Các yếu tố tác động . . .<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT TỔ CHỨC CỦA<br />
NHÂN VIÊN KHỐI HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG<br />
Hà Kiên Tân*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra các yếu tố tác động đến sự gắn kết tổ chức của<br />
nhân viên khối hành chính ở tỉnh Bình Dương. Dựa vào dữ liệu được thu thập từ 304 quan sát nhân<br />
viên khối văn phòng ở Bình Dương, dữ liệu được xử lý bằng công cụ SPSS: thống kê mô tả, kiểm<br />
tra thang đo cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên<br />
cứu chỉ ra có 5 nhân tố tác động đến sự gắn kết tổ cức của nhân viên: thu nhập và phúc lợi, cơ hội<br />
đào tạo và thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp, sự quan tâm của cấp trên, môi trường và điều<br />
kiện làm việc, đặc điểm công việc. Đồng thời, nghiên cứu sẽ cung cấp nền tảng cho các nghiên cứu<br />
tiếp theo<br />
Từ khóa: sự gắn kết tổ chức, nhân viên khối văn phòng<br />
<br />
THE FACTORS IMPACTING ON ORGANISATIONAL COMMITMENT OF<br />
THE OFFICE WORKERS IN BINH DUONG PROVINCE<br />
ABSTRACT<br />
This research is aimed to test the factors impacting on organisational commitment of the<br />
office workers in Binh Duong Province. The study is based on primary data collection gathered<br />
from 304 office workers in Binh Dương Province, and then processed with statitical tools in SPSS:<br />
descriptive statistics, internal reliability with Cronbach’s Alpha, exploratory factor analysis,<br />
regression analysis. The results have identified five factors that affect general organisational<br />
commitment including: income and welfare, training and advancement, attention of leaders,<br />
environment and working conditions, job characteristics. The study also provides the basic steps<br />
for further studies in this field.<br />
Keywords: the impacting on organisational, office workers<br />
* ThS. GV. Khoa Qoản trị, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương<br />
<br />
71<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
Với những thực tế nêu trên, các nhà quản<br />
lý cần có những bằng chứng nghiên cứu thực<br />
nghiệm để hiểu biết và nắm được các yếu tố<br />
ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối<br />
với tổ chức mình, có như vậy nhà quản trị mới<br />
có cơ sở ra quyết định.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Thời gian và đối tượng khảo sát<br />
Nghiên cứu được thực hiện từ đầu tháng<br />
10/2014 đến cuối tháng 5/2015 với đối tượng<br />
nhân viên nhân viên khối cơ quan hành chính,<br />
sự nghiệp đang làm việc tại Trung tâm hành<br />
chính tập trung tỉnh Bình Dương.<br />
2.2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự<br />
gắn kết của nhân viên khối cơ quan hành<br />
chính, sự nghiệp cấp tỉnh tại tỉnh Bình Dương<br />
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các<br />
nhân tố đến sự gắn kết của nhân viên khối cơ<br />
quan hành chính, sự nghiệp cấp tỉnh tại tỉnh<br />
Bình Dương.<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu<br />
Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được<br />
thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các<br />
nhân viên khối văn phòng ở Bình Dương; cụ<br />
thể là nhân viên khối cơ quan hành chính, sự<br />
nghiệp tại trung tâm hành chính tập trung của<br />
Tỉnh Bình Dương với mẫu khảo sát là 304<br />
quan sát<br />
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu<br />
Đánh giá độ tin cậy của thang đo: sử dụng<br />
hệ số cronbach’s alpha để kiểm tra độ tin cậy<br />
của các tham số ước lượng trong tập dữ liệu<br />
theo từng nhóm yếu tố trong mô hình. Những<br />
biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại ra<br />
khỏi tập dữ liệu, phân tích nhân tố, trong đó<br />
kiểm định KMO và Bartlett dùng để kiểm tra<br />
