Cách chăm sóc trẻ cho bà mẹ
lượt xem 29
download
Cuống rốn Muốn cho cuống rốn khỏi bị nhiễm trùng sau khi cắt, cần giữ sạch và khô. Cuống rốn càng khô càng mau rụng. Vì lẽ đó, không nên băng quanh bụng trẻ lại và nếu muốn băng, thì nên băng lỏng thôi. Đề phòng trẻ mới đẻ bị đau mắt nguy hiểm, nhỏ 1 giọt nitrat 1% hoặc tra ít thuốc mỡ tetracyclin vào mỗi mắt ngay sau khi đẻ. Điều này quan trọng nếu bố hoặc mẹ có dấu hiệu của bệnh lậu. 3. Giữ trẻ ấm, nhưng đừng nóng quá Bảo vệ cho trẻ khỏi bị...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách chăm sóc trẻ cho bà mẹ
- Cách chăm sóc trẻ cho bà mẹ 1. Cuống rốn Muốn cho cuống rốn khỏi bị nhiễm trùng sau khi cắt, cần giữ sạch và khô. Cuống rốn càng khô càng mau rụng. Vì lẽ đó, không nên băng quanh bụng trẻ lại và nếu muốn băng, thì nên băng lỏng thôi. Đề phòng trẻ mới đẻ bị đau mắt nguy hiểm, nhỏ 1 giọt nitrat 1% hoặc tra ít thuốc mỡ tetracyclin vào mỗi mắt ngay sau khi đẻ. Điều này quan trọng nếu bố hoặc mẹ có dấu hiệu của bệnh lậu. 3. Giữ trẻ ấm, nhưng đừng nóng quá Bảo vệ cho trẻ khỏi bị lạnh, nh ưng cũng đừng để nóng quá. Cho trẻ mặc ấm vừa đủ như ta mặc cho ta. Muốn cho trẻ mới đẻ đủ ấm, nên để mẹ ãm con vào lòng. 4. Vệ sinh Điều quan trọng là phải làm đúng những lời chỉ dẫn về vệ sinh. Cần chú ý đặc biệt những điểm sau: - Mỗi khi tã lót hay chăn chiếu của trẻ bị ướt hay bẩn, phải thay ngay. Nếu da trẻ bị đỏ, phải thay tã lót luôn hoặc tốt hơn cứ nên để truồng. - Sau khi rụng rỗn, tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng thơm. - Nếu nhà có muỗi hay ruồi, buông màn cho trẻ nằm, có thể che bằng vải mỏng. - Người bị lở loét, cảm cúm, viêm họng, lao hay bị bệnh nhiễm trùng khác không được bế hay đến gần trẻ. - Đừng để trẻ ở nơi có khói và bụi. 5. Cho bú Sữa mẹ chứa đủ chất cần thiết của trẻ hơn bất kỳ thứ sữa nào khác, dù là sữa tươi, sữa bột hay sữa hộp. - Sữa mẹ sạch. Khi cho trẻ ăn các thức ăn khác là khi đổ vào bình thì khó mà giữ bình được sạch, nên dễ sinh ỉa chảy và các bệnh khác
- - Nhiệt độ của sữa mẹ bao giờ cũng vứa phải. - Sữa mẹ có sẵn kháng thể giúp trẻ chống lại một số bệnh như sởi, bại liệt... Sau khi đẻ, người mẹ nên cho bú ngay. Những ngày đầu, sữa mẹ thường rất ít. Đó là bình thường, không nên thấy thế mà cho trẻ uống sữa bằng bình mà phải cho trẻ bú mẹ nhiều lần. Trẻ bú nhiều lần, sữa sẽ ra nhiều hơn. Người mẹ nên cho con bú hoàn toàn sữa mẹ từ 4-6 tháng đầu, sau đó vẫn cho bú nhưng cũng phải cho ăn thêm các thức ăn bổ sung khác. Muốn cho mẹ có nhiều sữa Người mẹ phải... - Uống nhiều chất lỏng. - Ăn đầy đủ, nhất là sữa, thức ăn có sữa và thức ăn bổ khác nếu có thể được. - Ngủ nhiều, tránh làm việc mệt nhọc hay lo lắng. - Cho trẻ bú luôn. Cẩn thận khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh Đối với trẻ mới sinh, nhiều thuốc rất nguy hiểm. Chỉ dùng các loại thuốc mà ta đã biết chắc chắn chỉ dùng cho trẻ sơ sinh và cũng chỉ dùng trong trường hợp hết sức cần thiết. Phải đảm bảo dùng đúng liều lượng và không dùng quá nhiều. Đối với trẻ sơ sinh, cloramphenicol đặc biệt nguy hiểm và lại càng nguy hiểm đối với trẻ thiếu tháng hay quá nhẹ cân (dưới 2 kg). BỆNH TẬT Ở TRẺ SƠ SINH Điều quan trọng là phải chú ý đến mọi vấn đề hay bệnh tật ở trẻ sơ sinh - và đối phó khẩn trương. 1. Những vấn đề ở trẻ mới lọt lòng Những vấn đề này có thể do điều bất thường trong quá trình phát triển của thai trong tử cung hoặc thai bị tổn th ương trong khi đẻ. Vì vậy, ngay sau khi đẻ, phải quan sát trẻ cẩn thận. Nếu trẻ có những dấu hiệu sau đây, có thể có vấn đề nghiêm trọng:
- - Nếu sau khi đẻ, không thở ngay. - Nếu không thấy mạch đập, hoặc mạch dưới 100 lần/1 phút. - Nếu mặt và người trắng, xanh hay vàng sau khi trẻ bắt đầu thở. - Nếu tay, chân mềm thõng, không vận động tự chủ hay không vận động khi cấu véo. - Nếu sau 15 phút đầu, trẻ rên hoặc khó thở. Một số vấn đề này có thể do tổn thương não khi đẻ gây nên. Hầu như không bao giờ do nhiễm trùng (trừ trường hợp vỡ ối trước khi đẻ quá 14 giờ). Những thuốc thông thường không ích gì. Phải đưa đi cấp cứu. Sau 2 ngày đầu, trẻ không đi tiểu hoặc không đi ngoài được cũng phải mời thầy thuốc thăm khám. 2. Những vấn đề ở trẻ sau khi đẻ (Những ngày đầu hoặc những tuần đầu): 2.1. Rốn có mủ hoặc có mùi hôi là dấu hiệu nguy hiểm. Chú ý dấu hiệu đầu tiên của uốn ván rốn, hoặc nhiễm trùng máu. Cần nhỏ nước oxy già vào cuống rốn hay bôi thuốc tím gentian và để rốn hở, tiếp xúc với không khí. Nếu da quanh rốn đỏ và nóng, cho trẻ uống kháng sinh. 2.2. Nhiệt độ quá thấp (dưới 350 ) hoặc sốt cao, cũng đều là dấu hiệu nhiễm trùng. Sốt cao (trên 390) nguy hiểm đối với trẻ mới đẻ. Cởi hết tã lót, chườm nước ấm vào 2 hố nách, bẹn cho trẻ. Chú ý dấu hiệu kiệt nước. Nếu thấy có dấu hiệu kiệt nước, phải cho trẻ bú sữa mẹ và uống “Nước uống để hồi phục lượng nước.” 2.3. Co giật: Nếu trẻ mới đẻ có sốt, chữa như đã nói trên. Phải hết sức chú ý xem có kiệt nước không. Trẻ bị co giật ngay sau khi đẻ, chắc là có tổn thương ở não khi đẻ. Nếu co giật xảy ra ngay sau ít ngày, theo dõi cẩn thận những dấu hiệu của uốn ván hoặc viêm màng não. 2.4. Trẻ không lên cân: Những ngày đầu, nhiều trẻ thường sụt cân đôi chút. Đó là chuyện bình thường. Sau tuần đầu, nếu là trẻ khỏe mạnh thì mỗi tuần tăng được 200g. Sau 2 tuần, trẻ khỏe mạnh phải cân nặng bằng lúc mới đẻ. Nếu không lên cân hoặc sút cân, có thể là có vấn đề xấu. Phải xem lúc trẻ đẻ có khỏe không? Có
- bú nhiều không? Khám kỹ xem có những dấu hiệu nhiễm trùng hoặc những vấn đề khác không. Nếu không tìm thấy nguyên nhân phải đi khám thầy thuốc. 2.5. Trớ: Khi trẻ khỏe mạnh ợ (hoặc ợ hơi mà trẻ nuốt phải trong khi bú), đôi khi cũng ợ ra một ít sữa. Đó là điều bình thường. Để giúp trẻ ợ hơi ra sau khi bú, người mẹ phải ãm trẻ lên vai, vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Nếu sau khi cho bú, đặt trẻ nằm, trẻ bị trớ, thì sau khi cho bú giữ cho trẻ ngồi thẳng một lúc. Nếu trẻ bị trớ nhiều quá, hoặc trớ luôn làm cho trẻ bị sụt cân hay kiệt nước, tức là trẻ đã bị ốm. Nếu kèm theo bị ỉa chảy, có thể là trẻ bị viêm đường ruột, nhiễm trùng máu, viêm màng não và nhiều bệnh viêm nhiễm khác cũng có thể gây trớ. Nếu các chất trớ ra màu xanh, hay vàng có thể là trẻ bị tắc ruột, đặc biệt nếu bụng trẻ chướng căng, hoặc không đi ngoài được, cần cho trẻ đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức. 2.6. Trẻ không chịu bú: Nếu quá 4 giờ trẻ không chịu bú là dấu hiệu nguy hiểm, nhất là nếu thấy trẻ có vẻ buồn ngủ hoặc mệt hoặc quấy khóc hoặc có cử động bất thường. Nhiều bệnh có thể có những dấu hiệu này, nhưng thường trong 2 tuần đầu nguyên nhân thông thường nhất là nhiễm trùng máu và uốn ván. 3. Nếu trẻ mới đẻ bỏ bú hay xem ra có vẻ ốm: Thăm khám kỹ toàn diện. Cần kiểm tra như sau: 3.1. Xem trẻ có khó thở không? Nếu mũi bị ngạt, thì hút mũi cho trẻ. Thở nhanh (50 lần/phút hoặc hơn), da xanh, thở khò khè, và co rút hõm ức và các cơ xương sườn, là dấu hiệu của viêm phổi. Trẻ mới đẻ bị viêm phổi không ho, đôi khi không thấy một dấu hiệu phổ biến nào của bệnh này. Nếu nghĩ trẻ bị viêm phổi, điều trị như nhiễm trùng máu. 3.2. Xem màu da: Nếu môi và mặt màu xanh tím, phải nghĩ đến viêm phổi (hoặc có bệnh tim bẩm sinh hoăc vấn đề gì bẩm sinh khác). Nếu mặt và củng mạc mắt vàng vào những ngày đầu hoặc ngày thứ 5 là rất trầm trọng. Cần cho đi khám. Vào giữa ngày thứ 2 đến ngày thứ 5, trẻ có thể có vàng da nhẹ. Thường là không nghiêm trọng. Cho trẻ uống nhiều chất lỏng “nước uống để
- hồi phục lượng nước” rất tốt, phối hợp với bú sữa mẹ. Cởi hết tã lót cho trẻ, để gần cửa sổ cho ánh sáng chiếu vào (nhưng không được để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào da trẻ). 3.3. Sờ thóp (Chỗ mềm ở đỉnh đầu): - Nếu thóp lõm, trẻ có thể bị kiệt nước. - Nếu thóp phồng, trẻ có thể bị viêm màng não. ĐIỀU QUAN TRỌNG: Nếu trẻ mới đẻ bị viêm nàng não, đồng thời lại bị ỉa chảy, thóp có thể bình thường. Vì vậy, muốn chắc chắn phải tìm những dấu hiệu khác của kiệt nước và viêm màng não. 3.4. Chú ý những cử động và vẻ mặt của trẻ - Người cứng và có hoặc không có những cử động bất thường là dấu hiệu của uốn ván, viêm màng não, tổn thương não khi đẻ hoặc sốt. Nếu khi sờ vào hoặc di chuyển trẻ, các cơ ở mặt hoặc ở thân đột nhiên co giật, có thể là trẻ bị uốn ván. Kiểm tra xem trẻ có há mồm được không và tìm phản xạ đầu gối. - Nếu khi trẻ có một cử động đột ngột hay mạnh mà mắt trợn ngược hoặc đưa đi đưa lại, thì chắc không phải là uốn ván. Những cơn có giật này có thể là do viêm màng não. Kiệt nước và sốt cao cũng có thể là nguyên nhân gây co giật. 3.5. Cần tìm những dấu hiệu của nhiễm trùng máu: Trẻ mới đẻ rất dễ bị nhiễm trùng. Vi trùng qua da, dây rốn trong khi đẻ vào máu và lan tràn đi khắp cơ thể, thời gian này là 1 hoặc 2 ngày. Nhiễm trùng máu thường xảy ra nhất sau khi đẻ 2 ngày. Dấu hiệu: Dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ mới đẻ khác với dấu hiệu nhiễm trùng ở các trẻ lớn hơn. Ở trẻ mới đẻ hầu hết bẩt kỳ dấu hiệu nào sau đây cũng có thể do nhiễm trùng máu. Những dấu hiệu đó có thể là: - Không chịu bú
- - Có vẻ buồn ngủ - Da xanh (thiếu máu) - Trớ hoặc ỉa chảy - Sốt hoặc nhiệt độ hạ (dưới 35o) - Bụng chướng căng - Vàng da - Co giật - Nhiều lúc da tím tái. Nếu chỉ có một trong các dấu hiệu trên, thì có thể do một nguyên nhân khác không phải là nhiễm trùng máu, nhưng nếu trẻ mới đẻ có nhiều dấu hiệu trên cùng một lúc, thì thường là bị nhiễm trùng máu. Trẻ mới đẻ bị nhiễm trùng nặng không phải lúc nào cũng sốt. Nhiệt độ có thể cao, thấp hoặc bình thường. Khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu trên, nên đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. CHĂM SÓC VÀ CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI MẸ TRONG THỜI KỲ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ Nuôi con khoẻ mạnh, thông minh là niềm vui, hạnh phúc, là mong muốn của mỗi người mẹ, mỗi gia đình và là trách nhiệm thiêng liêng đối với giống nòi, đất nước. Muốn con khoẻ mạnh, mỗi người mẹ cần phải biết chăm sóc sức khoẻ của mình, đặc biệt trong thời kỳ có thai, cho con bú, vì sức khoẻ, bệnh tật của người mẹ trong thời kỳ này đều có ảnh hưởng sâu sắc đế sự phát triển và sức khoẻ của đứa con trong bụng hay đang được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Trước hết, để có một gia đình hạnh phúc, cần thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Nuôi được một đứa con nên người rất công phu, tốn kém, cho nên phải tính toán cân nhắc kỹ trước khi định có con. Trong tình hình kinh t ế chung hiện nay, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ một đến hai con. Không n ên có con quá sớm, trước 22 tuổi, vì
- đẻ sớm quá cơ thể người mẹ chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện cơ quan sinh dục và các tuyến nội tiết. Không nên sinh quá muộn sau 35 tuổi, vì đẻ muộn, khung xương chậu, các dây chằng cứng khó dãn nở, dẫn đến nguy cơ đẻ khó. Tốt nhất nên đẻ ở lứa tuổi 25 đến 30 tuổi và khoảng cách mỗi lẫn sinh tối thiểu là 3 năm. I. Chăm sóc người mẹ Chăm sóc người phụ nữ khi có thai nghén nhằm đảm bảo một cuộc thai nghén bình thường và sinh đẻ an toàn cho cả mẹ lẫn con. Vì thế, khi có thai người mẹ cần đến trạm y tế hoặc nhà hộ sinh đăng ký quản lý thai, để được nhân viên y tế khám và theo dõi. Mỗi người mẹ đều có phiếu khám thai hoặc phiếu theo dõi sức khoẻ tại nhà. Bắt đầu có thai, một số người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, hay có cảm giác buồn nôn hoặc thèm ăn những thức ăn theo sở thích riêng của từng người. Các hiện tượng đó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó người mẹ cần chăm lo ăn uống hợp lý và giữ gìn sức khoẻ để thai phát triển bình thường. Để theo dõi sự phát triển của thai, người mẹ nên thực hiện việc khám thai định kỳ ít nhất 3 lần trong suốt thời kỳ thai nghén. Lần thứ nhất vào ba tháng đầu để xác định chắc chắn có thai hay không, lần thứ hai vào ba tháng giữa để xem thai khoẻ hay yếu để có kế hoạch bồi dưỡng cho người mẹ kịp thời, lần thứ ba vào ba tháng cuối để xem thai có phát triển bình thường không, thuận hay ngược, tiên lượng cuộc đẻ và dự kiến ngày sinh. Nếu khám được nhiều lần hơn càng tốt, nhất là ba tháng cuối, mỗi tháng nên khám một lần. Khi khám thai, người mẹ cần được khám toàn thân: đo chiều cao, cân nặng, đếm mạch, nghe tim phổi, đo huyết áp, thử nước tiểu, phát hiện các yếu tố bất thường như cao huyết áp, protein niệu, da xanh xao thiếu máu (nhìn niêm mạc môi, mắt), phù nề (ấn vào mắt cá chân) và các bệnh mãn tính tim, gan, thận... Khám sản khoa: đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim thai. Đề phòng bệnh uốn ván cho con, người mẹ khi có thai cần được tiêm phòng uốn ván, tiêm hai lần:
- mũi thứ nhất vào tháng thứ tư hoặc thứ sáu, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất một tháng và trước khi đẻ ít nhất nửa tháng. Trong thời kỳ có thai, nhất là ở các tháng cuối, do thai chèn ép vào các mạch máu lớn của ổ bụng, có thể có hiện tượng "xuống máu chân", phù nhẹ ở chân. Nếu thấy phù toàn thân kèm nhức đầu, mờ mắt thì có thể do nhiễm độc thai nghén, phải đi khám, thử nước tiểu, đo huyết áp, hạn chế ăn muối. Thường xuyên đi khám để tránh tai biến khi đẻ. Khi có thai, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, tiêm chủng, chiếu chụp điện vì rất dễ gây rối loạn phát triển thai. Thí dụ, khi mới có thai, d ùng vitamin A liều cao có thể làm thai phát triển không bình thường; dùng kháng sinh streptomycin có thể làm trẻ bị điếc ngay từ khi đẻ. Một số thuốc nội tiết, an thần có thể gây sảy thai, thai chết, rối loạn phát triển của thai hoặc bị bệnh sau khi đẻ. Do đó khi cần d ùng thuốc, phải hỏi ý kiến thầy thuốc. Chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nên lao động chân tay và trí óc một cách điều độ, tránh lao động mệt nhọc quá sức. Quan niệm "Chửa con so, làm cho láng giềng" để thai không quá to, dễ đẻ là không đúng. Vào tháng cuối, người mẹ cần được nghỉ ngơi để có thời gian chuẩn bị cho con, cho mẹ, có sức khoẻ tốt, tránh đ ược tai biến khi đẻ. II. Chế độ ăn uống của người mẹ Chế độ ăn uống của người mẹ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Người mẹ cần nhớ rằng phải ăn uống cho mình và cho cả con trong bụng. Nếu người mẹ được ăn uống tốt, đầy đủ các chất dinh dưỡng thì người mẹ sẽ lên cân tốt. Trong suốt thời kỳ có thai, người mẹ cần tăng được từ 10kg đến 12 kg (trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg, 3 tháng cuối tăng 5-6 kg). Tăng cân tốt, người mẹ sẽ tích luỹ mỡ là nguồn dự trữ để tạo sữa sau khi sinh. Những trường hợp người mẹ
- bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem không hợp lý chính là nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bào thai,trẻ đẻ ra có cân nặng thấp dưới 2500g. 1. Nhu cầu dinh dưỡng. Khi có thai, nuôi con bú, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn ở mức bình thường vì nhu cầu ngoài đảm bảo cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của người mẹ như biến đổi về chuyển hoá, tích luỹ mỡ, tăng cân, sự tăng về khối lượng của tử cung, vú, còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và tạo sữa cho con bú. * Tăng thêm năng lượng: Nhu cầu năng lượng của bà mẹ có thai 6 tháng cuối là 2550 Kcal/ngày, như vậy, năng lượng tăng thêm hơn người bình thường mỗi ngày là 350 Kcal. Để đạt được mức tăng này,người mẹ cần ăn thêm 1 đến 2 bát cơm. Đối với bà mẹ nuôi con bú, năng lượng cung cấp tỷ lệ với lượng sữa sản xuất, nhưng nói chung, ở bà mẹ nuôi con 6 tháng đầu, năng lượng cần đạt được 2750 Kcal/ngày, như vậy, năng lượng tăng thêm mỗi ngày là 550 Kcal (tương đương với 3 bát cơm mỗi ngày). * Bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể cho trẻ: Khi mang thai nhu cầu chất đạm ở người mẹ tăng lên giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo. Trước hết cần chú ý đến nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc. Đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt, nhưng có lượng đạm cao, lại có chất béo giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu (vitamin A,D,E). Chất đạm động vật đáng chú ý là các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc... có điều nên cố gắng có thêm thịt, trứng, sữa. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối: 70g/ngày, còn đối với bà mẹ cho con bú cần cao hơn 83g/ngày. * Bổ sung vitamin, chất khoáng và các yếu tố vi lượng:
- Trong khi có thai cũng như nuôi con bú, với khẩu phần ăn cân đối sẽ đảm bảo cung cấp vitamin, các chất khoáng và các yếu tố vi lượng. Trong thời kỳ có thai, cần khuyên người mẹ nên ăn các loại thức ăn, thực phẩm có nhiều vitamin C nh ư rau, quả, các loại thức ăn có nhiều canxi, photpho (cá, cua, tôm, sữa... ) để giúp cho sự tạo xương của thai nhi. Các thức ăn có nhiều sắt như thịt, trứng, các loại đậu đỗ.. để đề phòng thiếu máu. Khi cho con bú, đề phòng bệnh khô mắt do thiếu vitamin A, người ta khuyên người mẹ nên ăn các thức ăn có nhiều protein và vitamin như trứng, sữa, cá, thịt, đậu đỗ và các loại rau, quả có nhiều caroten (tiền vitamin A) nh ư rau muống, rau ngót, rau dền, đu đủ, gấc, xoài... Ngoài ra, nên cho người mẹ trong vòng một tháng đầu sau khi sinh uống một liều vitamin A 200.000 đơn vị để đủ vitamin A trong sữa cho con bú 6 tháng đầu. 2. Chế độ ăn. Trong thời kỳ có thai, nuôi con bú, chế độ ăn uống rất quan trọng vì có ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ lẫn con. Trong chế độ ăn, người mẹ không nên kiêng khem, nhưng cũng cần chú ý một số vấn đề nên hạn chế trong ăn uống như: - Không nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc... - Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm. Trong khi có thai và cho con bú, người mẹ phải ăn nhiều hơn bình thường. Trước hết, bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng, nguồn năng lượng trong bữa ăn ở nước ta chủ yếu dựa vào lương thực như gạo, ngô, mỳ... Các loại khoai củ cũng là nguồn năng lượng, nhưng ít chất đạm (protein), do đó chỉ nên ăn trộn, không ăn trừ bữa. Gạo nên chọn loại gạo tốt, không xay xát quá trắng vì sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B1 chống bệnh tê phù.Trong bữa ăn cần cung cấp đủ chất đạm (protein), vì chất đạm cần cho thai lớn, mẹ đủ sữa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lời khuyên khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
5 p | 228 | 54
-
Chăm sóc con
4 p | 181 | 39
-
Chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên
4 p | 291 | 31
-
Cách chế biến thức ăn cho trẻ
5 p | 248 | 27
-
Lưu ý khi chăm sóc răng cho bé
5 p | 176 | 22
-
Sai lầm của các bà mẹ khi cho trẻ uống thuốc
5 p | 173 | 22
-
Lời khuyên cho mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh
3 p | 112 | 19
-
Chăm sóc trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng (Kì 3)
6 p | 115 | 19
-
Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ
4 p | 99 | 18
-
Phát hiện và chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà
3 p | 100 | 12
-
Các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh
4 p | 117 | 9
-
Thai phụ và trẻ nhiễm HIV: Chăm sóc tại gia đình
10 p | 67 | 8
-
Sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ nhỏ
4 p | 104 | 6
-
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sốt virut tại nhà
5 p | 130 | 6
-
Nuôi dưỡng trẻ trước nguy cơ nhiễm HIV
5 p | 74 | 5
-
80% bà mẹ mắc sai lầm
5 p | 76 | 4
-
Những sai lầm kinh điển khi chăm sóc giấc ngủ cho bé
6 p | 62 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn