Kỹ thuật trồng cà chua ghép gốc cà tím
lượt xem 25
download
Cà chua là loại cây rau ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác nông dân còn gặp trở ngại, đó là bệnh héo rũ do vi khuẩn Ralstonia solanacearum, có thể gây thất trắng. Các nhà nghiên cứu khoa học đã tìm ra cách hạn chế thiệt hại này bằng cách ghép đọt cà chua lên gốc cà tím. Đây là biện pháp không dùng hóa chất độc hại, an toàn cho người và môi trường, phù hợp với xu thế phát triển thân thiện với môi trường....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật trồng cà chua ghép gốc cà tím
- Kỹ thuật trồng cà chua ghép gốc cà tím (04/01/2010) Cà chua là loại cây rau ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác nông dân còn gặp trở ngại, đó là bệnh héo rũ do vi khuẩn Ralstonia solanacearum, có thể gây thất trắng. Các nhà nghiên cứu khoa học đã tìm ra cách hạn chế thiệt hại này bằng cách ghép đọt cà chua lên gốc cà tím. Đây là biện pháp không dùng hóa chất độc hại, an toàn cho người và môi trường, phù hợp với xu thế phát triển thân thiện với môi trường. Một số giống cà chua làm ngọn ghép phổ biến hiện nay: F1 Red Crown 250, Trang Nông 05, Kim Cương đỏ, BM 199, DV 2926, F1 607,…
- I. KỸ THUẬT GHÉP CÀ CHUA TRÊN GỐC CÀ TÍM: 1. Chuẩn bị cây ghép: - Thành phần gồm giá thể đất tơi xốp không bị nhiễm phèn, mặn phối trộn với cám dừa, tro trấu (tỷ lệ 1-1- 2). - Hạt giống được ngâm ủ 6-7g hạt giống ngọn (cà chua) và 6-7g hạt giống gốc (cà tím) để trồng cho 1.000m2, khi hạt nứt nanh có thể gieo trong khay hoặc bầu (đường kính 5-7 cm, cao 10-15 cm). - Gốc ghép cà tím: Gieo trước cà chua từ 5-7 ngày để tương xứng thân ghép sau này, đường kính cây cà tím khi ghép được 0,2-0,3cm và cây được 3-5 lá. - Khi cà chua được 12-15 ngày, có 3-4 lá thật thì tiến hành ghép, đường kính thân cây từ 0,2-0,3cm. 2. Các bước ghép:
- - Cây ghép phải khô ráo, dùng lưỡi lam tiệt trùng bằng cồn 900, cắt ngang thân cây cà tím làm gốc ghép phía trên 2 lá mầm (lấy phần gốc) và cắt ngang thân cà chua phía trên 2 lá mầm (lấy phần ngọn). Chú ý vết cắt cách 2 lá mầm 1 cm, nếu cắt thấp cây dễ sinh rễ phụ làm mất tác dụng của gốc ghép. - Dùng ống ghép tự hoại, khô ráo và có đường kính thích hợp, ghép dính gốc cà tím với ngọn của gốc cà chua. Ghép xong che nắng 100% sau đó tăng dần lượng ánh sáng từ ngày thứ 4 trở đi; che mưa trong 10 ngày đầu và chắn xung quanh để hạn chế gió lùa làm bốc thoát hơi nước của lá nhanh. Những ngày đầu sau khi ghép nên phun mù thường xuyên (2 giờ/lần). Sau 3 ngày ghép, phun phân urê pha thật loãng và có thể phun phân NPK(20-20-15) pha loãng sau đó phun tiếp tục vài ngày 1 lần (10 gr/10 lít nước), chú ý ngưng phun phân 2-3 ngày trước khi đem trồng.
- - Tiếp tục chăm sóc đến khi cây được 4-6 lá thật, cao 25-30 cm (khoảng 10-12 ngày sau ghép) là đủ tiêu chuẩn đem ra ruộng trồng. Chú ý: Giai đoạn cây con (trước và sau khi ghép) nên đề phòng một số bệnh như: Lở cổ rễ, thối gốc, héo cây con... cần phun định kỳ 7-10 ngày/lần một số loại thuốc như sau: Folpan, Anvil, Validacine, Metaxyl, ... II. KỸ THUẬT TRỒNG CÀ CHUA GỐC GHÉP: 1. Thời vụ: Trồng được quanh năm, tuy nhiên cũng chia ra làm 3 vụ chính: - Đông Xuân: Gieo tháng 10-11dl và thu hoạch vào tháng 1-2 dl năm sau, đây là vụ mùa thích hợp nhất.
- Giai đoạn cây con trong thời điểm còn mưa cần chăm sóc cẩn thận. - Xuân Hè: Gieo tháng 12-1dl và thu hoạch vào tháng 3-4dl, cây sinh trưởng hoàn toàn trong mùa khô, nóng nên khả năng đậu trái kém, cần chọn giống chịu nóng. - Hè Thu: Gieo vào tháng 6-7dl và thu hoạch vào tháng 9-10dl, cây tăng trưởng hoàn toàn trong mùa mưa, do đó đất trồng phải thoát nước tốt, chọn giống chịu mưa, ít rụng hoa, ít nứt trái, chín có màu đỏ đẹp. 2. Chuẩn bị đất trồng: - Chọn đất: Cà chua chịu úng kém nên chọn đất cao ráo dễ thoát nước. Trên đất cũ (đất chuyên rau, đã trồng vụ rau trước): Chú ý ít nhất 1-2 vụ trước không trồng các cây nhóm cà (ớt, cà tím, cà pháo, thuốc lá). Bởi vì các cây này cùng chung họ hàng nên có cùng tác nhân gây hại (bệnh héo xanh trên cà chua, cà
- phổi, ớt) và chúng có sẵn trong đất dễ dàng gây hại cho cây con. - Lên líp: * Đối với líp đôi: Mặt líp rộng 1,0-1,3m; cao 0,2m; trồng 2 hàng; lối đi 0,5m; khoảng cách cây 0,5m; mật độ 2.500 cây/1.000m2; phù hợp trồng trong mùa nắng và loại hình sinh trưởng thấp như cà chua F1 giống 607. * Đối với líp đơn: Mặt líp rộng 0,6m; cao 0,3-0,4m; trồng 1 hàng; lối đi 0,6m; khoảng cách cây 0,5m; mật độ 1.600 cây/1.000m2; phù hợp trồng trong mùa mưa và loại hình sinh trưởng cao như cà chua Red Crown 250. Giống thấp cây trồng khoảng cách trồng là 0,3- 0,4m. 3. Sử dụng màng phủ nông nghiệp: Sử dụng màng phủ nông nghiệp để che phủ mặt líp trong canh tác cà chua nhằm mục đích:
- - Hạn chế côn trùng và bệnh hại: Mặt màu bạc của màng phủ phản chiếu ánh sáng mặt trời nên giảm bù lạch, rầy mềm, giảm bệnh do nấm tấn công ở gốc thân và đốm lá trên lá chân. - Ngăn ngừa cỏ dại: Mặt đen của màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt cỏ chết trong màng phủ. - Điều hòa ẩm độ và giữ cấu trúc mặt đất: Màng phủ ngăn cản sự bốc thoát hơi nước trong mùa nắng, hạn chế nước mưa nên rễ cây không bị úng nước, giữ độ ẩm ổn định và mặt đất tơi xốp, thúc đẫy rễ phát triển, tăng sản lượng. - Giữ phân bón: Giảm rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to, ít bay hơi nên tiết kiệm phân. - Tăng nhiệt độ đất: Giữ ấm mặt đất vào ban đêm (mùa lạnh) hoặc thời điểm mưa dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh.
