intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách chăm trẻ sốt xuất huyết tại nhà

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

86
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những ứng xử theo kinh nghiệm dân gian hoặc tuỳ tiện trong chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà có thể dẫn đến những nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Hiện bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị nên việc chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý tại nhà được coi là phương thức quan trọng nhằm nâng cao kết quả điều trị, giảm nguy cơ diễn tiến nặng, đồng thời giúp trẻ sớm hồi phục. Việc dùng quần áo quá dày hoặc ủ kín trẻ sốt xuất huyết có thể làm trẻ sốt cao hơn. (ảnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách chăm trẻ sốt xuất huyết tại nhà

  1. Cách chăm trẻ sốt xuất huyết tại nhà Những ứng xử theo kinh nghiệm dân gian hoặc tuỳ tiện trong chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà có thể dẫn đến những nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Hiện bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị nên việc chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý tại nhà được coi là phương thức quan trọng nhằm nâng cao kết quả điều trị, giảm nguy cơ diễn tiến nặng, đồng thời giúp trẻ sớm hồi phục. Việc dùng quần áo quá dày hoặc ủ kín trẻ sốt xuất huyết có thể làm trẻ sốt cao hơn. (ảnh chỉ mang tính minh hoạ). Ảnh: C.T.V Dấu hiệu phát hiện trẻ bệnh
  2. Sốt xuất huyết là bệnh sốt gây ra bởi siêu vi trùng Dengue nên có tên gọi đầy đủ là sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, truyền từ người bệnh sang người lành, qua vết đốt của muỗi vằn. Bệnh hay gặp vào mùa mưa, bắt đầu với ba dấu hiệu: sốt đột ngột, sốt cao, sốt liên tục. Kèm theo sốt, nhiều trẻ còn phát ban, đau bụng, ói mửa,… Thể điển hình sau khi bị muỗi đốt từ 2 – 7 ngày, trẻ đột ngột sốt, nhiệt độ cơ thể lên đến 39,5°C hoặc cao hơn 41°C. Triệu chứng xuất huyết biểu hiện bằng những chấm xuất huyết ở da, dạng nhỏ li ti, khi căng da vẫn còn, thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày với nhiều hình thức: nôn ói ra máu, tiêu ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da,… Những ứng xử sai lầm - Cắt lể theo kinh nghiệm dân gian: cách này không những không hạ được sốt mà còn gây chảy máu
  3. Cần lưu ý, xuất huyết không khó cầm, dẫn đến mất phải là dấu hiệu bắt buộc của máu. bệnh, bởi có trẻ tuy mang bệnh - Cho trẻ cữ nước, tránh này nhưng lại hoàn toàn không gió: làm tình trạng mất có triệu chứng xuất huyết. Và dù nước của trẻ nặng hơn. có hoặc không triệu chứng xuất - Tự ý tăng liều thuốc hạ huyết thì bệnh vẫn có thể dẫn tới sốt, số lần uống: gây hại một biến chứng vô cùng nguy thêm cho gan, ngộ độc. hiểm, có thể khiến trẻ tử vong, - Kiêng ăn, cữ uống: đó là sốc (một hội chứng gồm ba khiến trẻ càng suy nhược, tình trạng suy giảm: giảm tri mất nước. giác, giảm nhiệt độ, giảm huyết - Khi trẻ hạ sốt cho rằng áp). trẻ đã khỏi bệnh nên Hạ sốt đúng cách không theo dõi nữa: điều Trẻ bệnh cần nghỉ ngơi, chơi, này dễ dẫn đến nguy cơ ngủ ở nơi thoáng mát, không bỏ qua, không phát hiện chạy nhảy nhiều. Tránh dùng kịp thời dấu hiệu trở quần áo quá dày, hoặc ủ kín. Trẻ nặng của bệnh. đang sốt cần theo dõi nhiệt độ
  4. thường xuyên mỗi ngày hai lần vào sáng, chiều và mỗi khi sốt đột ngột. Sau khi uống thuốc hạ sốt một giờ, cần đo lại nhiệt độ. Quan sát các dấu hiệu chảy máu, lượng nước tiểu, các biểu hiện bất thường, tình trạng ăn uống, chơi của trẻ. Khi hạ sốt từ ngày thứ ba trở đi phải theo dõi kỹ hơn. Nếu trẻ vẫn chơi bình thường, ăn uống được là đang hồi phục. Ngược lại, trẻ chơi kém, lừ đừ, than đau bụng nhiều hay có bất kỳ dấu hiệu trở nặng nào khác cũng cần đưa đi khám ngay. Việc dùng thuốc phải đúng chỉ định bác sĩ. Thường các bác sĩ sẽ cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol (10 – 15mg/kg). Đặc biệt, tránh cho trẻ dùng các thuốc nhóm Aspirine vì các loại thuốc Aspirine có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và gây một số tai biến khác. Đã có trẻ tử vong do người nhà thiếu hiểu biết, tự ý cho dùng Aspirine. Khi trẻ sốt cao trên 40°C dùng thêm những phương pháp hạ nhiệt vật lý như lau mát, nằm phòng lạnh, để quạt, uống nước lạnh. Lau mát bằng nước ấm hoặc nước thường trong vòng 20 phút lên đầu, lên trán trẻ; đắp khăn ướt ở những vùng có mạch máu lớn nằm sát da như nách, bẹn…
  5. Đảm bảo trẻ ăn đủ chất Sự chịu đựng nhiệt độ trên 39°C trong thời gian dài sẽ dẫn đến trẻ bị mất nước và các chất điện giải kèm theo, dẫn đến rối loạn thần kinh, thậm chí co giật. Vì vậy cho trẻ uống nước đầy đủ là điều rất cần thiết. Có thể cho trẻ uống Oresol (chất thường dùng để bù nước trong bệnh tiêu chảy) hoặc uống nước cam, chanh, nước khoáng, nước lọc đun sôi… Khi mắc bệnh, trẻ thường có triệu chứng ói mửa, miệng lạt không chịu ăn, dẫn đến không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết nên dễ bị hạ đường huyết. Để đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất, cần tiếp tục cho trẻ ăn các thức ăn hàng ngày, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cơ thể. Nếu trẻ bị nôn ói, giảm số lượng thức ăn mỗi bữa, phải cho ăn thành nhiều bữa, ăn từ từ, tránh đầy bụng gây nôn ói. Tránh thức ăn nhiều mỡ. Ăn nhiều hơn vào buổi sáng cũng giúp trẻ dễ chịu. Nếu trẻ chán ăn nên chọn thức ăn lỏng như cháo, hủ tiếu, bánh canh…; thức ăn trẻ ưa thích, hợp khẩu vị để ăn được nhiều. Dùng thêm sữa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2