intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách quản lí tiền bạc

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

284
lượt xem
85
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồng tiền gắn liền với cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Có bao giờ bạn ra đường mà không phải “dắt lưng” vài đồng? Đồng tiền gần gũi vậy, nhưng chưa chắc bạn đã biết làm chủ nó đâu nhé. Chúng ta vẫn nghĩ chỉ có thể sử dụng đồng tiền bằng 5 cách: Kiếm tiền; Tiêu xài; Tiết kiệm; Đầu tư; Biếu, cho, tặng. Song điều quan trọng là bạn cần kiếm được bao nhiêu? Nên tiết kiệm bao nhiêu? Nên đầu tư vào đâu? Nên cho đi bao nhiêu và cho đồng tiền thế nào? Đồng tiền thật ra...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách quản lí tiền bạc

  1. Cách quản lí tiền bạc Đồng tiền gắn liền với cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Có bao giờ bạn ra đường mà không phải “dắt lưng” vài đồng? Đồng tiền gần gũi vậy, nhưng chưa chắc bạn đã biết làm chủ nó đâu nhé. Chúng ta vẫn nghĩ chỉ có thể sử dụng đồng tiền bằng 5 cách: Kiếm tiền; Tiêu xài; Tiết kiệm; Đầu tư; Biếu, cho, tặng. Song điều quan trọng là bạn cần kiếm được bao nhiêu? Nên tiết kiệm bao nhiêu? Nên đầu tư vào đâu? Nên cho đi bao nhiêu và cho đồng tiền thế nào? Đồng tiền thật ra có một quyền năng rất lớn. Nếu sử dụng sai cách, bạn có
  2. thể bị nó làm hại. Kiếm tiền Mỗi người có một cách kiếm tiền riêng nhưng đều chung một tham vọng: kiếm sống và làm giàu. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng, đừng để đồng tiền làm lóa mắt, bạn có thể sa đà vào những trò kiếm tiền phi pháp, vô đạo đức. Hoặc đôi khi, bạn bị cuốn vào vòng xoáy làm giàu, bạn vắt kiệt sức mình và quên không cho nó nghỉ ngơi, quên không nhìn lại xung quanh. Có lúc tỉnh lại, bạn nhận ra rằng mình được tiền nhưng đã mất rất nhiều thứ. Cũng đừng nên quên rằng bạn không chỉ kiếm tiền cho mình bạn tiêu, khi bạn có gia đình, con cái, đừng lười quá đến nỗi những người thân thành nheo nhóc. Vấn đề ở đây là, hãy biết cách cân bằng khi kiếm tiền, biết thế nào là thiếu, là đủ, lúc nào nên dừng lại để hưởng thành quả do mình tạo ra, lúc nào nên cố gắng phấn đấu. Chi tiêu Nguyên tắc đầu tiên là chi tiêu dưới mức bạn kiếm được. Nếu bạn luôn tiêu pha kiểu “vung tay quá trán”, nợ nần sẽ ngày càng chồng chất và bạn sẽ trở
  3. thành nô lệ của những khoản vay. Hãy trở thành nhà hoạch định tài chính sáng suốt cho gia đình một cách sáng suốt. Hạn chế tối đa các khoản vay vì vay mượn nhiều sẽ tạo thói quen xấu. Tiết kiệm Bạn nên tiêu hết khoản lương hàng tháng hay để dành lại một ít? Hãy tạo cho mình thói quen bỏ ống tiết kiệm để có tiền chi tiêu cho những việc đột xuất. Có thể chia tiết kiệm ra thành 2 loại: tiết kiệm ngắn hạn và tiết kiệm dài hạn. Dùng khoản ngắn hạn để đi du lịch, sắm sửa… Dùng khoản dài hạn để mua xe, mua nhà,… Cũng nên dành ra một khoản cho các công việc đột xuất như hiếu, hỉ, chữa bệnh, hoặc mất khả năng lao động tạm thời. Đầu tư Đầu tư chính là cách bắt đồng tiền sinh lời, bắt nó phục vụ cho cuộc sống của bạn. Song đầu tư vào đâu và đầu tư thế nào cho an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Trước hết bạn phải cân nhắc xem lĩnh vực mình định đầu tư có thể cho bao nhiêu lợi nhuận, việc đó lấy đi của bạn bao nhiêu
  4. công sức, mức độ rủi ro thế nào? Nếu cảm thấy độ thành công ít hơn khả năng thất bại thì bạn nên dừng lại. Trước khi đầu tư, bạn cũng có thể xin lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn tài chính, điều này đặc biệt cần thiết khi bạn định đầu tư vào một thị trường đầy biến động và rủi ro cao như cổ phiếu hay bất động sản, Biếu, tặng, cho Khoản này có hai dạng: đột xuất và có kế hoạch. Bạn có thể dùng tiền để biếu người thân, giúp đỡ những người đang gặp khó khăn, làm từ thiện… Dù bạn làm gì, dù bạn giàu hay nghèo thì hãy luôn nhớ: Những đồng tiền của bạn sẽ vô giá trị nếu bạn là con người hẹp hòi, keo kiệt, giữ tiền quá “chặt” mà không biết dùng tiền đó có ích nhất. Hãy nghĩ đến lúc chính bạn phải cầu đến sự viện trợ của người khác. Sử dụng đồng tiền đúng cách là yếu tố quan trọng tạo dựng thành công
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2