Cải cách pháp luật Pháp năm 2018 về hợp đồng
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày sơ lược về lịch sử và bối cảnh của Pháp khi sửa đổi pháp luật về hợp đồng; Những đóng góp trong cải cách pháp luật về hợp đồng tại Pháp; Xử lý các vấn đề mà pháp luật về hợp đồng đặt ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cải cách pháp luật Pháp năm 2018 về hợp đồng
- CẢI CÁCH PHÁP LUẬT PHÁP NĂM 2018 VỀ HỢP ĐỒNG NGÔ FOLLlOT Thị Mỹ Hạnh Vincent BERTHAT Hiệu đính: Hoàng Thảo Anh 1. Sơ lƣợc về lịch sử và bối cảnh của Pháp khi sửa đổi pháp luật về hợp đồng Nghị định số 2016-131 ngày 10/2/2016 về sửa đổi pháp luật về hợp đồng, về chế định chung và về bằng chứng cho các nghĩa vụ trong Bộ luật dân sự (BLDS) của Pháp có hiệu lực từ ngày 01/10/2016. Nghị định trên đã đƣợc lƣỡng viện phê chuẩn và thông qua bởi Luật số 2018-287 ngày 20/4/2018 và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2018. Luật này chỉ sửa đổi 21 trong số 350 điều mới. Điều này không hề nói lên rằng Luật mới không thay đổi gì. Nghị viện đã làm việc rất nghiêm túc và sự thay đổi là rất đáng ghi nhận. Chính văn bản này cũng là kết quả làm việc trong vòng hàng chục năm liên tục của các chuyên gia pháp lý có uy tín hiện nay. Quá trình Chính phủ soạn thảo Nghị định khuyến khích sự hài hòa trong công tác sửa đổi và tính cân bằng của các nội dung. Tuy nhiên, điều này chỉ giới hạn tại các cuộc tranh luận công khai và trong giới hạn thẩm quyền của Nghị viện. Nghị viện, thực hiện Luật số 2015-177 ngày 16/2/2015 về áp dụng Điều 38 của Hiến Pháp ngày 4/10/1958 đã cho phép Chính phủ đƣa ra các biện pháp điều chỉnh những các lĩnh vực của luật thông qua nghị định. Hiến pháp quy định rằng nghị định đƣợc công bố sau ý kiến của Hội đồng nhà nƣớc và trong thời hạn luật định về ban hành nghị định, và trƣớc khi hết thời hạn trên thì yêu cầu về việc ban hành Luật phê chuẩn và thông qua nghị định phải đƣợc gửi đến Nghị Viện. Nghị định có hiệu lực ngay từ khi công bố, nhƣng nó vẫn chƣa phải là Luật, nó có thể bị hủy giống nhƣ tất cả các văn bản khác của cơ quan hành pháp. Nghị định có thể đƣợc sửa đổi bởi Luật về phê chuẩn và thông qua nghị định. Luật này sẽ làm cho Nghị định chính thức trở thành Luật. Nhƣng Nghị định có hiệu lực trong lĩnh vực của Luật mà không có sự can thiệp của Nghị viện trong quá trình soạn thảo thì về mặt Chủ tịch Hội hợp tác pháp lý Châu Âu và Việt Nam (ACJEV) Phó chủ tịch Hội hợp tác pháp lý Châu Âu và Việt Nam (ACJEV) 118
- chính sách, không đƣợc đảo lộn sự cân bằng của luật và về mặt pháp lý, không đƣợc đƣa ra những quy định có hiệu lực trở về trƣớc trái với những nguyên tắc hiến định. Bằng việc sửa đổi Bộ luật, Pháp hƣớng đến việc tăng cƣờng sự thu hút về mặt kinh tế và pháp lý của hệ thống pháp luật dân sự Pháp. BLDS năm 1804 với văn phong đã trải qua hơn hai thế kỷ, đáng ngƣỡng mộ và đã đƣợc ngƣỡng mộ, đã trở nên lỗi thời và bằng chứng là rất nhiều quy tắc hiện nay cần phải tìm trong án lệ. Vì thế, công tác pháp điển hóa án lệ gần đây đã trả lại vị thế cho luật thành văn, một quy hoạch “mang tính mô phạm” để phân biệt giữa pháp luật về hợp đồng với pháp luật về nghĩa vụ và sử dụng ngôn ngữ hiện đại rõ ràng đối với mọi ngƣời. Tiến trình cải cách cũng diễn ra tại Châu Âu, nơi mà pháp luật dân sự chịu nhiều ảnh hƣởng từ Bộ luật Napoléon. Liên Minh Châu Âu cũng đã bắt đầu những công việc quan trọng nhằm mục đích nâng Bộ Luật Napoléon lên thành một BLDS Châu Âu. Tiến trình này đã tạm ngƣng vì vấp phải sự phản đối khi một vài lĩnh vực không tồn tại trong pháp luật Pháp. Tuy vậy, nƣớc Pháp đã tính đến những cải cách cho riêng mình để trở thành tiên phong trong các lĩnh vực đó. 2. Những đóng góp trong cải cách pháp luật về hợp đồng tại Pháp Một là, cải cách pháp luật về hợp đồng đƣợc thực hiện đối với “nguồn của nghĩa vụ” (Điều 1100 đến 1303-4), “chế độ chung của nghĩa vụ” (Điều 1304-1352-9) và “bằng chứng của nghĩa vụ” (Điều 1353 đến 1386-1). Hai là, nguyên tắc độc lập về ý chí của các bên, về sự thỏa thuận, tự do của hợp đồng và hiệu lực rằng buộc của hợp đồng, tôn trọng trật tự công và thiện chí đƣợc đặt ra ở chƣơng mở đầu (Điều 1101-1111). Chƣơng này cũng cụ thể hóa những điều khoản về pháp luật chung của Bộ Luật với các quyền đối với hợp đồng đặc biệt. Đây cũng là chƣơng có định nghĩa về các loại hợp đồng. Ba là, việc loại bỏ những yêu cầu về cơ sở của hợp đồng. Những yêu cầu về cơ sở của hợp đồng cũng tồn tại trong pháp luật của các quốc gia chịu sự ảnh hƣởng của pháp luật của Pháp. Luật sửa đổi đã loại bỏ yêu cầu trên. Tuy nhiên, các Điều 1128 và 1162 mới vẫn giữ lại những yếu tố riêng: hợp đồng phải có nội dung hợp pháp và không trái với trật tự công cộng … bởi mục đích của nó. Bốn là, quyền trả nợ bằng ngoại tệ mà trƣớc đây không đƣợc công nhận (Điều 1343-3). 119
- Năm là, Luật sửa đổi cũng đã tạo ra những quyền mới chƣa từng có trong quá khứ, về việc hành xử một cách đơn phƣơng, hoặc hành xử để tránh ra tòa, điển hình nhƣ việc hủy hợp đồng hoặc giảm giá của một dịch vụ mà khách hàng không hài lòng (Điều 1223); Sáu là, vai trò của thẩm phán cũng đƣợc mở rộng. Đó chính là việc thẩm phán có thể xem xét lại hợp đồng hoặc tuyên chấm dứt hợp đồng theo yêu cầu của một bên trong trƣờng hợp có sự thay đổi không lƣờng trƣớc đƣợc tình huống cụ thể (Điều 1195), để tuyên bố vô hiệu một điều khoản không thể đàm phán đƣợc chấm dứt trƣớc bởi một trong các bên trong hợp đồng soạn thảo sẵn (Đ 1171) hoặc xử phạt sự lạm dụng tình trạng phụ thuộc của một bên (Đ 1143); Giới kinh tế đã không ít lần nhận định, thẩm quyền điều chỉnh hợp đồng trong luật chung sẽ gây ra rủi ro làm cho luật của Pháp không đƣợc quan tâm áp dụng đối với các hợp đồng quốc tế. Họ phản đối vì cho rằng thẩm quyền điều chỉnh đó chính là nguồn gốc cho những rủi ro không lƣờng trƣớc đƣợc về mặt tƣ pháp và sự bảo vệ đƣợc củng cố đối với bên đƣợc cho là yếu thế cần thiết chỉ đƣợc đề cập trong các quy định về hợp đồng đặc biệt (hợp đồng về nhà ở, hợp đồng về tiêu dùng…); Bảy là, bộ luật mới đã xem xét đến các án lệ và thực tiễn bằng việc đƣa vào lời hứa đơn phƣơng của hợp đồng và chuyển nhƣợng hợp đồng hoặc chuyển nợ. Nó cũng thiết lập nghĩa vụ tiền hợp đồng về cung cấp thông tin, với thiện chí từ bây giờ sẽ áp dụng cho giai đoạn đàm phán hợp đồng. Bộ luật cũng tạo ra những hoạt động thẩm vấn và chất vấn dành cho bên cần cung cấp kỹ thông tin. 3. Xử lý các vấn đề mà pháp luật về hợp đồng đặt ra 3.1. Cụ thể hóa pháp luật chung mới và những quy tắc đặc trưng của hợp đồng đặc biệt Điều 1105 của BLDS quy định rằng những quy tắc chung về luật chung của hợp đồng đƣơc áp dụng trừ những quy tắc đặc biệt đối với các hợp đồng đƣợc thiết lập trong những quy định đặc trƣng cho mỗi loại hợp đồng đặc biệt đó. Phải khẳng định rằng cần áp dụng theo từng trƣờng hợp khi mà sự im lặng của các quy định đặc biệt đặt ra câu hỏi liệu nó có tƣơng thích với pháp luật chung mới về hợp đồng hay không. 120
- Thực tiễn cũng đóng vai trò nhất định và thẩm phán sẽ là ngƣời đƣa ra quyết định cuối cùng khi họ sẽ phải tuyên về việc không thể áp dụng cùng một lúc cả hai nhánh quy tắc. 3.2. Sự khác nhau giữa các quy định có tính bắt buộc và quy định có tính bổ sung Những quy định mới, phù hợp với truyền thống của BLDS không khẳng định rõ các nhân tố bổ sung về mặt ý chí của các quy định, nhƣng các nhân tố bổ sung này cần phải đƣợc ƣu tiên xem xét trong trƣờng hợp không chắc chắn. Vì thế, chỉ những quy định sau mới là bắt buộc: (1) Quy định có những nội dung thể hiện rõ ràng giá trị trật tự công cộng; (2) Những quy định không có hiệu lực thực tế nếu không tôn trọng những quy tắc trật tự công cộng; hoặc (3) Những quy định đƣợc xem là không tồn tại đối với một vài thỏa thuận, cũng nhƣ là (4) Những quy định mà ngay từ quá trình soạn thảo đã đƣợc dự kiến rõ ràng rằng chúng không thể bị loại bỏ hoặc không thể nào hình dung ra một thỏa thuận miễn trừ. Một ví dụ về khó khăn gặp phải, đó là trong thông tƣ áp dụng luật cho phép ly hôn bằng thỏa thuận mà không cần ra tòa, Bộ Tƣ pháp ghi nhận đặc điểm về tính thỏa thuận của việc ly hôn khiến những quy định của pháp luật dân sự liên quan đến hợp đồng có thể đƣợc áp dụng, nhƣng họ cũng bổ sung “nếu viện dẫn pháp luật hợp đồng thì lại không liên quan vì tính đặc thù của quan hệ hôn nhân gia đình”. 3.3. Áp dụng pháp luật về hợp đồng được sửa đổi trong giai đoạn hiện nay Không tính đến một vài khó khăn có thể xuất phát từ hiệu lực của Nghị định ngày 01/10/2016, sau đó là hiệu lực của Luật ngày 01/10/2018, Luật này chỉ rõ rằng các Điều 1110, 1117, 1137, 1145,1161,1171, 1223, 1327 và 1343-3 của BLDS và các Điều L. 112-5-1 et L. 211-40-1 của Bộ luật về tài chính và tiền tệ, trong những phần có xuất phát từ Luật này, có thể đƣợc áp dụng cho các văn bản pháp lý đƣợc ký hoặc đƣợc thiết lập kể từ ngày Luật này có hiệu lực; và rằng từ Luật này, việc sửa đổi các Điều 1112, 1143,1165, 1216-3, 1217, 1221, 1304-4, 1305-5, 1327-1, 1328-1, 1347-6 và 1352-4 của BLDS mang tính giải thích. 121
