intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách ứng phó khi bị gió độc "tấn công"

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

141
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách ứng phó khi bị gió độc "tấn công" Mùa lạnh, ngoài mấy bệnh hay gặp là cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên, dưới và bệnh tiêu chảy cấp, tai biến mạch máu não... trúng gió cũng rất thường gặp. Tây y gọi là cảm mạo, Đông y gọi là nhóm bệnh “Thời khí”, bệnh do thời tiết, khí hậu gây nên. Đừng coi thường trúng gió Chị Kim Dung ở ngõ 678 đường Giảng Võ, Hà Nội vừa chuẩn bị lên xe buýt đi làm bỗng thấy xây xẩm mặt mày, ngã ngất ra đường. Mọi người vội đưa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách ứng phó khi bị gió độc "tấn công"

  1. Cách ứng phó khi bị gió độc "tấn công" Mùa lạnh, ngoài mấy bệnh hay gặp là cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên, dưới và bệnh tiêu chảy cấp, tai biến mạch máu não... trúng gió cũng rất thường gặp. Tây y gọi là cảm mạo, Đông y gọi là nhóm bệnh “Thời khí”, bệnh do thời tiết, khí hậu gây nên. Đừng coi thường trúng gió Chị Kim Dung ở ngõ 678 đường Giảng Võ, Hà Nội vừa chuẩn bị lên xe buýt đi làm bỗng thấy xây xẩm mặt mày, ngã ngất ra đường. Mọi người vội đưa chị vào một
  2. nhà gần đó xoa dầu, cho uống nước gừng... Một lát sau chị tỉnh, nhưng toàn thân đau ê ẩm, nôn nao rất khó chịu. Theo đông y, trường hợp của chị Dung là bị trúng gió độc. Trúng gió hay xảy ra khi thời tiết như nắng, gió, trời lạnh, sương giá, mưa... tác động, cơ thể không thích ứng kịp nên mắc bệnh. Người bị trúng gió thường ớn lạnh gáy, sống lưng, tay, chân, có khi kèm nhức đầu, chóng mặt, chảy nước mũi, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Nặng thì hôn mê, tay chân rất lạnh, co cứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời. Với Tây y, trúng gió chỉ cần uống thuốc trị cảm, uống thêm vitamin C để tăng sức đề kháng. Còn Đông y thì cạo gió, đánh gió, hút giác, lể... là khỏi. Trong dân gian, trúng gió nhẹ chỉ cần cạo gió, đánh gió bằng dầu nóng, nước gừng hay được dùng nhất, sau đó cho người bệnh uống nước đường gừng nóng, sữa, nước cam, ủ ấm, ăn cháo hành, tía tô nóng... là khỏi. Tuy trúng gió nhẹ có thể chữa đơn giản nhưng nếu không được điều trị triệt để sẽ mệt mỏi khó chịu hàng tháng trời, hoặc để lại di chứng tiềm tàng cho các chứng phong thấp, tê thấp, mất khả năng đề kháng... Xử trí khi trúng gió bị ngất Trúng gió gây ngất như trường hợp của chị Kim Dung là trạng thái mất ý thức đột ngột, người bệnh đột ngột ngã lăn ra bất tỉnh. Theo bác sĩ đông y Nguyễn Ngọc Phái, khi thấy người bị trúng gió ngất, cần khẩn trương tác động vào huyệt nhân trung nằm ngay dưới gốc mũi, ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung giúp họ thoát khỏi tình trạng ngất càng nhanh càng tốt.
  3. Sau khi bệnh nhân tỉnh, đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng lượng máu nuôi dưỡng não), nghiêng đầu sang một bên (để tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi), đắp chăn ấm, tránh gió lùa. Đồng thời cho ngửi tinh dầu (dầu cao Trường Sơn, dầu Gấu...), xoa dầu vào nhân trung... Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huệ (Trung tâm tư vấn chăm sóc SKSS Hà Đông, Hà Nội): Để tránh bị trúng gió, những hôm nhiệt độ xuống thấp, người già và trẻ em nên hạn chế ra ngoài trời để giữ ấm. Không ra ngoài, nhưng không nên nằm hoặc ngồi yên một chỗ, mà cần vận động liên tục để mạch máu lưu thông. Không bật điều hòa quá ấm hoặc lò sưởi quá cao vì khi từ phòng ấm ra ngoài, nhiệt độ chênh lệch lớn dễ bị cảm lạnh, trúng gió. Ở miền núi, nhiệt độ còn thấp và rét buốt hơn, gió lùa mạnh, nên giữ ấm là quan trọng nhất. Phải giữ ấm toàn thân, bởi có rất nhiều người thân thì mặc ấm, nhưng lại đi chân đất, như thế vẫn không phải là ấm, bởi đôi chân là trái tim thứ hai của con người. Nếu phải lội nước hay quần áo bị ướt, cần thay đồ và hong khô ngay kẻo cảm lạnh và mắc các bệnh khác. Tránh trúng gió ngày độc - Ngày lạnh trước khi ra đường nên đội mũ che tai, quàng khăn để tránh gió lùa vào tai, cổ - những nơi dễ bị nhiễm lạnh. - Các cụ già nên đợi khi có ánh sáng mặt trời, sương lạnh tan bớt hãy mặc ấm, đội mũ, quàng khăn đầy đủ để tránh gió và đột quỵ. Khi vận động thấy nóng người có thể cởi bớt trang phục
  4. chứ không nên mặc phong phanh bởi rất dễ bị trúng gió. - Không nên uống rượu chống lạnh vì cồn làm cơ thể nóng lên nhưng khi giã rượu sẽ bị lạnh. - Nếu tắm cần tránh nơi có gió lùa, lau người khô nhanh để không bị mất nhiều nhiệt và nhiễm lạnh. Tốt nhất tắm nhanh, lau người rồi chui vào chăn nằm tới khi ấm.
  5. Xử trí khi chảy máu cam Mỗi khi bị chảy máu cam, chúng ta thường làm theo cách: ngửa cổ, lấy tay bịt bên cánh mũi chảy máu, ép cánh mũi vào sát với sống mũi. Tuy nhiên, cách làm này không hẳn đúng. Nhét giấy vào bên lỗ mũi chảy máu sẽ giúp ngừng chảy máu cam Hiện tượng chảy máu cam là tình trạng một số mao mạch nhỏ trong mũi đột nhiên bị vỡ và máu sẽ ngừng chảy khi xuất hiện một cục máu đông chặn lại. Vì thế, có thể dùng ngón cái và ngón trỏ ép 2 cánh mũi trong 10-15 phút. Ngoài ra, có thể lấy viên đá lạnh bọc vào khăn và đặt nó trên trán để giảm máu chảy xuống mũi. Nhưng lưu ý là vẫn phải giữ chặt cánh mũi.
  6. Nếu sau 20 phút mà máu vẫn không ngừng chảy hoặc cảm thấy đau đầu nhẹ, mất nhiều máu thì cần tới cơ sở y tế ngay (đặc biệt là khi mắc bệnh máu khó đông hay bị cao huyết áp). Có rất nhiều mẹo mà các bác sĩ áp dụng để làm ngừng chảy máu mũi. Ấn một miếng gạc mềm bít lỗ mũi là cách đơn giản nhất. Hoặc có thể dùng gạc tẩm dung dịch adrenaline nếu máu vẫn không cầm thì sẽ cần phải phẫu thuậ (đốt phần vỡ của mạch máu). Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, máu cam sẽ ngừng chảy khi thực hiện 1 trong các cách can thiệp đơn giản trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2