intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách phòng bệnh cá La Hán trong mùa lạnh

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

119
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Miền Bắc sắp vào mùa đông, cá La Hán là loài rất nhạy cảm với thời tiết miền Bắc. MQ xin chia sẻ những kinh nghiệm đúc kết từ kinh nghiệm thực tế về việc phòng bệnh cho La Hán khi chuyển mùa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách phòng bệnh cá La Hán trong mùa lạnh

  1. Cách phòng bệnh cá La Hán trong mùa lạnh Miền Bắc sắp vào mùa đông, cá La Hán là loài rất nhạy cảm với thời tiết miền Bắc. MQ xin chia sẻ những kinh nghiệm đúc kết từ kinh nghiệm thực tế về việc phòng bệnh cho La Hán khi chuyển mùa. 1. Bật sưởi 30 độ: khi vào mùa lạnh thì chỉ cần để 28 độ là OK. Lý do thời điểm này để 30 độ vì: - Cá La Hán thích hợp với nhiệt độ khoảng 28 độ. - Nhưng vừa trải qua mùa hè với nhiệt độ 32, 33 độ , khi chuyển mùa
  2. nhiệt độ tụt xuống 27,28 độ khi này biên độ chênh lệch khá cao, cá chưa kịp thích ứng dễ bị nấm nên mình phải để sưởi 30 độ để cá quen dần. - Sau này sẽ giảm dần nhiệt độ là 28 độ. 2. Thêm muối: - Nếu bể không có muối thì nên dùng lượng 100g/100 lít nước. - Nếu bể đang có muối thì thêm 50% lượng muối đang dùng. 3. Cho cá ăn vừa đủ: Để đề phòng cá ốm mà vẫn nhồi nhét thức ăn thì nên cho ăn = 70% thông thường, việc này không ảnh hưởng đến phong độ cá mà còn giúp cá dễ thích nghi với thời tiết. Vì nếu đã đang mệt mỏi vì thời tiết chuyển mùa mà lại ăn no đến mức ì ạch thì tiêu hóa sẽ gặp vấn đề ngay lập tức. 4. Thay nước: - Thông thường bể La Hán 3 ngày nên thay 30% để đào thải lượng chất thải có trong nước và bổ xung nước mới nhưng khi chuyển mùa thì chỉ cần thay 20% (tuần 2 lần) mà thôi. - Điều quan trọng là trong mùa lạnh khi thay nước phải lưu ý về việc CHÊNH LỆCH NHIỆT ĐỘ. Vào giữa mùa đông Miền Bắc có khi lạnh 6,7 độ, nếu thay 20->30% lượng nước trong bể thì chắc chắn nước sẽ bị kéo tụt xuống 3,4 độ khi này rất nguy hiểm cho cá do sốc nước (nhiệt độ)
  3. Để khắc phục việc này, mình thường làm như sau: - Chia nhỏ lần thay: thay vì 3 ngày thay 30% thì thay hàng ngày 10% (việc này đòi hỏi phải có thời gian). - Hạn chế lượng nước cho mỗi lần thay (không quá 15%) vẫn thay tuần 2 lần, khi này lượng nước thay ít hơn đồng nghĩa với việc phải cho cá ăn giảm để trong nước lượng chất thải không tăng cao. - Làm ấm nước trước khi thay: mình thường dùng vòi có ren rồi vặn vào vòi Sen của gia đình, khi này nước thay là nước đã qua bình nóng lạnh, nếu có ít bể thì cho nước ra với nhiệt độ như trong bể. Nếu có nhiều bể thì chỉ cần cho nước âm ấm, nghĩa là không LẠNH NGẮT như trên bình chứa là được, miễn là đừng làm nước trong bể cá bị KÉO TỤT xuống do nước ĐẦU VÀO QUÁ LẠNH. - Hoặc có thể lấy sẵn 1 xô nước rồi đổ 1 ấm nước sôi vào rồi thay vào bể cá, mục đích cũng là để nước KHÔNG QUÁ LẠNH. - Nếu không làm được những điều như trên thì có thể đặt xô nước bên cạnh, dùng gáo đổ từ từ vào bể, thỉnh thoảng cho vài gáo, mục đích cũng là để sưởi có thể làm ấm nước từ từ chứ nếu đổ cả vào bể cá sẽ lạnh đột ngột và đợi sưởi làm nước đủ ấm thì quá lâu. 5. Công suất sưởi phù hợp lượng nước trong bể: - Quan niệm dùng ít sưởi cho đỡ tốn điện theo mình không hoàn toàn đúng. - Mình dùng đúng công suất nước sẽ được làm ấm nhanh hơn và sưởi ĐƯỢC NGHỈ nhiều hơn => bền hơn. - Mình thường dùng như sau:
  4. * Bể 60-> 100 lít (bể 60->80cm): sưởi 200->300w * Bể 100-> 250 lít(bể 1m ->1,2m): sưởi 300->600w. 6. Bảo ôn bể: việc này rất quan trọng vì mình có bảo ôn tốt thì bể mới không mất nhiệt và sưởi không phải hoạt động nhiều. Trước đây mình có bài viết như dưới đây để chia sẻ về việc GIỮ ẤM b ể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2