- - Hạn chế độ pHèn, mặn: Màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên pHèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn. 4. Bón phân: Tùy theo loại đất, mức phân bón trung bình cho toàn vụ trên 1.000m2 như sau: 20kg urê + 50kg Super lân + 20kg KCl + 12kg Calcium Nitrat + 50kg NPK16- 16-8 (đối với giống thấp cây) hoặc 70kg NPK16-16-8 (đối với giống cao cây) + 1 tấn phân chuồng + 100kg vôi bột. - Bón lót: 50kg Super lân, 3kg KCl, 2kg Calcium Nitrat, 10-15kg NPK16-16-8, 100kg phân chuồng, 100kg vôi. - Bón thúc:
- * Lần 1: 15-20 ngày sau khi trồng, bón: 4 kg urê + 3kg KCl + 10 kg NPK16-16-8 + 2kg Calcium Nitrat. * Lần 2: 35-40 ngày sau khi trồng (khi đã đậu trái nhiều), lượng bón: 6kg urê + 5kg KCl + 10-15kg NPK16-16-8 + 2kg Calcium Nitrat. * Lần 3: khi cây 60-65 ngày sau khi trồng, khi cây bắt đầu thu trái rộ, lượng bón: 6kg urê + 5kg KCl + 10-15kg NPK16-16-8 + 3kg Calcium Nitrat. * Lần 4: Khi cây 70-80 ngày sau khi trồng đối với giống cao cây, lượng bón: 4kg urê + 4kg KCl + 10- 15kg NPK16-16-8 + 3kg Calcium Nitrat. * Chú ý: Cây họ cà (cà chua, ớt) rất nhạy cảm với triệu chứng thiếu Calcium, biểu hiện là thối đít trái. Ngoài việc bón lót vôi bột, nếu không bón thúc Calcium Nitrat vào đất như hướng dẫn trên thì có thể bổ sung bằng CaCl2, nồng độ 2-4% phun trên lá định kỳ 7-10 ngày/lần từ lúc trái non phát triển.
- 5. Chăm sóc: - Tưới tiêu nước: Cà chua cần nhiều nước nhất là lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Nếu khô kéo dài thì tưới thấm là phương pháp tốt nhất, khoảng 3-5 ngày tưới 1 lần. - Làm giàn, tỉa chồi, lá chân bị bệnh. - Tỉa trái: Mỗi chùm hoa chỉ nên để 4-6 trái, ngắt cuối cành mang trái để dinh dưỡng tập trung nuôi trái, trái lớn đều cỡ, giá trị thương phẩm cao. - Bấm ngọn: Đối với giống thời gian sinh trưởng dài, cao cây, giai đoạn gần cuối thu hoạch nên bấm ngọn để trái lớn đều, thu tập trung giúp kết thúc mùa vụ gọn. 6. Phòng trừ sâu bệnh:
- 1. Sâu xanh đục trái (Heliothis amigera): Thăm ruộng thường xuyên, ngắt bỏ ổ trứng sẽ diệt được phần lớn sâu non sắp nở, phun thuốc khi sâu non mới nở sẽ cho hiệu quả cao. Dùng các loại thuốc như Sumicidin 10EC, Karate 2,5EC, ...Nên thay đổi chủng loại thuốc hoặc dùng các loại thuốc đặc trị như Mimic 20F, phun vào buổi tối và có thể phối hợp với 1 loại thuốc khác để tăng hiệu quả. 2. Dòi đục lá, vẽ bùa (Liriomyza spp): Ruồi rất nhanh quen thuốc, cần thay đổi chủng loại thuốc thường xuyên, trong mùa nắng dòi phá hại nặng, để hạn chế nên phun ngừa định kỳ 7-10 ngày với dầu khoáng DC-Tron plus (Caltex), trong giai đoạn vườn ươm và 1 tháng sau khi trồng, khi nhiều lá bị dòi đục nên phun dầu khoáng kết hợp với các loại thuốc gốc cúc Peran, Sumialpha, Baythroit,...
