intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THIẾU MÁU CƠ TIM (Kỳ 5)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

133
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm cách nào để chẩn đoán thiếu máu cơ tim cấp không có hoại tử (đau ngực không ổn định). - Điện tim: đoạn ST chênh xuống. Việc xác định sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bệnh nhân có tiền căn về bệnh mạch vành hoặc có những yếu tố nguy cơ của bệnh lý thiếu máu cơ tim. - Mạch vành đồ: Việc chẩn đoán xác định có thể rất khó khăn khi các triệu chứng lâm sàng và điện tim không điển hình. Thật sự rất khó chẩn đoán phân biệt với viêm màng bao tim cấp,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THIẾU MÁU CƠ TIM (Kỳ 5)

  1. THIẾU MÁU CƠ TIM (Kỳ 5) 2/ Làm cách nào để chẩn đoán thiếu máu cơ tim cấp không có hoại tử (đau ngực không ổn định). - Điện tim: đoạn ST chênh xuống. Việc xác định sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bệnh nhân có tiền căn về bệnh mạch vành hoặc có những yếu tố nguy cơ của bệnh lý thiếu máu cơ tim. - Mạch vành đồ: Việc chẩn đoán xác định có thể rất khó khăn khi các triệu chứng lâm sàng và điện tim không điển hình. Thật sự rất khó chẩn đoán phân biệt với viêm màng bao tim cấp, nhồi máu phổi, cũng như trường hợp đau ngực do nguyên nhân ngoài tim.
  2. Ngoài ra, cũng thật sự khó phân biệt được giữa đau ngực không ổn định và trường hợp nhồi máu cơ tim cấp không có sóng Q (nhồi máu dưới nội tâm mạc). Trường hợp này thường dùng các xét nghiệm về men tim để chẩn đoán phân biệt. 3/ Phải thực hiện những xét nghiệm cận lâm sàng gì ? - EKG không quan trọng trong trường hợp này. - EKG gắng sức là chống chỉ định (cũng như với nghiệm pháp với Persantine). - Các xét nghiệm men tim: CPK, CPK-MB, SGOT, SGPT, LDH, Troponine - test. - Mạch vành đồ: rất quan trọng vì ảnh hưởng rất lớn vào điều trị. B- CHẨN ĐOÁN YHCT. Dựa vào nguyên nhân và cơ chế bệnh lý YHCT, bệnh lý thiếu máu cơ tim theo YHCT có thể được biểu hiện dưới những thể lâm sàng sau đây:
  3. 1/ Thể Khí trệ huyết ứ: - Đau vùng tim từng cơn (thưa thớt hoặc liên tục). - Chất lưỡi tím hay có điểm ứ huyết. - Mạch trầm, tế, sác. 2/ Thể Can Thận âm hư: - Đau ngực (nếu có) thường có tính chất hoặc co thắt, hoặc nhói như kim đâm. Người dễ bị kích thích, cáu gắt. - Tình trạng uể oải, mỏi mệt thường xuyên. - Đau nhức mỏi lưng âm ỉ. - Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nặng đầu, đầu đau âm ỉ. - Cảm giác nóng trong người, bứt rứt, thỉnh thoảng có cơn nóng phừng mặt. Ngũ tâm phiền nhiệt. Ngủ kém. Có thể có táo bón. - Mạch trầm, huyền sác, vô lực. 3/ Thể Đờm thấp: - Đau ngực (nếu có) thường có tính chất như có một vật nặng đè chặn trên ngực. Thường kèm khó thở.
  4. - Người béo, thừa cân. Lưỡi dày to. - Bệnh nhân thường than phiền về triệu chứng tê nặng chi. - Thường hay kèm tăng Cholesterol máu. Mạch hoạt. 4/ Thể Tâm Tỳ hư: - Đau ngực (nếu có) thường có tính chất âm ỉ. - Trống ngực, hồi hộp. Ngủ ít, hay mê. Hay quên. - Mệt mỏi, gầy yếu. Ăn kém, đầy bụng, đại tiện lỏng. - Lưỡi nhạt bệu. Mạch tế nhược. 5/ Thể Tâm Thận dương hư: - Phù nề. Đau vùng ngực, hồi hộp. - Sợ lạnh, thích uống nước ấm. Đau bụng, tiêu chảy. Nước tiểu trong. Tự hãn. Tay chân lạnh. - Lưỡi nhạt, tím xám. Mạch vô lực. - Nếu nặng hơn, Tâm dương hư thoát sẽ có thêm chứng ra mồ hôi không ngừng. Chân tay quyết lạnh. Môi xanh tím. Thở nhỏ yếu. Lưỡi tím xám. Mạch nhỏ, muốn hư tuyệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0