Cải cách giáo dục Việt Nam: Phần 2
lượt xem 2
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới" tiếp tục trình bày các nội dung kiến thức về: Thực hiện mục tiêu cân bằng xã hội trong giáo dục; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; phát triển đội ngũ giáo viên; đổi mới quản lý giáo dục;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cải cách giáo dục Việt Nam: Phần 2
- Chương năm THỰC HIỆN MỤC TIÊU CÔNG BẰNG XÃ Hội TRONG GIÁO DỤC [18] Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta. Trong 5 năm, Đảng, Nhà nưốc và Chính phủ ta đã ban hành nhiều chính sách nhằm thực hiện mục tiêu này, tạo cơ hội tiếp cận với giáo dục cho các tầng lốp nhân dân, đặc biệt là ở các vùng còn nhiều khó khăn. Nhò vậy chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ thê hiện ở các mặt sau: 1. Khoảng cách về cơ hội tiếp cận với giáo dục giữa các nhóm dân tộc được thu hẹp Thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và N hà nưốc, cùng VỚI sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của cộng đồng các dân tộc, phát triển giáo dục cho vùng đồng bào dân tộc thiểu sô' đã đạt được nhiều thành tựu như quy mô, mạng lưới trường lớp, cơ sỏ vật chất trường học, đào tạo giáo viên ngày càng được mở rộng, đặc biệt là phát triển hệ thông các trường dân tộc nội trú, phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Năm học 2004 — 2005 cả nưổc đã có 13 trường phổ thông dân tộc nội trú (PT DTNT) thuộc Trung ương (TW), 50 trường PT DTNT thuộc tỉnh, 266 trường PT DTNT thuộc huyện và khoảng 519 trường bán trú xã, cụm xã. Tất cả các xã đều có trường cấp I hoặc trường phô thông cơ sở (bao gồm cả cấp I và cấp II) đến tận thôn bản. ở các xã có diện tích rộng, các trường, đều có phân hiệu đến tận thôn bản đê thuận tiện cho các em nhỏ đi học. Sô'“xã trắng” về giáo dục mầm non ỏ vùng dân tộc đã giảm đáng kể. Trong 5 năm (2001 —2005), số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu sô" đã tăng nhiều ở bậc trung học: số học sinh THCS tăng bình quân 7,3%/năm; đặc biệt số học sinh THPT tăng bình quân 26,1%/năm. Trong năm 97
- học 2004 —2005, ti lệ hoc sinh phô thông là người dân tộc thiểu riô là 15,17% so với tổng sô' học sinh trong cả nưốc. Trong đó, số học sinh tiểu học người dân tộc chiếm 18,5% so với tổng số học sinh tiểu học cả nước- sô' học sinh THCS là người dân tộc chiếm 13,7% tổng sô' học sinh THCS cả nưốc1 số học sinh THPT người dân tộc chiếm 9,4% tổng sô' học sinh THPT cả nước. Hệ thống trường PTDTNT phát triển mạnh cả vê sô" lượng trường, sô’ lượng học sinh và chất lượng giáo dục. Năm 2004 —2005, cả nước đã có khoảng 4.400 học sinh trong 11 trường phổ thông DTNT TW; 20.000 học sinh trong 48 trường phổ thông DTNT tỉnh và 60.000 học sinh trong 266 trường phổ thông DTNT cấp huyện, 60.000 học sinh trong 680 trường bán trú dân nuôi. Nếu tính theo nhóm dân tộc thì tỉ lệ nhập học của trẻ em dân tộc Tày là cao nhất (Tiểu học: 94,7%; THCS: 51,0% - sô liệu năm 2002). Đe tạo nguồn cán bộ là người dân tộc thiêu sô, nhất là sô dân tộc sông ở vùng đặc biệt khó khăn, Chính phủ chủ trương giao một sô'chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường CĐ, ĐH không qua thi tuyển cho con em các dân tộc thiêu sô sông ở vùng đặc biệt khó khăn hoặc các dân tộc đặc biệt ít người. Chỉ tiêu cử tuvển tăng dần trong các năm qua (năm 2000 có 930 chỉ tiêu; năm 2001 là 1.000 chỉ tiêu; năm 2003 là 1.100 chỉ tiêu; năm 2004 là 1.580 chỉ tiêu). Ngoài việc tăng chỉ tiêu, Nhà nước cũng đã tạo thêm điều kiện đê đảm bảo chất lượng như tăng thòi gian học dự bị đại học cho học sinh cử tuyển. Chính sách cử tuyển đã góp phần giải quyết sự thiếu hụt cán bộ tại chỗ. trước hết là giáo viên, cán bộ y tê và cán bộ quản lí. Tuy vậy, việc phân bô chỉ tiêu cử tuyên còn chưa hợp lí; việc sử dụng, bố trí công tác cho sinh viên người dân tộc sau khi ra trường còn lãng phí. 2. Khoảng cách chênh lệch về cơ hội tiếp cận vói giáo dục giữa các vùng, miền, thành thị và nông thôn được thu hẹp Trong những năm qua. thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục đối vớí các vùng khó khăn, sự chênh lệch về tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn đang dần được thu hẹp, đó là một thành tích lớn, thể hiện sự quan tâm đầu tư và hiệu quà của những chính sách đúng đắn của Chính phủ Việt Nam. Kêt quả Điều tra mức sống hộ gia đình 2002 cho thấy, tỉ lệ biết chữ của khu vực nông thôn tăng 6,16% so với nãm 1998 và tăng nhanh hơn khu vực thành thị (2.16%). Tỉ lệ dân số từ 10 tuổi trớ lên biết chữ đều tăng so với năm 1998 trong cà nước. Tỉ lệ biết chữ cao nhất là Đồnơ bàng sông Hồng (95,8%). tăng 4%; Bắc Trung Bộ (94.2%). tăng 3.4%: Đông Xam Bộ (94%), tăng 3.6%; Đồng bằng sòng Cừu Long (89.2%). tăng 7.2%. Vùng có tỉ lệ 98
- biết chữ thấp gồm Tây Bắc (79,9%) và Tây Nguyên (85,9%), đồng thời các vùng này cũng có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn so với các vùng khác. Số người có bằng cấp về giáo dục, đào tạo ngày một tăng cả vê sô' tương đối và tuyệt đôi. Tuy nhiên, số người chưa bao giờ đến trường học không có bằng cấp vẫn chiếm 16,4% ở thành thị và 31,2% ở nông thôn, 33,5% ỏ nhóm 1 (nghèo nhất) và 22% ở nhóm 5 (các hộ giàu nhất). 