intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp tại Việt Nam" đã hệ thống cơ sở lý luận về các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2022. Nghiên cứu đã cho thấy có sự thay đổi về kim ngạch xuất khẩu nông sản bởi các yếu tố bao gồm: các nhóm yếu tố tác động tích cực và nhóm yếu tố tác động tiêu cực đến giá trị xuất khẩu nông sản. Từ đây, nghiên cứu đã đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp tại Việt Nam

  1. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CẤC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Lê Thị Minh Nguyên1 Tóm tắt Nghiên cứu này đã hệ thống cơ sở lý luận về các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2022. Nghiên cứu đã cho thấy có sự thay đổi về kim ngạch xuất khẩu nông sản bởi các yếu tố bao gồm: các nhóm yếu tố tác động tích cực và nhóm yếu tố tác động tiêu cực đến giá trị xuất khẩu nông sản. Nhóm thứ nhất làm gia tăng giá trị xuất khẩu nông sản bao gồm: Năng suất, diện tích sản xuất nông sản, thu nhập bình quân đầu người, khối lượng tiêu thụ bình quân/ người dân của nước nhập khẩu, chỉ số giá tiêu dùng, quy mô dân số của nước nhập khẩu, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO. Nhóm thứ hai làm sụt giảm giá trị xuất khẩu nông sản bao gồm các yếu tố: Tỷ số giá gạo thực tế của các nước nhập khẩu so với các nước xuất khẩu, tổng sản lượng gạo sản xuất tại các nước nhập khẩu, khoảng cách giữa 2 quốc gia và GDP của nước nhập khẩu. Từ đây, nghiên cứu đã đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: yếu tố tác động, kim ngạch xuất khẩu, nông sản Việt Nam. 1. GIỚI THIỆU Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm đạt 12% trong giai đoạn từ năm 2016-2021. Kim ngạch xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng vào tổng thu nhập GDP của Việt Nam. Đặc biệt, nông sản là mặt hàng đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước (chiếm tỷ trọng 11%). Theo Cục Xúc tiến Thương mại (2022), nông sản Việt Nam đã xuất khẩu sang 200 quốc gia trên toàn thế giới. Các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam bao gồm: Châu Âu (EU), Mỹ, Trung Quốc. Theo định hướng 2023-2025, Việt Nam đang định hướng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nhằm phát triển thị trường xuất khẩu nông sản với nhiều mặt hàng nông sản hơn. Có rất nhiều nghiên cứu đã tìm ra được các yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu nông sản tại Việt Nam. Việc hệ thống hóa các kết quả của những công trình nghiên trước sẽ giúp cho các nghiên cứu tiếp sau có cơ sở lý luận đầy đủ hơn để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm cho từng loại nông sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đề xuất một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Không những vậy, kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở hoặc tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà xây dựng chính sách quốc gia trong một số lĩnh vực xuất khẩu. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Các khái niệm liên quan đến nghiên cứu Khái niệm về nông sản Theo Hiệp định Nông nghiệp (AOA) của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (1995), nông sản bao gồm các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: 1 Giảng viên, Khoa Marketing – Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, nguyenltm@hutech.edu.vn 474
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ - Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi,… - Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,… - Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da,… Theo Tổ chức Nông lương thế giới FAO (2006), nông sản là nông sản phẩm/sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp là bất kỳ sản phẩm hay hàng hóa nào, dù là thô hay đã chế biến, được trao đổi trên thị trường cho mục đích tiêu dùng của con người (không kể nước, muối và các chất phụ gia) hay thức ăn cho động vật. Theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP của Việt Nam, nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp. Các sản phẩm chế biến thuỷ sản không được coi là nông sản. Như vậy, các định nghĩa về nông sản có sự khác nhau theo cách quan điểm của các tổ chức trên thế giới (FAO và WTO) và Việt Nam. Từ các quan điểm về nông sản của các tổ chức quốc tế và Việt Nam, nông sản là sản