intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố tác động đến ý định mua căn hộ xanh của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Các yếu tố tác động đến ý định mua căn hộ xanh của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh" nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua căn hộ xanh tại TP.HCM. Thông qua các yếu tố đã được xác định từ mô hình hồi quy, từ đó đưa ra các gợi ý nhằm giúp các doanh nghiệp cải tiến các yếu tố tác động đến ý định mua căn hộ xanh một cách có hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố tác động đến ý định mua căn hộ xanh của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA CĂN HỘ XANH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Thanh Loan*, Bùi Hữu Quân, Hồ Thị Bích Tuyền Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. * Tác giả liên hệ: ptt.loan@hutech.edu.vn. TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu này xác định và đo lường các yếu tố tác động đến ý định sử dụng căn hộ xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng thông qua tổng hợp cơ sở lý thuyết từ các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước kết hợp phương pháp định lượng tiến hành kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Với số liệu khảo sát thu thập từ 322 khách hàng trên địa bàn TP.HCM kết quả phân tích cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua căn hộ xanh của khách hàng tại TP.HCM bao gồm: Tính trải nghiệm, Nhận thức về sức khỏe, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức môi trường, Nhận thức cá nhân và Tiếp thị xanh. Trong đó yếu tố Tính trải nghiệm có tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng căn hộ xanh tại TP.HCM. Qua đó, nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp doanh nghiệp tại TP.HCM nâng cao ý định sử dụng căn hộ xanh của khách hàng. Từ khóa: Ý định mua, căn hộ xanh, phát triển bền vững. 1. GIỚI THIỆU Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có mức GRDP bình quân đầu người đứng thứ 3 cả nước. Với mục tiêu đến hết năm 2023 đạt GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD (Phạm Thanh Hữu, Trần Thanh Rin, 2023). Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và quá trình đô thị hóa, nhu cầu về nhà ở tại TP.HCM ngày càng tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của dịch Covid 19 mà yếu tố sức khỏe bắt đầu được khách hàng chú trọng trong các thiết kế ý tưởng dự án và căn hộ với nhiều không gian xanh, thoáng, với công nghệ hiện đại và nhiều phương tiện tiện ích giúp nâng cao sức khỏe, tiêu chuẩn về môi trường sống. Hiện nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh giá bán sơ cấp trung bình phân hạng căn hộ siêu sang là hơn 10.000 USD/m2; hạng sang từ 4.500-10.000 USD/m2; cao cấp dao động 3.000-4.500 USD/m2; phân khúc trung cấp từ 1.500- 3.000 USD/m2 và bình dân khoảng 1.500 USD/m2 (Thu Hằng, 2023). Nhu cầu đối với những căn hộ trung cấp vẫn rất lớn, khách hàng ưa chuộng và chú trọng vào những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và có tính thanh toán linh hoạt. Việc đầu tư dài hạn là một trong những chiến lược thích hợp trong giai đoạn này. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, ý thức tiêu dùng của người dân hướng đến xanh hơn liên quan đến chất lượng cuộc sống của các cá nhân và cộng đồng ngày càng được nâng cao. Khái niệm tiêu dùng xanh đề cập đến việc sử dụng dịch vụ và sản phẩm đáp ứng các nhu cầu cơ bản và mang lại chất lượng sống tốt hơn mà không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai. Vì vậy, nhằm xác định và lựa chọn phân khúc thị trường căn hộ xanh làm mục tiêu để phát triển của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm căn hộ của mình tạo ra, các yếu tố nào sẽ tác động đến ý định mua căn hộ xanh của người tiêu dùng để từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp và định hướng cho việc phát triển bền vững. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua căn hộ xanh tại TP.HCM. Thông qua các yếu tố đã được xác định từ mô hình hồi quy, từ đó đưa ra các gợi ý nhằm giúp các doanh nghiệp cải tiến các yếu tố tác động đến ý định mua căn hộ xanh một cách có hiệu quả. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ việc khảo sát các khách hàng có ý định mua căn hộ xanh tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 6 yếu tố có tác động ảnh hưởng đến Ý định mua căn hộ xanh gồm: (1) Nhận thức về môi trường, (2) Ảnh hưởng xã hội, (3) Nhận thức cá nhân, (4) Tính trải nghiệm, (5) Nhận thức về sức khỏe, (6) Tiếp thị xanh. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Tiêu dùng xanh: 580
  2. Theo Peattie (2010): Vào năm 1970 khái niệm tiêu dùng xanh lần đầu được biết đến, từ đó đến nay khái niệm này đã được mở rộng qua nhiều nghiên cứu. Thế nhưng cho đến nay thì khái niệm này vẫn còn khá mới và có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Tóm lược lại các khái niệm đã được đề cập trong phạm vi bài nghiên cứu này thì khái niệm tiêu dùng xanh là việc lựa chọn mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi truờng, tốt hoặc không gây hại đến sức khoẻ con người và không đe doạ đến hệ sinh thái tự nhiên. Người tiêu dùng xanh: Là người dùng của các sản phẩm xanh, có ý định mạnh đối với việc tiêu thụ và sử dụng sản phẩm xanh, thường là người có phản hồi tích cực đối với tiêu dùng xanh (Kristin Linnerudand and Erling Holden, 2016). Thường là người có gia đình và có con, đặc biệt là người có thu nhập cao. Nhìn chung họ thường là người đề cao giá trị sống, là người có tri thức (Hoàng Thị Bảo Thoa, 2015). Dự án công trình xanh: Stephanie Vierra (2019) cho rằng: dự án công trình xanh phải đảm bảo và đạt yêu cầu cơ bản nhằm cải thiện hiệu quả đối với sức khỏe và môi trường đối với công trình kiến trúc. Chung quy dự án công trình xanh được áp dụng cho việc thiết kế và xây dựng cho mọi loại công trình chỉ trừ các công trình nhà ở có quy mô nhỏ (chỉ một hoặc hai gia đình hoặc công trình đa gia đình có ba tầng trở xuống) và những công trình tạm thời. Căn hộ xanh: Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về căn hộ xanh, tóm lại đó là chú ý đến các sự phân phối hài hòa giữa các loại vật liệu thân thiện môi trường khác nhau (xi măng, cốt thép tái chế hoặc tre…) với màu xanh thiên nhiên trong căn hộ. Hoặc như căn hộ với việc thiết kế có ban công rộng, thông gió tự nhiên, bóng nắng tự nhiên... giúp sử dụng năng lượng ít hơn, nhưng vẫn hiện đại và đẹp. Vì vậy, người dùng sẽ cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn (Phan Thị Lệ Thúy, 2023). Nhận thức về môi trường: Sự nhận thức về môi trường phản ánh “thái độ về hành vi của người tiêu dùng” mà theo thuyết Hành vi hoạch định (Aijen,1991) thì đó là một trong ba nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định của một cá nhân khi thực hiện hành vi cụ thể trong tương lai. Bên cạnh đó nhân tố này đã được minh chứng là mối quan hệ cùng chiều với hành vi tiêu dùng xanh trong bài nghiên cứu trước đó