3. Cơ hội tiếp cận với giáo dục theo nhóm thu nhập được cải thiện Do tác động của những chính sách xoá đói giảm nghèo, tỉ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm đáng kê từ 58% dân số năm 1993 và 37% năm 1998 xuống còn 29% năm 2002. Tỉ lệ dân số 10 tuổi trở lên biết chữ phân theo 5 nhóm thu nhập đều tăng lên so với các năm trước. Mặc dù nhóm 1 (nghèo nhất) tăng 6,8% và nhóm 2 (gần nghèo nhất) tăng 4,7%, nhưng cả 2 nhóm này, tỉ lệ biết chữ của dân cư 10 tuổi trỏ lên vẫn thấp hơn so với nhóm 5 (các hộ giàu nhất) 97% và nhóm 4 (các hộ giàu) 95,2%. Ngoài ra tỉ lệ biết chữ của nhóm 5 (các hộ giàu nhất) cao hơn nhóm 1 (các hộ nghèo nhất) khoảng 13% (97% so với 83,9%) (Điều tra m ức sống hộ g ia đ ìn h 2002). Kết quả thực hiện các chính sách, tạo điểu kiện hỗ trợ cho học sinh nghèo, học sinh ngưòi dân tộc, nhất là đối với các vùng khó khăn, như: chính sách miễn giảm học phí, tín dụng cho sinh viên, cho mượn sách giáo khoa, học bông cho học sinh nghèo vượt khó đã khiến cho ngày càng có nhiều con em gia đình nghèo được tiếp cận vối giáo dục ở bậc học cao, khoảng cách về tiếp cận giáo dục giủa các nhóm thu nhập đã được cải thiện đáng kể. Tì lệ đi học tiểu học đã vượt hơn 90% trong các nhóm dân cư chính, trừ các dân tộc thiểu số và nhớm dân cư nghèo nhất trong dân số và có xu hướng tăng lên, đặc biệt đôi vối nhóm nghèo nhất. Đối với cấp THCS, tỉ lệ học sinh đến trường đã tăng lên đăng kể, nhưng với mức độ tương đổi khác nhau giữa người giàu và người nghèo. Năm 2002, hầu hết trẻ em trong nhóm dân cư giàu nhất dều đi học THCS (85,8%), trong khi đó chỉ có 53,8% trẻ em trong các gia đình thuộc nhóm nghèo nhất được đi học. Tỉ lệ học trung học phổ thông giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất lại càng cao hơn là 4/1. ở bậc THPT và giáo dục đại học thì của nhóm hộ gia đình giàu nhất lại có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận giáo dục. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là đối với nhiều hộ nghèo, các em còn phải giúp gia đình trong việc kiếm sống. 99
- 4. Chênh lệch giữa nam và nữ trong tỉ lệ nhập học các cấp giảm dần Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, bình đẳng giới ở Việt Nam đã không ngừng được cải thiện và đạt được nhũng thành tích đáng khích lệ. Theo Báo cáo phát triển con người năm 2005 của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam xếp thứ 83/140 nước vê chỉ sô phát triển giới (GDI). Như vậy có thê nói chúng ta không có sự chênh lệch giữa chỉ số phát triển giới và chỉ sô' phát triển con người của Việt Nam. Bình đẳng giới về cơ bản đã đạt được trong giáo dục tiêu học. Tỉ lệ đi học chung của cả nam và nữ trong cả nước ở bậc Tiêu học đạt mức cao và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Năm học 2003 —2004, tỉ lệ đi học chung của nữ là 102% và của nam là 107,4%. 0 THCS vẫn còn khoảng cách chênh lệch về tỉ lệ nhập học chung giữa nam và nữ. Nám học 2003 - 2004, tỉ lệ này ở nữ là 86,5%, ở nam là 90,2%, chênh lệch 3,7 điểm (trong khi đó chênh lệch ở năm học 2000 - 2001 là 3,2. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là tỉ lệ nữ học sinh vào THCS thấp hơn nam. mặc dù học sinh nữ có tỉ lệ tôt nghiệp tiểu học cao hơn. ở THPT, tỉ lệ đi học chung năm học 2003 —2004 của nữ là 45,2% và của nam là 45,7%. Khoảng cách giữa nam và nữ về tỉ lệ đi học chung ở THPT đang dần được thu hẹp. Chênh lệch này đã giảm từ 7,0 điểm (năm học 2000 —2001) xuông còn 0,5 (năm học 2003 —2004). ở một sô’ vùng, vẫn còn tồn tại khoảng cách chênh lệch khá lớn giữa nam và nữ như vùng Tây Bắc chênh lệch 5,8 điếm. Riêng ở Tây Nguyên thì tỉ lệ đi học chung của nữ ở THPT lại cao hơn nam là 2,5 điểm, ở giáo dục đại học. chênh lệch giữa nam và nữ trong tỉ lệ nhập học đúng tuổi giảm dần từ 1.1% (năm 1993) xuống 0,5% (năm 1998) và đến năm 2002 thì tỉ lệ nhập học của trẻ em gái lại tăng hơn nam (0,7%). Tỉ lệ nữ sinh viên đại học, cao đẳng đạt 45.8%. Trong 5 năm qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã coi bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ là mục tiêu quan trọng trong lộ trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức của xã hội về bình đảng giới đã có chuyển biến tích cực. Nhiều chính sách hỗ trợ cho trẻ em nghèo, đặc biệt là trẻ em gái đến trường đã được ban hành. Chính phủ Việt Nam đã cho phép các tổ chức xã hội nghề nghiệp và doanh nghiệp thành lập các giai thường cho trẻ em nghèo vượt khó, trong đó có các em nữ, đến nay đã có hàng nghìn em nữ nhận được giải thương này. Mặc dầu vậy, ở chúng ta vẫn còn sự chênh lệch về giới trong giáo dục. cứ 2 người dân mù chữ thì 2 trong số đó là phụ nữ. s ố năm đi học binh quân củí 100
- nữ giới là 5,3, của nam giới là 6,5. Vì vậy, mục tiêu 5 của K ế hoạch giáo dục cho mọi ngưòi: “đạt bình đẳng giới trong giáo dục vào năm 2015” là một thách thức lớn đối với Việt Nam. 5. Công bằng xã hội trong lĩnh vực dạy nghề đã đạt được những kết quả nhất định Đê thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong đào tạo nghề, Chính phủ đã ban hành chính sách m iễn giảm học phí học nghề và cấp học bổng cho các đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật và các đối tượng chính sách xã hội khác; mức hỗ trợ dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ từ 3 tháng lương tối thiểu đã tăng lên 6 tháng lương tối thiểu. Đặc biệt, Bộ LĐ - TB và XH đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành chính sách dạy nghê' cho học sinh dân tộc thiểu số nội trú; chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn; chính sách dạy nghề cho người tàn tật. Đây là yêu cầu cấp bách nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu lao động có nghề phục vụ cho công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, thực hiện công bằng xã hội theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH TW Đảng (khoá IX) về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kì 2001 - 2010; Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc; N ghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 23 - 4 - 2004 về lao động là người tàn tậ t...N g o à i ra, đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi tô chức, cá nhân tham gia dạy nghề, đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, dạy nghề lưu động. 6. Công tác giáo dục cho trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt ngày càng được chú trọng 6.1. Đối với trẻ e m b ị k h u y ế t tật Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1 triệu trẻ em bị khuyết tật với 6 loại tật chính là: khiếm thính 15%, khiếm thị 12%, chậm phát triển trí tuệ 27%, bị tật ngôn ngữ 19%, tật vận động 20%, còn lại là các loại khuyết tật khác. Tỉ lệ trẻ khuyết tật cao tập trung ỏ các khu vực miền Trung như Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi. 6.1.1. Mục tiêu p h á t triển giáo dục trẻ khuyết tật Tỉ lệ trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các loại hình lớp hoà nhập, bán hoà nhập hoặc chuyên biệt đạt 50% vào năm 2005. 101
- ổ. 1.2. Việc thực hiện mục tiêu Trong 5 năm qua, hệ thống quản lí giáo dục trẻ khuyết tật đã được hình thành và phát triển. Cho đến nay tất cả 64 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thành lập Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật địa phương tới tận cấp huyện và đi vào hoạt động nhất quán từ Trung ương đến địa phương. Hệ thông văn bản pháp quy về giáo dục trẻ khuyết tật được điều chỉnh, bổ sung và cập nhật thường xuyên. Quy mô giáo dục trẻ khuyết tật càng được mở rộng, sô’ lượng trẻ khuyết tật đi học tăng nhanh. Trong giai đoạn 2001 - 2004, quy mô giáo dục trẻ khuyết tật có tỉ lệ trung bình hàng năm tăng cao hơn năm trước, s ố trẻ khuyết tật đi học mới chiếm khoảng 24,22% so với tổng số. Đây là một thách thức lốn để đạt được chỉ tiêu chiến lược. Tỉ lệ trẻ khuyết tật học theo phương thức chuyên biệt so với phương thức giáo dục hoà nhập là 3% và 97% (năm 2004). Chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập cũng từng bưốc được nâng lên. Nhiều trẻ khuyết tật được lên lớp và thi đỗ tốt nghiệp tiểu học. Nhiều em đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh vượt khó trong học tập và đã có ảnh hưởng tốt đến sự chuyên cần trong học tập của những trẻ bình thường. Một bộ phận trẻ khuyết tật tiếp tục được học lên THCS và THPT, có nhiều em đã thi đỗ vào các trường cao đẳng và đại học. Bước đầu đã hình thành được mô hình giáo dục hoà nhập dựa vào cộng đồng ở một sô* huyện. Tại các địa phương này đã thành lập Ban điều hành cấp huyện gồm nhiều ban ngành đoàn thể, đã có một mạng lưới nhóm hỗ trợ cộng đồng hoạt động tích cực cho một số trẻ khuyết tật điển hình. Các trường tiểu học đã chú trọng đến cách tô chức các hoạt động giao lưu giữa trẻ khuyết tật vổi trẻ bình thường, hình thành các nhóm bạn bè thân thiện giúp nhau trong học tập. Đến nay gần 5.000 trẻ khuyết tật đã nhận được các thiết bị trợ giúp đảm bảo cho việc học tập, tham gia vào các hoạt động tốt hơn, như xe lăn, máy trợ thính, kính mắt, sách chữ nổi v.v... Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên cho giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và phát triển mạnh. Cho đến nay đã có 04 trường ĐH và 03 trường CĐ thành lập khoa hoặc tổ bộ môn giáo dục đặc biệt, 10 trung tâm hỗ trợ và phát triên giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật cùng hệ thống dịch vụ hỗ trợ bước đầu đã triển khai hoạt động tại một sô' địa phương. Công tác tuyên truyền vận động đã từng bước nâng cao nhận thức của xã hội vê khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật. Hiện đang triển khai xây dựnị 102
- :hiến lược và k ế hoạch hành động giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo. Tuy nhiên, công tác giáo dục trẻ khuyết tật vẫn còn nhiều khó khăn, trở Ìgại. Nguyên nhân chủ yếu do; Nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của :ông tác giáo dục trẻ khuyết tật chưa cao; Cơ sở vật chất kém về chất lượng và hiếu về sô" luỢng; đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên chưa đáp úng về số ượng và chất lượng; Sự phối kết hợp giữa các lực lượng xã hội còn kém hiệu ]uả; nguồn ngân sách N hà nước cho giáo dục trẻ khuyết tật chưa đầy đủ. 6.2. Đôi với trẻ e m lang thang: Sự phát triển không đồng đều giữa các 'ùng, các khu vực kinh tế, giữa nông thôn và thành thị đã làm nảy sinh tình .rạng di dân từ các vùng nông thôn ra thành thị, nhất là tại các thành phố lổn ìhư Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Trẻ em lang thang tập trung phần lốn ở TP. lồ Chí Minh và Hà Nội, đa số trẻ em lang thang không được đi học. 6.3. Đôi với trẻ lao động kiếm sống: Trẻ em, lao động kiếm sống phần lớn ;ông và làm việc tại những vùng đô thị. Hiện nay có một sô’ lốn trẻ em trong lộ tuổi tiểu học phải bỏ học đi làm trong các nhà trọ, các cơ sở ch ế biến thức in, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ hoặc làm các công việc về cơ khí và điện, -’hần lớn các em này sống ở nơi làm việc, xa nhà, xa cha mẹ 6.4. Đôi với trẻ e m trong các gia đình dãn chài: Trẻ em trong các gia đình lân chài thường phải theo ch'a mẹ lênh đênh trên thuyền đê kiếm sông. Các im phải nghỉ học hoặc học không đến nơi đến chốn. Đây là một trong những 'ào cản lớn trong việc thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục THCS trong cả 1Ư C vào năm 2010. Ớ 6.5. Đôi với trẻ em b ị nhiễm HIV/AIDS: Hiện nay sô trẻ em nhiễm iIV/AIDS tuy chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ và có thể tăng lên trong thời gian tới, lo đó cần có các biện pháp về chính sách đảm bảo đê giải quyết nhu cầu học ập của nhóm trẻ em này. 6.6. Đôi với trẻ em vi phạm pháp luật: Hàng năm tỉ lệ người chưa thành liên phạm pháp chiếm khoảng 8 - 12% trong tổng số người phạm pháp và Igày càng gia tăng. Năm 2002 số lượng học sinh vào các trung tâm giáo lưỡng đã tăng hơn 8 lần so với năm 1996. Hiện nay Cục V26 (Bộ Công an) tang quản lí 4 trường giáo dưỡng với 3.012 học sinh, trong đó có 93 học sinh lữ. Các em học sinh có độ tuổi từ 15 đến dưới 18 tuối chiếm 80%, nhưng 103
- trình độ văn hoá lại rất thấp (trình độ tiểu học chiếm 45,3%. THCS chiếm 37,2% và THPT chi chiêm 3,1%), đặc biệt các mù chữ và tái mù chủ chiêm tỉ lệ khá cao 15,5%, tập trung chủ yểu ỏ các vùng sâu vùng xa. 83% các em trước khi vào trường đã bỏ học từ 1 đến 5 năm. 6.7. Đối vói con em các gia đình nghèo và các vùng khó khăn: Số người vừa hoàn thành chương trình xoá mù có nguy tái mù rất lớn, số trẻ em con em các gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao đi học đúng tuổi ở cấp tiểu học và THCS còn thấp so với mức độ chung của cả nước. Chênh lệch giữa các vùng về tỉ lệ nhập học và sự tiếp cân vói nguồn kinh phí cho giáo dục đã được thu hẹp, nhưng vẫn còn đáng kê tính theo cả sô’ tuyệt đôi và tính theo đầu người. Trong 5 năm, mục tiêu công bằng xã hội trong giáo dục đã đạt những thành tựu đáng khích lệ. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã và đang nhận được sự chăm sóc, giáo dục của Nhà nước, của các tổ chức*và cá nhân từ thiện trong và ngoài nước, cơ hội tiếp cận với giáo dục ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, sô’ lượng các em trong nhóm này còn hạn chế. Phần lớn trẻ em này bị thiệt thòi so với trẻ em bình thường. CÂU HỎI 1. Hãy trình bày những kết quả thực hiện mục tiêu công bàng giáo dục đối với những nhóm trẻ thiệt thòi và khó khăn? 2. Phần tích những thách thức đô'i với việc đảm bảo mục tiêu công bằng trong giáo dục? 3. Cần có những giải pháp nào để đảm bảo mục tiêu công bằng trong giáo dục? 104
- Chương sáu ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC . L Í DO ĐỔI MỚI Ngay từ đầu thập kỉ 90 của th ế kỉ trước, kết quả đánh giá tổng thê chất ượng giáo dục và nguồn nhân lực Việt Nam đã cho thấy cần phải đổi mới giáo lục - đào tạo đê khắc phục sự bất cập của giáo dục. " Xu th ế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tê làm nảy sinh xu th ế đổi mới giáo lục ở các nước trên thê giới. Giáo dục Việt Nam không chỉ chịu tác động :ủa xu thế giáo dục th ế giới, mà cần đổi mới do chính nhu cầu đào tạo nguồn ìhân lực chất lượng cao phục vụ CNH, HĐH và xây dựng kinh tê tri thức cho tất nước. — 1. Xu th ế đổi mới giáo dục của các nước trên th ế giói Từ những thập kỉ cuối của th ế kỉ XX, nhiều quốc gia đã tiến hành chuẩn lị và triển khai CCGD. tâp trung vào giảo duc phổ thông mà trong điểm là cải ách chương trình và SfìK . Chương trình của các nước đều hướng tới việc thực liện yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần cải thiện chất lượng Iguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống con ngư ờijX u thê đổi mới ihằm khắc phục tình trạng bất cập của sản phẩm giáo dục, không đáp ứng :ược yêu cầu biến đổi nhanh và đa dạng của sự phát triển xã hội, sự bất bình ẳng về cơ hội tiếp nhận giáo dục do sự cách biệt về điều kiện giữa các địa hương, vùng miền, giới tính, địa vị xã hội gây ra. Trào lưu cải cách giáo dục ỉn thứ 3 của th ế kỉ XX đang hướng vào việc khắc phục những tồn tại trên để huẩn bị cho th ế hệ trẻ ở các quô'c gia bước vào th ế kỉ XXI. Việc xây dựng chương trình giáo dục phô thông ở các nước thường theo các u th ế sau: 105
- - Quan tâm hơn nữa đến việc đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội và cạnh tranh quốc tế trong tương lai, góp phần thực hiện bình đảng và công bằng vê cơ hội giáo dục - Nhấn mạnh việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, k ế thừa truyền thống tô’t đẹp của mỗi quốc gia trong bôi cảnh toàn cầu hoá - Giúp trẻ em phát triển tri thức cơ bản, hình thành và phát triển tư duy phê phán và kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Các yêu cầu được ưu tiên phát triên là: các kĩ năng cơ bản, thói quen và năng lực tự học, thói quen và năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. Nhìn chung,Ịchương trình giáo dục phổ thông của các nưốc trong khu vực và trên thê giới đã coi trong thực hành, vân dung, nôi dung chương t.rình t.inh giảo, tập trung vào các kiến thức, kĩ năng cơ bản và thiết thực, tích hợp được nhiều mặt giáo dục. Hình thức tổ chức dạy học rất đa dạng [ 10; tr.6 ] 2. Những căn cứ pháp li về đổi mối giáo dục ở Việt Nam - Chiến lược phát triển giáo dục đã xác định đổi mới chương trìn h , nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả giáo dục là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm đạt được các mục tiêu chung và mục tiêu từng cấp, bậc học, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng thực hiện CNH, HĐH và xây dựng kinh tê tri thức. Quy mô đổi mới ở tất cả các bậc học trong toàn hệ thông: từ mầm non đến đại học. Giáo dục phô thông được chọn đối mối trước tiên, vì nó có vị trí chủ yếu trong toàn bộ công tác giáo dục và đào tạo, và có vai trò quyết định trong sự tiến bộ của đất nước. Đó là một chân lí đơn giản, vì nó chiếm sô đông tuyệt đối trong số những người đi học, quyết định chất lượng và hướng đi của các cấp học ngang nó và sau nó. Nó tạo nên trình độ chất lượng của học vấn cho lớp người lao động trẻ và trình độ văn hoá dân tộc. Sự quan tâm đến nó là một lẽ tất nhiên của xã hội. Khác với những lần cải cách giáo dục trước đây (1950.1956.1980) bản chất của đổi mới giáo dục phô thòng lần này là tập trung vào đổi mới chương trình, nội dung từ đó dẫn đên đối mới phương pháp và cách đánh giá từ Tiểu học quan THCS đến THPT [ 10 ] Tháng 12 năm 2000. Quốc hội khóa X đã ban hành Nghị quyết sô’ 40/2000, QH10 về Đổi mới chương trình GD p h ổ thông, đã khẳng định mục tiêu củi việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “Xây dựng nội dunị chương trình, phương pháp giáo dục. sách giáo khoa phổ thôn s mới nhàn 106
- nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thê hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ GD phô thông ở các nước phát triên trong khu vực và th ế giới” và “Việc đổi mới chương trình giáo dục phô thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật Giáo dục; khắc •phục những mặt hạn ch ế của chương trình, sách giáo khoa; tăng cưòng tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bô sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh; bảo đảm sự thống nhất, k ế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phô thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân đê tạo ra sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kĩ năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp vâi hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau. Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp daỵ và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mối trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng GV và công tác quản lí giáo dục”. triển kinh tế - xã hôi 2001 - 2010 của nưóc ta dã dể ra biẻn soan và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nưổc bộ chương trình sách giáo khoa phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triến mới" và CLPTGD giai đoạn 2Q0Ọ - 2010 đã cụ thể hoá yêu cầu này. - Thủ tưống Chính phủ có chỉ thị số 14/2001/ CT - TTg về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/ QH10 của Quốc hội khoá X và chỉ thị số 30/1998/ CT - TTg về điều chỉnh chủ trương phân ban ở THPT và đào tạo hai giai đoạn ở đại học, nêu rõ các yêu cầu. các :ông việc mà Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan phải khẩn trương tiến hành. Để đáp ứng nhu cầu phân luồng và sự đa dạng trong yêu cầu, nguyện rong phát triển của người học sau THCS, Đảng và Nhà nước ta đã có một chủ ;rương lớn vê' tổ chức học phân hóa dưỏi hình thức p h â n b a n . Điều đó đã iược ghi rõ trong Nghị quyết 14 của Bộ chính trị vê CCGD (1979), Nghị quyết 4 BCH TW Đảng khoá VII (1 - 1993), Nghị quyết 2 BCH TW Đ ảng khoá VIII 12 - 1996). Chỉ thị số 30/ 1998/ CT - TTg ngày 1 - 9 - 1998 khẳng định: "Chủ ;rương phân ban ở PTTH nhằm đáp ứng nguyện vọng học tập và phân luồng 107
- học sinh sau khi học THCS là phù hợp với xu th ế phát triển kinh tế XH nưỏc ta". Luật Giáo dục (12 — 1998) đã quy định yêu cầu vê nội dung GD THPT như sau: "Ngoài những nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện, hưống nghiệp cho mọi học sinh, cần có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh" (điều 24). Vấn đề phân ban lại tiếp tục được đề cập đến trong Nghị quyết của Quốc hội khóa X về đổi mới GD phổ thông: "Ở Trung học phổ thông thực hiện chương trình phân ban mới với các yêu cầu: phổ thông, cơ bản, toàn diện và phân hoá. Cụ thể là sẽ chia làm 2 ban (Ban Khoa học Tự nhiên và Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn), bắt đầu phân ban từ lớp 10. Đối với các môn có phân hoá (đó là Toán, Lí, Hoá, Sinh đôi với Ban Khoa học tự nhiên và Văn, sử, Địa đốì với Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn) thì sự chênh lệch giữa chương trình phân ban với chương trình tối thiểu không được vượt quá 20%. Các môn còn lại của từng ban thì học sinh cả 2 ban đều học theo một chương trình thống nhất”. Điều này đặt ra cho GD những vấn đề nghiên cứu nhằm luận cứ khoa học cho việc phân ban. 1 3. Căn cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mổi chương trình giáo dục phổ 1 thông [10] 3.1. Chương trình không còn phù hợp với giai đoạn mới Như trong kết quả đánh giá tổng thể từ đầu thập kỉ 90, của th ế kỉ XX đã cho thấy chương trình giáo dục cần phải đôi mới. Chương trình đó ngày càng bộc lộ những tồn tại và bất cập: nặng lí thuyết hàn lâm, ít thực hành, không tạo điều kiện cho đổi mới phương pháp; không phù hợp với khả náng nhận thức của HS. không phản ánh được những thành tựu KH và CN hiện đại, chương trình đồng tâm không phù hợp, có chỗ chồng chéo. Phân hoá và tích hợp cũng chưa đảm bảo, chưa đáp ứng yêu cầu phân luồng cho HS. thiếu sự liên thông giữa các cấp học... 3.2. Yêu cầu cùa sự phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo nguốn nhân lục trong giai đoạn mới Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH. HĐH với mục tiêu đến nám f 2020 Việt nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trỏ thành nưỏc công nghiệp, hội nhập V I cộng đồng quốc tếỊjShân tố quyết định tháng lợi của công Ớ cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực Việt Nam được phát triển về sô' lượng và chất lượng trên cơ sỏ mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần bắt đầu từ giáo dục phổ thôngy> 108
- 3.3. Sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng n ổ của khoa học 'ô n g n g h ệ Vấn đề này thể hiện qua các lí thuyết, các thành tựu mới và khả năng ứng lụng cao, rộng và nhanh vào thực tế buộc chương trình, sách giáo khoa phải uôn được xem xét, điều chỉnh^Học vấn mà nhà trường phổ thông trang bị ;hông thê thâu tóm được mọi tri thức mong muôn, vì vậy phải coi trọng việc lạy phương pháp, hình thành năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức một ách độc lập, và các kĩ năng tự học, tự giáo dụcn 3.4. Do có nhũng thay đôi trong dối tượng giáo dục Những kết quả nghiên cứu tâm sinh lí và xã hội học gần đây cho thây trẻ m ngày nay có gia tốc phát triên nhanh hơn so với các thê hệ trưổc đây. Sông rong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, mở rộng giao lưu à hội nhập, các em được tiếp thu nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú ừ nhiều mặt của cuộc sông. Đồng thời các em được nuôi dưỡng và chăm sóc ốt hơn cũng là điều kiện thuận lợi đê các em phát triển. Trẻ em ngày nay trỏ lên thông minh hơn, hiếu biết hơn. Chương trình mới về giáo dục tiểu học đã bắt đầu được xây dựng từ năm 996 và đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào ngày 1 1 - 9 - 2001. Chương trình mối của THCS được bắt đầu xây dựng từ năm 1997 và :ược ban hành vào ngày 24 - 01 - 2002. Từ năm học 2002 —2003 ở Việt Nam :ã thực hiện đổi mói GD phổ thông (Tiểu học và THCS) trong cả nước. Chương rình THPT mới đã được xây dựng và triển khai thí điểm để bắt đầu được sử .ụng chính thức trên toàn quốc vào năm học 2006 - 2007. Bộ chương trình iáo dục phô thông bao gồm: - Văn bản "Nhũng vấn đề chung về chương trình giáo dục phô thông". - Chương trình của 23 môn học và hoạt động giáo dục - Chương trình các cấp học, gồm: + Chương trình tiểu học + Chương trình THCS + Chương trình THPT 3.5. Những nét mới của chương trình giáo dục phô thông đôi mới [6 ] \ Chương trình giáo dục đổi mới được xây dựng dựa trên định hưâng của \ riết lí giáo dục th ế kỉ XXI “Học để biết, học đê làm, Học đêtự khẳng định và ọc đê chung sông với mọi người". Tuy nhiên mỗi cấp học cũng cónhững nét iêng cụ thể. v! 109
- 3.5.1. Tiểu học a. Tập tru n g thực hiện giáo dục các k ĩ năng cơ bản - Tập trung vào các kĩ năng cơ bản: đọc, viết, tính toán, nói, nghe. - Coi trọng đúng mức các (kĩ năng sông) trong cộng đồng, thích ứng với những đổi mới diễn ra hằng ngày trong xã hội hiện đại như: giao tiếp, thương lượng, lãnh đạo, hợp tác, thích nghi với sự đa dạng vê' văn hoá. - Hình thành các kĩ năng tư duy như sáng tạo, phê phán, giải quyết vấn đề, ra quyết định, trí tưởng tượng... b. Tập trung đối mới phương pháp giáo dục Thực hiện dạy học dựa vào các hoạt động học tập tích cực. chủ động, sáng tạo của HS; góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học (tự phát hiện và tự giải quyết các tình huống có vấn đề đê chiếm lĩnh nội dung mới theo sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên... Khuyến khích HS trao đổi ý kiến, tìm các phương án khác nhau đê giải quyết vấn đề của bài học. Ban soạn thảo chương trình tiểu học đã đổi mới cách biên soạn sách giáo khoa, coi sách giáo khoa là phương tiện đê HS hoạt động học tập. Tăng cường các thiết bị học tập để góp phần giúp HS gắn với thực hành: Tăng thời lượng luyện tập, thực hành ở các môn từ 50% đến 70% tông thòi lượng dạy học. 3.5.2. Trung học cơ sở a. Đôi mới về m ục tiêu: - Hình thành các năng lực cơ bản: năng lực thích nghi, năng lực hành động, năng lực ứng xử, năng lực tự học suốt đời - Đào tạo với định hướng: Học đê biết, học để làm, học để làm người, học để sống..... b. Đổi mới về nội d u n g Bảo đảm tính vừa sức, tính thiết thực, giảm lí thuyết kinh viện nặng nề, không phù hợp V 1 lứa tuổi 11 - 14, tă n g tín h thực h à n h , h à n h dụng, gắn vối Ỏ đời sông thực tế ..... c. Đôi mới về phư ơng pháp, phư ơng tiện - Chuyển từ phương pháp đào tạo lấy thầy và kiến thức làm trung tâm sang phương pháp đào tạo lấy trò và năng lực cần đào tạo (nâng lực hành động, năng lực ứng xử. năng lực tự học, nãng lực thích nghi) làm trung tảm. - Coi trọng tô chức các hoạt động thực hành, luyện tập trong và ngoài lớp. 110
- 3.5. 3. Trung học p h ổ thõng a. M ục tiêu và nội d u n g chương trìn h p h ả i hướng tới việc h ìn h th à n h và cúng cô các n ă n g lực chủ yế u đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát triển con người VN trong giai đoạn CNH, HĐH. Đó là năng lực hành động có hiệu quả trên cơ sỏ những kiên thức, kĩ năng và phẩm chất đã hình thành trong quá trình đào tạo; năng lực thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn để có thề chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong học tập và trong cuộc sông; năng lực giao tiêp ứng xử nhân ái, có văn hoá và có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, xã hội; năng lực tự khẳng định, không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu, có khả năng tự đánh giá và phê phán b. Chương trìn h cần thê hiện rõ sự tăng cường thực h à n h và vận d ụ n g kiến thức Đe thực hiện được điều đó, quan niệm vể cấu trúc và cách biên soạn, sử dụng các tài liệu giáo khoa cũng được đổi mới. Ban chỉ đạo xây dựng chương trình và viết sách giáo khoa của Bộ GD và ĐT đã yêu cầu: Lựa chọn các cách trình bày nội dung thích hợp; tạo điều kiện cho HS nâng cao năng lực tự học và giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tô chức; hướng dẫn HS chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, tiếp nhận tri thức. Trong đó, cốt lõi của việc định hướng đổi mới phương pháp dạy học là: Hưống tới việc học tập chủ động, chổng thói quen học tập thụ động, đồng thời coi dạy học thông qua tô chức hoạt động của HS là đặc trưng thứ nhất của pUương pháp dạy học tích cực. Điều đó có thể thực hiện được nhờ: - Chuyên từ giáo viên hoạt động là chính sang HS hoạt động là chính. - Chuyến từ giáo viên thuyết trình, HS thụ động nghe ghi sang giáo viên hướng dẫn HS hoạt động, còn HS thực hiện các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm. - Tăng cường hoạt động ngoài giờ lên lớp. lao động hướng nghiệp, hình thành và phát triến kĩ năng ứng xử. chuẩn bị vào đời cho ỈIS cuối cấp TIIPT. 4. Đổi mới giáo dục mầm non [6] Không chi trong lĩnh vực giaó dục phổ thông, Quyết định 161 của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách phát triển giáo dục mầm non có quy định Điều 3 vê xâv dựng và đổi mới chương trình mầm non. Trong Kê hoạch hành động quô*c gia giáo dục cho mọi người (GDCMN) 2003 - 2015 đã xác định Chương trìn h h à n h động 1.5 "Cải tiến chất lượng chương trình giảng dạv và :ác chương trình chăm sóc piáo dục mầm non". 111
- Chương trình cải cách năm 1994 đã chú ý đến giáo dục trẻ những KNl như: kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp ứng xử (chào hỏi, cám ơn, xin lỗi' phát triển tình cảm xã hội biết cảm thông với người khác... thông qua giả quyết tình huống đặt ra hàng ngày, qua truyện kể, và qua trò chơi sắm va theo các chủ đề như: Mẹ - con, gia đình; Bán hàng, cửa hàng; Bác sĩ - bện] viện; Các chú bộ đội - doanh trại quân đội; Chú hải quân - hạm đội (đôi vc vùng biển). Các chủ đề này m ang tính đồng tâm từ lớp mẫu giáo nhỏ đến lớ lớn, nhưng mức độ mở rộng và tính phức tạp tăng dần. Tuy nhiên, những vấi đề này chưa được đặt ra thành yêu cầu và thể hiện còn ròi rạc, lẻ tẻ tron chương trình. Trước yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầr non theo tinh thần của quyết định 161, chương trình đổi mới đã được dự thả với định hướr.g tăng cường giáo dục KNS cho các em. Trong chương trìn khung chăm sóc và GD mầm non, đổi mới nội dung giáo dục KNS được th hiện rõ trong các lĩnh vực sau: - Nhận thức (cung cấp tri thức và kĩ năng cần thiết). - Phát triển ngôn ngữ, trong đó có chú ý đến kĩ năng giao tiếp. - Tình cảm và ứng xử xã hội bao gồm: ý thức về bản thân, những việ được làm và không được làm, cách cư xử đối với bạn bè và người thân (cảr nhận được trạng thái cảm xúc của người khác, đồng cảm, đáp lại, giúp đỡ...). - Nghệ thuật và thẩm mĩ nhằm phát huy tính sáng tạo của trẻ thông qu bắt chưốc theo cách riêng của từng em trong hoạt động nghệ thuật tạo hình. Các nội dung trong 5 lĩnh vực giáo dục của chương trình được sắp xể theo hệ thống chủ đề gồm: Bản thân; Gia đình; Trường, Lớp mầm non; Trườn tiểu học; Nghề nghiệp; Giao thông; Bác Hồ; Quê hương - Đ ất nước; Tết và cá ngày lễ hội; T hế giới thực vật; Thế giới động vật; Các hiện tượng tự nhiêi Dinh dưỡng - sức khoẻ. Hệ thống chủ đề gần gũi vổi cuộc sống của trẻ và đưc mỏ rộng dần, trong mối quan hệ qua lại giữa trẻ với gia đình, vói trường mầi non, với cộng đồng xã hội và môi trường tự nhiên xung quanh. Yêu cầu đầu ra đối với trẻ mầm non được phản ánh qua K ết quả và dá hiệu đ á n h g iá bậc m ầ m non về các lĩnh vực dưới đây: Vê D in h d ư ỡ n g - s ứ c k h o ẻ Kết quả D íu hiệu dánh giá Nhân biết và phân biệt 4 nhóm thực - Biết gọi tên 1 số thực phẩm thông thường. phẩm: Đạm, đường bột, béo, vitamin - Nhân biết 4 nhóm thưc phẩm. và muói khoáng. - Phàn biệt 4 nhóm thực phẩm. 112
- Kết quà Dấu hiệu dánh giá Biết ích lợi cúa thực phẩm đói với sức - Biết ích lợi cùa ăn uống đù lượng vá đù chất. khoẻ con người. - Biết giá trị dinh dưỡng của mội số thực phẩm thông thường. - Biết mối quan hệ giữa ăn uống với sức khoẻ. Biết ăn nhiéu loại thức ăn khác nhau, - Biết nhu cáu ăn 3 - 4 bữa mộl ngày và phân biệt các bữa ăn trong ngáy khồng kiêng khem vô li, ăn uổng đáy - Ãn nhiễu loại thức ãn khác nhau đù họp lí và sạch sẽ. - Tập ăn loại thức ăn mới - Tham gia tập chế biến món ãn dơn giản,bé tập làm nội trợ - Tham gia tự phục vụ và trực nhật bữa ăn Biết chăm sóc và bào vệ một số bộ - Biết giữ vệ sinh thân thể: Rửa mặt, rửa lay, rửa chân, đánh răng... phận cơ thể và giác quan. - Khõng bỏ một só vật lạ, vặt cứng vào miệng, mũi, tai.. Biết cách phóng tránh một số bệnh - Biết một số dấu hiệu khi ốm: hắt hơi, sổ mũi, đau bụng, ho .... thông thường - Biết cách phòng các bệnh thông thường (biết đội mũ, mặc áo mưa khi đi nắng, trời mưa. Không chơi ngoái nấng, ngoái mưa, Biết giữ ám đôi bàn tay, dũi bàn chán. Không ngói lê dưới sàn bần; phải uổng thuốc khi bị óm). - Có thói quen rửa tay trước khi ăn,sau khi đi vệ sinh Có né nếp thói quen, văn minh tốt - Biết chào mởi, cảm ơn, xin lỗi trong bữa ăn. trong ăn uóng, thực hành vệ sinh cá - Tự phục vụ và trực nhật bữa ăn. nhàn, vệ sinh mồi trường, tự phục vụ - Biết sử dụng một số dụng cụ trong sinh hoạt, (khăn mặt, ca, cóc, giày dép, trong sinh hoạt (ãn, ngủ, vệ sinh). bàn chải dành răng...). - Có thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ (tấm, rửa mặt, đánh răng, rửa tay). - Biết giữ vệ sinh lớp, trường vá nơi cóng cộng (không nhổ bậy, không vứt rác trong lớp, trong sân trường và nơi công cộng) - Có hành vi văn minh nơi công cộng (che miệng khi ho, khi ngáp, khõng lấy tay quệt ngang mũi). Nhặn biết một số quy tắc an toàn. - Nhận biết được một sổ nguy cơ gây tại nạn (ồ điện, ao hổ, sông ngói, chất gây độc..) và cách phóng tránh. - Nhận biết dược nguy hiểm: Khi có đám cháy, khi gặp người lạ, trong bóng tói đồng thời biết cách phòng tránh. Vê p h á t tr i e n n h ậ n th ứ c Kết quả Dáu hiệu đánh giá (1) Ham hiểu biết, quan tăm đến mõi Thể hiện sự tò mồ và hứng thú bằng nét mặt, vận động hoặc âm thanh. trường xung quanh. Quan sát, phát hiện được sự thay dổi rõ nét cùa mỏi trường xung quanh. Xem xét, thao tác với các đổ vặt và quan sát, xem xét cày cói, con vật dể biết nhiéu hơn vé chúng. Hay đặt câu hỏi. (2) Có thái độ đúng đắn, tích cực đối Giữ gin đổ dùng, đố chơi và giữ gin vệ sinh mõi trường. với mòi trường sống. Hào hứng tham gia chăm sóc và bào vệ vặt nuôi, cây tróng. 113
- Kết quà Dấu hiệu dánh giá (3) Biết phân biệt các sự vật, hiện Sử dụng các giác qjan một cách thích họp để phản biệt các sự vặt, hiện tượng bằng các giác quan. tượng. (4) Có khả năng quan sát, so sánh, Quan sát, phát hiện được những thay đdi rõ nét của mồi trường sống. phân loại, khái quát. Xác định được sự giống nhau và khác nhau của các đối tương. Biết phân loại các đối tượng theo dáu hiệu cho trước (hoặc tự tim ra dáu hiệu phân loại). Biết sắp xếp các đói tượng theo quy tắc nhát định. (5) Cố khả năng suy đoán, suy nghĩ Biết đặt câu hòi. có phê phán và giải quyết những vắn Đưa ra đươc phán đoán, suy luận. đé đơn giàn cùa cuộc sống. Phát hiện ra nguyên nhãn và kết quả cùa các sự vật, hiện lương có liên quan. Đưa ra cách (hoặc các cách) khác nhau để giải quyết nhiệm vụ. (6) Có những hiểu biết vé mối trường Mõ tả được dấu hiệu nổi bặt, đặc trưng của các sự vật, hiện tương bằng các sóng vá có khả năng diễn đạt sự cách khác nhau (hình ảnh, vận động, lời nói), dặc biệt bằng lời nói. hiểu biết. Biết trao đổi với ngưcn lớn vá bạn bè (lắng nghe, hòi, nêu ý kiến..). Nhớ lại vá kể lại được kinh nghiệm đã qua. Trình bây bằng lời nói những suy nghĩ, suy luận, phán doán. Phân loại các sự vặt, hiện tượng theo những dấu hiệu khác nhau. P h á t tr iể n n g ô n n g ữ Kết quả D íu hiệu dánh giá 1. Trẻ tự tin trong việc sử dụng ngốn Yêu cáu giúp đỡ khi cắn thiết. ngữ dể giao tiếp. Tự giác chào hỏi. Giao tiếp bằng lời nói với người lởn và các bạn. Thực hiện các yêu cáu hoạt động ngôn ngữ. Hỏi vá trà lời câu hỏi. 2. Trẻ thể hiện sự lắng nghe. Thể hiện sự chú ý (nhìn vé phía người nói, không làm gián đoan, có các cử chi như lắc đáu, gật đáu...). Nêu các câu hòi để được giải thích. Đáp lại người nói một cách phú hơp. N g h ệ t h u ậ t và th ẩ m m ĩ Kết quà D íu hiệu đánh giá 1. Thể hiện cảm xúc phú hợp với - Hứng thú tham gia vả thể hiện cảm xúc của minh qua các hoat đồng nghé từng loại hình nghệ thuật mà trẻ thuật. tham gia. - Lựa chọn hoạt dóng mà trẻ yẽu Ihích (hát múa, tạo hinh dóng kích) Kiên tri thực hiện công việc dã chọn đến cùng. 114
- Kết quà Dấu hiệu đánh giá 2. Sử dụng nhiéu cách thức hoạt - Biết sử dụng dựng cụ, nguyên vật liệu tạo hình vào hoạt động vẽ, nặn, cắt, động độc lập (biểu hiện bằng ngôn xé dán, chắp ghép, tạo ra những sản phẩm phú hợp với độ tuồi. ngữ, sử dụng các giác quan biểu - Thể hiện cảm xúc qua giọng hát, cử chỉ, vận động minh họa. diên, đóng kịch). - Diễn đạt bằng ngồn ngữ những tưởng tượng cùa mình vé nhân vật, dáng điệu, giọng điệu, nhịp điệu, màu sắc. 3. Tích cực hoạt động cá nhân hoạt Nhặn nhiệm vụ trong hoạt dộng chung cùa nhóm, của tập thể. động lập thể. Có thể làm việc cá nhân trong nhóm. Hoạt động hứng thú, có kết quả hoạt động nghệ thuật đã chọn. Nhận xét đánh giá vé cõng việc của minh. 4. Tham gia vào hoạt động nghệ Thích thú khi tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, thuật. Tự chọn và thể hiện loại hình nghệ thuật gần gũi. Có thể nêu cảm xúc bằng lời nói, động tác kết quả công việc. Thể hiện hành vi, thái độ tôn trọng ban khi tham gia hoạt động nghệ thuật. T ìn h c ả m - x ã h ộ i Kết quả Dấu hiệu đánh giá 1. Trẻ nhân biết được vé bàn thân Biết mõ tả bản thân bằng lời nói và hỉnh ành. minh, các thành viên trong gia đinh, Biết tên, vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong gia dinh. bạn bè, và cộng đóng; vé mõi trường Biết vé nơi trẻ sóng (địa chì, đặc điểm, hàng xóm). xã hội, vãn hoá truyén thống Biết tên trường, lớp, tên cô giáo, các bạn trong lớp; Biết được cồng việc cùa cô giáo, đặc điểm, sở thích của một số bạn cùng giới và khác giới. Biết một sỗ nghé và dịch vụ gán gũi: bác sĩ, giáo viên, nông dân, công nhân... (tẽn gọi, hoạt động, cõng cụ, sản phẩm, ích lợi...). Biết một só ngáy lễ hội truyén thống. 