intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách diệt côn trùng

Chia sẻ: Trần Nhất Huy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

105
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Cách diệt côn trùng giới thiệu tới các bạn những loại côn trùng thường gây phiền toái trong ngôi nhà của bạn như kiến, gián, ruồi, bọ chét, bướm, ve, muỗi, rệp. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết về điều này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách diệt côn trùng

  1. 1. Diệt kiến: Làm cách nào để  diệt kiến lửa một cách nhanh nhất và dễ  nhất? Các  phương pháp diệt kiến hiệu quả theo kinh nghiêm dân gian mà ai cũng có  thể làm được đó là: 1. Băng keo dính: Dùng băng dán – với mặt dính phía trên – quấn tròn  quanh vị trí đặt lọ để tạo thành “một chiến hào” bẫy chúng. 2. Phấn: Những con vật khó chịu này sẽ  bị  dồn vào đường cùng nếu gặp  phải một đường phấn vẽ  ngay trước mặt chúng. Carbonate can­xi trong  phấn sẽ giúp đẩy lùi cả những con kiến hùng hổ nhất. 3. Bột mì: Rắc một tí bột mì dọc theo mặt sau kệ  đựng thức ăn sẽ  giúp  ngăn cản kiến. 4. Chậu hoa: Nếu kiến lửa tràn vào sân hoặc hiên nhà bạn, dùng một chậu   hoa úp trên tổ  kiến, đổ  nước vào tổ  kiến qua những lỗ  thoát nước trên  chậu hoa, đảm bảo sẽ không còn con kiến nào quấy rầy bạn. 5. Chanh: Vắt một ít nước chanh vào ngưỡng cửa hoặc kệ cửa sổ, vào các   hố, lỗ hoặc đường đi của kiến và rải những miếng vỏ chanh cắt nhỏ xung   quanh cửa ra vào. Kiến không chịu được mùi chanh, chúng sẽ không vượt  qua “hàng rào” này. Mùi chanh cũng có tác dụng với gián và bọ chét: trộn   một hỗn hợp khoảng bốn trái chanh hoặc cam (xay nhuyễn cả  vỏ  thành   hỗn hợp sệt) với hai lít nước và dùng hỗn hợp đó để  lau sàn. Những côn   trùng sẽ “trốn xa” nhà bạn. 6. Vỏ cam: Để đuổi kiến ra khỏi vườn, sân hay hàng hiên nhà bạn, hãy xay  nhuyễn một ít vỏ  cam với một ít nước tạo nên một hỗn hợp sền sệt,   bôi/trét hỗn hợp này trên miệng tổ kiến, bảo đảm chúng sẽ  không dám ló   mặt ra khỏi tổ. 7.Tiêu:   Mùa  hè,   kiến  thường   vào  bếp.   Bạn  có   thể   rắc   một   ít   tiêu   lên  quầy/kệ bếp, kiến sẽ “tự hiểu” và rút lui. 8. Dầu máy: Kiến sẽ  không còn cảm thấy thèm muốn các lọ  đường ngọt  ngào trước mũi chúng sau khi cố  gắng leo qua (mà không kết quả) “hàng   rào” dầu máy trơn nhẵn đó. 9. Vắt chanh tươi vào tổ  kiến hay chỗ  kiến tập trung hoặc rắc vỏ chanh  băm nhỏ lên đó thì đàn kiến sẽ tự tan rã và bỏ đi. Ngoài ra người ta còn rắc  lên tổ kiến bã cà phê, bột than củi, phấn rôm hoặc tiêu bột.
  2. 2. Diệt gián: 1­ Dùng lá thơm (bay leaves), loại lá mà người ta thêm 2,3 lá vào nồi bò   kho cho thơm. Nhét những là khô đó vào những kẽ mà gián hay xuất hiện   về đêm. Các con gián rất kỵ mùi lá thơm nầy 2­ Dùng bột “baking soda“. Loại bột này các người làm bánh ngọt gọi là  bột nổi (nở). Dùng 2 muỗng nhỏ bột Baking Soda, trộn nhào với bánh ngọt  với hành phi thơm (đừng nhiều quá làm loãng thuốc). Chó mèo ăn không  sao. Nhưng loài gián vì cơ thể không có hệ thoát hơi như loài người, trong   cơ thể gián chất nội tiết toàn là chất acid để tiêu hóa thức ăn độc hại, khi   nên chất bánh sệt có baking soda vào hệ tiêu hóa của gián thì acid + baz sẽ  tạo nhiều hơi làm gián bị  phình bụng mà chết. Khi gián chết trong tổ  thì  các con gián khác ăn xác gián chết sẽ  bị  lây lan chứng sình bụng, hơi  không thoát được rồi chết sạch ổ nầy đến ổ kia. 3­ Rải phèn chua bột xung quanh nơi đựng thức ăn, tủ, bồn rửa bát hay rửa  mặt cũng làm cho gián không dám bò vào. 4­ Để bắt gián, bạn có thể cho một ít khoai hoặc bia vào trong chai, lọ rồi   xoa lớp mỡ mỏng lên miệng chai, chẳng bao lâu sau gián sẽ tự bò vào rất  nhiều. 5­ Dùng acid boric dạng bột trắng (Có nơi ghi là trừ gián) 2 muỗng cà phê   + bánh ngọt + chút sữa tươi + chút bơ  đem tất cả  vào soong nhỏ  trộn   chung ra chất sệt thơm, bôi chất đó trong những kẻ  vách tường hay vách  tủ  hoặc bạn dùng một cái nắp chai CocaCola nhỏ, trét một chút chất sệt   dẻo và đem nắp ấy vào phòng ngủ để nơi góc tường. Chừng 48 tiếng sau   bạn sẽ ngạc nhiên thấy nhiều con gián ăn vào, phình bụng và tìm chỗ nào  có nước uống như  phòng vệ  sinh, cụ  cựa mãi và chết từ  từ. Sau đó tiệt   luôn vấn đề gián trong nhà bạn. 3. Diệt ruồi: Bạn có thể  sử  dụng loại băng keo dính hai mặt chuyên diệt ruồi. Loại  băng keo này có mùi mật thơm nên rất thu hút ruồi. Hương muỗi hay vỏ  bưởi phơi khô cũng có thể đuổi ruồi.
  3. 4. Diệt bướm: Lấy một hộp gỗ sơn màu vàng mặt ngoài, trong bôi một ít dung dịch gồm   một phần mật và hai phần giấm, sẽ thu hút được bướm bay vào. 5. Ve và bọ chét: Trên các con vật nuôi trong nhà có rất nhiều ve và bọ  chét. Chúng có thể  đốt người và truyền một số bệnh. Do đó, bạn nên dùng các loại xà phòng  và dầu gội đầu diệt trùng để  “tắm” cho vật nuôi. Mùi hương của vỏ cam  cũng có tác dụng xua đuổi ve và bọ chét. 6. Diệt muỗi: Muốn đuổi muỗi ra khỏi phòng ngủ, bạn hãy đốt vài miếng vỏ  cam hay  vỏ  quít phơi khô trong nồi đất nhỏ  rồi sau đó khép cửa vài phút, muỗi sẽ  không còn vo ve trong phòng nữa. Ngoài ra, bạn có thể  làm theo một số  cách sau: Cách bắt muỗi: 1. Cho độ 5­10 ml nước đường hoặc bia vào chai, lắc mạnh rồi đặt ở nơi   nhiều muỗi. Ngửi thấy mùi này, muỗi sẽ bay vào và không biết đường ra. 2. Bật máy hút bụi, chờ khi tốc độ quay đạt đến độ cao nhất, đưa đầu hút  bụi vào nơi có muỗi. Chúng sẽ bị hút vào và chết. Cách đuổi muỗi: 1. Vẩy một ít nước hoa hoặc đặt một bát tỏi đã nghiền nát vào nơi muỗi   thường bay đến. Mùi nước hoa và vị cay của tỏi làm muỗi rất “ngại”. 2. Đặt trong nhà một bồn hoa dạ lan hoặc bạc hà. 3.  Ở nơi nhiều muỗi, bạn có thể  đặt một hộp dầu con hổ hoặc chai dầu   gió, muỗi ngửi thấy sẽ bay đi chỗ khác. 4. Mặc quần áo trắng hoặc nhạt màu. Loại quần áo này có tính phản  quang mạnh, có tác dụng đuổi muỗi. 5. Hiện nay có một số cây có khả năng xua muỗi như loài hoa cúc, cây sả,  cây mần tưới, cây ngũ gia bì. Và ngay cả các loài vỏ cam, chanh… cũng có   khả năng trên. Cụ thể, các loài cây thuộc họ hoa cúc như hoa cúc đại đóa, 
  4. hoa cúc dại… đều có tinh chất thuộc nhóm pyrethroid. Chất này đã được   nhiều hãng hóa chất nghiên cứu và chiết xuất để tạo nên thuốc diệt muỗi   và côn trùng. Cây sả  ngoài tác dụng xua muỗi còn có khả  năng xua côn  trùng và ngăn rắn vào nhà. Cây mần tưới chứa tinh chất có khả  năng diệt   các loài mạt, rận và xua đuổi muỗi. Riêng cây ngũ gia bì ngoài tác dụng  đuổi muỗi còn có thể dùng để nấu canh hay làm cây cảnh trong nhà. Các loài hoa, lá nên vò dập, cho vào túi lưới treo tại các góc trong nhà.   Ngoài ra, có thể  hái lá, phơi khô, xay nhỏ  trộn lẫn mụn cưa làm hương   muỗi, hoặc phơi lá khô, xông đốt để  khói bay vào nhà đuổi muỗi ra. Với   các cách làm này, tùy vào sức lan tỏa có thể  xua muỗi vào nhà khoảng 1  tuần/ lần, sau đó thay bằng lượt lá mới. 7. Diệt rệp.  Có thể  diệt rệp theo kinh nghiệm dân gian: dùng một phần hoa hồi, hai  phần bồ  kết đem tán nhỏ, hòa với nước điếu rồi nhỏ  vào các khe kẽ  giường có rệp; hoặc lấy cây thuốc lào tươi rải khắp giường rồi trải chiếu   lên; có thể dùng lá thuốc lào khô tán nhỏ, rắc vào khe giường hoặc đốt lùa   khói vào khe giường. Các biện pháp trên có tác dụng làm cho rệp chui ra  để diệt. ST Cách diệt côn trùng trong nhà Để  diệt gián, không đơn giản là dùng băng phiến, thậm chí là không nên  dùng vì mùi hắc của băng phiến lan tỏa khắp nhà. Hiện nay đã có rất   nhiều sản phẩm không mùi dưới dạng những gói nhỏ, đặt trên giá hoặc  treo trên thanh treo giữa các ngăn tủ. Viên long não hay thông tuyết có tác dụng lâu dài và tốt hơn băng phiến.  Nếu ngoài băng phiến ra mà không có viên long não hoặc những loại khác,  có thể  khử  mùi băng phiến khó chịu bằng cách để  quần áo sắp mặc vào  chỗ thông thoáng trong một ngày sẽ bay hết. Nếu cần thay quần áo ngay,  lấy quạt điện thổi hoặc lấy vải  ướt phủ  lên rồi là một lượt, chắc chắn  mùi băng phiến sẽ không còn khó chịu nữa. Có thể áp dụng mẹo nhỏ sau:  đặt những túi may bằng vải mutxơlin  đựng vỏ  chanh khô hoặc những 
  5. miếng bông thấm nước chứa tinh dầu oải hương, húng, hương thảo, trắc   bách diệp, kinh giới hoặc rượu long não xen giữa quần áo. Cần lưu ý về  đồ  len, phải giặt sạch trước khi xếp vào tủ  vì con nhậy rất thính với đồ  len bám hơi người. Những loại “hoa” nhân tạo có khả năng tự dính chống ruồi, không mùi đã  được sản xuất. Đây là một loại khí dung đặt trong tủ bếp trong thời gian 4  tháng. Ngoài ra, còn có loại hương vòng đốt ở ngoài và máy khuếch tán  điện chống ruồi có chương trình khởi động tự động. Tuy nhiên, loại này  chỉ nên hoạt động vào ban ngày. Lấy tỏi đun trong nước sôi rồi cắt thành  từng miếng trộn với vài miếng đinh hương để trong những đĩa nhỏ.  Khoảng 2­3 ngày thay tỏi một lần. Hoặc treo các túi nilon nước sạch ở  những nơi nhiều ruồi, chắc chắn ruồi sẽ sợ mà bay đi. Khi bạn bị nhạy cảm với những vết muỗi đốt thì nên dự phòng thuốc  chống muỗi đốt như Pyrel tinh dầu tự nhiên, dùng bộ khuếch tán ánh sáng,  tia cực tím và đốt nến thơm mùi sả. Có thể dùng màn bằng sợi polyester.  