mối quan hệ tương quan giữa các biến trong<br />
từng thang đo. Phân tích nhân tố (EFA) giúp<br />
gom các biến quan sát thành những nhóm<br />
trong đó các biến có quan hệ chặt chẽ với<br />
nhau. Phân tích hồi qui tuyến tính để xác định<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bất cứ loại hình tổ chức nào, muốn đạt<br />
được thành công trong hoạt động của mình<br />
đều phải chú trọng đến vai trò quan trọng của<br />
yếu tố con người. Các nhà điều hành của tổ<br />
chức luôn tìm mọi cách để thu hút nguồn nhân<br />
lực vừa có trình độ cao vừa có khả năng phản<br />
ứng linh hoạt, có hiệu quả với những thay đổi<br />
bên ngoài; đồng thời, cũng phải quan tâm phát<br />
triển và duy trì sự gắn kết tổ chức của nguồn<br />
nhân lực đó.“Tổ chức là do con người quản lý<br />
và gây dựng lên. Không có con người, tổ chức<br />
không tồn tại.” (Cascio,1992).<br />
Những năm gần đây, tỉnh Bình Dương<br />
“nổi lên” về thu hút đầu tư nước ngoài, về<br />
phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những<br />
yếu tố góp phần vào sự thành công này chính<br />
là chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” mời gọi<br />
nhân tài phục vụ cho tỉnh Bình Dương, nhất<br />
là từ khi đưa Trung tâm hành chính tập trung<br />
vào hoạt động, đã tạo chuyển biến mạnh mẽ<br />
về tinh thần và thái độ làm việc tích cực của<br />
nhân viên.<br />
Tuy nhiên cơ sở vật chất hiện đại đến mấy<br />
thì con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất để<br />
vận hành nó. Khi chuyển vào Trung tâm Hành<br />
chính tập trung, Bộ phận một cửa của các sở<br />
ngành vẫn hoạt động riêng lẻ, các đơn vị chưa<br />
có sự gắn kết liên thông để giải quyết thủ tục<br />
hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Về<br />
cơ bản bộ phận một cửa tại Khu hành chính<br />
mở thời gian qua vẫn hoạt động như cũ chưa<br />
có sự đổi mới về quy trình, trình tự thực hiện<br />
thủ tục hành chính…Ngoài ra một số cán bộ,<br />
công chức phản ánh họ cảm thấy thiếu khí<br />
tươi khi vào làm việc, các quy định mới nhằm<br />
đáp tiêu chuẩn vận hành của tòa nhà đã gây<br />
khó khăn cho một số nhân viên nhất là đối với<br />
những người lớn tuổi, một số nhân viên thôi<br />
việc. Thêm vào đó do tập trung nên vấn đề an<br />
ninh, cháy nổ,… cũng là yếu tố cực kỳ quan<br />
trọng ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên.<br />
72<br />
<br />
Các yếu tố tác động . . .<br />
<br />
thành viên tổ chức. Đây là định nghĩa đầy đủ<br />
và được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng nhất<br />
vì thế nghiên cứu này dựa trên định nghĩa của<br />
Mowday và Poter (1982).<br />
Theo Sajid và Mohammad (2008) có 3<br />
yếu tố quyết định sự cam kết của nhân viên<br />
là cơ hội nghề nghiệp, chính sách công ty và<br />
đặc điểm công việc. Nhưng nghiên cứu của<br />
Muhiniswari (2009) cho rằng sự cam kết của<br />
nhân viên bị chi phối bởi chia sẻ tri thức, sự<br />
công bằng, công tác quản lý và cơ hội thăng<br />
tiến, đào tạo và phúc lợi. Nghiên cứu này sẽ<br />
dựa trên thang đo của Muhiniswari (2009) và<br />
bổ sung thêm 1 biến mới môi trường và điều<br />
làm việc của tác giả Trần Kim Dung (2005)<br />
cho rằng có ảnh hưởng đến mức độ cam kết<br />
của nhân viên trong tổ chức. Vì thế các biến<br />
được sử dụng trong mô hình: biến phụ thuộc:<br />
Gắn kết tổ chức và các biến độc lập: thu<br />
nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến, mối quan<br />
hệ với đồng nghiệp, phúc lợi, sự quan tâm<br />
của cấp trên, môi trường và điều kiện làm<br />
việc, Đặc điểm công việc<br />
Mô hình được đưa ra dựa trên cơ sở lý<br />
thuyết, các giả thuyết đã xây dựng như sau:<br />
<br />
mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến sự<br />
gắn kết tổ chức của nhân viên.<br />
Mô hình hồi quy<br />
Y = ßo + ßiX1+ ß2X2+…+ß2X7<br />
Trong đó :Y : Gắn kết tổ chức<br />
