intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách điều trị viêm da cơ địa

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

166
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) là một trong những bệnh da phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh tiến triển dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần từ lúc sơ sinh tới 5-6 tuổi. Một số có thể kéo dài tới tuổi dậy thì, số ít hơn bệnh có thể tái xuất hiện ở tuổi 40-50. Tắm cho bé thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh ngoài da. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Căn nguyên của bệnh rất phức tạp, liên quan tới nhiều yếu tố. Tuy nhiên, đóng vai trò quan trọng trong căn sinh bệnh học của viêm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách điều trị viêm da cơ địa

  1. Cách điều trị viêm da cơ địa Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) là một trong những bệnh da phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh tiến triển dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần từ lúc sơ sinh tới 5-6 tuổi. Một số có thể kéo dài tới tuổi dậy thì, số ít hơn bệnh có thể tái xuất hiện ở tuổi 40-50. Tắm cho bé thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh ngoài da. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
  2. Căn nguyên của bệnh rất phức tạp, liên quan tới nhiều yếu tố. Tuy nhiên, đóng vai trò quan trọng trong căn sinh bệnh học của viêm da cơ địa là: di truyền, môi trường, khí hậu, ăn uống. Viêm da cơ địa thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng, hay bị các bệnh như hen phế quản, mày đay, dị ứng thời tiết, thức ăn, … Trước đây bệnh viêm da cơ địa thường được gọi là chàm, chàm cơ địa, chàm thể tạng (ở trẻ em) và viêm da thần kinh, sẩn ngứa của Besnier, Lichen đơn giản mạn tính (ở người lớn). Các biểu hiện của bệnh Ở trẻ nhỏ: Tùy theo từng giai đoạn mà bệnh có biểu hiện khác nhau: - Giai đoạn cấp tính: Các mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, phù nề, chảy nước, ngứa nhiều. - Giai đoạn bán cấp: thương tổn da ít phù hơn, bắt đầu khô và ngứa ít. - Giai đoạn mạn tính: da dày, bong vảy, lichen hóa, vẫn còn ngứa.
  3. Nếu bị bội nhiễm thì xuất hiện thêm các mụn mủ, đau, rát, có thể loét… Vị trí thương tổn hay gặp nhất là ở má, trán, cằm. Trường hợp nặng, thương tổn lan ra tay, chân, mình. Ở trẻ lớn/người lớn: Thương tổn cơ bản là các sẩn màu nâu tập trung trên nền da dày, rất ngứa. Vị trí hay gặp nhất là các nếp gấp như vùng khoeo chân, khuỷu tay, cổ, nách… Phòng bệnh và điều trị Đây là một bệnh da mạn tính, căn nguyên phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên cần có một chiến lược điều trị, quản lí đúng đắn, lâu dài. Chiến lược bao gồm: chăm sóc, điều trị, tư vấn, phòng bệnh. Chăm sóc: luôn luôn giữ cho da bé được sạch sẽ, ẩm bằng cách: cắt móng tay, móng chân, tắm nước ấm ngày một lần, bôi các chất làm ẩm da. Phải mặc rộng, thoáng, tránh kích thích, làm xây xước da. Điều trị: sử dụng các loại thuốc phù hợp từng giai đoạn bệnh:
  4. - Cấp tính: dung dịch Jarish đắp thương tổn (bằng gạc) ngày 2-3 lần. Kháng histamin để an thần và chống ngứa. - Bán cấp: bôi các loại hồ, kem: Kem kẽm, hồ nước, kem có corticoid, protopic, kháng histamin. - Mạn tính: mỡ corticoid, mỡ kháng sinh, mỡ salicyle, protopic, chống ngứa, an thần bằng kháng Histamin. Cần chú ý trong điều trị: - Lúc bệnh đã giảm hay đã ổn định vẫn phải tiếp tục bôi thuốc. Tuy nhiên cần thay đổi, không nên bôi một loại thuốc quá 10 ngày. - Không lạm dụng corticoid: Thuốc này bôi không quá 10 ngày, không sử dụng loại corticoid nặng cho trẻ em. - Sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm. - Trẻ lớn/người lớn có thể sử dụng các phương pháp khác như ánh sáng trị liệu, chiếu tia cực tím, các thuốc ức chế miễn dịch. Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Tránh dùng các thuốc không rõ nguồn gốc điều trị.
  5. Phải điều trị duy trì kể cả khi bệnh đã thuyên giảm để tránh tái phát và các biến chứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2