Dùng điều hòa cũng là cách để tránh muỗi vì đã ngăn chặn đường muỗi  vào qua đường cửa sổ. Những loại khí dung có tác dụng tức thời hoặc lâu  dài, hương vòng để đốt, các loại máy khuếch tán điện hoặc những loại  máy siêu thanh. Sản phẩm mới là máy khuếch tán chạy pin, thích hợp  trong những chuyến dã ngoại, cắm trại hoặc dùng các loại thuốc xịt trực  tiếp vào vết muỗi đốt. Dùng lá xôn, trúc đào, húng và hương thảo đặt vào  giữa một bó giấy báo đã vò kỹ, tưới dầu paraphin hoặc sáp chảy vào, đốt  bên ngoài trong khoảng 30 phút trước khi ngồi vào bàn ăn. Gần như kiến có mặt khắp mọi nơi, từ nền nhà, nóc nhà, đồ dùng và cả  thức ăn, hoa quả… Những loại khí dung có hiệu quả ngay và lâu dài,  những loại bột để rắc quanh những chỗ kiến hay đi tới đều hiệu quả.  Dùng keo nước chống kiến chỉ cần chấm vào những chỗ kiến đi qua. Các  loại bẫy, ống hoặc xịt một loại bọt diệt kiến đi sâu vào những xó xỉnh và  những chỗ tổ kiến. Nếu muốn bảo vệ môi trường sống, nên trồng cây bạc  hà, oải hương, cúc vạn thọ. Có thể đặt bột phấn viết hoặc rau húng trên  đường kiến đi qua, sẽ tránh được kiến vì chúng thường ghét những thứ  này.
  6. Dùng hạt tiêu, hoa hồi cho vào vải gói lại, đặt vào hũ để bột gạo, đậy kín  nắp, mọt sẽ không tấn công nữa. Cho đỗ xanh vào nước sôi ngâm từ 1­2  phút để diệt hết trứng mọt. Sau đó mang ra phơi khô, cho vào lọ đậy nắp  kín bảo quản lâu dài. Nếu đỗ xanh đã bị mọt ăn thì áp dụng phương pháp  trên cũng xử lý được mối mọt sau này. Mứt táo bảo quản không cẩn thận  cũng là nơi mối mọt dễ xâm nhập. Chính vì vậy không nên để mứt táo, táo  khô ở nơi nhiều gió, nhiệt độ và độ ẩm cao. Vì nếu để ngoài gió, táo dễ bị  khô héo, vỏ ngả sang đen sẫm; để ở nơi có nhiệt độ cao, độ ẩm cao làm  cho táo chảy nước, mốc meo. Phương pháp bảo quản tốt nhất là phơi  nắng 4­5 ngày vào thời gian giữa mùa xuân, rang 30­40g muối rồi giã thành  bột. Sau đó, cho táo vào lọ, mỗi lớp táo khô rắc một ít bột muối lên rồi  đậy kín lại. Làm như vậy mứt táo, táo khô sẽ không bị mối mọt. Để chống mối mọt cho quần áo len dạ cần phải thường xuyên để thông  thoáng tủ treo quần áo len dạ. Nguyên nhân chính là do không khí lưu  thông, áo quần thường xuyên chuyển chỗ, mối mọt không dễ gì bám vào  để sinh sôi nảy nở. Còn quần áo để trong tủ vừa không thoáng gió cũng  không kín hoàn toàn nên mối mọt dễ phát triển. Nếu quần áo sạch đặt  trong túi nilon, cho băng phiến vào rồi buộc kín miệng túi lại sẽ không bị  mối mọt và gián nhấm. Quần áo bẩn là nơi môi trường phát triển khá lý  tưởng của vi sinh vật. Cho nên quần áo mặc rồi cần phải giặt sạch, phơi  khô, là lượt một lần để diệt hết mối mọt còn ẩn nấu trong quần áo len  dạ. Khi phát hiện quần áo đã bị mối mọt nên vá hoặc may lại những vết  mối mọt cắn không nên mang đi giặt ngay vì như vậy sẽ làm các lỗ mối  mọt nhấm to ra, mép lỗ xù lông, gây mất thẩm mỹ và cũng khó vá mạng  lại. Diệt côn trùng bằng “mẹo” Trời nồm ẩm là điều kiện lý tưởng để các loại côn trùng “sống dậy” sinh  sôi nảy nở. Các chuyên gia cho biết, có thể ngăn chặn, tiêu diệt các loại  côn trùng gây hại bằng những chất có trong thực phẩm, vật dụng hàng  ngày để bảo vệ sức khoẻ và giữ sạch môi trường.
