intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách nghĩ mới, cách làm mới về giáo dục đại học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Cách nghĩ mới, cách làm mới về giáo dục đại học trình bày giáo dục đại học nước ta hiện nay; Khái quát chung về Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An; Nâng cao vị thế, xác định trách nhiệm của người Thầy; Nâng cao vị thế, xác định trách nhiệm của trò.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách nghĩ mới, cách làm mới về giáo dục đại học

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 31 – Tháng 04/2022 CÁCH NGHĨ MỚI, CÁCH LÀM MỚI VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC New way of thinking, new way of doing about higher education 1 Đặng Thị Phương Phi 1 Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam dang.phi@daihoclongan.edu.vn Tóm tắt — Nền giáo dục đại học hiện nay đang có xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ, trong đó việc hình thành nhân cách cho sinh viên đặc biệt được coi trọng và người có khả năng thích nghi cao nhất sẽ tồn tại và phát triển. Song song đó là xu hướng lấy người học là trung tâm được xem là một nhân tố quan trọng. Tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm ra hướng đi cụ thể và cần thiết trong tiến trình phát triển hướng đến tương lai tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Abstract — The current higher education system is undergoing a strong transformation, in which the formation of personality for students is especially valued and the person with the highest adaptability will survive and develop. In parallel, the learner-centered tendency is considered an important factor. The author carried out this study to find out the specific and necessary directions in the future-oriented development process at Long An University of Economics and Industry. Từ khóa — Giáo dục đại học, cách nghĩ mới, university education, new way of thinking. 1. Đặt vấn đề Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, giáo dục luôn song hành cùng với sự thay đổi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt hơn là Giáo dục đại học (GDĐH) phải thích ứng với những yêu cầu đòi hỏi khác nhau của từng giai đoạn xây dựng đất nước. Giai đoạn hiện nay, nước ta cần có nguồn nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực khác nhau mới có thể đáp ứng kịp thời với các thách thức không chỉ đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội trong nước mà còn cả đối với khu vực và trên thế giới. Muốn vậy, trước hết cần nhanh chóng chuyển đổi nền GDĐH hiện nay theo hướng dân tộc, hiện đại và sáng tạo. Nền GDĐH dân tộc hiện đại và sáng tạo là nền GDĐH trong một thời gian ngắn, ứng dụng có hiệu quả các tri thức của nhân loại vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, là nơi phát triển các tri thức đó. Nền GDĐH mới này là thế mạnh để dẫn tới mọi thành công của nước ta trong công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đây cũng chính là chìa khóa mở ra cánh cổng cho từng thành viên trong xã hội Việt Nam đạt được thắng lợi của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của xu thế toàn cầu hóa. Thế kỷ XXI là thế kỷ của tri thức, nhiệm vụ của GDĐH nước ta là xây dựng nền GDĐH dân tộc, hiện đại và sáng tạo làm nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội. GDĐH mới không những tiếp thu được tri thức tiên tiến của nhân loại mà còn ứng dụng nhanh, có hiệu quả cao và tiếp tục sáng tạo, làm phát triển lượng tri thức này ở tầm cao hơn và nhanh hơn; chính là linh hồn của một xã hội trí thức mà cả thế giới đang kỳ vọng và hướng tới. 2. Giáo dục đại học nước ta hiện nay 2.1. Một số thành tựu ban đầu Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới và sau 22 năm của Thế kỷ 21, GDĐH ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nhất định góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, điều đáng nói hơn ở đây là bản thân ngành GD&ĐT cũng có nhiều chuyển biến lớn. Thành tựu nổi bật hơn cả là tăng quy mô trong GDĐH. Trong hoàn cảnh nước ta còn nhiều khó khăn thì quy mô GDĐH tăng nhanh như hiện nay cũng có thể coi như hiện tượng “đột biến”. Từ nền giáo dục tinh hoa dành cho một bộ phận – Nay là nền giáo dục 3
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 31 – Tháng 04/2022 đại trà, dành cho tất cả những ai coi trọng tri thức. Hệ thống GDĐH đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường lao động trong nước và bắt đầu góp phần vào nguồn nhân lực có chất lượng cho thế giới. Bên cạnh những thành tựu đạt được ấy, có thể nói là rất đáng tự hào nhưng chúng ta vẫn còn nhiều băn khoăn lo lắng. Trong mối ưu tư đó, chúng tôi nghĩ về Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã thoát ra khỏi nền giáo dục nặng về thi cử, khoa bảng chưa? Phương pháp giảng dạy có còn đơn điệu? Hình thức giảng dạy như thế nào? Phải làm như thế nào? Phải làm sao xứng đáng với lời dạy của người xưa “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. 2.2. Khái quát chung về Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An 2.2.1 Khái quát chung: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An (DLA) được thành lập theo quyết định số 542/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trường chịu sự quản lý về chuyên môn đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; về lãnh thổ và hành chính từ UBND tỉnh Long An. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Trường đã khẳng định phải xây dựng trường bằng chất lượng đào tạo, học đi đôi với hành, gắn đào tạo với thực tế và nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội. Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại; tuyển chọn đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi, xây dựng môi trường học tập thân thiện với mong muốn giúp người học phát triển toàn diện, DLA đặc biệt chú trọng đến công tác kiểm định chất lượng theo những quy định của Bộ GD&ĐT. Là một trong những Trường đại học tiên phong kiểm định giáo dục theo Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng được ban hành theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT gồm 25 tiêu chuẩn với 111 tiêu chí, DLA vinh dự được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục đại học vào tháng 1/2020. Hai năm qua, Trường vẫn miệt mài phấn đấu, tiếp tục tiến về phía trước, khẳng định mình, hiện nay trường đang tiến hành rà soát, hoàn tất báo cáo tự đánh giá và minh chứng để thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo 4 ngành: Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán, Ngôn ngữ Anh (dự kiến cuối năm 2022). 2.2.2 Triết lý, sứ mệnh, tầm nhìn: Với triết lý “Tri – Hành – Đạt nhân”, Trường có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tỉnh Long An và cho các tỉnh thành khác. Có mục tiêu và tầm nhìn đến năm 2025 là “Đào tạo sinh viên học viên (SVHV) và lực lượng lao động trẻ của tỉnh Long An, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh/thành khác có trình độ về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có kiến thức năng lực sáng tạo nắm bắt kịp thời sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến, đáp ứng những biến đổi toàn diện, sâu sắc trong nền kinh tế hiện đại – nền kinh tế tri thức; thích nghi nhanh với thay đổi của xã hội. Trường xác định mình phải cung cấp nguồn lao động có chất lượng cho các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, là những trí thức có trách nhiệm, có trí tuệ, có đạo đức nghề nghiệp”. 