của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2015). Ảnh hưởng xã hội: Aijen (1991) cho rằng: áp lực xã hội phải thực hiện hoặc không thực hiện hành vi theo nhận thức của người khác. Ý định hành vi dựa trên sở thích của cá nhân và mong muốn của cá nhân để có hành động phù hợp với sở thích. Vì vậy, ý định sở hữu những căn hộ thân thiện với môi trường thường có phụ thuộc vào nhân tố ảnh hưởng xã hội. Nhận thức cá nhân: Theo Sparks và Shepherd (1992): nhận thức cá nhân được xác định dựa trên vai trò xã hội mà họ đảm nhận. Các cá nhân sẽ mua các sản phẩm phù hợp với hình ảnh về bản thân họ. Tính trải nghiệm: Theo Carbone và Haeckel (1994): Khi người dùng tiếp xúc với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và một ấn tượng được hình thành đó là tính trải nghiệm. Nói chung, dù với quan điểm nào cũng đều phản ánh việc người dùng có sự tương tác, sự tham gia vào sự việc nào đó do doanh nghiệp tạo và từ đó phản ánh trạng thái cảm xúc hài lòng và không hài lòng. Cảm xúc hài lòng sẽ tạo nên kích thích tích cực đến việc thực hiện hành vi mua sắm và ngược lại. Nhận thức về sức khỏe: Yang và cộng sự (2014): Người tiêu dùng nhận thức được sự lành mạnh trong chế độ ăn uống và lối sống của họ. Mối quan tâm về sức khoẻ dường như là lý do quan trọng nhất để mua và sử dụng sản phẩm xanh. Tiếp thị xanh: Theo Zabkar và Hosta (2013) cho rằng tiếp thị xanh hiện chỉ mang đến hiệu quả khi truyền tải thông điệp hướng tới người dùng vốn đã quan tâm đến môi trường. Do đó, cần có những truyền tải thông điệp sâu sắc và làm thế nào để thu 581
  3. hút những đối tượng tiêu dùng khác, gồm cả những người hoài nghi đối với các tuyên bố về môi trường (Mohr và cộng sự, 1998). Dựa vào cơ sở lý thuyết các nghiên cứu liên quan, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu về ý định mua căn hộ xanh như sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu được tác giả thực hiện thông qua 2 bước nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bảng hỏi với 6 biến độc lập tương ứng 33 biến quan sát. Việc khảo sát được nhóm tác giả thực hiện thông qua hình thức online (email, facebook) trên địa bàn thành phố TP.HCM. Tổng số phiếu khảo sát thu về là 324 phiếu, trong đó có 322 phiếu hợp lệ và 2 phiếu không hợp lệ. Thời gian nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2023. Thang đo Likert 5 điểm từ điểm 1 - “Hoàn toàn không đồng ý” đến điểm 5 - “Hoàn toàn đồng ý” được vận dụng để xây dựng phiếu điều tra khảo sát trong nghiên cứu định lượng. Các thang đo trong mô hình lần lượt được đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính bội để kiểm định mô hình bằng phần mềm SPSS. 2.3. MÔ TẢ MẪU Trong 322 người được khảo sát, nam giới có 172 người chiếm tỷ lệ là 53,4% và nữ giới là 150 người chiếm tỷ lệ là 46,6%. Độ tuổi từ 18-25 có 38 người chiếm tỷ lệ là 11,8%; từ 25-30 tuổi thì có 86 người chiếm tỷ lệ 26,7%; trên 35 tuổi có 70 người chiếm tỷ lệ là 21,7%. Theo thu nhập thì thu nhập dưới 5 triệu đồng có 34 người chiếm tỷ lệ 10,6%; thu nhập từ 5 - 10 triệu mỗi tháng có 18 người chiếm tỷ lệ 5,6%; thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng mồi tháng có 103 người chiếm tỷ lệ là 32.0% và thu nhập trên 15 triệu đồng mỗi tháng có 167 người chiếm tỷ lệ là 51,9% (Bảng 1). BẢNG 1. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU BIẾN SỐ SỐ LƯỢNG TẦN SUẤT Nam 172 53.4 GIỚI TÍNH Nữ 150 46.6 Từ 18-25 38 11.8 Từ 25-30 86 26.7 ĐỘ TUỔI Từ 30-35 128 39.8 Trên 35 70 21.7 582