  7. PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học  Quốc gia Hà Nội cho biết, trước đây người ta hay sử dụng băng phiến để  diệt gián, ngày nay là các loại thuốc diệt côn trùng tràn lan trên thị trường.  Nếu biết cách, người dân hoàn toàn có thể tận dụng những vật dụng trong  nhà để diệt côn trùng. Đơn giản nhất như thay vì dùng băng phiến, nên đặt  những túi may bằng vải mutxơlin đựng vỏ chanh khô hoặc những miếng  bông thấm nước chứa tinh dầu oải hương, húng, hương thảo, kinh giới  hoặc rượu long não vào tủ quần áo. Theo GS Bùi Công Hiển, khoa Sinh, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học  Quốc gia Hà Nội, có thể sử dụng bồ kết phơi khô, cây hương nhu, cây gỗ  thơm, vỏ bưởi, bã mía… đốt tạo khói trong nhà. Lưu ý chỉ đốt với số  lượng vừa phải để tạo ra một làn khói thoang thoảng trong nhà, tránh bị  ngạt. Có thể đốt vào thời điểm buổi chiều tối hoặc trước khi đi ngủ. Nhà  sẽ có mùi thơm của tự nhiên, đồng thời ruồi, muỗi, gián, kiến cũng như  các loại côn trùng sẽ không có chỗ ẩn náu và buộc phải bay ra khỏi nhà. Nếu không có các loại vật liệu để đốt thì có thể tùy từng loài côn trùng  muốn diệt mà có những mẹo riêng. Diệt ruồi bằng cách lấy tỏi đun trong  nước sôi rồi cắt thành từng miếng trộn với vài miếng đinh hương để trong  những đĩa nhỏ. Dùng hạt tiêu, hoa hồi cho vào vải gói lại, đặt vào hũ để  bột gạo, đậy kín nắp, mọt sẽ không tấn công nữa. Chanh có nhiều axit, có  thể vắt chanh tươi vào tổ kiến hay chỗ kiến tập trung hoặc rắc vỏ chanh  băm nhỏ lên đó thì đàn kiến sẽ tự tan rã và bỏ đi. Ngoài ra người ta còn rắc  lên tổ kiến bã cà phê, bột than củi, phấn rôm hoặc tiêu bột… Ngoài những biện pháp trên, thị trường hiện cũng có bán nhiều thiết bị  diệt côn trùng an toàn cho môi trường và sức khoẻ. Ví dụ như những loại  “hoa” nhân tạo có khả năng tự dính chống ruồi, không mùi đã được sản  xuất. Đây là một loại khí dung đặt trong tủ bếp trong thời gian 4 tháng.  Ngoài ra, còn có loại hương vòng đốt ở ngoài và máy khuếch tán điện  chống ruồi có chương trình khởi động tự động. PGS.TS Trịnh Lê Hùng cho rằng, cách bẫy côn trùng được cho là an toàn  nhất là những loại khí dung có tác dụng tức thời hoặc lâu dài, hương vòng  để đốt, các loại máy khuếch tán điện hoặc những loại máy siêu thanh. Sản 
  8. phẩm mới là máy khuếch tán chạy pin, thích hợp trong những chuyến dã  ngoại, cắm trại hoặc dùng các loại thuốc xịt trực tiếp vào vết muỗi đốt. GS Bùi Công Hiển cho rằng, các thiết bị bẫy, bắt côn trùng có trên thị  trường khá nhiều và dễ dùng. Dùng keo nước chống kiến chỉ cần chấm  vào những chỗ kiến đi qua. Các loại bẫy, ống hoặc xịt một loại bọt diệt  kiến đi sâu vào những xó xỉnh và những chỗ tổ kiến. Nếu muốn bảo vệ  môi trường sống, nên trồng cây bạc hà, oải hương, cúc vạn thọ… Đây là  những cây mà côn trùng rất “sợ”, mùi hương của chúng có tác dụng xua  đuổi côn trùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2