intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách uống trà an toàn cho bà bầu

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

135
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách uống trà an toàn cho bà bầu Các loại trà nói chung đều chứa caffein nên thai phụ phải thật cẩn thận với liều lượng và cách thức sử dụng. Trà không chứa thảo mộc Trà không chứa thảo mộc bao gồm trà đen, trà xanh và trà ô long. Những loại trà này có những đặc điểm chung như sau: - Nguyên liệu chính từ lá chè tươi. - Ba loại trà này chứa lượng lớn caffein và chất chống oxy hóa. Hàm lượng caffein tùy thuộc từng công thức chế biến và sản xuất trà riêng biệt. Thông...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách uống trà an toàn cho bà bầu

  1. Cách uống trà an toàn cho bà bầu Các loại trà nói chung đều chứa caffein nên thai phụ phải thật cẩn thận với liều lượng và cách thức sử dụng. Trà không chứa thảo mộc Trà không chứa thảo mộc bao gồm trà đen, trà xanh và trà ô long. Những loại trà này có những đặc điểm chung như sau: - Nguyên liệu chính từ lá chè tươi. - Ba loại trà này chứa lượng lớn caffein và chất chống oxy hóa. Hàm lượng caffein tùy thuộc từng công thức chế biến và sản xuất trà riêng biệt. Thông thường, nếu thời gian lên men lá chè xanh càng lâu thì lượng caffein chứa trong trà càng nhiều. Thậm chí, kể cả những loại trà được giới thiệu là được lọc bỏ caffein thì chúng vẫn chứa một lượng nhỏ caffein tự nhiên. - Trà xanh có mùi vị đặc trưng hơn so với trà đen hay trà ô long. Trà xanh cũng có lượng caffein thấp hơn nhưng điều này không có nghĩa là bạn “vô tư” uống trà xanh trong giai đoạn bầu bí. An toàn cho bà bầu khi sử dụng trà không có tinh chất thảo mộc
  2. - Mặc dù 3 loại trà kể trên có tác dụng chống oxy hóa cho cơ thể nhưng chúng vẫn chứa rất nhiều caffein – chất được khuyến cáo không nên dùng nhiều khi mang thai. Một tách trà bình thường có thể chứa khoảng 40-50mg caffein. Với những loại trà được giới thiệu là đã lọc caffein thì lượng caffein trong một tách trà loại này vào khoảng 4mg. - Chất caffein có khả năng đi qua nhau thai, vào tới thai nhi và em bé trong bụng sẽ không thể hấp thu được caffein như cơ thể người trưởng thành. Do đó, bạn nên kiểm soát việc uống trà ở mức tối thiểu. Các bác sĩ khuyên rằng, thai phụ càng tiêu thụ ít caffein thì càng an toàn cho sức khỏe bản thân và em bé. - Một số nghiên cứu chứng minh rằng, trà xanh có liên quan đến lượng axit folic trong cơ thể thai phụ. Trà xanh làm giảm khả năng hấp thụ và chuyển hóa axit folic – một chất rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh của thai nhi. - Trà xanh, trà đen, trà ô long hoặc bất kỳ loại trà khác đều làm cho việc hấp thụ sắt từ thực phẩm kém đi. Vì vậy, uống nhiều trà sẽ liên quan đến nguy cơ thiếu sắt trong giai đoạn “bầu bí”. - Cuối cùng, các bác sĩ khuyến cáo thai phụ không nhất thiết phải tránh uống trà mà chỉ đơn giản là sử dụng hợp lý các loại trà hàng ngày. Bạn không nên uống nhiều hơn 2-3 tách trà mỗi ngày. Trà thảo mộc Trà thảo mộc cũng được chế biến từ lá chè xanh tự nhiên nên chúng chứa nhiều caffein. Một số trà thảo mộc có lợi cho quá trình mang thai và giúp làm giảm một số triệu chứng khó chịu của thai nghén như: - Trà bạc hà: Giúp bạn kiểm soát cơn nghén, đặc biệt là cơn nghén buổi sáng. Ngoài ra, trà bạc hà cũng rất hữu ích cho nhóm thai phụ bị ợ nóng, đầy hơi. - Trà tinh dầu chanh: Kích thích hệ thần kinh, giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng và chữa chứng mất ngủ hiệu quả. - Trà gừng: Uống với số lượng nhỏ vào buổi sáng có thể giúp bạn giảm buồn nôn. Tuy nhiên, hoạt chất gingerol trong gừng có thể gây mỏng mạch máu nên dùng lâu sẽ không có lợi cho thai phụ. - Trà hoa cúc: Chứa nhiều canxi và magiê, có tác dụng chữa mất ngủ và giảm thiểu tình trạng sưng phù. - Trà bồ công anh: Dồi dào vitamin A, canxi và sắt. Trà được bào chế từ lá và rễ cây bồ công anh đều có tác dụng tốt với chứng phù nề của thai phụ. - Trà lá mâm xôi đỏ: Nghiên cứu cho thấy, nếu tiêu thụ một lượng trà lá mâm xôi đỏ trong thời gian mang thai có tác dụng ngăn ngừa chuyển dạ sớm và giảm thiểu những cơn
  3. đau trong quá trình chuyển dạ. An toàn khi sử dụng trà thảo mộc Dù là trà thảo mộc thì bạn vẫn nên cẩn thận xem xét thành phần bên trong trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Với những loại thảo mộc mới hoặc bạn chưa từng nghe tên thì bạn càng cần thận trọng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý với những loại trà thảo mộc hoặc trà hoa quả tự chế. Nhiều người có thói quen thả thêm vào tách trà một vài lát chanh, cam, táo, dứa, lê hoặc những loại thảo dược như quế, bạc hà… để tăng thêm hương liệu và bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải tất cả loại hoa quả, thảo mộc được sử dụng chung với trà đều an toàn với sức khỏe của bạn và em bé. Nhiều trường hợp, thành phần có trong trà và các loại phụ gia bạn cho thêm có thể kỵ nhau, tạo thành độc tố với cơ thể. Một số trà thảo mộc nên tránh khi mang thai và cho con bú vì chúng làm giảm khả năng sản xuất sữa là cần tây, mùi tây và cây xô thơm. Cuối cùng, dù một số loại trà thảo mộc được giới thiệu ở trên là có lợi cho bà bầu, bạn cũng không nên lạm dụng. Các loại trà đều chứa caffein nên sẽ gây hại cho bà mẹ và em bé nếu sử dụng nhiều. Không có loại trà nào là “thần dược” với bà bầu; vì vậy, nếu bạn muốn dùng loại trà nào thường xuyên, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2