intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách trồng chuối cho năng suất và chất lượng cao

Chia sẻ: Kata_0 Kata_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

131
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chọn đất trồng - Đất trồng chuối nên chọn đất tơi xốp, nhiều mùn, đất phù sa, bùn ao phơi ải. Độ pH thích hợp là 5-7. - Chọn những vùng đất không bị ngập úng, dễ tưới tiêu nước, vì thiếu nước lá của cây sẽ bị héo rũ, kéo dài sẽ chết; nhưng nếu bị ngập úng kéo dài chuối cũng sẽ chết. Những nơi có mực nước ngầm thấp, đất ướt, trồng chuối sẽ cho năng suất thấp. - Vườn trồng chuối phải phát quang, có đủ ánh sáng để lá cây quang hợp. Cây giống Cây giống phải là cây sạch...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách trồng chuối cho năng suất và chất lượng cao

  1. Cách trồng chuối cho năng suất và chất lượng cao Chọn đất trồng - Đất trồng chuối nên chọn đất tơi xốp, nhiều mùn, đất phù sa, bùn ao phơi ải. Độ pH thích hợp là 5-7. - Chọn những vùng đất không bị ngập úng, dễ tưới tiêu nước, vì thiếu nước lá của cây sẽ bị héo rũ, kéo dài sẽ chết; nhưng nếu bị ngập úng kéo dài chuối cũng sẽ chết. Những nơi có mực nước ngầm thấp, đất ướt, trồng chuối sẽ cho năng suất thấp. - Vườn trồng chuối phải phát quang, có đủ ánh sáng để lá cây quang hợp. Cây giống Cây giống phải là cây sạch bệnh, nhân giống bằng nuôi cấy mô. Có thể tạo cây giống bằng củ của cây chuối đã có buồng, củ đào không để sây sát, bổ làm 2-4
  2. phần, xoa tro vào các vết cắt rồi đem ươm ra vườn ươm. Hố đào cách nhau 30- 35cm, hàng cách hàng 40cm, đặt phần có mắt mầ m xuống dưới, phủ kín đất. Khi cây con mọc 3-4 lá (cao 60-70cm) đánh đem trồng. Cách trồng Cây con sau khi đánh tỉa (tách khỏi cây mẹ) dùng dao sắc gọt bớt đất và dễ sát củ, dùng tro sạch xát vào phần vừa tách, rồi xếp vào nơi râm mát, khoảng 3-4 ngày sau đem trồng. Cây giống có lá to (tốt) phải phạt bớt 1/3 lá. - Đào hố: Khoảng cách và kích thước hố phụ thuộc vào từng loại đất tốt, xấu và giống chuối. Đất tốt, tầng mùn dày, kích thước hố 40-45cm, sâu 30-35cm; nơi đất xấu hố có kích thước lớn hơn. Để hố từ 7-10 ngày cho hả đất. Có thể trộn thêm 1/2 lượng đất trộn với 1 lượng phân rác và tro cho vào gần đầy hố. Đào trên hố đã chuẩn bị 1 lỗ to hơn củ cây giống sâu 3-4cm. Giữ cho cây thật thẳng, phủ nốt phần đất mặt còn lại và nén chặt xung quanh cho thấp hơn miệng hố 2-3cm, phủ kín rơm, rác, cỏ khô để giữ ẩm. - Mật độ trồng: Với giống chuối lùn là 2,3x2m; giống chuối trung bình 2,7x2m; giống chuối cao 2,7x2,7m.
  3. - Chuối có thể trồng theo hàng hoặc theo kiểu nanh sấu. Hàng chính trồng theo hướng đông tây, để các cây ở vườn chuối tận dụng được nhiều ánh sáng. Khi trồng chú ý đặt mặt cắt củ giống (tách mẹ) về một phía để khi chuối trổ buồng sẽ hướng về một phía, thu hoạch sẽ thuận lợi hơn. Trồng mới dứa cayen Chọn đất trồng dứa - Dứa Cayen có thể trồng trên các lại đất bazan, đất đỏ vàng, đất phiến thạch, sa thạch, phiến thạch mica, granit, phù sa cổ. - Đất có kết cấu von nhẹ dưới 30%, đất nhiễm phèn nhẹ vẫn trồng được dứa. - Đất trồng dứa phải thoát nước, không bị úng ngập, có pHkcl: 4-6, tầng dày đất 30cm, độ dốc 5-200. Như vậy trong điều kiện Nghệ An các loại đất ở vùng núi và vùng bán sơn địa cơ bản đạt tiêu chuẩn để trồng dứa Cayen.
  4. Thiết kế hàng và lô đất trồng dứa - Đất có độ dốc dưới 80 bố trí diện tích lô dứa từ 2-3 ha, chiều dài hàng dứa 50m. - Đất có độ dốc trên 80 bố trí diện tích lô dứa 1-1,5 ha, chiều dài hàng dứa 30-40m, làm theo đường đồng mức. Làm đất diệt cỏ, bón lót - Cày sâu 25-30cm, bừa cho đất nhỏ (đường kính viên đất 2-5cm). - Nhặt sạch rễ cây, cỏ dại trước khi trồng dứa 15 ngày. Rạch hàng bón lót trước khi trồng dứa 1-2 ngày, rạch hàng sâu 15-20cm, bón toàn bộ phân hữu cơ (nếu không có phân hữu cơ thì thay bằng phân vi sinh hoặc phân khoáng hữu cơ đa vi lượng) và 1/4 lượng phân NPK. - Thời vụ làm đất: Làm đất theo thời vụ trồng, làm đất xong trồng dứa ngay để chống xói mòn. Đối với đất nhiệ m kỳ trước đã trồng dứa thì sau khi thu hoạch quả đánh chồi phải dùng bừa đĩa nặng, bừa ngang dọc nhiều lần để nghiền nát thân dứa,
  5. sau đó bón 500-700 kg vôi bột và cày lật lấp thân dứa để làm phân bón lót cho dứa hoặc cây trồng vụ khác tiếp theo. Chuẩn bị chồi giống dứa - Tiêu chuẩn chồi: Chọn giống trong vườn dứa xanh tốt, không sâu bệnh, chọn cây có hình dạng quả cân đối . Tuỳ theo loại chồi mà có các tiêu chuẩn sau: Loại chồi Trọng Lượng Chiều dài chồi nách 250-350 30-40 chồi cuống 200-250 20-30 chồi ngọn 250-300 20-30 chồi dâm hom 200-250 20-30 Chồi làm giống phải mập, màu lá xanh đậm, phiến lá rộng và dày, không được dập nát, đỉnh sinh trưởng không bị thối. - Bảo quản chồi giống: Để chồi giống dứa ở nơi sạch, thoáng, không bị đọng nước, không được xếp đống. Từ khi tách chồi đến khi trồng không quá 10 ngày
  6. - Phân loại: Loại bỏ chồi nhỏ yếu, cụt gốc, chồi bị tụt lá non. Phân loại chồi theo trọng lượng đem trồng riêng từng lô để cây sinh trưởng đồng đều. Đối với chồi nách dài trên 40 cm phải cắt bớt ngọn, lá, chặt bớt gốc để lại một đoạn 2-3 cm có đai rễ màu nâu. Bóc một số lá để lộ rõ đai rễ ở phần gốc tạo điều kiện cho cây dứa khi trồng nhanh ra rễ, hồi xanh nhanh. Những chồi có trọng lượng và độ dài nhỏ hơn tiêu chuẩn nên đưa vào vườn ươm để giâm. - Xử lý giống: Để xử lý rệp sáp cần bó chồi thành từng bó 10 hoặc 20 chồi nhúng vào thuốc Bi58 nồng độ 0,15-0,2% hoặc Basudin 0,1+0,4% dầu hỏa trong thời gian 3-5 phút. Để hạn chế bệnh thối nõn, thối thân, thối rễ… dùng các loại thuốc Aliete 80 WP hoặc Ridomil MZ 75 WP, với liều lượng: pha 0,2 kg(đối với thuốc bột) hoặc 200ml(đối với thuốc nước) vào 100 lít nước. Nhúng chồi dứa vào dung dịch thuốc đã pha trong thời gian 2-3 phút, sau đó vớt ra dốc ngọn xuống cho nước thuốc đọng ở trong cây chảy vào dụng cụ đựng thuốc đang xử lý. Sau đó đem trồng chồi giống đã xử lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2