HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 17-26<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0002<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH KIỂM<br />
ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2017-2020<br />
<br />
Nguyễn Hữu Cương<br />
Khoa Giáo dục, Trường Đại học New South Wales, Australia<br />
Tóm tắt. Bài viết này phân tích các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với hệ thống đảm bảo<br />
và kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam khi thực hiện Kế hoạch số 118/KHBGDĐT ngày 23/02/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai công tác kiểm định chất<br />
lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư<br />
phạm năm 2017. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp để thực hiện kế hoạch này một<br />
cách hiệu quả.<br />
Từ khóa: Kiểm định chất lượng, giáo dục đại học, kế hoạch, thuận lợi, khó khăn, giải pháp.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Ngày 23/02/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch về triển khai công tác kiểm<br />
định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp<br />
sư phạm năm 2017 (Kế hoạch số 118/KH-BGDĐT ngày 23/02/2017) [4]. Ngay sau khi kế hoạch<br />
này được công bố, đã có nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi, lộ trình và tiến độ thực hiện Kế<br />
hoạch, đặc biệt là mục tiêu cho đến hết năm 2020 sẽ kiểm định xong tất cả các trường đại học đủ<br />
điều kiện (đã có 01 khóa người học tốt nghiệp) và 10% chương trình đào tạo. Đây là một trong ba<br />
mục tiêu cụ thể của Kế hoạch kiểm định. Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố thuận lợi và khó<br />
khăn của hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam liên quan đến Kế hoạch kiểm<br />
định chất lượng 2017. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu quan trọng này.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Khát quát về hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam<br />
Kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam được chính thức triển khai ở cấp hệ thống<br />
vào năm 2003 khi Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (hiện nay là Cục Quản lí chất<br />
lượng), đơn vị thực hiện chức năng quản lí nhà nước về công tác đảm bảo và kiểm định chất<br />
lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được thành lập. Sau những năm đầu thí điểm, hệ<br />
thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam đã được thiết lập, bao gồm: cơ quan quản<br />
lí nhà nước về kiểm định chất lượng (Cục Quản lí chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo), các<br />
trung tâm kiểm định chất lượng và các cơ sở giáo dục đại học. Theo quy định, kiểm định chất<br />
Ngày nhận bài: 05/10/2017. Ngày chỉnh sửa: 07/11/2017. Ngày nhận đăng: 12/11/2017.<br />
Tác giả liên hệ: Nguyễn Hữu Cương, e-mail: cuongnh29@gmail.com<br />
<br />
17<br />
<br />
Nguyễn Hữu Cương<br />
<br />
lượng ở Việt Nam là bắt buộc đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo.<br />
Hiện tại, Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng trường đại học được thực hiện theo Thông<br />
tư số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy trình<br />
kiểm định chất lượng gồm 4 bước chính như sau: 1) Cơ sở giáo dục tiến hành tự đánh giá; 2) Cơ<br />
sở giáo dục đăng ký đánh giá ngoài với một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và đề nghị xem<br />
xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; 3) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tiến<br />
hành đánh giá ngoài; 4) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thẩm định, công nhận hoặc không<br />
công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục [1]. Bộ tiêu chuẩn hiện hành để<br />
kiểm định chất lượng trường đại học gồm 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí được ban hành theo Quyết<br />
định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 và Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày<br />
30/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [3]. Mỗi tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn này sẽ<br />
được đánh giá là “Đạt” hoặc “Chưa đạt”. Để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, cơ sở<br />
giáo dục phải có ít nhất 80% số tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó mỗi tiêu chuẩn có ít nhất một tiêu<br />
chí đạt yêu cầu. Tuy nhiên, ngày 19/5/2017, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành một<br />
bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học mới với 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí<br />
(Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục<br />
đại học). Việc kiểm định chất lượng các trường đại học Việt Nam từ năm 2018 sẽ được thực hiện<br />
theo quy định này [4,5]. Sự thay đổi này có thể sẽ gây ra một số khó khăn bước đầu cho các<br />
trường và các trung tâm kiểm định chất lượng. Vấn đề này sẽ được thảo luận chi tiết ở phần sau.<br />
Đối với kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, quy trình thực hiện được quy định tại<br />
Thông tư số 38/2013/TT-BGDĐT ngày 29/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và<br />
cũng gồm 4 bước như đối với quy trình kiểm định cơ sở giáo dục đại học. Để được công nhận đạt<br />
tiêu chuẩn chất lượng thì chương trình đào tạo phải có ít nhất 80% số tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn<br />
đánh giá chất lượng chương trình đạt yêu cầu, trong đó mỗi tiêu chuẩn có ít nhất 50% số tiêu chí<br />
đạt yêu cầu [2]. Cho đến tháng 11 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành được 5 bộ tiêu<br />
chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo. Cụ thể là một bộ tiêu chuẩn dùng chung để đánh<br />
giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, một bộ tiêu chuẩn đánh giá<br />
chất lượng chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng, một bộ tiêu chuẩn đánh giá<br />
chất lượng chương trình đào tạo giáo viên THPT trình độ đại học, một bộ tiêu chuẩn để đánh giá<br />
chất lượng chương trình giáo dục sư phạm kĩ thuật công nghiệp trình độ đại học và một bộ tiêu<br />
chuẩn để đánh giá chất lượng chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng [9].<br />
Về kết quả kiểm định chất lượng, cho đến hết tháng 11 năm 2017, đã có 213 trường đại học<br />
hoàn thành báo cáo tự đánh giá, 78 trường đã được đánh giá ngoài (chiếm khoảng 35% trong<br />
tổng số các trường đại học), trong đó 50 trường đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.<br />
Ngoài ra có 6 trường đại học được đánh giá bởi các tổ chức kiểm định nước ngoài [7]. Đối với<br />
kiểm định chương trình đào tạo theo các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và<br />
Đào tạo ban hành, ngoài 18 chương trình đào tạo giáo viên (4 chương trình đào tạo giáo viên tiểu<br />
học, 12 chương trình đào tạo giáo viên THPT và 2 chương trình sư phạm kĩ thuật công nghiệp)<br />
được đánh giá ngoài trước năm 2013 theo các dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho đến hết<br />
tháng 11 năm 2017 chỉ có 7 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài và được công nhận đạt tiêu<br />
chuẩn chất lượng. Ngoài ra, cho đến ngày 30/11/2017 đã có 92 chương trình của 20 cơ sở đào tạo<br />
đã được các tổ chức kiểm định của khu vực và quốc tế đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất<br />
lượng [8,9].<br />
18<br />
<br />
Các yếu tố thuận lợi và khó khăn khi triển khai kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục đại học…<br />
<br />
2.2. Kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2017-2020<br />
Như đã trình bày ở trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 118/KH-BGDĐT<br />
ngày 23/02/2017 về triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại<br />
học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm năm 2017. Kế hoạch này đã nêu ra ba mục<br />
tiêu cụ thể và năm nhóm nhiệm vụ và giải pháp chính. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:<br />
Mục tiêu thứ 1: Hoàn thiện hệ thống văn bản để có đủ hành lang pháp lí cho việc triển khai<br />
công tác kiểm định chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với khu vực và quốc tế.<br />
Mục tiêu thứ 2: Phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục, tăng cường năng lực cho<br />
cơ quan quản lí nhà nước về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, các tổ chức kiểm định<br />
chất lượng giáo dục, các đơn vị chuyên trách làm công tác đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào<br />
tạo, đội ngũ đánh giá viên, kiểm định viên.<br />
Mục tiêu thứ 3: Đẩy nhanh tiến độ kiểm định chất lượng giáo dục, bao gồm cả cơ sở giáo dục<br />
và chương trình đào tạo, khuyến khích việc đánh giá theo chuẩn quốc tế. Đến hết năm 2017, có<br />
35% số cơ sở giáo dục đại học và 10% số trường cao đẳng sư phạm được kiểm định. Đến hết năm<br />
2020 đánh giá ngoài xong vòng 1 đối với các cơ sở đào tạo, khoảng 10% số chương trình đào tạo<br />
được đánh giá trong nước và quốc tế… .<br />
Các nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu bao gồm: (1) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống<br />
văn bản về kiểm định chất lượng giáo dục; (2) Tăng cường năng lực của các tổ chức kiểm định<br />
chất lượng giáo dục, phát triển đội ngũ kiểm định viên; (3) Tăng cường năng lực của các đơn vị<br />
chuyên trách làm công tác đảm bảo chất lượng bên trong cơ sở đào tạo; (4) Đẩy mạnh hoạt động<br />
đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; và (5) Tăng cường truyền thông về<br />
đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục.<br />
Trong các nhóm nhiệm vụ này thì nhóm nhiệm vụ thứ 4 đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể đối với<br />
