intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách ứng xử khi bị phê bình

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

166
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Cố giữ im lặng một lúc Không cần thiết phải phản đối ngay lập tức để tự vệ. Hãy lặng im một lát, hít thở sâu và bình tĩnh lại. Khoảng thời gian ngắn ngủi đó giúp bạn lắng nghe đến hết lập luận của người đối thoại. Khả năng kiềm chế bản thân chứng tỏ bạn là người điềm tĩnh và tự tin. Một điều tối quan trọng là cần tự chủ và kiểm soát những cảm xúc của bản thân khi người khác phê bình bạn. Nếu không bạn sẽ không còn khả năng đánh giá đúng đắn thông...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách ứng xử khi bị phê bình

  1. Cách ứng xử khi bị phê bình 1. Cố giữ im lặng một lúc Không cần thiết phải phản đối ngay lập tức để tự vệ. Hãy lặng im một lát, hít thở sâu và bình tĩnh lại. Khoảng thời gian ngắn ngủi đó giúp bạn lắng nghe đến hết lập luận của người đối thoại. Khả năng kiềm chế bản thân chứng tỏ bạn là người điềm tĩnh và tự tin. 2. Hãy dùng lý trí, chứ không dùng cảm xúc để xử sự Một điều tối quan trọng là cần tự chủ và kiểm soát những cảm xúc của bản thân khi người khác phê bình bạn. Nếu không bạn sẽ không còn khả năng đánh giá đúng đắn thông tin đang nhận được. Hãy học cách tập trung vào các sự kiện và lời nói của người đối diện. Cố hiểu một điều rằng người ta phê bình bạn chỉ với mục đích giúp bạn tiến bộ. Thường thường vào thời điểm bị chỉ trích, não của chúng ta mải tìm những lý do và chứng cớ để biện minh cho bản thân, và thế là chúng ta để mất thông tin cần thiết. 3. Hãy học cách thừa nhận những lỗi lầm của mình Bạn nên biết rằng khi bạn nhận khuyết điểm, không có nghĩa bạn là người
  2. thua cuộc. Nếu thấy rằng mình đúng là đáng trách, không nên tìm cách thanh minh. Trong trường hợp này có thể ôn tồn nói: “Tôi rất tiếc là hành động của tôi đã dẫn tới hậu quả như vậy”. Hoặc có thể hỏi ý kiến người đối thoại xem nên khắc phục tình trạng đó ra sao, để lần sau không lặp lại sai sót tương tự. 4. Hãy thông báo về những dự định sửa sai của bạn Sau khi lắng nghe phê bình, nên bày tỏ ý kiến rằng bạn sẽ có kế hoạch khắc phục khuyết điểm trong thời gian gần nhất. 5. Hoan nghênh người phê bình Nhất định cần cám ơn người đối thoại đã cho biết những thiếu sót và nhấn mạnh rằng đối với bạn điều đó rất quan trọng, giúp bạn phấn đấu nỗ lực hơn. Bằng cách này bạn cho người phê bình biết rằng luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến và sửa đổi. Dù tính tình sếp nóng nảy nhưng hãy cư xử với anh/cô ấy như với những người sếp tốt nhất (ảnh minh họa). Để đối phó với kiểu sếp này, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau: Luôn tôn trọng sếp Dù tính tình sếp nóng nảy, thường xuyên phớt lờ những nỗ lực của bạn, hãy cư xử với anh/ cô ấy như với những người sếp tốt nhất. Bạn không phải tỏ vẻ “giả tạo” nịnh nọt sếp, chỉ cần lịch sự đủ để anh/ cô ấy thấy mình được tôn trọng. Hãy nhớ đây là người có vai trò quan trọng trong việc quyết định tăng lương, thăng tiến ở công việc hiện tại và có thể là người tham khảo cho bạn
  3. khi quyết định “nhảy việc”. Coi tính tình của sếp là một nhược điểm Sếp là người bình thường nên cũng có những điểm yếu. Tính tình nóng nảy của anh/cô ấy có thể là triệu chứng của rất nhiều điểm yếu khác, như kỹ năng giao tiếp hạn chế, ghen tị với người khác, không có tổ chức… Nhưng cho dù lý do cho cách cư xử thiếu chuyên nghiệp của anh/cô ấy là gì, đó là vấn đề của sếp. Bạn không thể kiểm soát hành động của anh/cô ấy mà chỉ có thể kiểm soát phản ứng của mình trước sếp. Hãy tiếp tục cố gắng hoàn thành xuất sắc công việc của mình. Cư xử chuyên nghiệp Sếp cư xử càng thiếu chuyên nghiệp ra sao thì bạn lại càng phải cư xử chuyên nghiệp bấy nhiêu. Hãy cư xử với đồng nghiệp, khách hàng, cấp trên và cả người ấy bằng thái độ nhã nhặn, lịch sự. Bạn nên chứng tỏ với sếp rằng sự chuyên nghiệp, chứ không phải cảm xúc khó kiểm soát của sếp, mới có thể chinh phục được niềm tin của mọi người cũng như giải quyết công việc hiệu quả. Không nói xấu sếp Bạn cũng sẽ cảm thấy tức giận trước những lời nói, hành động nóng nảy của sếp và muốn giãi bày với đồng nghiệp, bạn bè. Nhưng nhớ đừng nói những điều không hay về sếp. Làm như vậy cũng không giải quyết được vấn đề gì mà còn khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp trong mắt những nhân viên khác. Nói chuyện thẳng thắn với sếp Khi cách cư xử vô lý của sếp vượt quá sức chịu đựng của bạn, hãy thẳng thắn nói chuyện với anh/cô ấy. Hẹn sếp vào một thời điểm và địa điểm thích hợp, cho anh/cô ấy biết bạn cảm thấy không thoải mái với “lỗ hổng giao tiếp” giữa 2 người. Hãy nói rằng bạn tôn trọng sếp và yêu thích công việc
  4. của mình nhưng bạn sẽ làm việc năng suất, hiệu quả hơn nếu có sự giúp đỡ của sếp. Sau đó, hỏi sếp xem bạn nên làm việc theo cách nào để khiến sếp hài lòng và đề nghị lời khuyên từ anh/cô ấy. Lưu giữ “bằng chứng” về cách cư xử thiếu chuyên nghiệp của sếp Hãy ghi chép lại những hành động, lời nói bất lịch sự hay có dấu hiệu lạm dụng quyền lực của sếp. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến đồng nghiệp về cách cư xử của sếp. Khi tất cả mọi người đều cảm thấy bất mãn với sếp, đây sẽ là bằng chứng để phòng nhân sự hoặc lãnh đạo cấp cao hơn giải quyết vấn đề.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0