2. Có một số kĩ năng sống cần thiết Biết lầm việc cá nhãn và phối họp với trẻ khác. đói với bản thân, với những người ‘ Thực hiện đến cùng cõng việc được giao gán gũi và với môi trường xung Thực hiện một só quy tắc trong cuộc sồng xã hội gán gũi với trẻ (nội quy quanh trong cuộc sóng háng ngáy. trường lớp, nội quy nơi cóng cộng, luật lệ giao thòng...) Có né nếp, thói quen vệ sinh ngăn nắp, gọn gàng (thói quen tự phục vụ trong ăn nóng, sinh hoạt, vệ sinh mõi trường sõng, giữ gìn đó dùng đổ chơi). Có một sổ hành vi đạo đức trong sinh hoạt: nói năng lẻ phép chào hòi, cảm ơn, xin lôi; trung thực; kiém chế khi cán thiết (không tranh dành đố chơi, biết chờ đợi đến lượt, tham gia công việc theo thứ tự)... Biết thể hiện xúc cảm tinh cảm của minh một cách phú hơp, hiểu dược xúc cảm của người khác. Tò ra linh hoạt xử tri các tinh huỗng xẩy ra trong cuộc sóng Có những việc làm, thải độ thể hiện sự quan tâm dén người khác (bạn bé, những người gán gũi). Yêu thiên nhiên và có hành động đơn giàn trong cuộc sóng bào vệ giữ gìn môi trường (không bẻ cành, hái hoa, không trêu chọc các con vặt, không xả rác bừa bãi, thích đươc chăm sóc các con vặt, cây cối). 115
- 5. Đổi mói giáo dục dại học Tháng 5 năm 2005 Chính phủ đã quyết định " Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam" với những nội dung sau: 5.1. Quan điểm chi dạo - Gắn chặt đổi mới giáo dục đại học vổi chiến lược phát triển KT - XH, nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất nước và xu th ế của khoa học và công nghệ. - Hiện đại hoá hệ thống giáo dục đại học trên cơ sở k ế thừa nhũng thành quả GD - ĐT của đất nước, phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại, nhanh chóng tiếp cận xu thê phát trien giáo dục đại học tiên tiến trên th ế giới. - Đổi mới giáo dục đại học phải đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả, đồng bộ, lựa chọn khâu đột phá, lĩnh vực ưu tiên và cơ sở trọng điểm đê tập trung nguồn lực tạo bước chuyển biến rõ rệt. Việc mở rộng quy mô phải đi đôi với nâng cao chất lượng, thực hiện công bằng xã hội đi đôi với hiệu quả đào tạo. Phải tiến hành đổi mối từ mục tiêu, quy trình, nội dung đến phương pháp dạy học, phương thức đánh giá kết quả học tập; liên thông giữa các ngành, các hình thức, các trình độ đào tạo, gắn bó chặt chẽ và tạo động lực để tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông và giáo dục nghê' nghiệp. - Trên cơ sở đổi mối tư duy và cơ chế quản lí đại học, kết hợp hợp lí và hiệu quả giữa việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lí nhà nưóc và việc đảm bảo quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm xã hội, tính minh bạch của các cơ sở giáo dục đại học. Phát huy tính tích cực và chủ động của các cơ SC giáo dục đại học trong công cuộc đổi mới mà nòng cốt là đội ngũ giáng viên cán bộ quản lí và sự hưởng ứng tham gia tích cực của toàn xã hội - Đổi mới giáo dục đại học là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo củí Đảng và sự quản lí của nhà nước. Nhà nưốc tăng cường đầu tư cho giáo dụi đại học, đồng thời đẩy mạnh XHH, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sácl để các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát trien giáo dục đại học 5.2. Mục tiêu a. M ục tiêu chung: Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học. tạo đượ chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu CNH HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đế: năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiên trong khu vực V tiếp cận trình độ th ế giỏi, có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế ứ trường định hướng XHCN. 116
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về phương pháp đổi mới dạy học ở trường trung học phổ thông: Phần 1
98 p | 178 | 30
-
Văn học - Thả một bè lau: Phần 2
162 p | 107 | 19
-
Những cách đối thoại với tương lai: Phần 2
462 p | 118 | 18
-
Đông Kinh nghĩa thục trong 100 năm và công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay: Phần 2
175 p | 94 | 12
-
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia - Quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học: Kinh nghiệm Trung Quốc và khuyến nghị đối với Việt Nam
366 p | 45 | 10
-
Giáo dục Việt Nam thời cận đại: Phần 2
129 p | 52 | 9
-
Những hướng tiếp cận mới về di sản lịch sử: Phần 2
164 p | 33 | 8
-
Một số ý kiến góp phần xây dựng văn hóa học đường trường Đại học Việt Nam dưới tác động của Luật Giáo dục 2019 (qua tham khảo một số kinh nghiệm quốc tế)
9 p | 56 | 7
-
Khảo luận Hồ Quí Ly: Nhân vật lỗi lạc nhất thời đại từ Đông sang Tây - Phần 2
116 p | 24 | 7
-
Thư gửi người giàu: Phần 2
74 p | 14 | 5
-
Bản chất, hội nhập và phát triển của Phật học Việt Nam thời hiện đại: Phần 2
406 p | 10 | 4
-
Ebook Phương pháp giáo dục ehon cho con của cha mẹ Nhật: Phần 2
21 p | 21 | 4
-
Một số quan điểm phê phán nền giáo dục truyền thống của john dewey và định hướng vận dụng trong cải cách giáo dục Việt Nam hiện nay
13 p | 56 | 3
-
Mấy suy nghĩ về Khoa học và giáo dục trong xã hội Việt Nam hiện nay: Phần 2
185 p | 6 | 2
-
Nhận thức của sinh viên năm thứ nhất Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Mở Hà Nội về phản hồi sửa lỗi trực tiếp và gián tiếp trong kĩ năng viết học thuật
6 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn