intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách chăm sóc và bảo vệ đôi bàn chân ở người bệnh tiểu đường – 2

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

152
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách chăm sóc và bảo vệ đôi bàn chân ở người bệnh tiểu đường – 2 Bệnh lý bàn chân do bệnh đái tháo đường ngày càng trở nên phổ biến và là một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh đái tháo đường phải nhập viện. Đó là một gánh nặng đòi hỏi những chi phí lớn không chỉ về công tác chăm sóc y tế mà cả về kinh tế và xã hội. Chăm sóc bàn chân tốt sẽ giúp cho người bệnh đái tháo đường tránh được các biến chứng nguy hiểm như loét bàn chân hay...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách chăm sóc và bảo vệ đôi bàn chân ở người bệnh tiểu đường – 2

  1. Cách chăm sóc và bảo vệ đôi bàn chân ở người bệnh tiểu đường – 2 Bệnh lý bàn chân do bệnh đái tháo đường ngày càng trở nên phổ biến và là một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh đái tháo đường phải nhập viện. Đó là một gánh nặng đòi hỏi những chi phí lớn không chỉ về công tác chăm sóc y tế mà cả về kinh tế và xã hội. Chăm sóc bàn chân tốt sẽ giúp cho người bệnh đái tháo đường tránh được các biến chứng nguy hiểm như loét bàn chân hay cắt cụt chi. Nguyên nhân gây nên những biến chứng ở bàn chân Hàng ngày, bàn chân phải chịu một khối lượng lớn trọng lực của toàn bộ cơ thể, vì thế có rất nhiều nguyên nhân gây nên các biến chứng ở bàn chân và các nguyên nhân này thường phối hợp với nhau làm cho bệnh càng trở nên trầm trọng. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh mạch máu ngoại vi và nhiễm trùng. Bệnh thần kinh ngoại vi Đường huyết cao làm hủy hoại lớp áo ngoài của các dây thần kinh, là nơi tiếp nhận cảm giác, vì thế người bệnh có thể không cảm thấy đau, nóng hay lạnh ở bàn chân và cẳng chân của mình. Họ có thể dẫm phải đinh hay các vật sắc nhọn, có thể bị bỏng mà không biết. Các bác sĩ gọi đó là hiện tượng "mất các cảm giác bảo vệ", hay nói cách khác, người bệnh đã bị mất các dấu hiệu báo động giúp cho bàn chân của họ tránh khỏi bị thương. Khi đó, một vết thương dù nhỏ cũng có thể bị loét rộng ra và trở thành trầm trọng.
  2. Ngâm chân tăng tưới máu cho bàn chân. Các biểu hiện sớm thường gặp của bệnh thần kinh ngoại vi là: - Cảm giác lạnh ở hai chân. - Ngứa hoặc tê bì, cảm giác bứt rứt khó chịu ở hai bàn chân. - Cảm giác nóng ran hoặc đau rát như bị bỏng ở hai bàn chân. Bệnh tiến triển dần dần, ban đầu thường là đau hai chân về ban đêm làm cho người bệnh khó chịu, mất ngủ. Sau đó đau thường xuyên, cả khi nghỉ ngơi, đi lại khó khăn, cảm giác tức nặng ở hai chân. Dần dần dẫn tới mất cảm giác ở cẳng chân và bàn chân làm cho bệnh nhân không còn cảm giác đau nữa. Bệnh mạch máu ngoại vi Thường xảy ra ở các mạch máu nhỏ và hẹp, làm giảm dòng máu tới chân. Máu mang ôxy tới các mô của cơ thể, giúp cho các mô có thể sống khỏe mạnh. Sự nghèo tuần hoàn làm cho da trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm trùng. Các biểu hiện lâm sàng thường kín đáo. Có thể thấy các dấu hiệu: - Thay đổi màu sắc da: da lạnh, có màu tím sẫm. - Dấu hiệu đau cách hồi: Đau như bị bó ở vùng bắp chân hoặc bàn chân, ban đầu đau khi đi lại, nghỉ ngơi giảm đau khiến người bệnh đi tập tễnh. - Cảm giác lạnh hoặc tê bì hai chân.
  3. - Đau chân lúc nghỉ ngơi: thường là dấu hiệu của giai đoạn muộn. Đau tăng lên khi đưa chân lên cao hoặc khi thời tiết lạnh. Nếu tổn thương mạch máu ngoại vi phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi sẽ làm vết thương khó liền sẹo, mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi đó nguy cơ cắt cụt chi là rất cao. Vì vậy, để phòng tránh viêm loét và cắt cụt chi, người bệnh đái tháo đường cần có thói quen chăm sóc bàn chân hàng ngày. Dự án Phòng chống bệnh đái tháo đường - Bệnh viện Nội tiết TW Làm sao để biết có phải là người có nguy cơ bị loét chân? Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra các yếu tố nguy cơ của mình, hãy đối chiếu với các thông tin chúng tôi liệt kê dưới đây. Những yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến loét bàn chân là: - Nam giới. - Mắc bệnh đái tháo đường trên 10 năm hoặc tuổi trên 60 - Kiểm soát đường huyết kém. - Có biến dạng bàn chân hoặc có các yếu tố dễ làm loét như: chai chân, phỏng rộp da chân... - Đã từng bị loét bàn chân hoặc từng bị cắt cụt chân do loét. - Có các biểu hiện của tổn thương thần kinh ngoại vi và/hoặc tổn thương mạch máu ngoại vi. - Giảm thị lực. - Có biến chứng thận. - Đi giày dép không phù hợp với bàn chân. Hãy đề phòng, bạn có thể bị loét bàn chân nếu có nhiều yếu tố nguy cơ kể trên hoặc có một nguy cơ nhưng ở mức độ nặng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1