intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁCH KHIÊNG NẠN NHÂN LÊN VÀ VẬN CHUYỂN CÁNG CỨU THƯƠNG

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

565
lượt xem
72
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CÁCH KHIÊNG NẠN NHÂN LÊN VÀ VẬN CHUYỂN CÁNG CỨU THƯƠNG Đánh giá cẩn thận xem việc vận chuyển người bệnh có mang lại thêm nhiều nguy cơ hơn không? Nói chung nếu bạn có thể tìm ra nơi trú ẩn thích hợp và gởi người đi tìm đội cứu hộ thì an toàn hơn là hãy ở lại nơi đó, nhất là khi trời tối hay thời tiết xấu. Ngoài nguy cơ té ngã, người khiêng cáng còn có nguy cơ tổn thương cột sống lưng. Chuẩn bị khiêng bệnh nhân lên và vận chuyển cán cứu thương Xem xét...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁCH KHIÊNG NẠN NHÂN LÊN VÀ VẬN CHUYỂN CÁNG CỨU THƯƠNG

  1. CÁCH KHIÊNG NẠN NHÂN LÊN VÀ VẬN CHUYỂN CÁNG CỨU THƯƠNG
  2. Đánh giá cẩn thận xem việc vận chuyển người bệnh có mang lại thêm nhiều nguy cơ hơn không? Nói chung nếu bạn có thể tìm ra nơi trú ẩn thích hợp và gởi người đi tìm đội cứu hộ thì an toàn hơn là hãy ở lại nơi đó, nhất là khi trời tối hay thời tiết xấu. Ngoài nguy cơ té ngã, người khiêng cáng còn có nguy cơ tổn thương cột sống lưng. Chuẩn bị khiêng bệnh nhân lên và vận chuyển cán cứu thương Xem xét các vấn đề sau: • Bạn có đủ người để khiêng bệnh nhân an toàn lên cáng? • Tình trạng mặt đất bên dưới bạn như thế nào? Có khả năng bị trượt chân, bị lún hay phải đi trên đường dốc hay không? Mặt đất có chuyển động không? • Những người tham gia có hiểu những gì bạn đang làm không? Và bạn lên kế hoạch thực hiện chúng như thế nào? • Bạn hay bất kỳ người nào khác trong nhóm có tổn thương hay bệnh lý nào đó sẽ bị nặng hơn khi được khiêng không? • Có yếu tố nào khác cản trở hay không an toàn khi khiêng bệnh nhân hay không? Khiêng bệnh nhân lên cáng cứu thương
  3. Có thể khiêng trực tiếp bệnh nhân lên cáng cứu thương, tốt nhất là bởi 2 người. Đặt cáng cứu thương càng gần bệnh nhân càng tốt nhưng không làm ảnh hưởng đến công việc của bạn. Một người sẽ khiêng nửa đầu và người kia khiêng nửa chân của bệnh nhân. 1. Đỡ bệnh nhân ngồi dậy và bảo cô ấy khoanh tay trước ngực. 2. Ngồi xổm phía sau nạn nhân và luồn 2 tay bạn ở dưới cánh tay bệnh nhân rồi nắm cổ tay hay cẳng tay cô ấy. 3. yêu cầu người hỗ trợ ngồi xổm bên cạnh bệnh nhân, luồn 2 tay qua đùi cô ấy và giữ chặt 2 chân cô ấy. 4. Người khiêng phần đầu sẽ điều khiển và quyết định thời điểm nâng bệnh nhân. Khi đã sẵn sàng, hai người phối hợp với nhau và nhớ giữ lưng bạn thẳng, chầm chậm nâng bệnh nhân lên và đặt lên cáng. DÌU NẠN NHÂN BẰNG MỘT HAY HAI NGƯỜI Nếu việc vận chuyển người bị thương hay bị bệnh là tuyệt đối cần thiết, hãy khuyến khích anh ta tự di chuyển là tốt nhất để làm giảm thiểu nguy cơ cho cả bạn và bệnh nhân. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng thực hiện được điều này. Có nhiều nguy hiểm liên quan đến việc khiêng và di chuyển nạn nhân mà cần phải được xem trọng. Những kỹ thuật sau đây không đòi hỏi trang thiết bị và cơ thể rất hiệu quả trong tình huống khẩn cấp. Dìu nạn nhân bằng một người
  4. Dùng thân người làm điểm tựa bạn có thể gặp một nạn nhân trong tình trạng bong gân gót và đi lại khó khăn. Kỹ thuật này có thể hỗ trợ nạn nhân trong điều kiện không có sẵn một phương tiện nào khác như gập hay nạng. 1. Đứng bên tổn thương của nạn nhân, choàng tay cô ấy qua cổ bạn và nắm chặt bàn tay hay cổ tay của cô ấy. 2. Vòng tay kia của bạn qua eo nạn nhân và nắm chặt quần áo của cô ấy, tốt nhất là lưng quần hay dây nịt. 3. Di chuyển bằng cách bước chân bên trong đầu tiên và đi theo tốc độ đi của bệnh nhân. Kéo nạn nhân: kỹ thuật này dành cho trường hợp thật sự khẩn cấp và chỉ hiệu quả khi cần di chuyển 1 đoạn đường ngắn bởi vì nó cần sự nỗ lực rất nhiều. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong trường hợp vận chuyển nhanh chóng nạn nhân ra khỏi khu vực cực kỳ nguy hiểm. 1. Ngồi xổm phía sau nạn nhân, kéo anh ta một cách cẩn thận về phía bạn, ngừng, lui về sau và lại tiếp tục kéo nạn nhân. 2. Lập lại liên tục các động tác trên cho đến khi đến được nơi cần. Cổng trên lưng: mặc dù đây là một cách thức vận chuyển hiệu quả nhưng khả năng vận chuyển nạn nhân bao xa tùy thuộc vào kích thước và cân nặng của cô ấy. Khả năng của bạn giảm bớt nếu bạn còn có mang theo đồ cá nhân, đặc biệt khi bạn đang đi bộ với balô.
  5. 1. Ngồi xổm trước nạn nhân, lưng bạn hướng về phía cô ấy, bảo cô ấy đặt cánh tay qua 2 vai bạn. 2. Nắm lấy đùi cô ấy, kéo về phía trước và từ từ đứng lên. Nhớ giữ lưng cho thẳng Kỹ thuật đưa bệnh nhân lên tấm bạt hay túi cứu sống Nếu bạn dùng tấm bạt hay túi cứu sống làm cáng, sẽ rất dễ dàng đặt cáng bên dưới bệnh nhân trước khi cột đá vào nó. Kỹ thuật dễ dàng nhất là sử dụng một trong 2 cách sau: Cách thứ 1: Đặt túi/tấm bạt kế bên nạn nhân, thu gọn nửa gần bệnh nhân lại nghiêng bệnh nhân sang bên kia và kéo phần thu gọn càng gần lưng nạn nhân càng tốt. Sau đó nhẹ nhàng xoay cô ấy trở qua bên này và kéo thẳng phần bạt thu gọn ra. Bây giờ bạn đã sẵn sàng để cột các cục đá vào và khiêng bệnh nhân lên. Cách thứ 2: Gấp tấm bạt thành nhiều lớp từ đầu đến đáy. Mỗi người quỳ mỗi bên bệnh nhân, nhét tấm bạt qua phần thắt lưng của cô ấy, có thể nâng nhẹ phần hông bệnh nhân lên để dễ đưa qua hơn. Cùng nhau kéo phần đáy tấm bạt duỗi thẳng về phía chân bệnh nhân rồi kéo phần còn lại về phía đầu. Sau đó bạn cột các cục đá vào tấm bạt. Khiêng cáng: Tuân thủ các nguyên tắc sau sẽ làm giảm nguy cơ tổn thương cho bạn khi tiến hành khiêng và vận chuyển cáng. 1. Đứng ở tư thế khoảng cách đầu và chân rộng và một chân hơi đưa ra trước.
  6. 2. Uốn cong phần hông và đầu gối nhưng không uốn cong lưng. Luôn giữ cho lưng thẳng nhưng không co cứng. 3. Nắm chặt cáng và nâng lên. 4. Dùng những cơ khỏe nhất (như cơ đùi) để nâng cáng, giữ khuỷu tay ép sát vào thân. Toàn bộ quá trình vận chuyển sẽ được điều khiển bởi 1 người, thường là người khiêng phần đầu. Tạm dừng đều đặn khi cần và vận chuyển chậm và cẩn thận. Hai người khiêng: Thật dễ dàng hơn cho hai người khiêng và di chuyển một người nào đó. Tuy nhiên kỹ thuật này có hạn chế của nó, ngay cả với 2 người và rất ít khi phải luyện tập. Bắt chéo tay và giữ lấy dây thắt lưng Khiêng bằng hai tay đặt ở mông: 1. Khom người xuống, mặt mỗi người ở một bên người bị thương. 2. Choàng tay của bạn ở phía sau nạn nhân và giữ chặt dây thắtlưng của cô ta. 3. Chuyển tay còn lại của bạn xuống dưới gối của nạn nhân và nắm lấy chặt cổ tay người đối diện. 4. Đưa tay của bạn về phía giữa đùi của nạn nhân.
  7. 5. Tiến gần sát nạn nhân và từ từ đứng lên; bây giờ bạn đã sẵn sàng để di chuyển. Đưa tay còn lại của bạn xuống dưới gối và nắm lấy chặt cổ tay của người đối diện Khiêng bằng 4 tay đặt ở mông: Hai tay và trong trường hợp đặc biệt 4 tay khiêng đặt ở mông nạn nhân, cách này chỉ có thể dùng khi nạn nhân còn tỉnh vì phương pháp này đòi hỏi người được khiêng phải có kiểm soát được cơ thể của cô ta và có sự phối hợp với người cứu nạn. 1. Cho nạn nhân đứng gần bạn, đầu tiên giữ cổ tay trái của bạn với bàn tay phải của bạn và đề nghị người khiêng cùng bạn làm tương tự vậy. 2. Bây giờ hãy liên kết các bàn tay lại, giữ cổ tay phải người đối diện. Điều này sẽ hình thành nên một hình vuông. 3. Cho phép nạn nhân ngồi nhẹ nhàng trên tay của bạn và để cho 2 tay cô ấy choàng qua vai của bạn. Nên chú ý rằng đây là phương pháp rất khó và gây bối rối cho người cứu nạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2