việc đánh giá và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo. Cụ thể là<br />
đến hết năm 2017, có 35% số trường đại học được kiểm định theo bộ tiêu chuẩn hiện hành (các<br />
trường này phải đăng ký đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục muộn nhất<br />
ngày 30/6/2017), và đến hết năm 2020 tất cả các trường đại học phải được kiểm định chất lượng.<br />
Việc kiểm định chất lượng chương trình đào tạo sẽ được triển khai theo bộ tiêu chuẩn dùng<br />
chung để đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học được ban<br />
hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến<br />
hết năm 2020, 10% chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng bởi các tổ chức kiểm định<br />
chất lượng trong nước hoặc quốc tế. Trong đó có 100% các chương trình có yếu tố quốc tế<br />
(chương trình tiên tiến, chương trình POHE, chương trình đào tạo kĩ sư chất lượng cao - PFIEV,<br />
chương trình đào tạo chất lượng cao,…) được kiểm định.<br />
Để thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu nêu trên, Kế hoạch đã đưa ra một bảng phân công<br />
công việc cho các đơn vị liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm kiểm định chất<br />
lượng và các cơ sở giáo dục đại học [4].<br />
<br />
2.3. Các yếu tố thuận lợi để thực hiện kế hoạch kiểm định<br />
Trong phần này, tác giả trình bày một số yếu tố thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ kiểm định<br />
chất lượng cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo theo Kế hoạch kiểm định 2017.<br />
2.3.1. Hệ thống văn bản chỉ đạo và hướng dẫn đã tương đối đầy đủ<br />
19<br />
<br />
Nguyễn Hữu Cương<br />
<br />
Một trong những điểm thuận lợi để thực hiện Kế hoạch kiểm định 2017 nói chung và mục tiêu<br />
kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo nói riêng là hệ thống văn<br />
bản quy phạm pháp luật và tài liệu hướng dẫn về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đã<br />
tương đối đầy đủ. Những quy định về kiểm định chất lượng giáo dục đại học đã được đưa vào<br />
Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và hướng<br />
dẫn của Cục Quản lí chất lượng. Như đã trình bày ở trên, việc kiểm định chất lượng trường đại<br />
học được thực hiện theo Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ<br />
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục<br />
trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày<br />
01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá<br />
chất lượng giáo dục trường đại học (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 37/2012/TTBGDĐT). Việc kiểm định chương trình đào tạo được thực hiện theo Thông tư số 38/2013/TTBGDĐT ngày 29/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về quy<br />
trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và<br />
trung cấp chuyên nghiệp và Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ trưởng Bộ<br />
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo<br />
các trình độ của giáo dục đại học. Ngoài ra, còn có các văn bản quy định về kiểm định viên và tổ<br />
chức kiểm định chất lượng. Những văn bản này là cơ sở pháp lí quan trọng để các cơ sở giáo dục<br />
đại học, các trung tâm kiểm định chất lượng, các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động<br />
kiểm định chất lượng.<br />
2.3.2. Các trung tâm kiểm định chất lượng đã được thành lập và đi vào hoạt động<br />
Các trung tâm kiểm định chất lượng đóng vai trò quan trọng trong quy trình kiểm định chất<br />
lượng. Ở đây cần lưu ý rằng trong khoảng thời gian 10 năm (từ 2004 đến năm 2015) đã không có<br />
cơ sở giáo dục đại học nào được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng do chưa thành lập được tổ<br />
chức kiểm định. Theo quy định thì trung tâm kiểm định chất lượng sẽ thực hiện đánh giá ngoài và<br />
công nhận cơ sở giáo dục đại học hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng [13]. Cho<br />
đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 5 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, bao gồm: Trung<br />
tâm kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học quốc gia Hà Nội, Trung tâm kiểm định chất lượng<br />
giáo dục - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục Đại học Đà Nẵng, Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục - Hiệp hội các trường đại học, cao<br />
đẳng Việt Nam và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Trường Đại học Vinh. Có 4 trung<br />
tâm kiểm định (trừ Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Trường Đại học Vinh) đã được<br />
cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với đối tượng là các cơ sở giáo dục đại học,<br />
các trường trung cấp chuyên nghiệp; các chương trình đào tạo giáo dục đại học trình độ cao đẳng,<br />
đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và các chương trình trung cấp chuyên nghiệp [6,11,13].<br />