Thu nhập (X1), Cơ hội đạo tạo và thăng<br />
tiến (X2), Mối quan hệ với đồng nghiệp (X3),<br />
Phúc lợi (X4), Sự quan tâm của cấp trên (X5),<br />
Môi trường và điều kiện làm việc (X6), Đặc<br />
điểm công việc (X7).<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Xây dựng thang đo<br />
Gắn kết tổ chức của nhân viên đã được<br />
kiểm tra rộng rãi bởi nhiều nhà nghiên cứu ở<br />
các nước trên thế giới chẳng hạn như: Meyer<br />
và Allen (1990, 1993, 1996); Matheiu và<br />
Zajac (1990); Meyer và ctv. (1990, 2007);<br />
Mowday và Shapiro (2004); Trần Kim Dung<br />
và Araham (2005). Gắn kết tổ chức được định<br />
nghĩa và xác định theo nhiều cách khác nhau.<br />
Mowday và Poter (1982) định nghĩa gắn kết<br />
tổ chức là một niềm tin mạnh mẽ, chấp nhận<br />
những mục tiêu và các giá trị của tổ chức, một<br />
sự sẵn sàng phát huy, nỗ lực đối với tổ chức<br />
và là một mong muốn nhất định để duy trì<br />
<br />
73<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
3.2. Kiểm định thang đo<br />
Nghiên cứu này sẽ kiểm tra 07 biến dẫn<br />
đến sự cam kết của nhân viên trong tổ chức:<br />
thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến, mối<br />
quan hệ với đồng nghiệp, phúc lợi, sự quan<br />
tâm của cấp trên, môi trường và điều kiện<br />
làm việc, đặc điểm công việc. Có 35 biến<br />
được đưa vào nghiên cứu. Trong bài nghiên<br />
cứu này nhằm đảm bảo độ tin cậy của thang<br />
đo cho nên những nhân tố nào có Cronbach’s<br />
Alpha từ 0,6 trở lên thì mới được xem là thang<br />
đo có độ tin cậy và được giữ lại. Bên cạnh đó,<br />
mối quan hệ tương quan biến tổng cũng được<br />
xem xét, chỉ những biến nào có hệ số tương<br />
quan biến tổng lớn hơn 0.3 mới được giữ lại.<br />
Kết quả Cronbach’s alpha cho thấy loại<br />
biến CAPTREN5 của thang đo sự quan tâm<br />
của cấp trên (do đạt Cronbach ahpha cao hơn)<br />
và biến DIEUKIEN5 của thang đo Môi trường<br />
và điều kiện làm việc (do có hệ số tương quan<br />
biến tổng khá thấp và làm giảm độ tin cậy của<br />
thang đo) thì toàn bộ các thang đo còn lại đều<br />
đạt yêu cầu về độ tin cậy và đủ điều kiện đưa<br />
vào phân tích EFA<br />
3.3. Phân tích nhân tố khám phá<br />
Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha và<br />
loại bỏ 2 biến CAPTREN5, DIEUKIEN5<br />
thì hệ số tin cậy của các nhóm biến đạt khá<br />
cao và đều lớn hơn 0,6; các hệ số tương quan<br />
biến tổng đều lớn hơn 0,3, vì vậy 33 biến còn<br />
<br />
lại được chấp nhận sẽ tiếp tục được đưa vào<br />
phân tích nhân tố.<br />
Sau khi tiến hành chạy phân tích nhân tố<br />
các biến độc lập, có 33 biến được đưa vào phân<br />
tích nhân tố, có 07 nhân tố được tạo ra. Tổng<br />
phương sai trích (Percentage of variance)=<br />
72,279% > 50% cho biết 7 nhân tố này giải<br />
thích được 72,279% biến thiên của dữ liệu.<br />
Hệ số KMO = 0,912 (> 0,5) là đạt yêu cầu,<br />
thích hợp để phân tích nhân tố. Mức ý nghĩa<br />
Sig của kiểm định Bartlett = 0,000 ≤ 5%, có<br />
nghĩa là các biến có tương quan. Tuy nhiên<br />
nhận thấy có biến PHUCLOI1 có hệ số truyền<br />
tải (loading factor) nhỏ hơn 0,5, vì vậy biến<br />
này sẽ bị loại bỏ trong phân tích tiếp theo.<br />
Sau khi loại bỏ biến PHUCLOI1, kết quả<br />
cho ra 6 nhân tố (gom nhóm “thu nhập” và<br />
nhóm “phúc lợi” thành 1 nhóm với tên mới<br />
là “thu nhập và phúc lợi”) với khả năng giải<br />
thích 69,556%, khi đó hệ số KMO = 0,911 (><br />
0,5) là đạt yêu cầu.<br />
3.4. Các yếu tố tác động đến gắn kết tổ<br />
chức của nhân viên<br />
Sau khi tiến hành kiểm định độ phù hợp của<br />
các nhân tố thông qua hệ số Cronbach’s Alpha<br />
và phân tích nhân tố, 6 nhóm nhân tố được<br />
đưa vào để kiểm định mô hình. Giá trị nhân tố<br />
được tính bằng cách lấy trung bình của các biến<br />
thành phần thuộc nhân tố đó. Phân tích Pearson<br />
được đưa vào để xem xét sự phù hợp khi đưa<br />
các thành phần vào mô hình hồi quy.<br />
<br />
H<br />
<br />
Phát biểu<br />
<br />
Hệ số<br />
tương quan<br />
<br />
P<br />
<br />
H1<br />
<br />
Thu nhập và phúc lợi được đánh giá tốt hay không tốt tương quan<br />
cùng chiều với sự gắn kết của nhân viên<br />
<br />
0,674<br />
<br />
0,000<br />
<br />
H2<br />
<br />
Cơ hội đào tạo và thăng tiến được đánh giá tốt hay không tốt tương<br />
quan cùng chiều với sự gắn kết của nhân viên<br />
<br />
0,809<br />
<br />
0,000<br />
<br />
H3<br />
<br />
Mối quan hệ với đồng nghiệp được đánh giá tốt hay không tốt tương<br />
quan cùng chiều với sự gắn kết của nhân viên<br />
<br />
0,676<br />
<br />
0,000<br />
<br />
74<br />
<br />
Các yếu tố tác động . . .<br />
H4<br />
<br />
Sự quan tâm của cấp trên được đánh giá tốt hay không tốt tương<br />
quan cùng chiều với sự gắn kết của nhân viên<br />
<br />
0,685<br />
<br />
0,000<br />
<br />
H5<br />
<br />
Môi trường và điều kiện làm việc được đánh giá tốt hay không tốt<br />
tương quan cùng chiều với sự gắn kết của nhân viên<br />
<br />
0,633<br />
<br />
0,000<br />
<br />
H6<br />
<br />
Đặc điểm công việc tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với sự<br />
gắn kết của nhân viên<br />
<br />
0,811<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Sau khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính, ta có kết quả như sau:<br />
Hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square ) = 0,820 ≠ 0 cho thấy kết quả phân tích của mô<br />
hình nghiên cứu có giá trị.<br />
Kết quả kiểm định F cho ta F = 231,236 và sig = 0,000. Bên cạnh đó Tolerance của các biến<br />
quan sát đều lớn và VIF của biến có giá trị lớn nhất là 2,799< 10. Vì vậy mô hình hồi quy phù<br />
hợp với tập dữ liệu và không có hiện tượng đa cộng tuyến.<br />
<br />
Mô hình<br />
(Model)<br />
<br />
1<br />
<br />
Hệ số chưa<br />
Hệ số<br />
chuẩn hóa<br />
chuẩn hóa<br />
(Unstandardized (Standardized<br />
Coefficients)<br />
Coefficients)<br />
t<br />
<br />
Mức ý<br />
nghĩa<br />
(Sig.)<br />
<br />
-3.836<br />
<br />
0.000<br />
<br />
Thống kê đa<br />
cộng tuyến<br />
(Collinearity<br />
Statistics)<br />
Hệ số<br />
Độ chấp<br />
phóng<br />
nhận của<br />
đại<br />
biến<br />
phương<br />
(Tolerance) sai<br />
(VIF)<br />
<br />
Hệ số<br />
B<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
(Std.<br />
Error)<br />
<br />
(Constant)<br />
<br />
-0.574<br />
<br />
0.150<br />
<br />
Thu nhập và phúc<br />
lợi (X1)<br />
<br />
0.243<br />
<br />
0.033<br />
<br />
0.226<br />
<br />
7.417<br />
<br />
0.000<br />
<br />
0.638<br />
<br />
1.568<br />
<br />
Co hoi dao tao va<br />
thang tien (X2)<br />
<br />
0.271<br />
<br />
0.034<br />
<br />
0.313<br />
<br />
7.904<br />
<br />
0.000<br />
<br />
0.380<br />
<br />
2.634<br />
<br />
Mối quan hệ với<br />
đồng nghiệp (X3)<br />
<br />
-0.046<br />
<br />
0.046<br />
<br />
-0.041<br />
<br />
-1.017<br />
<br />
0.310<br />
<br />
0.365<br />
<br />
2.743<br />
<br />
Sự quan tâm của cấp<br />
0.135<br />
trên (X4)<br />
<br />
0.035<br />
<br />
0.133<br />
<br />
3.823<br />
<br />
0.000<br />
<br />
0.488<br />
<br />
2.048<br />
<br />
Môi trường và điều<br />
kiện làm việc(X5)<br />
<br />
0.153<br />
<br />
0.037<br />
<br />
0.143<br />
<br />
4.161<br />
<br />
0.000<br />
<br />
0.504<br />
<br />
1.984<br />
<br />
Đặc điểm công<br />
việc(X6)<br />
<br />
0.387<br />
<br />
0.048<br />
<br />
0.326<br />
<br />
7.995<br />
<br />
0.000<br />
<br />
0.357<br />
<br />
2.799<br />
<br />
Hệ số<br />
Beta<br />
<br />
Như vậy, phương trình hồi quy tuyến tính có dạng như sau:<br />
Y = -0,574+0,226*thu nhập và phúc lợi(X1)+ 0,313*cơ hội đào tạo và thăng tiến (X1) +<br />
0,133*sự quan tâm của cấp trên(X4) + 0,143*môi trường và điều kiện làm việc(X5) + 0,326*đặc<br />
điểm công việc (X6)<br />
75<br />
<br />