intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cáh xử trí phỏng nước sôi, phỏng lửa

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

329
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cáh xử trí phỏng nước sôi, phỏng lửa Cách xử trí chung cho các loại vết bỏng rất đơn giản: làm mát và che phủ phần tổn thương, và cần được chăm sóc y tế phù hợp. Trước khi làm bất cứ việc gì khác, bạn phải luôn bảo đảm an toàn cho bản thân. Điều này đặc biệt quan trọng trong các tai nạn hoả hoạn. Phải chắc rằng lửa đã tắt, và các thiết bị điện đã ngắt điện an toàn hoặc hoá chất chảy tràn không thể gây hại cho bạn. XỬ TRÍ 1. Theo dõi đường thở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cáh xử trí phỏng nước sôi, phỏng lửa

  1. Cáh xử trí phỏng nước sôi, phỏng lửa Cách xử trí chung cho các loại vết bỏng rất đơn giản: làm mát và che phủ phần tổn thương, và cần được chăm sóc y tế phù hợp. Trước khi làm bất cứ việc gì khác, bạn phải luôn bảo đảm an toàn cho bản thân. Điều này đặc biệt quan trọng trong các tai nạn hoả hoạn. Phải chắc rằng lửa đã tắt, và các thiết bị điện đã ngắt điện an toàn hoặc hoá chất chảy tràn không thể gây hại cho bạn. XỬ TRÍ 1. Theo dõi đường thở và hô hấp của nạn nhân. Việc này đặc biệt quan trọng khi nạn nhân bị bỏng vùng miệng hay đường thở. Phải chuẩn bị hồi sức nạn nhân nếu cần thiết.
  2. 2. Đặt nạn nhân nằm trên mặt đất nếu có thể, để hạn chế ảnh hưởng của sốc. 3. Dội nước mát lên vùng bị bỏng. Làm mát vết bỏng sẽ giúp giảm đau, sưng nề cũng như nguy cơ để lại sẹo. Chỉ chế nước mát lên vùng bỏng nào có thể bởi vì lạnh quá có thể làm hạ thân nhiệt, đặc biệt khi nhiệt độ môi trường xung quanh hạ thấp. Nếu dùng nước từ vòi sen, ống mềm hay vòi phun phải bảo đảm là áp lực thấp nhất bởi vì nước áp lực cao chạm da bỏng có thể làm tăng đau đớn cũng như làm tổn thương nặng hơn. 4. Phải xét xem có cần gọi xe cứu thương không và kêu gọi sự giúp đỡ. Nếu còn nghi ngờ, gọi 999. 5. Làm mát vết thương liên tục cho đến khi hết đau. Thường 10 phút là đủ nhưng nếu sau đó nạn nhân vẫn còn than đau thì tiếp tục làm mát. 6. Tháo nhẫn, đồng hồ và những vật khác có thể gây chèn ép khi vết bỏng sưng lên. Nhớ phải trả những vật dụng này lại cho nạn nhân. - Chế nước mát lên vết thương ít nhất 10 phút. - Đặt một cái chậu bên dưới để hứng nước. - Băng thật lỏng vết bỏng đúng chỗ. - Che vết thương bằng băng vô trùng không có lông. 7. Khi đã bớt đau, hãy che vết thương lại để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu có thể nên dùng băng vô trùng cột thật lỏng trên vết bỏng. Nếu ngại vải sẽ dính vào
  3. vết thương thì đừng cố gắng băng nó lại mà hãy tiếp tục làm mát vết bỏng đến khi được chăm sóc y tế. Nếu phải tuỳ cơ ứng biến thì bạn có thể dùng bất cứ miếng vải nào sạch và không có lông tơ, ví dụ như lý tưởng là khăn tay, bao gối bằng vải bông hoặc giấy bóng bằng nhựa mỏng. 8. Nâng cao phần bị thương nếu được, bởi vì cách này có thể giúp giảm sưng. Hãy cùng đợi với nạn nhân cho đến khi được giúp đỡ, hoặc nếu vết bỏng nhẹ thì đi theo nạn nhân đến nơi được điều trị y tế thêm. • Tiếp tục xử trí để ngừa sốc. • Duy trì kiểm tra đường thở, hô hấp và tuần hoàn của nạn nhân. • Thường kiểm tra băng để chúng không quá chặt. Tóm tắt 1. Kiểm tra nguy hiểm. 2. Đánh giá theo trình tự ABC (sẵn sàng hồi sức nếu cần thiết). 3. Làm mát phần bị thương. 4. Phải quyết định phù hợp xem cần được trợ giúp những gì và gọi xe cứu thương nếu cần. 5. Che phần bị thương. 6. Đề phòng sốc trong khi xử trí vết bỏng.
  4. 7. Nâng cao phần bị thương nếu có thể. XỬ TRÍ NHỮNG LOẠI VẾT BỎNG KHÁC Nguyên tắc chung khi xử trí các vết bỏng là làm mát và che kín phần bị thương nhưng có vài loại bỏng cần được quan tâm chăm sóc thêm. Đối với vết bỏng ở cổ và miệng, ngoài nguy cơ có thể bị sốc và nhiễm trùng,vấn đề lớn nhất có thể xảy ra là tắc nghẽn đường thở do bị sưng phù. Trong trường hợp bỏng do điện còn có thêm nguy cơ hiển nhiên là việc phải sử dụng nước để sơ cứu trong khi nguyên nhân gây bỏng lại là điện. XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG CỔ VÀ MIỆNG 1. Kiểm tra đường thở và hô hấp của nạn nhân, và sẵn sàng hồi sức nếu cần. 2. Gọi xe cứu thương và trấn an nạn nhân cho đến khi được trợ giúp. 3. Giúp nạn nhân tìm tư thế có thể thở thoải mái (trường hợp này thường là ngồi dậy). 4. Nới lỏng bất kỳ vật nào đang bó chặt quanh cổ để giúp hô hấp được dễ dàng. Phải giữ đường thở luôn được thông thoáng. 5. Làm mát vết bỏng liên tục - đừng cố gắng che vết bỏng. 6. Liên tục kiểm tra đường thở và hô hấp của nạn nhân. Cởi bỏ áo quần nếu không bị dính vào vết bỏng.
  5. Chế nước mát lên vết bỏng và không che đậy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2