chuyển phát (9.6%), Kho tải trung tâm Logistics và Dịch vụ cảng hàng không (6.4%), Vận tải hàng hóa đường sắt chiếm tỷ lệ thấp nhất trong mẫu với 5.8%. Về thời gian hoạt động, trong 157 mẫu khảo sát thu được, các doanh nghiệp hoạt động từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 50.1%, kế đến là 11-15 năm với 32.1%, 2 đối tượng có tỷ lệ thấp nhất lần lượt là Trên 15 năm với 10.3% và Dưới 5 năm với 7.6%. Về việc thực hiện chuyển đổi số, trong 157 mẫu khảo sát thu được, có 114 doanh nghiệp đã tham gia vào chuyển đổi số với 73.1% và 42 doanh nghiệp chưa tham gia vào chuyển đổi số, chiếm tỷ lệ 26.9%. Về việc thực hiện chuyển đổi xanh, trong 157 mẫu khảo sát thu được, có 74 doanh nghiệp đã tham gia vào chuyển đổi xanh với 47.4% và 82 doanh nghiệp chưa tham gia vào chuyển đổi xanh, chiếm tỷ lệ 52.6%. Điều này gần tương đồng với kết quả nghiên cứu của Tập đoàn dữ liệu Quốc tế (IDC) khi hơn 50% doanh nghiệp có nỗ lực chuyển đổi số nhưng vẫn còn rời rạc, còn lại là các doanh nghiệp vẫn phản ứng thụ động với những thay đổi của thị trường và hầu như không có bất kỳ nỗ lực nào cho chuyển đổi số. 3.2. Kết quả và thảo luận 3.2.1. Đánh giá mô hình đo lường Bảng 2: Kết quả độ tin cậy và giá trị hội tụ của các thang đo Bảng 3: Hệ số tải ngoài Outer Loadings Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm tác giả a, Đánh giá độ tin cậy bằng hệ số tải ngoài Outer Loadings Hair và cộng sự (2016), Nguyễn và Vũ (2020), cho rằng hệ số tải ngoài Outer loadings cần lớn hơn hoặc bằng 0.708 biến quan sát đó là chất lượng. Ngưỡng 0.7 là ngưỡng được dùng phổ biến nhất ở đại đa số các trường hợp. Một biến quan sát có outer loading dưới 0.7 nên được loại bỏ và phân tích lại mô hình. 121
  11. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Dựa trên kết quả kiểm định từ bảng 3 được tác giả tính toán, cho thấy biến quan sát BN2 của thang đo Bước nhảy số (BN) và biến quan sát CD1 của thang đo Chuyển đổi số (CD) có hệ số tải ngoài outer loadings lần lượt bằng 0.488 và 0.673, đều nhỏ hơn 0.7. Vì vậy chúng tôi sẽ loại bỏ 2 biến trên và thực hiện phân tích lại mô hình. Sau khi loại bỏ 2 biến quan sát BN2 và CD1 và chạy lại mô hình chúng tôi nhận được kết quả như Qua bảng 2 có thể thấy, các biến quan sát còn lại đều đạt độ nhất quán nội tại thỏa mãn (các hệ số tải ngoài lớn hơn 0.7) vì vậy sẽ được chấp nhận sử dụng trong mô hình. b, Đánh giá độ tin cậy thang đo Theo Nunnally (1978), DeVellis, 2012…, một thang đo tốt nên có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên. Hair và cộng sự (2009) cũng cho rằng, một thang đo đảm bảo tính đơn hướng và đạt độ tin cậy nên đạt ngưỡng Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên. Dựa trên kết quả kiểm định của chúng tôi cho thấy, tất cả các biến đều có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên. Vì vậy các thang đo của chúng tôi đều có ý nghĩa, phù hợp và có thể sử dụng trong mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, độ tin cậy tổng hợp Composite Reliability (CR) được nhiều nhà nghiên cứu ưu tiên lựa chọn hơn Cronbach's Alpha bởi Cronbach's Alpha đánh giá thấp độ tin cậy hơn so với CR. Dựa trên kết quả kiểm định của chúng tôi cho thấy, tất cả các biến đều có độ tin cậy tổng hợp Composite Reliability (CR) từ 0.7 trở lên. Vì vậy các thang đo của chúng tôi đều có ý nghĩa, phù hợp và có thể sử dụng trong mô hình nghiên cứu. Để đánh giá tính hội tụ, chúng tôi cũng dựa vào chỉ số phương sai trung bình được trích AVE (Average Variance Extracted). Dựa trên kết quả của chúng tôi, tất cả các biến đều có độ hội tụ Average Variance Extracted AVE từ 0.5 trở lên. Vì vậy các thang đo của chúng tôi đều có thể đảm bảo tính hội tụ và có thể sử dụng thang đo cho các phân tích định lượng phía sau. c, Đánh giá tính phân biệt của thang đo Khi đánh giá tính phân biệt, nghiên cứu này sử dụng chỉ số HTMT với tiêu chuẩn của các cặp cấu trúc để đạt được giá trị phân biệt là 0.85 (
