intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách để hiểu con tuổi teen

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

53
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cha mẹ sẽ thất bại nếu không biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống của con cái cũng như những gì có thể tác động đến bọn trẻ. Khó khăn với các phụ huynh chính là phải học cách lắng nghe: luôn sẵn sàng, không vội vã và biết cách khơi gợi cả những vấn đề khó khăn, để con cái có thể cảm thấy thoải mái khi chia sẻ với bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách để hiểu con tuổi teen

  1. Cách để hiểu con tuổi teen Cha mẹ sẽ thất bại nếu không biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống của con cái cũng như những gì có thể tác động đến bọn trẻ. Khó khăn với các phụ huynh chính là phải học cách lắng nghe: luôn sẵn sàng, không vội vã và biết cách khơi gợi cả những vấn đề khó khăn, để con cái có thể cảm thấy thoải mái khi chia sẻ với bạn. Nếu bạn có thể điều khiển được cảm xúc của mình, con trẻ sẽ sẵn sàng chia sẻ những vấn đề thầm kín nhất của chúng với bạn. Khi đó, bạn mới có thể khai thông những suy nghĩ trong đầu bọn trẻ. Nguyên tắc để trò chuyện cởi mở với con: - Không áp đặt cá nhân chủ quan của bạn lên câu chuyện của con. - Làm chủ cảm xúc và hành động của bạn. - Điều duy nhất bạn có thể điều khiển trong tình huống này chính là bạn. Bạn phải hít thở sâu, có ý thức giảm âm lượng giọng nói, - Chú ý những gì có thể khiến con bạn khó chịu và phản ứng thái quá. - Nếu cuộc nói chuyện khiến bạn khó chịu (Tôi cảm thấy con bé đang nói dối mình), hãy mở rộng câu chuyện để thay đổi cảm xúc của bạn (Con gái quá lo sợ về phản ứng của tôi nên nó đã nói dối. Tôi nghĩ tôi cần phải chú ý phản ứng của mình khi con bé thông báo những tin xấu). - Hiểu rõ những lo sợ của bạn về thái độ của con (Con bé chỉ quá giàu cảm xúc ở tuổi 12 chứ không phải lúc nào nó cũng thế). Cùng một vấn đề nhưng bọn trẻ ở mỗi lứa tuổi sẽ có một phản ứng khác nhau: Đứa trẻ tuổi teen đóng sầm cửa phòng của mình. Đứa trẻ 10 tuổi thì giận dỗi: "Mẹ chẳng bao giờ hiểu cả". Đứa trẻ 4 tuổi thì sẽ gào lên: "Con ghét mẹ". - Bạn phải hiểu đâu là điều quan trọng nhất cần ghi nhớ. Đừng nhìn mọi việc một cách quá cá nhân. Đầu tiên, vấn đề không phải là bạn, vấn đề là bọn trẻ. Chúng đang bối rối, khó khăn để kiểm soát bản thân, chúng còn quá non nớt để hiểu và diễn tả cảm xúc của mình.
  2. Khi con gái của bạn nói: "Mẹ chẳng hiểu gì cả", thì thực ra là con bé cảm thấy nó không bao giờ được hiểu chứ không phải nó chỉ trích bạn. Nếu nhìn vấn đề ở phía cá nhân mình, bạn chỉ khiến mình bị tổn thương. Hệ quả là bạn hoặc câm lặng, hoặc gào lên, hoặc là cả hai, điều đó chỉ làm xấu hơn tình trạng vốn đã căng thẳng với tất cả những ai liên quan. Kết nối lại tình yêu và sự thông cảm với con của bạn. Bạn có thể thiết lập những giới hạn nhưng bạn nên làm một cách bình tĩnh nhất mà bạn có thể. Con bạn sẽ rất biết ơn, ngay cả khi chúng không chịu thừa nhận điều đó vào lúc này. Bạn đừng bao giờ buộc con cái đối xử với mình một cách thiếu tôn trọng. Khi thiết lập các giới hạn, bạn nên hành động vì tình yêu hơn là tức giận. Mở cuộc trò chuyện một cách bình tĩnh. Luôn luôn bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách thừa nhận vị trí của con bạn. Điều đó sẽ giúp con bạn dỡ bỏ tư tưởng phòng thủ để có thể nghe bạn nói. Từ ý kiến của bạn, hãy để con tự chủ, sửa chữa và xây dựng. Sau đó, bạn hãy đánh giá những điều chỉnh ấy, để con biết bạn nhận ra vấn đề của con. Mở rộng sự tôn trọng. Hãy nhớ rằng, nhiều quan điểm có thể đúng cùng một lúc. Giả sử, con bạn có một lý do cho quan điểm hay hành vi của mình, điều này có thể không được bạn coi là lý do tốt nhưng rõ ràng con bạn đã có một lý do. Nếu bạn muốn hiểu con, bạn nên tôn trọng những quan điểm của con. Nói bất cứ điều gì bạn cần phải nói. Sau đó hãy im lặng và lắng nghe. Luôn hướng đến sự an toàn. Mọi người không nghe thấy gì khi họ đang bối rối. Nếu họ không cảm thấy an toàn, họ thường thu mình lại hoặc như con nhím xù lông. Nếu con của bạn bắt đầu tức giận, sợ hãi hoặc cảm thấy bị tổn thương, bạn hãy ghi nhớ và kết nối các tình huống lại. Nhắc nhở con và chính bạn - bạn yêu con như thế nào, và bạn đang tìm kiếm một giải pháp có ích cho tất cả mọi người.
  3. Cố gắng hết sức để tránh cho con khỏi mắc sai lầm. "Hãy tạo cảm giác vui vẻ. Một cái vỗ nhẹ có thể làm tan căng thẳng." Hãy sử dụng đại từ nhân xưng chỉ đúng bạn để nói về cảm xúc của bạn (Mẹ rất sợ khi con về trễ và không gọi điện); hãy miêu tả đúng hiện trạng (Bản kiểm điểm này tồi tệ hơn nhiều hơn so với kiểm điểm trước đó của con); và cung cấp thông tin (Bà hàng xóm Weiner nói rằng con đã hút thuốc ở sân sau). Kìm nén sự giận dữ. Hãy nhớ rằng thể hiện sự tức giận chỉ làm cho bạn thêm tức giận bởi vì nó củng cố cảm giác của bạn rằng bạn đúng và người khác sai. Thay vào đó, nên chú ý đến sự tức giận của bạn và xem nó như một tín hiệu của những gì cần phải thay đổi. Ví dụ, thay vì giận dữ bởi những đứa trẻ không giúp việc nhà, hãy sử dụng sự tức giận như là một động lực để thiết lập một hệ thống mới các công việc trong gia đình. Điều này sẽ giúp ngăn chặn các tình huống xấu trong tương lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2