phẩm của ngành nông nghiệp, không bao gồm các sản phẩm của hoạt động chăn nuôi và các ngành lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp. Thông tư 37/2018/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, nông sản được chia làm 7 loại chính bao gồm: Gạo, cà phê, điều, hồ tiêu, chè, rau quả, sắn và các sản phẩm từ sắn. Khái niệm về Kim ngạch xuất khẩu: Theo Bùi Xuân Phong (2013), kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu (lượng tiền thu được) của hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia hoặc doanh nghiệp, trong một khoảng thời gian nhất định thường là quý hoặc năm, được quy đổi ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định (Việt Nam quy đổi ra USD). Hoạt động xuất khẩu nông sản ở Việt Nam Theo Bùi Xuân Phong (2013), hoạt động xuất khẩu nông sản là việc một quốc gia bán nông sản cho một quốc gia khác để thu lợi nhuận, trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán. Hoạt động xuất khẩu nông sản ở Việt Nam hiện nay có dấu hiệu khởi sắc và đạt được những thành tựu lớn. 2.2. Các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam Nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa Nhã (2019) về các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Châu Âu (EU). Nghiên cứu được thực hiện đối với thị trường EU vì thị trường này là thị trường nhập khẩu mặt hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp, với số liệu thu thập qua cục thống kê. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 26 nước thành viên EU trong 12 năm (từ năm 2005-2016). Mô hình trọng lực được sử dụng trong nghiên cứu để kiểm định các giả thuyết đặt ra. Theo mô hình này, yếu tố Quy mô dòng thương mại quốc tế bị tác động bởi quy mô kinh tế và khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia. Với quy mô dòng thương mại quốc tế được đo lường bằng kim ngạch xuất khẩu. Quy mô kinh tế giữa 2 quốc gia được đo lường bằng giá trị GPD. Khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia được đại diện cho chi phí vận chuyển hàng hóa giữa 2 quốc gia. Kết quả cho thấy rằng, có các yếu tố tác động thuận chiều đến kim ngạch xuất khẩu nông sản như: thu nhập bình quân đầu người, dân số, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy khoảng cách địa lý và khoảng cách công nghệ có tác động nghịch 475
  3. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI chiều với kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam. Khoảng cách giữa 2 quốc gia càng lớn thì chi phí vận chuyển càng cao, nên sẽ làm giảm giá trị xuất khẩu nông sản. Nghiên cứu của Lâm Thanh Hà (2021) về hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Bằng phương pháp định tính và định lượng, mô hình nghiên cứu đưa ra bao gồm các yếu tố bên trong doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp tác động tới kết quả xuất khẩu nông sản. Kết quả chỉ ra 7 nhân tố tác động đến kết quả xuất khẩu nông sản bao gồm: Đặc điểm của doanh nghiệp; Đặc điểm quản lý; Đặc điểm ngành; Chiến lược Marketing xuất khẩu; Mối quan hệ kinh doanh (giữa doanh nghiệp xuất khẩu với nhà nhập khẩu, giữa doanh nghiệp xuất khẩu với nhà cung cấp, giữa doanh nghiệp xuất khẩu với nhà quản lý); Đặc điểm thị trường nhập khẩu (Quy mô thị trường, vấn đề mở cửa thị trường, thị hiếu thị trường, chính sách thuế quan và phi thuế quan, chính sách mậu dịch giữa các quốc gia), và Thị trường trong nước (Môi trường pháp lý, chính sách thương mại, chính sách xúc tiến). Trong đó, 3 nhân tố có tác động nhiều nhất là: Đặc điểm thị trường nhập khẩu; Chiến lược Marketing xuất khẩu và Quan hệ kinh doanh. Bên cạnh các yếu tố vĩ mô, các yếu tố vi mô cũng có tác động tới kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Ít và Nguyễn Ngọc Thu Thảo (2022) đã sử dụng phương pháp định tính và định lượng để kiểm định giả thuyết đặt ra các yếu tố như: Năng lực cạnh tranh; Mối quan hệ và Khả năng của doanh nghiệp có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (Kim ngạch xuất khẩu). Nghiên cứu đã thu thập số liệu khảo sát từ 137 doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh và hộ gia đình cá thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố Năng lực của doanh nghiệp có tác động nhiều nhất đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (với Beta=0,583). Phan Thanh Tùng (2022) đã nghiên cứu về các nhân tố tác động đến giá trị xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thứ cấp, thu thập từ Tổng cục Thống kê trong 15 năm (2007-2021). Nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định ý nghĩa thống kê của các yếu tố. Kết quả chỉ ra rằng, có 4 yếu tố: Năng suất lúa; Diện tích gieo trồng và Thu nhập bình quân đầu người có tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu gạo tại Việt Nam. Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam, Ngô Thị Mến (2022), đã sử dụng phương pháp định lượng và mô hình lực hấp dẫn để kiểm định và ước lượng sự tác động của các yếu tố này. Kết quả cho thấy, có 2 nhóm yếu tố tác động đến giá trị xuát khẩu gạo của Việt Nam. Đó là: Nhóm yếu tố góp phần làm gia tăng giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam bao gồm: Khối lượng gạo tiêu thụ bình quân/ người dân của nước nhập khẩu; Chỉ số giá tiêu dùng và quy mô dân số của nước nhập khẩu. Nhóm các yếu tố cản trở việc xuất khẩu gạo Việt Nam bao gồm: tỷ số giá gạo thực tế của các nước nhập khẩu so với các nước xuất khẩu, tổng sản lượng gạo sản xuất tại các nước nhập khẩu, khoảng cách giữa 2 quốc gia và GDP của nước nhập khẩu. Bên cạnh các nghiên cứu về mặt hàng nông sản là gạo, nghiên cứu của Ngô Thị Mỹ (2021) về mặt hàng chè. Nghiên cứu sử dụng mô hình thị phần không đổi (CMS) để đo lường mức độ tác động của các yếu tố này đến giá trị xuất khẩu chè tại các thị trường Châu Á và Châu Âu trong các thời kỳ khác nhau. Nghiên cứu chia thành 3 giai đoạn khác nhau. Giai đoạn 1 từ 2003-2006 (Việt Nam chưa gia nhập WTO), giai đoạn 2 từ 2007-2010 (Việt Nam đã gia nhập WTO) và giai đoạn 3, từ 2011-2014 (tác động trái chiều giữa 2 thị trường Châu Á và Châu Âu), giai đoạn 4, từ 2015 – 2018 (Giai đoạn có nhiều diễn biến về chính trị phức tạp giữa một số thị trường nhập khẩu lớn: Mỹ, Trung Quốc). Nghiên cứu đã xem xét qua 4 giai đoạn trên. Kết quả cho thấy, sự tác động của 3 yếu tố cầu, cấu trúc và cạnh tranh có sự khác biệt giữa các thị trường Châu Á và Châu Âu trong các giai đoạn này. Cụ thể, yếu tố cầu có tác động thuận chiều với giá trị xuất khẩu chè trong 4 giai đoạn. 476
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ Tuy nhiên, giai đoạn 2 và 3 yếu tố cầu lại có sự tác động trái chiều đối với thị trường Châu Âu. Tác động của yếu tố cấu trúc có sự khác biệt qua từng giai đoạn khác nhau. Yếu tố cạnh tranh trong giai đoạn 2 và 4 có tác động trái chiều và đống nhất giữa 2 thị trường nhập khẩu Châu Âu và Châu Á đến giá trị xuất khẩu chè. Tuy nhiên, giai đoạn 3 lại có sự thay đổi không đồng nhất về sự tác động này giữa 2 thị trường Châu Âu và Châu Á. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp tổng hợp và suy luận từ kết quả các nghiên cứu trước. - Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các kho dữ liệu của quốc gia (Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan) - Tổng hợp các báo cáo phân tích tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2016- 2022 - Sử dụng công cụ Biểu đồ thống kê để mô tả sự biến động của kim ngạch xuất khẩu khi đánh giá thực trạng. 4. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2022 4.1. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 2016-2022 Việt Nam có lợi thế về sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. Tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam kể từ khi đổi mới khá cao và ổn định. Ngành Nông nghiệp Việt Nam không chỉ đảm bảo đáp ứng lượng thực và thực phẩm cho thị trường trong nước mà còn tham gia ngày càng mạnh mẽ vào các thị trường nước ngoài. Tính đến nay, đã có tới gần 200 quốc gia nhập khẩu nông sản của Việt Nam, góp phần gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn quốc gia. Biểu đồ 1 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam trong những năm từ 2016 đến 2018 tăng cao. Tốc độ phát triển trung bình giai đoạn này đạt mức 110%. Riêng năm 2019 và 2020 vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu nông sản giảm so với giai đoạn 2016-2018 (Mức giảm trung bình xấp xỉ 6%). Tuy vậy, sau giai đoạn Covid-19, khi các quốc gia mở cửa thông thương trở lại, tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Giai đoạn 2021-2022, tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng trung bình xấp xỉ 7% trong năm 2021 và 2022. Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam 25,000 106.6 115.7 105.8 110.7 95.5 98.7 20,000 15,000 10,000 5,000 0 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Ư Kim ngạch xuất khẩu (Tỷ USD) Tốc độ phát triển (%) Biểu đồ 1. Kim ngạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 2016-2022 Nguồn: Tổng cục thống kê 477
  5. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI Trong những tháng đầu năm 2022, nền kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng khi các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 bị gỡ bỏ, việc giao thương giữa các quốc gia đã được nối lại. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã tận dụng tốt các Hiệp định Thương mại tự do, các chính sách hỗ trợ như lãi suất thấp, gia hạn thời gian nộp thuế, tăng trưởng tín dụng,… và những chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 ước tính tăng trên 7% so với năm 2021. 4.2. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng nông sản giai đoạn 2016-2022 Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm: Rau quả, cà phê, hạt điều, gạo, sắn. Biểu đồ 2, cho thấy cơ cấu các mặt hàng nông sản xuất khẩu không động không nhiều qua các năm. Mặt hàng rau quả, cà phê, gạo, hạt điều và cao su vẫn là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cụ thể, Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hạt điều 19%; Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao su xấp xỉ 18%; Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả trên 18%; Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo là 17%-18%. Biểu đồ 2. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản năm 2021 và 2022 Nguồn: Tổng cục thống kê 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ: Yếu tố đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp: Theo Lâm Thanh Hà (2021), Ít và Thảo (2022), Quy mô lao động, vốn của doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất khẩu nông sản, kiến thức và kinh nghiệm quản lý hoạt động xuất khẩu. Các yếu tố này thể hiện năng lực của doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu nông sản. Nếu quy mô doanh nghiệp lớn, vốn kinh doanh dồi dào, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào việc sản xuất các mặt hàng nông sản và quản lý hoạt động xuất khẩu sẽ có tác động tích cực đến kinh ngạch xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trình độ và kinh nghiệm quản lý trong hoạt động xuất khẩu nông sản của các nhà quản lý càng cao, hoạt động xuất khẩu thông suốt sẽ làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cần đưa các ứng dụng công nghệ vào việc cải tiến quy trình sản xuất các mặt hàng nông sản để có có chất lượng sản phẩm tốt đáp ứng thị trường nhập khẩu. Leonidou và cộng sự (2004), Sousa và cộng sự (2008), Chen và cộng sự (2016), còn cho rằng, các chiến lược Marketing xuất khẩu có tác động đáng kể đến doanh số và lợi nhuận xuất khẩu của các doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cần điều chỉnh chiến lược tiếp thị của họ bằng cách điều chỉnh nhân sự, quy trình, chương trình. Doanh nghiệp cần phát triển nhân sự trong hoạt động tiếp 478
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ thị. Hơn nữa, các nhà làm chiến lược Marketing cần tìm hiểu về văn hóa, lối sống và hành vi của người tiêu dùng tại thị trường nhập khẩu để xậy dựng các chiến lược Marketing phù hợp. Yếu tố Mối quan hệ kinh doanh: Theo Lâm Thanh Hà (2021), có sự tác động cùng chiều giữa mối quan hệ với giá trị xuất khẩu nông sản. Mối quan hệ này bao gồm mối quan hệ với các nhà cung ứng nguyên liệu sản xuất mặt hàng nông sản. Theo Lương Thanh Hải (2022), nếu doanh nghiệp tạo dựng được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nguyên liệu nông sản, thì hoạt động sản xuất nông sản sẽ tiến triển tốt, không bị gián đoạn bởi thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất. Bên cạnh đó, Sousa và cộng sự (2008), Leonidou và cộng sự (2010), Chen và cộng sự (2016) cũng cho rằng, khi các nhà xuất khẩu hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp trong nước, được sự hỗ trợ của các Hiệp hội và Chính phủ thì hiệu quả hoạt đông xuất khẩu sẽ gia tăng. Các chỉ báo của mối quan hệ kinh doanh được nhắc đến chính là các mối quan hệ giữa doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với các nhà sản xuất, với nhà nhập khẩu, với cơ quan quản lý. Theo đó, kết quả của hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng từ các mối quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nên tạo dựng mối quan hệ mật thiết với các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và cơ quan quản lý thì sẽ tạo lợi thế (sự thuận lợi, giải quyết công việc dễ dàng) cho doanh nghiệp trong việc tiến hành các hoạt động xuất khẩu. Lâm Thanh Hà (2021) cũng cho rằng, mối quan hệ giữa nước xuất khẩu và nhập khẩu cũng có tác động tích cực đến kết quả xuất khẩu. Hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ được gỡ bỏ nếu các nước xuất khẩu và nhập khẩu đều là thành viên của các FTA. Người tiêu dùng sẽ được mua hàng hóa với giá rẻ, chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ rang... Từ đó, thúc đẩy khả năng xuất khẩu nông sản của các quốc gia. (Lương Thanh Hải, 2022). Chính vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nghiên cứu các chính sách thuế quan và phi thuế quan để có thể tận dụng những lợi ích từ các chính sách này giữa các quốc gia, nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản cho doanh nghiệp Yếu tố đặc điểm thị trường nông sản thế giới: Đặc điểm này bao gồm: Sự hấp dẫn của thị trường nông sản của các quốc gia, các rào cản nhập khẩu nông sản, sự biến động của thị trường nông sản thế giới, quy định pháp lý về nông sản của các quốc gia nhập khẩu nông sản. Để tránh được những chính sách gây bất lợi cho hoạt động xuát khẩu nông sản như việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ của nông sản xuất khẩu hoặc các hình thức phòng vệ thương mại của các quốc gia nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam cần tìm hiểu và liên tục cập nhập thông tin về thị trường cùng với các tiêu chuẩn kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu nông sản. Yếu tố đặc điểm thị trường trong nước: bao gồm Môi trường pháp lý, chính sách thương mại, chính sách xúc tiến xuất khẩu nông sản có tác động đến giá trị xuất khẩu nông sản. Theo Lương Thanh Hải (2022), Chính sách hỗ trợ của Chính phủ có tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu nông sản. Các chính sách này có tác dụng khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động xuất khẩu. Các chính sách về phát triển nông thôn, chính sách về vùng nguyên liệu, chính sách về tỷ giá hối đoái, chính sách thu hút đầu tư, chính sách tín dụng dành cho sản xuất nông sản xuất khẩu cố tác động đến kim ngạch xuất khẩu. Reis và Forte (2016), Guner và cộng sự (2010) cũng cho rằng, kết quả xuất khẩu nông sản sẽ gia tăng nếu các ngành nông sản nhận được sự ưu đãi hay sự quan tâm của các cấp chính quyền thông qua các chính sách xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có các chiến lược marketing xuất khẩu hoàn hảo sẽ tác động rất lớn đến giá trị xuất khẩu 479
  7. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI nông sản. (Theo Ngô Thị Mỹ, 2021; Lâm Thanh Hà, 2021; Nguyễn Văn Ít và Nguyễn Ngọc Thu Thảo, 2022). Sousa và cộng sự (2008), Chen và cộng sự (2016) chỉ ra rằng, khi môi trường thể chế ở Việt Nam ổn định và đất nước có khung pháp lý tốt, hiệu quả của hoạt động xuất khẩu sẽ tăng lên. Vì vậy, chính phủ Việt Nam nên đơn giản hóa các thủ tục hành chính xuất khẩu và tạo môi trường kinh doanh ổn định. Để đảm bảo cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nắm rõ thông tin về thị trưởng và các quy định về mặt hàng nông sản xuất khẩu, các Hiệp hội sản xuất, chế biến và Xuất khẩu nông sản nên nghiên cứu và cập nhật những thay đổi chính sách thương mại quốc tế, các yêu cầu kỹ thuật và hàng rào phi thuế quan cho các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, các cơ quan nhà nước cũng nên xây dựng những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đồng nhất, theo các tiêu chuẩn toàn cầu; Gia tăng các hoạt động xúc tiến thương mại và đẩy nhanh đàm phát, ký kết, thực thi các Hiệp định thương mại tự do và hợp tác quốc tế, để mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản. Yếu tố đặc điểm thị trường nhập khẩu: Các quy định pháp lý về nhập khẩu, cạnh tranh thị trường, thu nhập của người tiêu dùng của quốc gia sở tại, khoảng cách địa lý và khoảng cách công nghệ giữa 2 quốc gia, Thu nhập bình quân đầu người có tác động tiêu cực đến giá trị xuất khẩu (Phan Thanh Tùng, 2022). Nông sản thuộc vào loại hàng hóa thông thường, khi thu nhập của người tiêu tăng thì cầu tăng với những mức tăng khá đa dạng tùy vào từng loại nông sản. Ngược lại đối với hàng hóa thứ cấp, khi thu nhập tăng thì cầu sẽ giảm. (Phan Thanh Tùng, 2022; Lương Thanh Hải, 2022). Theo Sousa và cộng sự (2008), Chen và công sự (2016), các nhà quản lý đã nhận định thị trường trong nước bão hòa và có tính cạnh tranh cao, nên họ có xu hướng hướng ngoại và có thể thực hiện công việc tốt hơn ở các thị trường xuất khẩu. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển và bảo quản nông sản xuất khẩu thường cao hơn các mặt hàng khác. Nếu khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia càng lớn thì chi phí vận chuyển càng cao. Điều này đã tác động tiêu cực tới giá trị xuất khẩu nông sản. Tương tự như khoảng cách địa lý, chi phí giao dịch càng gia tăng nếu khoảng cách công nghệ càng lớn. Do vậy, khả năng xuất khẩu sẽ giảm và ngược lại. Đây chính là tác động ngược chiều của khoảng cách công nghệ tới hoạt động xuất khẩu nông sản. (Phan Thanh Tùng, 2022; Lương Thanh Hải, 2022). Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan (hàng rào kỹ thuật, hạn ngạch nhập khẩu, phòng vệ thương mại, …) của nước nhập khẩu gây một số khó khăn đáng kể cho hoạt động xuất khẩu, góp phần làm giảm giá trị xuất khẩu. 480
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO Aaby N. and Slater, S.F (1989). Management Influences on Export Performance: A Review of the Empirical Literature 1978–1988, International Marketing Review, (4), 7–23. Bùi Xuân Phong (2013). Kinh doanh quốc tế. Nhà Xuất bản Hà Nội. Chen, J. , Sousa, C. M. P. , & He, X. (2016). The determinants of export performance: A review of the literature 2006 – 2014. International Marketing, 33(5), 626–627. Cục Xúc tiến Thương mại (2022). Nông sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường Châu Âu. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/de-nong-san-viet-nam-tham-nhap-hon-nua-vao- thi-truong-chau-au.html [27/10/2022] Dean, D.L., Menguç, B. and Reis J, Forte R (2016). The impact of industry characteristics on firms’ export intensity. International Area studies Review, 3, 266-281. Đỗ Thị Hòa Nhã (2019). Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Châu Âu. Tạp chí Công thương, 8, 163-167. Gunner Berrin, Lee J and Lucius H (2010). The impact of industry characteristics on export performance: Three countries study. International Journal of Business and Economics Perspectives, 5(2), 126–141. Lâm Thanh Hà (2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Học viện Hành chính quốc gia. Leonidou, L. C., & Katsikeas, C. S., Samiee, S. (2004). Marketing Strategy Determinants of Export Performance: A Meta-Analysis. Journal of Business Research, (1), 51-67. Lương Thanh Hải (2022). Các nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu nông sản Việt Nam. https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/nhung-van-de-ve-xuat-khau-nong-san-cua-viet- nam--cac-nhan-to-quoc-te-anh-huong-xuat-khau-nong-san--phan-6--4841.4050.html. [01/12/2022] Ngô Thị Mến (2022). Mô hình lực hấp dẫn ước lượng các yếu tố tác động đến xuát khẩu gạo Việt Nam: Tiếp cân từ phía cầu. Kinh tế và Dự báo, 5, 8-12. Ngô Thị Mỹ (2021). Biến động của các yếu tố tác động đến xuất khẩu chè Việt Nam: Mô hình thị phần không đổi (CMS). Tạp chí Kinh tế phát triển, 285, 85-92. Nguyễn Văn Ít và Nguyễn Ngọc Thu Thảo (2022). Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp trên đại bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Công thương, 14, 46-52. Phan Thanh Tùng (2022). Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá trị xuất khẩu mặt hàng gạo tại Việt Nam. Tạp chí Công thương, 9, 188-193. Reis J, Forte R (2016). The impact of industry characteristics on firms’ export intensity. International Area Studies Review,3, 266-281. Tổng cục Thống kê (2022). Xuất khẩu nông lâm và thủy sản nỗ lực vượt qua khó khăn. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/10/xuat-khau-nong-lam-nghiep-va- thuy-san-no-luc-vuot-qua-kho-khan/. [05/11/2022] WTO (1995). Hiệp định về Nông nghiệp (Agreement on Agriculture - AOA). http://agro.gov.vn/vn/tID15078_Hiep-dinh-Nong-nghiep-cua-WTO-AoA-.html [02/12/2022] 481
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2