2.2.3 Hệ thống chính trị: Về tổ chức Đảng: Trường có Đảng bộ cơ sở thuộc Đảng bộ khối doanh nghiệp tỉnh Long An được thành lập vào tháng 12/2010 (lúc bấy giờ là Chi bộ cơ sở Đảng với 3 đảng viên). Hiện nay có 42 đảng viên trong đó có 33 đảng viên chính thức và 09 đảng viên dự bị với 4 chi bộ trực thuộc Đảng bộ khối Doanh nghiệp và Cơ quan Tỉnh. Về tổ chức Đoàn: Đoàn trường thuộc Tỉnh đoàn Long An, có 785 đoàn viên với 26 chi đoàn (25 chi đoàn sinh viên, 1 chi đoàn CB-GV trường). Về tổ chức Công đoàn: Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo, có 198 công đoàn viên với 7 tổ Công đoàn. 4
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 31 – Tháng 04/2022 Đảng bộ, Ban Giám hiệu có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong lãnh đạo, điều hành các tổ chức đoàn thể. 3. Cách nghĩ mới Sự phát triển mạnh mẽ của ba cuộc cách mạng: Truyền thông, tin học và công nghệ là động lực cho sự phát triển xã hội. Sự xâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau đã xảy ra trạng thái đa văn hóa trên nền văn hóa truyền thống. Vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc được đặt ra đồng thời với quá trình hiện đại hóa. Việt Nam, Long An đang đứng trước thách thức mới phải tìm ra con đường sáng tạo có thể nhanh chóng hội nhập cùng với khu vực và thế giới. Mục tiêu của giáo dục là định hướng giá trị nhân cách hiện đại trên nền truyền thống dân tộc. Xác định được vai trò của giáo dục và nhà trường đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên trong giai đoạn mới, đồng thời phải thấy được mối liên kết giữa gia đình – nhà trường và xã hội trong việc chăm sóc giáo dục sinh viên. Nhà trường phải tác động tới sinh viên trong các giai đoạn phát triển từ năm thứ I tới khi ra trường thông qua mọi hoạt động của trường: Trách nhiệm – Ý chí – Thực tế – Thành đạt. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa Kỹ năng sống (KNS) là “Khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”. Kỹ năng nhận thức, kỹ năng hợp tác (học và làm việc nhóm), kỹ năng giao tiếp (kỹ năng nghe và lắng nghe), kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng thích nghi nhanh là những kỹ năng mà trường đặc biệt quan tâm để chuẩn bị cho xã hội một “Công dân toàn cầu” của thế kỷ XXI: Ngoại ngữ, tin học – Thể chất, Tinh thần – Hiểu sâu, Biết rộng,… các lĩnh vực khác. Xác định được khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng. 4. Cách làm mới 4.1. Nâng cao vị thế, xác định trách nhiệm của người Thầy Trong nền giáo dục nặng tính thi cử, quan hệ Thầy - Trò nhiều khi thiếu tính bình đẳng giữa người với người. Một bộ phận Thầy/Cô thường thông qua “uy quyền” của mình để kiểm soát quá trình học tập của trò ở tất cả các khâu từ lên lớp, nghe giảng, thi cử,… Người Thầy thường ở vị thế trung tâm, còn trò luôn ở thế thụ động. Trong xã hội hiện đại, tri thức không còn là mục tiêu hàng đầu nữa, vì tri thức thực ra chỉ là phương tiện để giúp hiểu được bản chất khoa học, bản chất sự việc,… Vì vậy, phải giảng dạy cho người học biết cách tư duy, học cách làm chủ được phương pháp học tập. Người học không ỷ lại, không chỉ nghe giảng một cách thụ động. Ngược lại, người Thầy phải biết “biến” người học thành người tích cực đi tìm, khám phá, tự người học sẽ chủ động giải quyết được những vấn đề gặp phải và kể cả những vấn đề vừa mới xuất hiện. Nâng cao chất lượng cho người học là làm tăng khả năng trau dồi trí tuệ của từng người, khả năng tự tìm tòi, khám phá, khả năng tự làm mới mình trong sự nghiệp đổi mới của cả nước, có khát vọng làm giàu, có kỹ năng thích nghi nhanh. Mối quan hệ giữa người dạy và người học cũng được thay đổi theo hướng tích cực. Người Thầy phải luôn đổi mới ngay trong từng lời giảng, bài giảng, tạo bầu không khí sinh động trong lớp học, khích lệ người học cùng tham gia xây dựng bài, thậm chí cho phép người học cùng “tranh luận” trong một môi trường hướng người học vào việc tìm hiểu và khám phá những cái mới. Trong mọi trường hợp, người Thầy phải tạo mọi tình huống, tạo điều kiện cho người học luôn có cơ hội tốt nhất để tự suy nghĩ, tự tìm hiểu những câu trả lời và qua đó rèn luyện cho trò tính trung thực. Một số vấn đề tiêu cực ở một bộ phận Thầy/Cô khi này khi khác đã làm cho hình ảnh người Thầy không còn đẹp nhưng thật sự vẫn còn số nhiều Thầy/Cô tận tụy với học trò mình, 5
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 31 – Tháng 04/2022 với năng lực chuyên môn cao với tấm lòng trong sáng,… Cần phát huy tuyên truyền hình ảnh đẹp của người Thầy. 4.2. Nâng cao vị thế, xác định trách nhiệm của trò Trong nền GDĐH dân tộc hiện đại và sáng tạo, ngoài việc gìn giữ và phát triển truyền thống “Công Cha áo Mẹ chữ Thầy”, trò luôn luôn kính quý Thầy và Thầy luôn thương mến trò thì trước hết cần đảm bảo Thầy và trò bình đẳng trước Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi, bổ sung), cụ thể các quy chế, quy định và các văn bản nói chung về GD&ĐT. Những suy nghĩ, tình cảm, nguyện vọng,... của người học, nhất thiết đều được tiếp nhận và tôn trọng. Người thầy luôn giữ vị trí là người đi trước, người hướng dẫn giúp người học đến với kho tàng tri thức, đến với khoa học và cả đến với thực tiễn bằng con đường ngắn nhất, mới nhất và có hiệu quả nhất. Bước vào những năm đầu của thập kỷ 2020 - 2030: Chúng ta cần phải bước nhanh nhưng từng bước thận trọng để có những sản phẩm chứa đựng hàm lượng chất xám cao, thể hiện tư duy độc lập, sáng tạo,... Chắc chắn chúng ta phải xây dựng và phải có được một hệ thống GDĐH hiện đại, sáng tạo của riêng mình để có thể vượt qua được các thách thức, góp phần đưa xã hội nhanh chóng nhập cuộc với khu vực và thế giới. Cùng với các cấp, bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, GDĐH một mặt tiếp tục chịu trách nhiệm chuyển giao những tốt đẹp văn minh từ thế hệ này sang thế hệ khác, mặt khác chịu trách nhiệm to lớn trong sự phát triển của xã hội Việt Nam. Đây là trách nhiệm rất vinh quang, nhưng cũng rất lớn và rất nặng. Do vậy, trong giảng dạy, người Thầy phải biết cách “khơi dậy” những hiểu biết của người học, gợi mở và dẫn dắt người học để giúp người học có thể vượt qua mọi khó khăn. Trong quá trình xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có thể có những ngành nghề sẽ mất đi và có những ngành nghề mới xuất hiện. Những ngành nghề mới này có tác động lớn đối với việc mở rộng sản xuất, có sức phát triển nhanh, từ đó dẫn đến sự tiến nhanh của xã hội nước ta. Điều này đòi hỏi ở một nền GDĐH phải tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao với khối lượng tri thức dồi dào, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo thành thạo đáp ứng được nhu cầu đa dạng của xã hội. Trong tương lai không xa, số lao động không qua đào tạo ở nước ta cũng sẽ ngày một giảm đi, thay vào đó là những người lao động được đào tạo có tri thức và tay nghề cao. Người lao động mới có thể tiếp cận những tri thức mới, nghề nghiệp mới, kỹ năng mới nhờ vào những tiến bộ của GDĐH từ xa và sự trợ giúp của các khóa vừa học vừa làm trong Trung Tâm đào tạo thường xuyên. Mặt khác, đây cũng là cơ hội tạo ra cho người lao động có thể chuyển đổi ngành nghề, nâng cao trình độ học vấn và nghề nghiệp để có điều kiện tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình và góp phần làm giàu thêm cho đất nước. 5. Kết luận Nền GDĐH sáng tạo sẽ kích thích và tạo điều kiện cho tất cả các trường, các cơ sở GDĐH cạnh tranh lành mạnh để dành được thị phần giáo dục, để có được thương hiệu của riêng mình. Những điều lệ nhà trường, những quy chế, quy định kiểm định chất lượng và các văn bản pháp quy khác về GDĐH hiện hành cũng sẽ góp phần để bản thân trường, từng cơ sở giáo dục bước đầu xác định được vị trí hiện tại của mình và kết quả đó cũng giúp cho xã hội có cái nhìn đúng đắn hơn với Trường. Trường sẽ nhanh chóng gắn chặt hơn nữa với xã hội. Tính đặc thù của Trường ĐH, nếu biết khai thác, tận dụng, biết giao trách nhiệm xã hội cho Trường ĐH, cho đội ngũ giảng viên GDĐH, tạo điều kiện để họ có nhiều cơ hội gắn với sản xuất, gắn với các doanh nghiệp và gắn với nghiên cứu, chắc chắn đội ngũ này sẽ đóng góp được nhiều trí tuệ và sức lực của mình hơn trong “đi tắt đón đầu”, trong đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Hiện nay Trường ĐH không rõ đơn vị sử dụng lao động mà đơn vị sử dụng lao động cũng không biết được Trường ĐH có thể giúp gì được sở mình. Như vậy, nền GDĐH sáng tạo 6
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 31 – Tháng 04/2022 trong bước đường phát triển của mình sẽ phải đưa đội ngũ giảng dạy thâm nhập vào các đơn vị sử dụng lao động thông qua các hợp đồng, nghiên cứu, thử nghiệm,… và quan trọng hơn là phải mời được đội ngũ này đến trường báo cáo chuyên đề, giảng dạy các học phần. Chỉ có làm được như thế thì nhà trường và các đơn vị sử dụng lao động mới biết nhau, hiểu nhau, tin nhau và gắn bó với nhau trên cơ sở tài nguyên chất xám được sử dụng chung và có điều kiện, môi trường thích hợp để phát triển. Để làm tốt được việc này, Trường Đại học phải tự giới thiệu được mình với các doanh nghiệp, với xã hội không chỉ nơi trường đặt cơ sở mà cả với khu vực và thế giới. Phải coi việc cho xã hội biết mình, hiểu mình, tin mình là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Đến với thực tiễn, đến với sản xuất cũng là để chính mình thấy được những tồn tại, những khuyết điểm của mình và cũng chính tự mình dũng cảm xóa bỏ chúng đi. Nghĩ mới, làm mới GDĐH có nghĩa là ngoài việc đào tạo sinh viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu sâu, biết rộng theo hệ thống chính của mình, còn có trách nhiệm vô cùng quan trọng là rèn luyện sinh viên thành những công dân tốt, có trách nhiệm, có những kỹ năng mềm, nhất là kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng làm chủ bản thân và kỹ năng thích nghi nhanh. Ở Trường Đại học Kinh tế Công Nghiệp Long An xác định mục tiêu mà Thầy phải đạt được là mỗi người Thầy cần phải là người bạn lớn để trò tin tưởng chia sẻ, là người biết chỉ huy, khơi dậy tiềm năng của trò, giúp trò biết tự tạo cơ hội để vượt qua mọi khó khăn trong quá trình tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới tư duy về quốc phòng, xây dựng tỉnh Long An, nước Việt Nam văn minh, giàu mạnh, mọi người dân đều được hạnh phúc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Báo cáo tình hình thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019). Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2030 định hướng đến năm 2045. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT Ban hành quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học. [4] Lê Đình Tuấn (2019). Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 2020 đến 2030 tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. [5] Quốc Hội (2019). Luật số 43/2019/QH14 Ban hành Luật Giáo dục. [6] Quốc Hội (2012). Luật số 08/2012/QH13 Ban hành Luật Giáo dục Đại học. [7] Quốc Hội (2018). Luật số 34/2018/QH14 Ban hành Luật sưa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học. [8] Joseph, L. & Brian, L.F. (2000). Higher education in trasition the Challenges of the New Millennium. Bergin & Garvey Westport, Connecticut, London. Ngày nhận: 04/03/2022 Ngày duyệt đăng: 28/03/2022 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2