  4. BIẾN SỐ SỐ LƯỢNG TẦN SUẤT Dưới 5.000.000 VND 34 10.6 Từ 5.000.000 - 10.000.000 VND 18 5.6 THU NHẬP Từ 10.000.000 - 15.000.000 VND 103 32.0 Trên 15.000.000 VND 167 51.9 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo cho thấy cả 6 thang đo Nhận thức môi trường, Ảnh hưởng xã hội, Tiếp thị xanh, Nhận thức về sức khỏe, Nhận thức cá nhân, Tính trải nghiệm, Ý định mua đều đạt độ tin cậy (Hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,7). Cụ thể, thang đo Nhận thức môi trường, Ảnh hưởng xã hội, Tiếp thị xanh, Nhận thức về sức khỏe, Nhận thức cá nhân, Tính trải nghiệm, Ý định mua lần lượt có hệ số Cronbach’s Alpha: 0,779, 0,824, 0,840, 0,866, 0,838, 0,824 và 0,826; hệ số tương quan biến-tổng của các biến quan sát ở mỗi thang đo đều lớn hơn 0,3; hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha. 3.2. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA BẢNG 2. HỆ SỐ KMO VÀ KIỂM ĐỊNH BARLETT CÁC THÀNH PHẦN BIẾN ĐỘC LẬP Kiểm tra KMO và Bartlett Hệ số KMO (Kaiser – Meyer - Olkin) 0,716 Giá trị Chi-Square 356.146 Mô hình kiểm tra Bartlett Bậc tự do 3 Sig. (Giá trị P – value) 0,000 BẢNG 3. MA TRẬN XOAY CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA Nhân tố Biến quan sát 1 2 3 4 5 6 NTSK3 .821 NTSK2 .801 NTSK5 .795 NTSK4 .747 NTSK1 .746 TTX3 .827 TTX1 .804 TTX4 .799 TTX2 .754 NTCN3 .810 NTCN2 .807 NTCN4 .786 NTCN1 .743 AHXH1 .833 AHXH2 .819 AHXH4 .762 583
  5. Nhân tố Biến quan sát 1 2 3 4 5 6 AHXH3 .733 NTMT4 .830 NTMT2 .781 NTMT3 .754 NTMT1 .646 TTN4 .750 TTN2 .736 TTN1 .701 TTN3 .660 Tổng phương sai 1,005 4,219 67,337 2,486 9,946 67,337 trích Eigenvalue 1,055 BẢNG 4. KẾT QUẢ MA TRẬN XOAY NHÂN TỐ BIẾN PHỤ THUỘC Component Biến quan sát 1 Y1 0,875 Y2 0,870 Y3 0,838 Eigenvalues 2,227 Cumulative 74,228 Như vậy, sau khi kiểm tra độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thì mô hình nghiên cứu vẫn giữ nguyên 6 nhân tố ban đầu tác động đến ý định mua căn hộ xanh của khách hàng tại TP.HCM. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả tiếp tục phân tích mô hình hồi quy đa biến. 3.3. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY BẢNG 5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY Hệ số chưa chuẩn Hệ số Thống kê đa cộng tuyến hóa chuẩn hóa Mô hình t Sig. Sai số Hệ số B Beta Hệ số VIF chuẩn Tolerance (Constant) -0.596 0.240 -2.485 0.013 NTSK 0.225 0.051 0.191 4.438 0.000 0.768 1.302 TTX 0.121 0.049 0.105 2.487 0.013 0.789 1.268 NTCN 0.134 0.048 0.120 2.771 0.006 0.753 1.328 AHXH 0.169 0.047 0.151 3.626 0.000 0.815 1.227 NTMT 0.162 0.047 0.141 3.424 0.001 0.840 1.190 TTN 0.381 0.057 0.366 6.670 0.000 0.470 2.130 584
  6. Hệ số chưa chuẩn Hệ số Thống kê đa cộng tuyến hóa chuẩn hóa Mô hình t Sig. Sai số Hệ số B Beta Hệ số VIF chuẩn Tolerance Biến phụ thuộc: Y Dựa vào kết quả phân tích hồi quy cho thấy mô hình có hệ số xác định R2 là 0,554 và R2 hiệu chỉnh là 0,545. Như vậy, mô hình giải thích được 54,5% tác động của các yếu tố Nhận thức môi trường, Ảnh hưởng xã hội, Tiếp thị xanh, Nhận thức về sức khỏe, Nhận thức cá nhân, Tính trải nghiệm đến ý định mua căn hộ xanh của khách hàng. Bảng 5 chỉ ra rằng giữa các biến độc lập không có hiện tượng đa cộng tuyến (VIF < 10) nên mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình. Hệ số β chuẩn hóa Nhận thức môi trường, Ảnh hưởng xã hội, Tiếp thị xanh, Nhận thức về sức khỏe, Nhận thức cá nhân, Tính trải nghiệm đều có giá trị Sig. < 0,05 nên đều có ý nghĩa thống kê. Như vậy, Ý định mua của khách hàng chịu tác động của sáu nhân tố theo thứ tự giảm dần là Tính trải nghiệm (β = 0,366), Nhận thức sức khỏe (β = 0,191), Ảnh hưởng xã hội (β = 0,151), Nhận thức môi trường (β= 0,141), Nhận thức cá nhân (β= 0,120), Tiếp thị xanh (β= 0,105). 4. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả nhận thấy ý định mua căn hộ xanh trên địa bàn TP.HCM bị tác động bởi nhiều yếu tố. Dựa vào hệ số Beta trong kết quả nghiên cứu và các chỉ số liên quan khác nhóm tác giả đã đưa ra một số kiến nghị như sau: Đầu tiên đó là về “Tính trải nghiệm”, hiện nay việc được trải nghiệm thực tế, dùng thử sản phẩm đang được khách hàng đánh giá rất cao. Nhóm tác giả đề xuất các Doanh nghiệp nên có các gói trải nghiệm ngắn hạn hoặc chương trình lưu trú thử nghiệm từ 15-30 ngày với giá bằng 70% giá cả trên thị trường nhằm kích thích mong muốn trải nghiệm cho khách hàng. Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp nên tổ chức các chương trình chạy bộ hoặc đi bộ với chủ đề vì cộng đồng nhưng thiết kế cung đường đi xung quanh các công trình căn hộ xanh. Các đối tượng tham dự với tâm thế tự nguyện vì cộng đồng thông qua đó sẽ truyền tải thêm tính trải nghiệm khi đi xung quanh các căn hộ xanh từ đó nâng cao ý định lựa chọn sử dụng căn hộ xanh trong tương lai của khách hàng. Thứ hai về “Nhận thức về sức khỏe”, có thể nói sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi người. Hiện nay, khi nền kinh tế phát triển mãnh liệt thì con người dần có ý thức quan tâm về sức khỏe nhiều hơn. Nhà là nơi ở và cũng chính là nơi để mỗi người “chữa lành” sau một ngày dài làm việc vất vả vì thế một căn hộ xanh sẽ đáp ứng được hai yêu cầu thiết yếu của mỗi người. Nhóm tác giả đề xuất các Doanh nghiệp nên tập trung mạnh vào nhận thức về sức khỏe của khách hàng và gia đình bằng cách đưa ra những lợi ích khi sử dụng căn hộ xanh trong thời gian dài, tổ chức các hoạt động thể thao vì sức khỏe cho dân cư và mở rộng cho các đối tượng khác với chủ đề liên quan đến cuộc sống xanh như: “căn hộ xanh, đồng hành cùng gia đình bạn”, “marathon xanh”,…Cùng với đó, các Doanh nghiệp nên đầu tư nhiều hơn các cho các phương tiện về y tế, chăm sóc sức khỏe cho cư dân khi mua căn hộ xanh. Thứ ba về “Ảnh hưởng xã hội”, ý định lựa chọn sử dụng căn hộ xanh của khách hàng thường bị tác động khá nhiều bởi môi trường xung quanh như gia đình, bạn bè, các thông tin, phương tiện truyền thông đại chúng…Từ đây, các Doanh nghiệp nên tác động vào ý định lựa chọn sử dụng căn hộ xanh của khách hàng thông qua tuyên truyền. Các dự án tuyên truyền, các chiến dịch quảng cáo sẽ tận dụng sức mạnh ảnh hưởng xã hội giúp nâng cao quan tâm, nhận thức của khách hàng cũng như gia tăng ý định đến lựa chọn sử dụng căn hộ xanh. Đặc biệt là đẩy mạnh truyền thông về các hoạt động chủ đề về sức khỏe để tăng tính trải nghiệm và nhận thức về sức khỏe đến nhiều đối tượng. Thứ tư về “Nhận thức môi trường”, việc nâng cao sự quan tâm môi trường của khách hàng đóng vai trò rất quan trọng, tuy nhiên quá trình này cần nhiều thời gian và nỗ lực lâu dài từ nhiều phía. Môi trường sống là một trong những yếu tố tác động đến sức khỏe của con người, vì vậy các Doanh nghiệp nên tuyên truyền về môi trường song song với đó là môi trường có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tổ chức các chương trình về mức độ quan trọng của môi trường đến đời sống của con người nhằm gia tăng thiện chí của khách hàng đối với sản phẩm căn hộ xanh. Thứ năm về “Nhận thức cá nhân”, các Doanh nghiệp cần chú trọng đến các hoạt động phân phối, giúp căn hộ xanh luôn gần gũi, xuất hiện thường xuyên và tăng tính hiện diện sản phẩm với khách hàng. Đi cùng với tuyên truyền, giáo 585
  7. dục là các minh chứng rõ ràng từ nghiên cứu khoa học, đảm bảo được rằng lựa chọn sử dụng căn hộ xanh mang lại hiệu quả vô cùng lớn cho chính người sử dụng và môi trường xung quanh. Thứ sáu về “Tiếp thị xanh”, với tốc độ phát triển Internet như hiện nay thì các trang mạng xã hội, social media… “như cá gặp nước” phát triển với tốc độ chóng mặt và đại đa số người dân hiện nay đều sử dụng thiết bị di động thông minh và internet để phục vụ các nhu cầu cá nhân. Từ đó, các Doanh nghiệp nên bắt kịp các xu hướng để chạy quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm xanh được lồng ghép, kết hợp, ăn theo các “trend” mới bởi vì tính chất của các “trend” mới này nhận được rất nhiều sự quan tâm từ đại đa số đối tượng từ 18 đến 35 tuổi đây là nhóm đối tượng có nhu cầu về căn hộ xanh cao trong xã hội. Cùng với đó các Doanh nghiệp cũng nên có những chiến lược sử dụng các đại sứ có tầm ảnh hưởng để dẫn dắt, điều hướng hành vi ý định mua căn hộ xanh của khách hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ajzen, I., 1991. The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Process, 50, 179– 211 2. Carbone, L.P. & Haeckel, S.H. 1994, Engineering Customer Experiences, Marketing Management, vol. 3, no. 3, pp. 8-19 3. Hoàng Thị Bảo Thoa, 2015. Xu hướng tiêu dùng xanh trên thế giới và Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh. 32(1) 2016, 66-72. 4. Kristin Linnerudand and Erling Holden (2016), International Institute for Sustainable Development: A global guide, Five criteria for global sustainable development, pp. 300-314 5. Nguyễn Thị Lan Anh (2015), Nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 11 (1) 2016, 127-138 6. Peattie (2010), Green Consumption: Behavior and Norms. Annual Review of Environment and Resources, No. 35, pp. 195 – 228. 7. Phạm Thanh Hữu, Trần Thanh Rin (2023), Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người ở TPHCM là khoảng 14.500 USD, https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/49458/den- nam-2030-grdp-binh-quan-dau-nguoi-o-tphcm-la-khoang-14-500-usd 8. Phan Thị Lệ Thúy (2023), Tiêu dùng xanh tại Việt Nam hiện nay: Thực trạng và phải pháp, Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 7 tháng 3 năm 2023 9. Sparks, P., & Shepherd, R. (1992). Self-identity and the theory of planned behavior: Assessing the role of identification with "green consumerism." Social Psychology Quarterly, 55(4), 388–399 https://doi.org/10.2307/2786955 10. Stephanie, V. (2019). Green Building Standards and Certification Systems I WBDG - Whole Building Design Guide. Retrieved 14 March 2022, from https://www.wbdg.org/resources/green-buildingstandards-and-certification- systems#desc 11. Thu Hằng (2023), Dự đoán về tình hình thị trường căn hộ tại TP.HCM trong năm 2023, https://www.vietnamplus.vn/du-doan-ve-tinh-hinh-thi-truong-can-ho-tai-tphcm-trong-nam-2023-post839143.vnp 12. Yang et al., (2014), .Added sugar intake and cardiovascular diseases mortality among US adults, JAMA Intern. Med., 174 (4) (2014), pp. 516-524 13. Zabkar, V. và Hosta, M. , 2013 . Willingness to act and environmentally conscious consumer behaviour: can Prosocial status perceptions help overcome the gap? International Journal of Consumer Studies, Vol. 37, pp. 257-264. https://doi.org/10.1111/J.1745-6606.1998.TB00399.X 586
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2