intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách xử trí sốt cao co giật và động kinh ở trẻ em

Chia sẻ: Xu Ka | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

312
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các em bé và trẻ nhỏ có thể lên cơn co giật do nhiệt độ cao. Đây có thể là kết quả của tình trạng nhiễm trùng hoặc do các em bị đắp quá kín trong môi trường ấm. Các dấu hiệu và triệu chứng như cơn động kinh nặng. Xử trí 1. Cẩn thận giữ cho em khỏi va vào giường hoặc giường cũi. Đừng cố gắng kềm chế em. 2. Làm mát em bé bằng cách lấy đi các tấm trải giường và cởi quần áo, nếu có thể. Dùng một miếng vải flanen ấm hay vải xốp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách xử trí sốt cao co giật và động kinh ở trẻ em

  1. Cách xử trí sốt cao co giật và động kinh ở trẻ em Các em bé và trẻ nhỏ có thể lên cơn co giật do nhiệt độ cao. Đây có thể là kết quả của tình trạng nhiễm trùng hoặc do các em bị đắp quá kín trong môi trường ấm. Các dấu hiệu và triệu chứng như cơn động kinh nặng.
  2. Xử trí 1. Cẩn thận giữ cho em khỏi va vào giường hoặc giường cũi. Đừng cố gắng kềm chế em. 2. Làm mát em bé bằng cách lấy đi các tấm trải giường và cởi quần áo, nếu có thể. Dùng một miếng vải flanen ấm hay vải xốp để lau đầu và bên dưới hai tay của em, và lau lại đều đặn. 3. Khi đã qua cơn co giật, kiểm tra theo thứ tự ABC và có hành động thích hợp. 4. Trong hầu hết các trường hợp, em bé cần ngủ. Cho em mặc quần áo khô và để yên cho em ngủ. Mời bác sĩ để được hướng dẫn. Xử trí các cơn động kinh và co giật trẻ em Cần làm • Bảo vệ nạn nhân trong khi lên cơn. • Kiểm tra đường thở và hô hấp khi đã qua cơn, và cho nạn nhân vào tư thế phục hồi . Không làm • Kiềm chế nạn nhân trong khi lên cơn. • Cố đặt vật gì vào miệng nạn nhân. Bạn cần phải làm gì nếu • Nạn nhân tự gây thương tích trong khi lên cơn? Xử trí vết thương và gọi xe cấp cứu khi cần. • Lên cơn kéo dài hơn 3 phút hoặc lên cơn liên tiếp trong một thời gian ngắn? Gọi xe cấp cứu. • Nạn nhân không hồi tỉnh? Giữ thông đường thở và kiểm tra hô hấp , và sẵn sàng cấp cứu hồi sức. Gọi xe cấp cứu
  3. Co giật ở trẻ em Ở trẻ mới sinh, động kinh biểu hiện bằng những co giật sơ sinh lành tính, thường gặp ở bé trai bắt đầu từ ngày 2 tới ngày thứ 21. Cần hỏi bác sĩ để phân biệt với cơn do rối loạn chuyển hóa, viêm màng não sơ sinh, nhiễm virus... Động kinh ở trẻ sơ sinh thường biểu hiện dưới dạng giật cơ có tính chất cục bộ, sau đó có thể lan tỏa từ một bên sang bên đối diện. Có thể có nhiều cơn dẫn tới động kinh liên tục. Tiến triển nói chung tốt. Một vài trẻ ở khoảng 2-6 tuần tuổi có thể không còn cơn lâm sàng, nhưng điện não đồ vẫn chưa hoàn toàn ổn định. Tuy nhiên, cũng cần cảnh giác đối với các trường hợp co giật sơ sinh kéo dài, có tính định hình (khu trú tổn thương) và toàn bộ lúc thu phát. Cần theo dõi xem có phải do sinh khó, phẫu thuật, viêm màng não, rối loạn, dị dạng mạch máu não. Ở trẻ đang bú và trẻ nhỏ
  4. - Co giật do sốt cao: Là những cơn co giật toàn bộ xảy ra khi bệnh nhân ở tình trạng sốt cao. Cần phân định co giật do sốt cao và động kinh. Nhiệt độ gây co giật thường là trên 39 độ C và thường gặp ở trẻ gái, nhất là trẻ gái dưới 1 tuổi. Co giật do sốt cao là điều kiện thuận lợi để phát triển thành động kinh, nhất là với những trường hợp co giật nhiều lần và kéo dài trong ngày. - Hội chứng West: Thường gặp ở trẻ trai khoảng 7 tháng đến 1 tuổi với 3 triệu chứng: co thắt, rối loạn phát triển tâm lý vận động và có hình ảnh loạn nhịp cao điện thế ở điện não đồ. Các cơ co thắt, thể hiện ở việc đầu bệnh nhi cúi gập mạnh, hai tay có cử động vái chào. Cơn thường rất nhanh (1-15 giây), liên tiếp, có thể tới 30 cơn. - Cơn mất trương lực - vắng ý thức: Thường gặp ở trẻ trai 5-8 tuổi và quá nửa là có liên quan tới bệnh não, còn gọi là hội chứng Lennox-Gastaut. Triệu chứng: các cơn động kinh trương lực, vắng ý thức, các nhịp sóng chậm ở điện não đồ và rối loạn tâm lý. Các cơn trương lực có thể biểu hiện ở dạng kín đáo; các động tác đảo nhãn cầu và biến đổi nhịp thở thường xảy ra lúc trẻ đang ngủ. Có thể có cứng chi, động tác tự động, giật cơ mi, cơ quanh miệng đồng thời với cơn vắng: bệnh nhi gục đầu, há miệng hoặc có khi còn chảy dãi. Trẻ có thể chậm phát triển tâm lý vận động, rối loạn tính tình, ở trẻ lớn hơn còn có rối loạn chú ý (học kém, khó học tập, khó tiếp thu...). Ở tuổi đi học (từ tiểu học tới năm đầu của trung học phổ thông) - Động kinh cơn vắng: Thường xảy ra ở trước tuổi dậy thì, ở trẻ gái (70%). Cơn khởi đầu và kết thúc đột ngột, có rối loạn ý thức, cơn nhanh chừng 4-15 giây, sau đó bệnh nhi tỉnh dậy và trở lại bình thường. Biểu hiện chung của cơn vắng là mất nhận thức và mất phản ứng, đồng thời ngưng mọi hoạt động... - Động kinh cục bộ: Động kinh cục bộ lành tính chiếm tỷ lệ 40-60% các loại động kinh ở trẻ em; thường có cơn đầu tiên vào khoảng 6-10 tuổi. Có thể có hiện tượng thiếu sót vận động sau cơn, song chỉ tồn tại trong vài phút; không có suy giảm trí tuệ. - Động kinh toàn bộ: Là cơn động kinh điển hình với các tính chất: đột quỵ (ngay lập tức, đột ngột, không chuẩn bị...), định hình (co giật theo hình thái vận động), tái phát, rối loạn ý thức, thời gian cơn... Cần chú ý tới sang chấn khi mới sinh ra, viêm nhiễm, áp-xe não, bệnh não trẻ em. Chẩn đoán động kinh ở trẻ em phải dựa vào việc thăm khám, kiểm chứng hoặc đánh giá cơn và đo điện não đồ. Cần phải có ý kiến đánh giá của bác sĩ
  5. chuyên khoa thần kinh - tâm thần. Tất cả các trường hợp chẩn đoán là động kinh đều phải được điều trị kịp thời... Việc phòng bệnh động kinh ở trẻ em cần được chú ý ngay từ khi bà mẹ mang thai, thực hiện việc khám thai định kỳ và tiêm chủng cho trẻ qua các lứa tuổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2