- 3.Bọ phấn trắng, rệp phấn trắng (Bemisia tabaci): Phát triển nhanh trong điều kiện nóng và khô, rất nhanh quen thuốc khi phun ở nồng độ cao, hoặc phun thường xuyên định kỳ. Loài này cũng truyền bệnh siêu vi trùng như các loài rầy mềm. Phun Admire 50EC, Vertimec, Confidor 100SL, ...chú ý phun ở mặt dưới lá. 4.Sâu ăn tạp, sâu ổ, sâu đàn (Spodoptera litura): Nên thay đổi loại thuốc thường xuyên, phun vào giai đoạn trứng sắp nở sẽ cho hiệu quả cao: Sumicidin 10EC, Cymbus 5EC, Karate 2.5EC, Decis 2.5EC có thể pha trộn với Atabron 5EC. 5. Bệnh héo cây con (Rhizoctonia solani, Phytophtora sp, Pythium sp): Nên sử dụng phân hữu cơ đã hoai mục, không để vườn ươm quá ẩm. Trộn thuốc trừ nấm vào đất hoặc tưới đất để khử mầm bệnh, phun
- ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Ridomil, Anvil, Derosal, Appencarb, Tilt,... 6. Bệnh héo xanh, chết nhát (Vi khuẩn Pseudomonas nấm Fusarium oxysporum. F. solanacerum, lycopersici, Sclerotium sp.): Cần nhổ và tiêu hủy cây bệnh, dùng vôi bột hoặc Kasuran, Copper zinc, Vertimec rải hoặc tưới vào đất, phun ngừa bằng Kasumin, Kasugamicin. 7. Bệnh thán thư (Colletotrichum phomoides): Thu gom và tiêu hủy trái bị bệnh, bố trí thời vụ hợp lý hoặc tránh để trái khi có mưa nhiều. Phòng trị bằng thuốc Copper-B, Manzate 200, Mancozeb 80BHN, Antracol 70WP, Ridomil 25WP, Derosal 50SC,...
- 8. Bệnh mốc đen lá (Cladosporium fulvum): Tiêu hủy các lá cây bệnh. Phun ngừa bằng CopperB, Rovral, Topsin M, Derosal, Ridomil,... 9. Bệnh héo muộn, sương mai (do nấm Phytopthora infestan): Phun các loại thuốc Aliette 80WP, Manzate 200, Mancozeb 80WP, Curzate M8, Ridomil. Lưu ý: Không nên phun thuốc trừ sâu độc hại như Monitor, Methylparathion, Azodrin, Furadan,... nhất là trong thời gian thu hái trái. 7. Thu hoạch: Cà chua cho thu hoạch trái khoảng 75-80 ngày sau khi trồng, thời gian thu hoạch trái kéo dài từ 30-60 ngày tùy theo giống sinh trưởng vô hạn hay hữu hạn và điều kiện chăm sóc. Năng suất các giống nhập nội đạt 30-40 tấn/ha.
- Trung tâm Khuyến nông An Giang
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật trồng xoài
7 p | 386 | 91
-
Ghép cà chùa trên gốc cà tím
2 p | 317 | 75
-
Kỹ thuật ghép cây giống cà chua lên cây cà tím
5 p | 316 | 74
-
Cách ghép cà chua trên cà tím
3 p | 281 | 61
-
Kỹ thuật sản xuất cây giống cà chua ghép
8 p | 223 | 48
-
Kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ ở đồng bằng sông Hồng
4 p | 181 | 31
-
Kinh nghiệm trồng cà chua ghép trái vụ ở đồng bằng sông Hồng
7 p | 150 | 26
-
Tạo cà chua ghép có khả năng kháng bệnh
7 p | 125 | 23
-
Những Kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ ở đồng bằng sông Hồng ( Phần 2 )
5 p | 151 | 18
-
Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Trái Vụ
3 p | 146 | 14
-
Lâm Đồng: trồng cà chua theo kỹ thuật mới, hiệu quả kinh tế cao
7 p | 131 | 13
-
Biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh xoăn lá cà chua
5 p | 118 | 13
-
Cà chua ghép kháng bệnh
8 p | 527 | 13
-
Kỹ thuật trồng cà chua trái vụ và phương pháp ghép cà chua trên cà tím
4 p | 112 | 10
-
Kỹ Thuật Ghép Cà Chua Kháng Bệnh Héo Rũ
3 p | 84 | 8
-
Kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ ở khu vực đồng bằng sông Hồng ( Phần 1 )
6 p | 68 | 6
-
Các kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ ở đồng bằng sông Hồng
8 p | 92 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn