Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ TIÊN ĐOÁN THẤT BẠI LÀM DÍNH MÀNG PHỔI<br />
BẰNG IODOPOVIDONE HOẶC TALC NHŨ TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN<br />
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI ÁC TÍNH THỨ PHÁT LƯỢNG NHIỀU<br />
Nguyễn Hữu Lân*, Đặng Vạn Phước**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề - Mục tiêu: Làm dính màng phổi là một trong những chọn lựa tốt nhất để điều trị cho bệnh<br />
nhân tràn dịch màng phổi ác tính tái phát có triệu chứng. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố<br />
tiên đoán thất bại làm dính màng phổi bằng iodopovidone hoặc talc nhũ tương ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi<br />
ác tính thứ phát lượng nhiều.<br />
Đối tượng - Phương pháp NC: 216 bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính thứ phát lượng nhiều được thu<br />
dung vào nghiên cứu từ tháng 6/2005 đến tháng 6/2008 tại khoa C6, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Bệnh nhân<br />
được nhận ngẫu nhiên hoặc 20mL iodopovidone 10% hoặc 5g talc hòa tan trong 60mL NaCl 0,9% bơm qua ống<br />
dẫn lưu màng phổi. Bệnh nhân được đánh giá 48 giờ sau đưa tác nhân vào khoang màng phổi. Làm dính màng<br />
phổi được đánh giá thành công nếu lượng dịch thoát qua ống dẫn lưu màng phổi < 150mL/24 giờ. Tất cả các kết<br />
quả khác được xem là thất bại.<br />
Kết quả: Tỷ lệ thành công của làm dính màng phổi lần đầu bằng iodopovidone và talc nhũ tương theo thứ<br />
tự là 71% và 80,2%. Yếu tố tiên đoán độc lập của thất bại làm dính màng phổi bằng talc nhũ tương là glucose<br />
dịch màng phổi < 3,3mmol/L (p = 0,02). Yếu tố tiên đoán độc lập của thất bại làm dính màng phổi bằng<br />
iodopovidone là bệnh nhân dưới 60 tuổi (p = 0,02), thể tích tràn dịch màng phổi > 2,8L (p = 0,01), ung thư phổi<br />
nguyên phát (p = 0,03).<br />
Kết luận: Nồng độ glucose dịch màng phổi < 3,3mmol/L là yếu tố tiên đoán thất bại làm dính màng phổi<br />
bằng talc nhũ tương ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính thứ phát lượng nhiều. Bệnh nhân dưới 60 tuổi, thể<br />
tích tràn dịch màng phổi > 2,8L, ung thư phổi nguyên phát tiên đoán thất bại làm dính màng phổi bằng<br />
iodopovidone ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính thứ phát lượng nhiều.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PREDICTIVE FACTORS OF FAILURE IN IODOPOVIDONE OR TALC SLURRY PLEURODESIS<br />
IN MASSIVE SECONDARY MALIGNANT PLEURAL EFFUSIONS PATIENTS<br />
Nguyen Huu Lan, Dang Van Phuoc<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 108 - 115<br />
Background - objectives: Pleurodesis is the one of the best options for the management of symptomatic,<br />
recurent patients with malignant pleural effusion. The study’s purpose is to determination of predictive factors in<br />
iodopovidone or talc slurry pleurodesis failure in massive secondary malignant pleural effusions patients.<br />
Methods: 216 patients with massive malignant pleural effusions were prospectively assessed from June 2005<br />
to June 2008 in C6 ward, Phạm Ngọc Thạch Hospital. The patients were randomized to receive either 20mL 10%<br />
iodopovidone or 5g talc diluted in 60mL saline solution 0.9% through the chest tube. Patients were evaluated 48h<br />
after instillation of sclerosing agents. The intervention was scored as “successful” if pleural fluid output from the<br />
chest tube is < 150mL in 24h. All other outcomes were scored as “unsuccessful”.<br />
* BV. Phạm Ngọc Thạch<br />
** Bộ môn Nội – Đại học Y Dược TP.HCM<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Results: The successful rates of initial iodopovidone and talc slurry pleurodesis were 71% and 80.2%<br />
respectively. The independent prognosticator of talc slurry pleurodesis failure was pleural fluid glucose <<br />
3.3mmol/L (p = 0.02). Those of iodopovidone pleurodesis failure were age < 60-year-old (p = 0.02), pleural effusion<br />
volume > 2,8L (p = 0.01), and primary lung cancer (p = 0.03).<br />
Conclusions: Pleural fluid glucose concentration < 3.3mmol/L is the predictor of talc slurry pleurodesis<br />
failure in massive secondary malignant pleural effusions patients. Age < 60-year-old, pleural effusion volume ><br />
2.8L, and primary lung cancer are the predictives of iodopovidone pleurodesis failure in massive secondary<br />
malignant pleural effusions patients.<br />
không có tham số lâm sàng hay sinh hóa nào<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
đáng tin cậy, để dự báo trước kết quả làm dính<br />
Tràn dịch màng phổi ác tính là vấn đề lâm<br />
màng phổi ở từng cá thể(16,27). Vì vậy, chúng tôi<br />
sàng thường gặp(14, 52). Khoảng 50% ung thư di<br />
tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định các yếu<br />
căn màng phổi phát triển tràn dịch màng phổi ác<br />
tố tiên đoán thất bại làm dính màng phổi bằng<br />
tính (30,34,46). Hầu hết tràn dịch màng phổi ác tính<br />
iodopovidone hoặc talc ở bệnh nhân tràn dịch<br />
không đáp ứng với hóa trị liệu toàn thân (13,18,39,49).<br />
màng phổi ác tính thứ phát lượng nhiều.<br />
Chọc tháo dịch hay đặt ống dẫn lưu màng phổi<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
làm giảm nhanh triệu chứng khó thở, đau ngực,<br />
ho do tràn dịch màng phổi gây nên, nhưng tỷ lệ<br />
Chúng tôi thực hiện thử nghiệm lâm sàng<br />
tái phát tràn dịch màng phổi có thể lên đến 100%<br />
chứng ngẫu nhiên không mù, cho 216 bệnh<br />
sau 1 tháng (6,19,32,50). Chọc tháo dịch màng phổi<br />
nhân ≥ 18 tuổi, nhập bệnh viện Phạm Ngọc<br />
nhiều lần gây cạn kiệt protein, dịch, điện giải,<br />
Thạch từ tháng 6.2005 đến tháng 6.2008, bị tràn<br />
(8,39,40,49)<br />
làm xấu dần tổng trạng của bệnh nhân<br />
,<br />
dịch màng phổi ác tính thứ phát lượng nhiều<br />
làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng như<br />
(thể tích tràn dịch màng phổi ≥ 1L), không có<br />
tràn mủ màng phổi, tràn khí màng phổi(6,13,50).<br />
khả năng hóa trị ung thư và/hoặc xạ trị hay<br />
Làm dính màng phổi dường như là điều trị chọn<br />
vẫn còn tràn dịch màng phổi sau hóa trị ung<br />
lựa tốt nhất hiện nay để ngăn ngừa tái phát tràn<br />
thư và/hoặc xạ trị. Sau khi tháo hết dịch qua<br />
dịch màng phổi ác tính (14). Tuy nhiên, làm dính<br />
ống dẫn lưu màng phổi, phổi nở ra hoàn toàn,<br />
(29)<br />
màng phổi là thủ thuật có biến chứng . Có<br />
triệu chứng lâm sàng giảm so vơí trước khi đặt<br />
nhiều hoá chất được sử dụng làm dính màng<br />
ống dẫn lưu màng phổi, chỉ số Karnofsky ≥<br />
phổi. Talc là chất được các hướng dẫn quốc tế<br />
60%, PaO2 ≥ 60 mmHg, hoặc SpO2 ≥ 90%,<br />
khuyến cáo sử dụng(6,16), được sử dụng nhiều<br />
không có thai và/hoặc đang cho con bú.<br />
(2,18)<br />
(4,18)<br />
(2,4)<br />
nhất<br />
, dễ tìm , rẻ tiền , có chi phí-hiệu<br />
Ở lần chọc tháo dịch màng phổi đầu tiên sau<br />
quả điều trị tốt nhất (39). Iodopovidone hiện được<br />
nhập viện, làm xét nghiệm LDH, protid,<br />
quan tâm nhiều nhờ tính hiệu quả trong kiểm<br />
albumin, glucose, công thức tế bào, tìm tế bào lạ<br />
soát tràn dịch màng phổi ác tính, an toàn, dễ tìm,<br />
trong dịch màng phổi. Đồng thời lấy máu làm<br />
rẻ tiền(3,14,53), có khả năng là chất làm dính màng<br />
xét nghiệm LDH, protid, albumin, glucose. Thực<br />
phổi hiệu quả- an toàn tốt nhất (3), có nhiều khả<br />
hiện các xét nghiệm chẩn đoán như chụp X<br />
năng trở thành tác nhân chọn lựa làm dính màng<br />
quang lồng ngực, sinh thiết màng phổi kín, soi<br />
phổi (3,53). Tiên lượng của bệnh nhân tràn dịch<br />
phế quản, sinh thiết niêm mạc phế quản tại vị trí<br />
màng phổi ác tính rất xấu(13,18,30,36,39,44,47). Trung vị<br />
nghi có tổn thương, sinh thiết hạch ngoại vi phì<br />
thời gian sống thêm sau làm dính màng phổi<br />
đại nếu có, siêu âm bụng tổng quát.<br />
thay đổi theo từng nghiên cứu(10,23,24,25,48). Thời<br />
Tại các lần khám khi nhập viện, sau tháo hết<br />
gian sống thêm của bệnh nhân làm dính màng<br />
dịch qua ống dẫn lưu màng phổi, trước khi bơm<br />
phổi thành công tốt hơn bệnh nhân làm dính<br />
thuốc làm dính màng phổi, ghi nhận thân nhiệt,<br />
màng phổi thất bại(51). Nhưng cho đến nay,<br />
<br />
2Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
mạch, huyết áp, SpO2, nhịp thở, đánh giá mức<br />
độ đau ngực bằng thang điểm hiển thị số (Visual<br />
Analog Scale:VAS), mức độ khó thở bằng thang<br />
điểm Borg, thang điểm Sadoul, tình trạng hoạt<br />
động cơ thể (Performance status) của bệnh nhân<br />
theo thang điểm Karnofsky và thang điểm WPS<br />
(WHO’Performance Scale).<br />
Bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên vào hai<br />
nhóm điều trị: hoặc bơm talc nhũ tương (đã<br />
được tiệt trùng bằng nhiệt 132oC trong 6 giờ)<br />
hoặc, bơm iodopovidone qua ống dẫn lưu màng<br />
phổi. Sau đặt ống dẫn lưu tháo hết dịch màng<br />
phổi, khi X quang lồng ngực cho thấy phổi đã nở<br />
ra hoàn toàn, sử dụng midazolam 5mg (tiêm<br />
tĩnh mạch), paracetamol 1g (truyền tĩnh mạch).<br />
15 phút sau, bơm 5g bột talc y khoa đã được hấp<br />
vô trùng và lidocain 2mg/kg cân nặng, pha trong<br />
60mL nước muối sinh lý hoặc, 20mL<br />
iodopovidone 10% vô trùng và lidocain 2mg/kg<br />
cân nặng, pha trong 60mL nước muối sinh lý để<br />
bơm vào khoang màng phổi. Sau khi bơm tác<br />
nhân gây dính vào khoang màng phổi, ống dẫn<br />
lưu được kẹp lại, bệnh nhân xoay trở theo 6<br />
hướng (nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng phải,<br />
nằm nghiêng trái, ngồi thẳng lưng, nằm đầu<br />
thấp), mỗi 10 phút, trong vòng 2 giờ. Sau khi<br />
tháo kẹp ống dẫn lưu, duy trì áp lực hút qua ống<br />
dẫn lưu là –20cmH2O. 4 giờ sau bơm thuốc,<br />
truyền tĩnh mạch paracetamol 1g. 48 giờ sau khi<br />
bơm hóa chất vào khoang màng phổi, nếu lượng<br />
dịch chảy ra qua ống dẫn lưu màng phổi <<br />
150mL/24 giờ, kẹp ống dẫn lưu màng phổi trong<br />
24 giờ, chụp X quang lồng ngực thẳng kiểm tra<br />
không có tràn khí màng phổi, sẽ tiến hành rút<br />
ống dẫn lưu màng phổi.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
định tính, và phép kiểm Mann-Whitney cho các<br />
biến định lượng. Tất cả các phương pháp kiểm<br />
định giả thuyết được thực hiện bằng cách sử<br />
dụng kiểm định 2 bên (two-sided alternatives).<br />
Ngưỡng ý nghĩa là 0,05 (p < 0,05) để chấp nhận<br />
hay bác bỏ giả thuyết thống kê. Phân tích đa biến<br />
để tìm các yếu tố tiên đoán nguy cơ thất bại làm<br />
dính màng phổi dựa vào mô hình hồi quy<br />
logistic. Tất cả các biến có liên quan ý nghĩa<br />
thống kê trong phân tích đơn biến hoặc p < 0,25<br />
được đưa vào mô hình đa biến, được hiệu chỉnh<br />
với tuổi, và giới tính. Ước tính nguy cơ được<br />
biểu diễn bằng tỉ số chênh và khoảng tin cậy<br />
95%. Tất cả phân tích được thực hiện bằng phần<br />
mềm thống kê STATA 8.0<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Thành công: nếu lượng dịch chảy ra qua ống<br />
dẫn lưu màng phổi < 150mL/24 giờ.<br />
<br />
Tham gia vào nghiên cứu có 107 (49,5%)<br />
bệnh nhân nam, 109 (50,5%) bệnh nhân nữ, tuổi<br />
trung bình 63 ± 13 tuổi (từ 31 tuổi đến 91 tuổi),<br />
116 (53,7%) bệnh nhân làm dính màng phổi bằng<br />
talc nhũ tương, 100 (46,3%) bệnh nhân làm dính<br />
màng phổi bằng iodopovidone. Không có sự<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê của các tham số<br />
nghiên cứu trong nhóm làm dính màng phổi lần<br />
1 bằng talc hay iodopovidone, ngoại trừ số<br />
lượng tế bào đơn nhân trong dịch màng phổi<br />
của nhóm bệnh nhân làm dính màng phổi bằng<br />
talc thấp hơn nhóm bệnh nhân làm dính màng<br />
phổi bằng iodopovidone (185 ± 421/mm3 so với<br />
205 ± 288/mm3, p < 0,05). Có 52 bệnh nhân thất<br />
bại sau bơm thuốc lần 1, bao gồm 23 bệnh nhân<br />
làm dính màng phổi bằng talc, 29 bệnh nhân làm<br />
dính màng phổi bằng iodopovidone. Tỷ lệ thành<br />
công của làm dính màng phổi lần 1 bằng<br />
iodopovidone và talc nhũ tương theo thứ tự là<br />
71% và 80,2% (p = 0,12). Bảng 1, 2, 3 theo thứ tự<br />
trình bày kết quả phân tích đa biến các yếu tố<br />
nguy cơ thất bại làm dính màng phổi lần 1, các<br />
yếu tố nguy cơ thất bại làm dính màng phổi lần<br />
1 bằng talc và bằng iodopovidone.<br />
Bảng 1: Phân tích đa biến các yếu tố dự đoán thất bại<br />
LDMP lần 1<br />
<br />
Chúng tôi sử dụng phép kiểm chi bình<br />
phương để so sánh tỉ lệ khác biệt cho các biến<br />
<br />
Đặc tính lâm sàng và cận lâm<br />
khoảng tin<br />
RR<br />
p<br />
sàng<br />
cậy 95%<br />
LDMP bằng talc<br />
0,5 0,25 - 0,97 0,046<br />
<br />
Tiêu chí đánh giá kết quả làm dính màng<br />
phổi sau 48 giờ bơm chất gây dính vào khoang<br />
màng phổi:<br />
Thất bại: nếu lượng dịch chảy ra qua ống<br />
dẫn lưu màng phổi ≥ 150mL/24 giờ.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
Bệnh nhân < 60 tuổi<br />
Giới tính nam<br />
Thể tích tràn dịch màng phổi ><br />
2,8L<br />
Thứ phát sau ung thư phế quảnphổi<br />
<br />
2,5<br />
1,6<br />
<br />
1,28 - 5,04<br />
0,79 - 3,16<br />
<br />
0,008<br />
0,19<br />
<br />
3,1<br />
<br />
1,55 - 6,28<br />
<br />
0,001<br />
<br />
7,2 1,59 - 32,94<br />
<br />
0,01<br />
<br />
Talc: talc nhũ tương, RR: nguy cơ tương đối, LDMP:<br />
làm dính màng phổi.<br />
Bảng 2: Phân tích đa biến các yếu tố dự đoán thất bại<br />
LDMP bằng talc nhũ tương lần 1<br />
Đặc tính lâm sàng và cận<br />
lâm sàng<br />
Giới tính nam<br />
Bệnh nhân < 60 tuổi<br />
Glucose DMP < 3,3mmol/L<br />
<br />
RR<br />
1,1<br />
1,4<br />
3,6<br />
<br />
khoảng tin<br />
cậy 95%<br />
0,40 – 3,16<br />
0,52 - 3,59<br />
1,23 - 10,48<br />
<br />
p<br />
0,83<br />
0,53<br />
0,02<br />
<br />
Talc: talc nhũ tương, RR: nguy cơ tương đối, DMP:<br />
dịch màng phổi, LDMP: làm dính màng phổi.<br />
Bảng 3: Phân tích đa biến các yếu tố dự đoán thất bại<br />
LDMP bằng iodopovidone lần 1<br />
Đặc tính lâm sàng và cận<br />
RR<br />
lâm sàng<br />
Giới tính nam<br />
1,6<br />
Bệnh nhân < 60 tuổi<br />
3,1<br />
Thể tích tràn dịch màng phổi ><br />
3,8<br />
2,8L<br />
Thứ phát sau ung thư phế<br />
10,5<br />
quản-phổi<br />
<br />
khoảng tin<br />
cậy 95%<br />
0,59 - 4,25<br />
1,16 - 8,44<br />
<br />
0,36<br />
0,02<br />
<br />
1,38 - 10,63<br />
<br />
0,01<br />
<br />
1,20 - 91,52<br />
<br />
0,03<br />
<br />
p<br />
<br />
RR: nguy cơ tương đối, LDMP: làm dính màng phổi.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Mặc dù phân tích đơn biến cho thấy kết<br />
quả làm dính màng phổi lần 1 bằng<br />
iodopovidone thấp hơn talc không có ý nghĩa<br />
thống kê (p = 0,12). Nhưng khi đưa vào mô<br />
hình phân tích đa biến được hiệu chỉnh với các<br />
yếu tố khác, iodopovidone là yếu tố làm tăng<br />
nguy cơ thất bại của làm dính màng phổi lần 1<br />
lên 2 lần (p = 0,046). Điều này cho thấy talc<br />
hiệu quả hơn iodopovidone trong kiểm soát<br />
tràn dịch màng phổi ác tính. Các yếu tố khác<br />
như bệnh nhân dưới 60 tuổi, thể tích tràn dịch<br />
màng phổi trên 2,8L, ung thư phế quản phổi<br />
nguyên phát có tương quan độc lập với kết<br />
quả làm dính màng phổi.<br />
Theo y văn thế giới, nồng độ glucose dịch<br />
màng phổi < 3,3mmol/L, pH dịch màng phổi <<br />
7,2 là các giá trị tiên đoán tỷ lệ thành công thấp<br />
của phương pháp làm dính màng phổi(16,27).<br />
<br />
4Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Thông thường, dịch màng phổi có pH thấp<br />
cũng có glucose thấp và LDH cao(35). Một số<br />
nghiên cứu cho thấy khả năng thành công của<br />
phương pháp làm dính màng phổi thấp khi<br />
pH dịch màng phổi thấp(21,22,37,42,45). Trong nhiều<br />
tình huống, đo glucose dịch màng phổi được<br />
sử dụng thay thế cho đo pH dịch màng<br />
phổi(11). Theo Shan, có mối liên hệ trực tiếp<br />
giữa nồng độ glucose dịch màng phổi và pH<br />
dịch màng phổi trong tràn dịch màng phổi ác<br />