2.3.3. Hoạt động đảm bảo và kiểm định chất lượng đã được nhiều trường đại học quan tâm<br />
Một số trường đại học của Việt Nam đã quan tâm đến công tác đảm bảo và kiểm định chất<br />
lượng từ khá sớm, và đặc biệt trong những năm gần đây nhiều trường đã chú trọng đầu tư cả nhân<br />
lực và vật lực cho các hoạt động này. Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các trường đại học đều<br />
thành lập một đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng. Những đơn vị này là đầu mối để thực<br />
hiện các hoạt động tự đánh giá cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo, cũng như chuẩn bị các<br />
điều kiện để đón đoàn chuyên gia đánh giá ngoài. Ngoài ra, nhiều trường đại học đã cử cán bộ đi<br />
học thạc sĩ, tiến sĩ với các chuyên ngành gần với đảm bảo và kiểm định chất lượng (ví dụ như<br />
20<br />
<br />
Các yếu tố thuận lợi và khó khăn khi triển khai kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục đại học…<br />
<br />
thạc sĩ đo lường và đánh giá trong giáo dục) ở trong nước hoặc nước ngoài, hoặc tham gia<br />
chương trình đào tạo kiểm định viên [11]. Công tác tự đánh giá cơ sở giáo dục đã được hầu hết<br />
các trường đại học thực hiện. Như đã thảo luận ở phần trên, cho đến ngày 30/11/2017, đã có trên<br />
95% số trường đại học hoàn thành báo cáo tự đánh giá, đánh dấu bước đầu trong quy trình kiểm<br />
định chất lượng. Có thể nói sự nhận thức và quan tâm của các trường đại học là điều kiện tiên<br />
quyết để thực hiện kế hoạch kiểm định chất lượng.<br />
2.3.4. Sự hỗ trợ và tham gia của các tổ chức kiểm định quốc tế và khu vực<br />
Trong những năm gần đây, hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam đã<br />
nhận được sự hỗ trợ và tham gia của nhiều tổ chức kiểm định quốc tế và khu vực. Cho đến hết<br />
tháng 11 năm 2017 đã có 92 chương trình của 20 cơ sở đào tạo đã được đánh giá bởi các tổ chức<br />
có uy tín như Hội đồng Kiểm định kĩ thuật và công nghệ (ABET), Hội đồng Kiểm định các<br />
trường và chương trình đào tạo về kinh doanh (ACBSP), Ủy ban Văn bằng kĩ sư Pháp (CTI) và<br />
Mạng lưới Đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA) [7]. Ngoài ra, có 4 trường<br />
đại học được đánh giá ngoài và được công nhận kết quả kiểm định theo tiêu chuẩn đánh giá cơ sở<br />
giáo dục của Hội đồng Cấp cao về Đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp (HCERES) và 2<br />
trường được đánh giá ngoài bởi AUN-QA. Đặc biệt, bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương<br />
trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo<br />
dục đại học cũng được xây dựng dựa trên các bộ tiêu chuẩn của AUN-QA. Trong thời gian tới<br />
chắc chắn sẽ càng có nhiều chương trình đào tạo và cơ sở đào tạo giáo dục đại học Việt Nam<br />
được các tổ chức kiểm định khu vực và quốc tế đánh giá.<br />
<br />
2.4. Những khó khăn ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch kiểm định<br />
Mặc dù có những thuận lợi như vừa nêu trên, có nhiều thách thức khó khăn ảnh hưởng đến<br />
việc hoàn thành mục tiêu kiểm định như Kế hoạch số 118/KH-BGDĐT đã đề ra. Những khó<br />
khăn đó đến từ cả phía cơ quan quản lí nhà nước, các trung tâm kiểm định chất lượng và các<br />
trường đại học.<br />
2.4.1. Cơ chế, chính sách về kiểm định chất lượng chưa thực sự hoàn thiện<br />
Như đã thảo luận ở phần trên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm định chất lượng<br />
đã được ban hành tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu một số quy định quan trọng. Hiện<br />
nay nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm tới cơ chế thưởng - phạt liên quan đến việc thực hiện<br />
kiểm định chất lượng của các trường. Những quy định đều nêu rõ kiểm định ở Việt Nam là bắt<br />
buộc và kiểm định là nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và giải trình với các bên liên quan<br />
về thực trạng chất lượng giáo dục của chương trình đào tạo hoặc cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, cụ<br />
thể các trường sẽ nhận được gì nếu thực hiện tốt kiểm định trường và chương trình ngoài giấy<br />
chứng nhận kiểm định. Ngược lại, nếu một trường không thực hiện việc kiểm định chất lượng<br />
theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc qua kiểm định nhưng không đạt chất lượng thì sẽ<br />
bị xử phạt thế nào [9,14]. Đây là những câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ và đó cũng là một trong những<br />
nguyên nhân làm chậm tiến độ triển khai kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở nước ta trong<br />
hơn một thập kỷ vừa qua.<br />
2.4.2. Nguồn nhân lực để triển khai hoạt động kiểm định còn quá mỏng<br />
Một trong những thách thức lớn để triển khai kế hoạch kiểm định chất lượng là nguồn nhân<br />
lực. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì đội ngũ cán bộ tham gia công tác đảm bảo và kiểm<br />
21<br />
<br />