  12. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 3.2.2. Đánh giá mô hình cấu trúc Theo như phần phân tích mô hình đo lường chúng tôi đã loại đi các biến quan sát không đạt điều kiện. Sau đây chúng tôi sẽ vẽ lại mô hình bỏ đi các biến quan sát BN2, CD1 và thực hiện phân tích bootstrap để đánh giá mô hình cấu trúc. Mô hình nghiên cứu sau khi loại bỏ 2 biến quan sát BN2 và CD1 Bảng 5: Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM Bảng 6: Kết quả các giá trị VIF, R-square, f-square, Q-square Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm tác giả a, Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến Inner VIF Values được sử dụng để đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến tiềm ẩn. Đây là mục quan trọng nhất để đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến tiềm ẩn độc lập. Theo như kết quả chúng tôi tính toán được, hệ số VIF của các biến phụ thuộc đều nhỏ hơn 3. Vì vậy mô hình của chúng tôi không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến phụ thuộc. Outer VIF Values được sử dụng để đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến quan sát. Đa số các biến quan sát của chúng tôi đều có kết quả khả quan, hệ số VIF < 3. Tuy nhiên, chỉ có biến quan sát KX4 có hệ số VIF = 3.399 (3 ≤ VIF ≤ 5) nên biến này có thể gặp hiện tượng đa cộng tuyến. Về tổng thể mô hình của chúng tôi không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến quan sát. b, Đánh giá mức độ giải thích của biến độc lập cho biến phụ thuộc Mô hình của chúng tôi có 2 biến nhận tác động từ biến khác vào nó là CD và CT. CD nhận tác động từ 5 biến khác là BN, CP, HT, KT và KX. Trong khi đó, CT chỉ nhận tác động từ 1 biến là CD. Chúng tôi nhận xét như sau: - R bình phương hiệu chỉnh của CD bằng 0.6, như vậy các biến độc lập tác động vào nó gồm BN, CP, HT, KT và KX đã giải thích được 60% sự biến thiên (phương sai) của biến CD. Từ đó cho thấy, các biến độc lập Bước nhảy số (BN), Thể chế chính sách - pháp luật (CP), Bối cảnh thị trường (KX), Hạ tầng số (HT) và Môi trường kỹ thuật (KT) giải thích được 60% sự thay đổi về ý định chuyển đổi số của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics, còn lại 40% chưa giải thích được là do các yếu tố khác chưa đưa vào mô hình. - R bình phương hiệu chỉnh của CT bằng 0.527, như vậy biến độc lập CD tác động vào nó đã giải thích được 52.7% sự biến thiên (phương sai) của biến CT. Từ đó cho thấy, biến độc lập 123
  13. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Chuyển đổi số (CD) giải thích được 52.7% sự thay đổi về ý định chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics, còn lại 47.3% chưa giải thích được là do các yếu tố khác chưa đưa vào mô hình. c, Giá trị effect size f2 (f bình phương) Với kết quả nhóm chúng tôi thu được, chúng tôi xin đưa ra một vài nhận xét như sau: ● Biến Thể chế chính sách - Pháp luật (CP) và Bối cảnh thị trường (KX) có hệ số f bình phương lần lượt là 0.037 và 0.052 (0.02 ≤ f Square < 0.15) có mức tác động nhỏ tới ý định chuyển đổi số của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics. ● Biến Bước nhảy số (BN) và Hạ tầng số (HT) có hệ số f bình phương lần lượt là 0.162 và 0.188 (0.15 ≤ f Square < 0.35) có tác động trung bình tới ý định chuyển đổi số của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics. ● Biến Môi trường kỹ thuật (KT) có hệ số f bình phương là 0.354 (f Square ≥ 0.35) có tác động lớn tới ý định chuyển đổi số của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics. ● Biến Chuyển đổi số (CD) có hệ số f bình phương là 0.446 (f Square ≥ 0.35) có tác động lớn tới ý định chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics. d, Kiểm định lại giải thuyết nghiên cứu Nghiên cứu của Chin & công sự (1996) phân tích tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, ngoài xem xét mối quan hệ cũng như có ý nghĩa hay không, công trình còn phải phân tích cường độ tác động của các mối quan hệ để làm căn cứ phân bổ nguồn lực (Nguyễn & cộng sự, 2017). Đồng thời, để có thể suy rộng kết quả nghiên cứu ra tổng thể, mô hình cần được tiến hành kiểm định lại độ tin cậy với phương pháp Bootstrap. Bảng 7: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm tác giả Kết quả cho thấy: - Đánh giá các mối quan hệ tác động: Kết quả ở trên cho thấy toàn bộ P Values của các mối tác động bằng lần lượt 0.000, 0.017, 0.008, 0.005 < 0.05, do vậy các mối tác động này đều có ý nghĩa thống kê. Có 5 biến tác động lên CD là BN, CP, HT, KT và KX. Hệ số tác động chuẩn hóa của 5 biến này lần lượt là 0.300, 0.141, 0.330, 0.167, 0.156. Như vậy, mức độ tác động của 5 biến này lên ý định Chuyển đổi số (CD) theo thứ tự từ mạnh đến yếu là Hạ tầng số (HT), Bước nhảy số (BN), Môi trường kỹ thuật (KT), Bối cảnh thị trường (KX), Thể chế chính sách - pháp luật (CP). - Trọng số gốc có ý nghĩa với trọng số trung bình của bootstrapping vì tất cả trọng số đều nằm trong khoảng tin cậy 95%. Như vậy, các ước lượng trong mô hình có thể kết luận là đáng tin cậy. 124
  14. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 - Các giá trị kiểm đinh t-value và P-value của tất cả các biến đều nằm trong khoảng có ý nghĩa thống kê. Chính vì vậy, tất cả các giả thuyết đều được chấp nhận để sử dụng trong mô hình. - Ngoài ra, tất cả các yếu tố Bước nhảy số (BN), Thể chế chính sách - pháp luật (CP), Bối cảnh thị trường (KX), Hạ tầng số (HT) và Môi trường kỹ thuật (KT) đều tác động cùng chiều đến ý định chuyển đổi số của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics. Nói cách khác các giả thuyết đều được chấp nhận. - Yếu tố Chuyển đổi số (CD) cũng có tác động cùng chiều tới ý định chuyển đổi xanh (CT) của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics. Nói cách khác, giả thuyết được chấp nhận. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đã trở thành xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp ngày nay, đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực Logistics. Sử dụng mô hình PLS- SEM và dữ liệu khảo sát của 157 đối tượng tham gia, nghiên cứu xác định có 5 yếu tố xác định cùng chiều tới ý định Chuyển đổi số của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại Việt Nam, và việc Chuyển đổi số cũng ảnh hưởng cùng chiều tới ý định chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại Việt Nam. Trong đó mức độ tác động của các biến này lên ý định Chuyển đổi số theo thứ tự từ mạnh đến yếu là Hạ tầng số, Bước nhảy số, Môi trường kỹ thuật, Môi trường Marketing, Thể chế chính sách - pháp luật và ý định Chuyển đổi số cũng có tác động lớn, trực tiếp lên ý định chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại Việt Nam. Nhận biết được mức độ của các yếu tố tác động đến mô hình là cơ sở để các doanh nghiệp có thể tham khảo nhằm áp dụng trong thời gian tới. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã tập trung một số kiến nghị dành cho các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại Việt Nam. 4.2. Kiến nghị Hướng phát triển của chuyển đổi xanh tại Việt Nam tập trung vào việc định hình chiến lược phát triển logistics xanh và triển khai các giải pháp thân thiện với môi trường. Điều này bao gồm việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách và luật pháp liên quan đến dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, và việc thực thi các cam kết quốc tế về logistics. Mục tiêu là tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi để thúc đẩy hoạt động logistics và khuyến khích sự phát triển của logistics xanh tại Việt Nam. Đặc biệt, việc thúc đẩy chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong ngành logistics được coi là yêu cầu cấp bách và là động lực để thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững của ngành logistics tại Việt Nam trong tương lai. Ngoài ra, việc tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển logistics xanh, logistics số, và logistics thương mại điện tử, sẽ giúp nâng cao năng lực, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh và tạo ra sự tự chủ trong một số chuỗi giá trị của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này trong thời gian sắp tới. Thể chế chính sách pháp luật: Về hỗ trợ của chính phủ, cần thực hiện các hành động sau: 1) Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mới để thiết lập nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của doanh nghiệp; 2) Thực hiện các chính sách ưu đãi, trợ cấp và tín dụng về thuế để khuyến khích doanh nghiệp xây dựng tích cực theo đuổi chuyển đổi số; 3) Phát triển hệ thống nhân tài để chuyển đổi kỹ thuật số doanh nghiệp và cung cấp môi trường 125
  15. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 hỗ trợ cho đổi mới kỹ thuật số. Hạ tầng số: Để đưa lĩnh vực logistics vào kỷ nguyên số, nhóm tác giả đề xuất việc phát triển Hạ tầng Điện toán Đám mây (Cloud Computing) trong doanh nghiệp, không chỉ tập trung vào việc khuyến khích sử dụng dịch vụ điện toán đám mây mà còn đề cao tích hợp các hệ thống quan trọng như Fleet Management Systems (FMS) và Transportation Management Systems (TMS). Bằng cách khuyến khích doanh nghiệp logistics tích hợp và sử dụng các dịch vụ của điện toán đám mây sẽ giúp tối ưu hóa đáng kể trong quy trình làm việc. Lưu trữ và quản lý dữ liệu trên đám mây không chỉ giúp giảm chi phí vận hành mà còn tăng cường khả năng mở rộng linh hoạt, phản ánh tính chất biến động trong ngành logistics. Môi trường kỹ thuật: Khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu và tích hợp các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và blockchain vào quản lý logistics. Việc này giúp tối ưu hóa mọi hoạt động, từ theo dõi vận chuyển đến quản lý kho, đồng thời giảm lượng rác thải thông qua quy trình hiệu quả. Nhóm tác giả đề xuất phát triển các giải pháp phần mềm thông minh chuyên sâu, giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý tiêu chuẩn môi trường. Các hệ thống này sẽ không chỉ đo lường tác động môi trường mà còn hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh dựa trên dữ liệu và thông tin chi tiết. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để làm cho hoạt động logistics trở nên hiệu quả hơn và đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Chuyển đổi số: Đầu tư vào đào tạo và phát triển kỹ năng số cho nhân sự, giúp họ hiểu rõ hơn về ưu điểm và cách tích hợp các công nghệ số trong quá trình vận hành là nhiệm vụ tất yếu hiện nay của doanh nghiệp logistics do hầu hết các doanh nghiệp hoạt động logistics tại Việt Nam hiện nay thường chỉ giới hạn việc áp dụng các công cụ công nghệ thông tin cơ bản như điện thoại, tin nhắn SMS, thư điện tử, fax, website, mạng LAN và WAN. Mặc dù nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành logistics, nhưng do tỷ suất đầu tư lớn, việc triển khai các hệ thống quản lý giao nhận (FMS), quản lý vận tải (TMS), quản lý kho hàng (WMS), quản lý nguồn lực (ERP)... thường gặp khó khăn và kết quả thường không đạt được như mong đợi do thiếu sự hệ thống. Vì vậy, những doanh nghiệp này cần tạo ra các hệ thống quản lý thông tin hiệu quả, từ việc theo dõi hàng hóa đến quản lý kho, để giảm thất thoát và tối ưu hóa các quy trình. Chuyển đổi xanh: Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguồn năng lượng tái tạo trong các hoạt động logistics và xây dựng các giải pháp để giảm tiêu thụ năng lượng không cần thiết. Cùng với đó, doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống tái chế và xử lý rác thải, đặc biệt là trong quá trình đóng gói và vận chuyển, để giảm tác động độc hại đến môi trường. 4.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo Mặc dù có nhiều cố gắng, nỗ lực trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên do kiến thức và khả năng nghiên cứu còn nhiều giới hạn nên nhóm nhận thấy đề tài còn một số hạn chế. Việc nghiên cứu chỉ thực hiện được thực hiện trên 157 doanh nghiệp nên chưa đánh giá được chính xác được hoàn toàn xu hướng chuyển đổi số cũng như chuyển đổi xanh của toàn bộ các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại Việt Nam. Ngoài ra, số liệu thu thập được còn nhiều hạn chế do khả năng khai thác thông tin hay có nhiều nguồn tài liệu khác nhau cũng ảnh hưởng tới kết quả của nghiên cứu. Những nghiên cứu tiếp theo cần tiếp tục tìm tòi, khám phá và phát triển những nhân tố, 126
  16. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 thang đo lường phù hợp hơn nữa cho vấn đề nghiên cứu này để có những chính sách cụ thể và bao quát hơn. 127
  17. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO I, Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Bộ Công thương. (2023). Báo cáo Logistics Việt Nam 2023. 2. Dũng, V. A. (n.d). Cơ sở hạ tầng logistics với việc thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp. Trường Đại học Việt-Nhật-Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF, 2016). Nghiên cứu thực trạng logistics xanh và chuyển đổi số trong các doanh nghiệp logistics Việt Nam. 4. Đan, T. (2023). Những công nghệ được dùng phổ biến trong ngành logistics. VnExpress. 5. FSI. (n.d). Thực trạng xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam. 6. Hành, N. Đ. (2022). Chuyển đổi số của các doanh nghiệp Logistics - Thực trạng và giải pháp. Vietnam Logistics Review. 7. Nhàn, A. T. T (2022). Thực trạng và giải pháp chuyển đổi số ngành logistics Việt Nam. Tạp chí Công thương. 8. Ngô Đức Hành (2022). Chuyển đổi số của các doanh nghiệp Logistics - Thực trạng và giải pháp. 9. Quyết, P. Đ. (2023). Nghiên cứu thực trạng logistics xanh và chuyển đổi số trong các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại. 10. Thu, H. (2020). Chuyển đổi số trong ngành logistics: Cơ hội chuyển mình với ‘siêu cảng’ đầu tiên. Vietnam Finance. II. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. Armstrong & Associates. Who’s Who in Logistics 3PL Guide Expands Coverage of Privately Held 3PLs. 2. Aanestad, M., & Jensen, T, B. (2011). Building nation-wide information infrastructures in healthcare through modular implementation strategies. J. Strat. Inf. Syst. 20, 161–176. 3. Babalola, A., & Harinarain, N. (2021). Policy barriers to sustainable construction practice in the Nigerian construction industry: an exploratory factor analysis. J. Eng. Des. Technol. 4. Báo cáo của Cisco & IDC (2023). Thực trạng và xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam. 5. Cecilia, P, S., & Mauro, J, R. (2023). Digital Leap in the New Mexican School since the Pandemic Lockdown: Challenges for Governance and Pedagogical Processes. Education Policy Analysis Archives, Volume 31 Number 136, ISSN 1068-2341. 6. Chin, W. W. (1998). The partial least squares approach for structural equation modeling. Modern methods for business research, pp. 295–336. 7. Giuliano, N., & Roberto, V. (2002). Managing “green” product innovation in small firms. R&D Management, Volume 29, Issue 1, p.3-15. 128
  18. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 8. Guanqiao Zhang và cộng sự (2023). Study on the Influencing Factors of Digital Transformation of Construction Enterprises from the Perspective of Dual Effects—A Hybrid Approach Based on PLS-SEM and fsQCA. 9. Michael, H., & Christian, M. R. (2010). Local strategic networks in the software industry: An empirical analysis of the value continuum. International Journal of Knowledge Management Studies. 10. Long, L., Ziwei, Y., Fengzhen, J., Shengxi, Z., & Jian, Z. (2023). Exploring the mechanism of digital transformation empowering green innovation in construction enterprises. Elsevier Ltd. 11. Natalia và cộng sự (2023). Approaches to financing green innovations in the formation of territorial logistic infrastructure. 12. Noorliza, K., & Muhammad, H, A, H, A. (2013). Green Innovations in Logistics Industry: Sustainability and Competitive Advantage. Entrepreneurship Vision 2020: Innovation, Development Sustainability, and Economic Growth (pp.456-462). 13. Peter, W., Mani, S., & Marianne, B. (2002). IT infrastructure for Strategic Agility. MIT Sloan School of Management Working Paper No. 4235-02. 14. Saari, A., & Säntti, J. (2018). The rhetoric of the ‘digital leap’ in Finnish educational policy documents. Eur. Educ. Res. J. 17, 442–457. 15. Salim, K, T., Hossein, S, T., & Zahra, S, P. (2020). Green Innovation: A systematic literature review. Journal of Cleaner Production, Volume 279. 16. Santander X. (2021). Green transition: the road to sustainability. 17. Shujaa Alotaibi, R. (2021). The adoption of digital transformation in the ministry of education in Saudi arabia. Int. Trans. J. Eng. 12, 1–12. 18. Schwertner, K. (2017). Digital transformation of business. Trakia Journal of Sciences, Vol. 15, Suppl, 1, pp 388-393. 19. Wei Zhang và cộng sự (2020). What influences the effectiveness of green logistics policies? A grounded theory analysis. 20. Zhanarys, R., & Cộng sự. (2016). Evaluating the impact of logistics infrastructure on the functioning and development of regional economy. Economic Annals (2016), 160(7-8), 100-10 129
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2