tính. Khi nồng độ glucose dịch màng phổi<br />
thấp, pH dịch màng phổi thấp. Khi nồng độ<br />
glucose dịch màng phổi bình thường, pH dịch<br />
màng phổi bình thường. Trong hầu hết các<br />
truờng hợp, ngưỡng glucose dịch màng phổi<br />
3,3mmol/L (60mg/dL) có thể được sử dụng<br />
tương tự ngưỡng pH dịch màng phổi 7,3 trong<br />
chẩn đoán, tiên lượng, thông tin điều trị cho<br />
bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính(42).<br />
Nồng độ glucose dịch màng phổi thấp có<br />
khả năng chỉ ra 2 bất thường đồng tồn tại:<br />
màng phổi dày và thâm nhiễm dẫn đến suy<br />
yếu quá trình khuếch tán glucose đi vào<br />
khoang màng phổi, cộng với gia tăng hoạt<br />
động chuyển hóa dẫn đến gia tăng sử dụng<br />
glucose bên trong khoang màng phổi(9). Bệnh<br />
nhân tràn dịch màng phổi ác tính có glucose<br />
dịch màng phổi thấp thường luôn tìm thấy tế<br />
bào ác tính trong dịch màng phổi(37,42), hay có<br />
mô ác tính trong mẫu sinh thiết màng phổi hay<br />
cả hai xét nghiệm này đều dương tính(42). Theo<br />
Rodriguez-Panadero, nồng độ glucose dịch<br />
màng phổi thấp (< 3,3mmol/L), pH dịch màng<br />
phổi thấp (< 7,35), có tương quan mạnh với<br />
mức độ lan rộng của khối u, quan sát được<br />
qua soi lồng ngực(38). Theo Marchi, tế bào trung<br />
biểu mô, mặc dù bị tổn thương bởi talc, có thể<br />
có vai trò tích cực trong phản ứng viêm màng<br />
phổi của quá trình gây dính màng phổi bằng<br />
talc(31). Khi có khối u xâm lấn bao phủ trung<br />
biểu mô thì việc gây dính màng phổi kém hiệu<br />
quả, điều này nhấn mạnh lại vai trò then chốt<br />
của tế bào trung biểu mô trong việc gây xơ hoá<br />
màng phổi(43). Trong nghiên cứu của chúng tôi,<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
nồng độ glucose dịch màng phổi thấp (<<br />
3,3mmol/L), làm tăng nguy cơ thất bại làm<br />
dính màng phổi bằng talc nhũ tương lên gấp<br />
3,6 lần (p = 0,02).<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có<br />
mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng<br />
độ glucose dịch màng phổi với kết quả làm dính<br />
màng phổi bằng iodopovidone. Trong các<br />
nghiên cứu bơm Corynebacterium parvum vào<br />
khoang màng phổi bị di căn ác tính có triệu<br />
chứng, cũng ghi nhận glucose dịch màng phổi<br />
thấp không có giá trị tiên đoán khả năng thất bại<br />
cao của phương pháp làm dính màng phổi(7,17).<br />
Chúng tôi ghi nhận các báo cáo trong y văn thế<br />
giới liên quan đến giá trị tiên đoán thất bại làm<br />
dính màng phổi của pH dịch màng phổi và<br />
glucose dịch màng phổi là các nghiên cứu làm<br />
dính màng phổi bằng talc(37,45), tetracycline(42), hay<br />
trong các nghiên cứu phân tích gộp không có<br />
iodopovidone(21,22). Ngay cả khi làm dính màng<br />
phổi bằng bơm talc bột khô qua soi lồng ngực,<br />
Aelony và cộng sự nhận thấy bơm talc bột khô<br />
qua soi lồng ngực làm dính màng phổi thành<br />
công trong 88% trường hợp tràn dịch màng phổi<br />
ác tính cho dù pH dịch màng phổi thấp (≤ 7,3) (1).<br />
Trong nghiên cứu của Crnjac, khi pH dịch màng<br />
phổi > 7,3, không có khác biệt về tỷ lệ làm dính<br />
màng phổi thành công bằng talc nhũ tương so<br />
với cào xước màng phổi. Khi pH dịch màng phổi<br />
< 7,3, tỷ lệ làm dính màng phổi thành công bằng<br />
talc nhũ tương và bằng cào xước màng phổi<br />
khác nhau (theo thứ tự là 55% và 81%), nhưng<br />
không có ý nghĩa thống kê (p = 0,07)(12).<br />
Haddad nhận thấy thể tích tràn dịch màng<br />
phổi < 0,9L, đánh giá trong lần đầu tiên chọc<br />
tháo hay dẫn lưu dịch màng phổi, có tương quan<br />
độc lập với thời gian sống thêm không có tràn<br />
dịch màng phổi tái phát sau làm dính màng phổi<br />
bằng talc nhũ tương hay bleomycin(20). Nghiên<br />
cứu của chúng tôi thu dung các trường hợp tràn<br />
dịch màng phổi lượng nhiều > 1L và, chúng tôi<br />
ghi nhận có mối tương quan độc lập giữa kết<br />
quả làm dính màng phổi và thể tích tràn dịch<br />
màng phổi, nhưng với thể tích tràn dịch màng<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
phổi lớn hơn ghi nhận trong nghiên cứu của<br />
Haddad. Khi thể tích tràn dịch màng phổi > 2,8L,<br />
nguy cơ thất bại làm dính màng phổi bằng<br />
iodopovidone lần 1 tăng lên gấp 3,8 lần (p =<br />
0,01). Ngược lại, mặc dù thực hiện làm dính<br />
màng phổi bằng talc nhũ tương cho một số<br />
lượng bệnh nhân lớn hơn (116 bệnh nhân),<br />
nhưng chúng tôi không thấy có mối tương quan<br />
độc lập giữa thể tích tràn dịch màng phổi và kết<br />
quả làm dính màng phổi bằng talc nhũ tương.<br />
Rodriguez-Panadero không thấy có mối tương<br />
quan giữa thể tích tràn dịch màng phổi và mức<br />
độ lan rộng của tổn thương di căn ác tính trong<br />
khoang màng phổi(37). Theo Shan, xâm lấn ác<br />
tính hệ thống dẫn lưu bạch huyết hoặc của màng<br />
phổi thành và/hoặc của trung thất, là cơ chế<br />
chính gây tràn dịch ở khoang màng phổi bị di<br />
căn ung thư(41). Light gợi ý vai trò của gia tăng<br />
tạo dịch màng phổi, nhưng đồng thời cũng nhấn<br />
mạnh đến giảm khả năng thoát dịch màng phổi<br />
qua dẫn lưu mạch bạch huyết trong quá trình<br />
tích tụ dịch màng phổi (28). Nghĩa là thể tích tràn<br />
dịch màng phổi phụ thuộc chủ yếu vào tổn<br />
thương hệ thống dẫn lưu bạch huyết của màng<br />
phổi thành và/hoặc của trung thất do di căn ác<br />
tính, chứ không phải mức độ lan rộng của tổn<br />
thương di căn ác tính trong khoang màng phổi.<br />
Chúng tôi giả thuyết rằng cơ chế làm dính màng<br />
phổi bằng iodopovidone khác với talc, vì thế<br />
không phụ thuộc vào nồng độ glucose dịch<br />
màng phổi (hay mức độ lan rộng của tổn thương<br />
di căn ác tính trong khoang màng phổi). Do đó,<br />
kết quả làm dính màng phổi bằng iodopovidone<br />
cho bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính<br />
không phụ thuộc vào nồng độ glucose dịch<br />
màng phổi (hay mức độ lan rộng của tổn thương<br />
di căn ác tính trong khoang màng phổi).<br />
Chúng tôi ghi nhận nguy cơ thất bại làm<br />
dính màng phổi lần 1 được đánh giá sau 48 giờ<br />
bơm iodopovidone vào khoang màng phổi tăng<br />
gấp 10,5 lần (p = 0,03), nếu bệnh nhân bị tràn<br />
dịch màng phổi thứ phát sau ung thư phế quảnphổi. Trong nghiên cứu phân tích gộp của<br />
Agarwal, các tác giả cho rằng kết quả làm dính<br />
<br />
5<br />
<br />