- Điều 9 của Nghị định đã chỉ ra “hợp đồng đƣợc ký trƣớc ngày nghị định này có hiệu lực” vẫn phải tuân thủ luật cũ trừ một vài quy định của ba Điều của Bộ luật đƣợc có thể đƣợc áp dụng với tất cả các loại hợp đồng ngay từ khi có hiệu lực của nghị định. Tuy nhiên, án lệ cổ điển của Tòa Phá án (Tòa án tối cao Pháp) đã cho phép áp dụng một vài quy tắc của luật mới cho hợp đồng trƣớc đó theo lý luận về hiệu lực hợp pháp của hợp đồng mà theo đó thì hiệu lực hợp pháp của hợp đồng đƣợc điều chỉnh bởi luật có hiệu lực vào thời điểm mà nó đƣợc thiết lập, cũng nhƣ theo quy định về trật tự công cộng mới mà có vẻ nhƣ đƣợc chứng minh là có thể áp dụng cho mọi hợp đồng. Hơn thế nữa, trong các bản án vào tháng 2 và tháng 9 năm 2017, Tòa phá án đã chỉ rõ sự phát triển của pháp luật về hợp đồng, nhƣ trƣờng hợp xuất phát từ nghị định ngày 10/02/2016, đã hƣớng tòa án đến việc “đánh giá một cách khác biệt” những quy định cũ, nhƣng vẫn phải tiếp tục áp dụng chúng cho các hợp đồng cũ. Trong một quyết định ngày 8/8/2017, Hội đồng Hiến pháp đã cho rằng “các nhà lập pháp không thể nào đem đến cho các hợp đồng đã đƣợc xác lập hợp pháp một thiệt hại không thể chứng minh vì lý do lợi ích chung thỏa đáng mà không đếm xỉa đến những yêu cầu của Điều 4 Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789”. 4. Kết luận cho tƣơng lai Việc sửa đổi sẽ đặt ra rất nhiều vấn đề và cũng cần đến khoảng mƣời năm để có thể tìm ra câu trả lời chắc chắn. Theo báo cáo đƣợc trình bày tại Thƣợng viện, pháp luật mới về nghĩa vụ hấp dẫn ở chỗ việc sửa đổi phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của các tòa án của Pháp cũng nhƣ uy tín của các văn phòng luật sƣ. Điều này vì thế đặt ra nhiều trách nhiệm cho giới thẩm phán và giới luật sƣ. Cần phải nhắc lại rằng những quy định mới của Bộ luật đƣợc soạn thảo với mục đích tồn tại lâu dài và nó bảo đảm ngay từ bây giờ một sự “an toàn pháp lý” lớn hơn, một sự hiểu biết dễ dàng hơn về luật pháp và sẵn sàng cung cấp tất cả các công cụ mới và tốt hơn phục vụ cho việc ký kết, chứng minh và thi hành hợp đồng. 122
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cải cách Hiến pháp Việt Nam trong xu thế chuyển đổi
15 p | 148 | 35
-
Về khái niệm “công lý” trong chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tại Việt Nam
20 p | 120 | 19
-
Cải cách Hiến pháp Việt Nam trong xu thế mới
17 p | 113 | 13
-
Hệ thống pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi mới và phát triển đất nước
8 p | 96 | 13
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2013
310 p | 60 | 12
-
Khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
10 p | 53 | 8
-
Miễn trách nhiệm do có sự tham gia của bên thứ ba theo CISG 1980 và pháp luật Việt Nam
6 p | 123 | 6
-
Trách nhiệm hiến pháp trong bối cảnh cải cách pháp luật và nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
13 p | 38 | 6
-
Quan niệm về nạn nhân, bảo vệ nạn nhân của tội phạm trong qui định của pháp luật Việt Nam
6 p | 40 | 5
-
Luật viên chức năm 2010: Những vấn đề đặt ra trong cải cách pháp luật về dịch vụ công
9 p | 41 | 4
-
Báo Pháp luật Việt Nam - Số 7 năm 2020
20 p | 36 | 3
-
Báo Pháp luật Việt Nam - Số 76 năm 2020
20 p | 26 | 2
-
Báo Pháp luật Việt Nam - Số 141 năm 2020
20 p | 42 | 2
-
Cải cách pháp luật Việt Nam về đất đai
42 p | 28 | 2
-
Báo Pháp luật Việt Nam - Số 14 năm 2020
20 p | 26 | 1
-
Quá trình tái pháp điển hóa và mô hình cấu trúc Bộ luật Dân sự tại một số quốc gia đang chuyển đổi và kinh nghiệm cho Việt Nam
12 p | 60 | 1
-
Báo Pháp luật Việt Nam - Số 13 năm 2020
20 p | 27 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn