intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng dựa trên dữ liệu của VCCI và điều tra khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa để xác định các nguyên nhân cơ bản cho các vấn đề còn tồn tại trong Chi phí gia nhập thị trường của tỉnh Khánh Hòa. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy Chỉ số "Chi phí gia nhập thị trường” xếp ở vị trí rất thấp, khoảng 30-40/63 tỉnh/thành trong giai đoạn 2009 - 2012, mặc dù có sự gia tăng thứ hạng lên thứ hạng 11/63 trong năm 2013. Để cải thiện chỉ số thành phần này, theo khảo sát 700 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, chính quyền tỉnh Khánh Hòa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 2/2015<br /> <br /> KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br /> <br /> CẢI THIỆN CHỈ SỐ CHI PHÍ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẰM<br /> NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH KHÁNH HÒA<br /> IMPROVING THE COST INDEX TO JOIN THE MARKET FOR ENHANCING<br /> COMPETITIVENESS IN KHANH HOA PROVINCE<br /> Nguyễn Chí Hiếu1, Lê Kim Long2<br /> Ngày nhận bài: 14/01/2015; Ngày phản biện thông qua: 18/3/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015<br /> <br /> TÓM TẲT<br /> Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng dựa trên dữ liệu của VCCI và điều tra khảo sát các doanh nghiệp trên địa<br /> bàn tỉnh Khánh Hòa để xác định các nguyên nhân cơ bản cho các vấn đề còn tồn tại trong Chi phí gia nhập thị trường của<br /> tỉnh Khánh Hòa. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy Chỉ số "Chi phí gia nhập thị trường” xếp ở vị trí rất thấp, khoảng<br /> 30-40/63 tỉnh/thành trong giai đoạn 2009 - 2012, mặc dù có sự gia tăng thứ hạng lên thứ hạng 11/63 trong năm 2013. Để<br /> cải thiện chỉ số thành phần này, theo khảo sát 700 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, chính quyền tỉnh Khánh<br /> Hòa nên chú trọng vào các vấn đề: (i) Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính để tiết kiệm thời gian, nâng cao chỉ số<br /> chi phí gia nhập thị trường; (ii) Đẩy mạnh đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ vào giải quyết công việc; (iii) Chú trọng<br /> đến việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực. Trong đó, chú trọng đến việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sử<br /> dụng nguồn nhân lực là một giải pháp trọng tâm, quan trọng.<br /> Từ khóa: PCI, chi phí gia nhập thị trường, Khánh Hòa<br /> <br /> ABSTRACT<br /> Based on data from VCCI and the enterprise’s survey in Khanh Hoa province, this study analyzes the current status<br /> of the cost index to join the market of Khanh Hoa province. Results from VCCI show that "the cost index to join the market"<br /> is very low, around the 30-40/63 of provinces/cities in Vietnam in the period of 2009-2012, although it is the 11/63 in 2013.<br /> To improve this index, results from the survey of 700 enterprises say that Khanh Hoa should spend effort on: (i) Promoting<br /> the reform of administrative procedures in order to save time, improve cost index entry; (ii) Promoting investment and<br /> apply science and technology to solve the job; (iii) Pay attention to the recruitment, training, layout, use of human resources.<br /> In particular, emphasis on recruitment, training, layout, use of human resources is a key solution, important.<br /> Keywords: PCI, the cost index to join the market, Khanh Hoa<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Từ khi Trung ương cho phép chính quyền mỗi<br /> tỉnh tự chủ trong các quyết định điều hành kinh tế<br /> của mình, thì việc các tỉnh cạnh tranh với nhau để<br /> thu hút đầu tư là một điều tất yếu. Mong muốn thu<br /> hẹp khoảng cách giàu nghèo, đẩy nhanh tốc độ tăng<br /> trưởng ở các tỉnh tụt hậu và duy trì tăng trưởng ở<br /> các tỉnh năng động để nâng cao năng lực cạnh tranh<br /> của mỗi tỉnh, và sâu xa hơn là để tăng cường năng<br /> lực cạnh tranh quốc gia đã thúc đẩy sự ra đời của<br /> chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong năm<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> 2005. Cho đến nay, PCI, được Phòng Thương mại<br /> và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố thường<br /> niên, là một chỉ số uy tín để đo lường, theo dõi và<br /> đánh giá tình hình điều hành kinh tế và cải cách<br /> hành chính của chính quyền địa phương. Trong<br /> bảng tổng hợp chỉ số PCI của cả nước qua các năm<br /> đều có sự thay đổi vị trí xếp hạng liên tục, điều này<br /> cho thấy chính quyền các tỉnh đều có sự điều chỉnh<br /> trong chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư<br /> nhân của tỉnh mình nhằm cải thiện chỉ số PCI cho<br /> các năm tiếp theo [2,4].<br /> <br /> Nguyễn Chí Hiếu: Cao học Quản trị kinh doanh 2010 - Trường Đại học Nha Trang<br /> TS. Lê Kim Long: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> 108 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> Khánh Hòa cũng là một trong các địa phương<br /> có nhiều nỗ lực cải thiện chỉ số PCI, tuy nhiên<br /> theo nhận định chung thì sự thay đổi trong những<br /> năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và<br /> thế mạnh của địa phương. Một trong những yếu tố<br /> làm cho PCI của Khánh Hòa ít được cải thiện là<br /> do chỉ số thành phần “Chi phí gia nhập thị trường”<br /> vẫn chưa được đánh giá cao trong mối tương quan<br /> chung của cả nước. Đây là chỉ số thành phần chiếm<br /> tỷ trọng lớn nhất trong chỉ số năng lực cạnh tranh<br /> cấp tỉnh (PCI) nên điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ<br /> đến năng lực cạnh tranh chung của địa phương nói<br /> chung [5].<br /> Chỉ số gia nhập thị trường của Khánh Hòa đang<br /> có xu hướng ngày càng giảm giai đoạn 2009 - 2012<br /> (xếp thứ hạng khoảng 30-40/63 tỉnh/thành), dù điểm<br /> số vẫn có sự cải thiện qua các năm [1]. Điều này<br /> cho thấy các tỉnh khác đang rất chú trọng cải thiện<br /> chỉ số này và đang thực sự làm tốt hơn Khánh Hòa.<br /> Trong những năm tới, Chính quyền tỉnh cần có sự<br /> tập trung đặc biệt để cải thiện thứ vị xếp hạng nhằm<br /> trở nên hấp dẫn hơn trong con mắt các nhà đầu tư.<br /> Cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường đồng<br /> nghĩa với việc chính quyền tỉnh phải làm thế nào<br /> để giảm thiểu thời gian hoàn thành thủ tục Đăng ký<br /> kinh doanh và các giấy tờ cần thiết liên quan đến<br /> công tác khởi sự kinh doanh của một doanh nghiệp.<br /> Một môi trường kinh doanh có chỉ số chi phí gia<br /> nhập thị trường được đánh giá cao tức là một thị<br /> trường luôn “mở cửa” chào đón các nguồn đầu tư<br /> và có tiềm năng thu hút đầu tư từ trong, ngoài nước.<br /> Từ đó giúp đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của địa<br /> phương lên trên cả nhiều mặt và nhiều lĩnh vực.<br /> Chính vì vậy, ‘‘Nghiên cứu cải thiện chỉ số chi phí gia<br /> nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh<br /> của tỉnh Khánh Hòa’’ là cần thiết, góp phần cải thiện<br /> chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm giúp thu hút<br /> đầu tư nhiều hơn nữa về cho tỉnh.<br /> II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Cơ sở lý thuyết<br /> Nghiên cứu sử dụng cơ sở lý thuyết về chỉ<br /> số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được thiết<br /> kế và điều tra hàng năm của Phòng Thương mại<br /> và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ở tất cả các tỉnh<br /> thành trong cả nước kể từ năm 2005. Cụ thể, "Chi<br /> phí gia nhập thị trường" là chỉ số thành phần xác<br /> định về thời gian hoàn thành các thủ tục và giấy tờ<br /> <br /> Số 2/2015<br /> cần thiết để doanh nghiệp (DN) chính thức đi vào<br /> hoạt động. Chi phí này là khác nhau ở các DN mới<br /> thành lập giữa các tỉnh với nhau: Thời gian đăng<br /> ký kinh doanh - số ngày; Thời gian đăng ký kinh<br /> doanh bổ sung - số ngày; Số lượng giấy đăng ký,<br /> giấy phép kinh doanh cần thiết để chính thức hoạt<br /> động; Thời gian chờ đợi để được cấp giấy chứng<br /> nhận quyền sử dụng đất; doanh nghiệp mất hơn 1<br /> tháng để khởi sự kinh doanh; doanh nghiệp mất hơn<br /> 3 tháng để khởi sự kinh doanh [4].<br /> 2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu<br /> 2.1. Dữ liệu nghiên cứu<br /> Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các tài<br /> liệu, báo cáo của VCCI giai đoạn 2005 - 2013 và<br /> dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các doanh nghiệp<br /> hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2013.<br /> Quy mô mẫu gồm 700 doanh nghiệp được xác định<br /> theo phương pháp Yamane (1967) cho một tổng<br /> thể hữu hạn đã được xác định trước. Các doanh<br /> nghiệp được khảo sát ở các địa bàn sẽ được chọn<br /> theo tỷ lệ tương ứng với tỷ trọng số lượng, loại hình<br /> doanh nghiệp và ngành nghề sản xuất kinh doanh<br /> trên địa bàn đó. Phương pháp điều tra khuyết danh<br /> với Phiếu phỏng vấn phát cho doanh nghiệp và<br /> được thu lại một tuần sau đó [3].<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu sử dụng các phương pháp (i)<br /> chuyên gia: thực hiện trong phỏng vấn sâu với<br /> chuyên gia VCCI, doanh nghiệp, nhà khoa học; (ii)<br /> điều tra xã hội học: sử dụng trong thực hiện điều<br /> tra doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế; (iii) tổng<br /> hợp, thống kê, so sánh, quy nạp [3].<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Phân tích tổng quan sự biến động của chỉ số<br /> gia nhập thị trường từ kết quả công bố của VCCI<br /> Chỉ số PCI đánh giá chất lượng điều hành kinh<br /> tế và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân của<br /> các tỉnh trên cơ sở sử dụng các chỉ tiêu chính về chi<br /> phí gia nhập thị trường, tiếp cận và ổn định trong sử<br /> dụng đất, tính minh bạch, đào tạo lao động, thời gian<br /> thực hiện thủ tục hành chính, chất lượng điều hành<br /> của lãnh đạo tỉnh để đánh giá chỉ số này cao hay<br /> thấp, từ đó giúp các tỉnh thấy được những mặt mạnh<br /> cần phát huy cũng như những mặt yếu và cách<br /> khắc phục. Đối với Khánh Hòa, “Chi phí gia nhập<br /> thị trường” là một trong các chỉ số thành phần bị xếp<br /> hạng thấp nhất và ít được cải thiện qua các năm.<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 109<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 2/2015<br /> <br /> Bảng 1. Các chỉ số thành phần của PCI Khánh Hòa (Nguồn [5])<br /> CHỈ SỐ<br /> <br /> 2007<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 2012<br /> <br /> 2013<br /> <br /> Gia nhập thị trường<br /> <br /> 7,95<br /> <br /> 8,26<br /> <br /> 8,47<br /> <br /> 6,71<br /> <br /> 8,35<br /> <br /> 8,72<br /> <br /> 6,86<br /> <br /> Tiếp cận đất đai<br /> <br /> 5,32<br /> <br /> 5,88<br /> <br /> 5,24<br /> <br /> 5,03<br /> <br /> 5,32<br /> <br /> 6,56<br /> <br /> 7,31<br /> <br /> Tính minh bạch<br /> <br /> 5,18<br /> <br /> 6,4<br /> <br /> 5,56<br /> <br /> 5,12<br /> <br /> 5,31<br /> <br /> 5,96<br /> <br /> 5,73<br /> <br /> Chi phí thời gian<br /> <br /> 7,13<br /> <br /> 5,5<br /> <br /> 6,71<br /> <br /> 7,08<br /> <br /> 7,08<br /> <br /> 6,09<br /> <br /> 6,47<br /> <br /> Chi phí không chính thức<br /> <br /> 5,38<br /> <br /> 6,66<br /> <br /> 5,69<br /> <br /> 6,49<br /> <br /> 6,33<br /> <br /> 6,73<br /> <br /> 6,52<br /> <br /> Tính năng động<br /> <br /> 3,63<br /> <br /> 4,83<br /> <br /> 3,95<br /> <br /> 3,37<br /> <br /> 4,57<br /> <br /> 5,43<br /> <br /> 5,36<br /> <br /> Hỗ trợ doanh nghiệp<br /> <br /> 5,93<br /> <br /> 7,25<br /> <br /> 5,51<br /> <br /> 6,09<br /> <br /> 4,19<br /> <br /> 4,18<br /> <br /> 5,24<br /> <br /> Đào tạo lao động<br /> <br /> 4,53<br /> <br /> 4,5<br /> <br /> 5,64<br /> <br /> 5,46<br /> <br /> 5,32<br /> <br /> 4,97<br /> <br /> 5,25<br /> <br /> Thiết chế pháp lý<br /> <br /> 3,74<br /> <br /> 3,49<br /> <br /> 5,44<br /> <br /> 5,65<br /> <br /> 6,26<br /> <br /> 3,11<br /> <br /> 3,95<br /> <br /> Cạnh tranh bình đẳng<br /> PCI<br /> <br /> N/A<br /> <br /> N/A<br /> <br /> N/A<br /> <br /> N/A<br /> <br /> N/A<br /> <br /> N/A<br /> <br /> 7,1<br /> <br /> 52,42<br /> <br /> 52,12<br /> <br /> 58,66<br /> <br /> 56,75<br /> <br /> 59,11<br /> <br /> 58,82<br /> <br /> 57,49<br /> <br /> Cụ thể, chỉ số thành phần này xếp vị trí thứ<br /> 28/63 tỉnh thành vào năm 2010 và sau đó giảm vị<br /> trí xếp hạng liên tục trong hai năm 2011 và 2012 với<br /> thứ hạng vị trí lần lượt là 45 và 40. Mặc dù, về mặt<br /> điểm số chỉ tiêu này đã có sự gia tăng vượt bậc từ<br /> 6,71 điểm năm 2010 lên lần lượt 8,35 và 8,72 năm<br /> 2011 và 2012, tuy nhiên chỉ tiêu này giảm xuống<br /> 6,86 năm 2013. Nếu so sánh với các tỉnh thành<br /> khác, sự gia tăng này chưa thể sánh kịp để có vị<br /> trí xếp hạng cao hơn. Như vậy, những cải thiện về<br /> <br /> (Nguồn: VICCI, 2014)<br /> <br /> mặt thủ tục đăng ký kinh doanh vẫn chưa bắt kịp sự<br /> sáng tạo trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm<br /> thời gian công sức ban đầu khi khởi sự kinh doanh.<br /> Chỉ số này cần được xem xét và tìm cách nâng cao<br /> để không làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà<br /> đầu tư trên địa bàn tỉnh, cũng như nâng cao hiệu<br /> quả sử dụng đất.<br /> 2. Phân tích các chỉ tiêu thành phần "chỉ số gia<br /> nhập thị trường" từ kết quả của VCCI so sánh<br /> Khánh Hòa với Bình Dương và Đà Nẵng<br /> <br /> Hình 1. Chỉ số gia nhập thị trường so sánh Khánh Hòa với Bình Dương và Đà Nẵng<br /> <br /> Việc chọn Bình Dương và Đà Nẵng để so sánh<br /> là cần thiết khi Bình Dương là một trong những tỉnh<br /> có môi trường đầu tư tốt của khu vực miền Nam;<br /> còn Đà Nẵng là tỉnh đứng đầu khu vực miền Trung<br /> về năng lực cạnh tranh trong thời gian qua, có nhiều<br /> đặc điểm, điều kiện tương đồng với Khánh Hòa và<br /> trong định hướng phát triển tỉnh trong thời gian tới<br /> mục tiêu là trở thành một trung tâm kinh tế khu vực<br /> Nam Trung Bộ như Đà Nẵng.<br /> <br /> 110 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> 2.1. Thời gian đăng ký kinh doanh<br /> Khánh Hòa đến năm 2009 đã có nhiều cải thiện,<br /> giảm hơn nửa số ngày ĐKKD từ 14 ngày năm 2007<br /> xuống còn 7,75 điểm ngày năm 2009 nhờ thực hiện<br /> tốt cơ chế cải cách thủ tục hành chính (Nghị định<br /> 30 của Chính Phủ về cải cách thủ tục hành chính<br /> về ĐKKD). Nhưng trong giai đoạn 2010 - 2013, số<br /> ngày ĐKKD đã tăng lên con số 10 ngày bằng và<br /> cao hơn TB của cả nước do số lượng DN ĐKKD<br /> ngày càng tăng nhanh đặc biệt là các ngành du lịch,<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> dịch vụ mà số lượng cán bộ hành chính thì không<br /> tăng. Mặt khác kỹ năng nghề nghiệp của các cán bộ<br /> hành chính cũng chưa được đào tạo nâng cao để<br /> phù hợp hơn với cơ chế mới (như: ĐKKD qua mạng,<br /> rút ngắn giai đoạn trong các khâu trung chuyển…).<br /> Thời gian ĐKKD của tỉnh Khánh Hòa hiện nay vẫn<br /> còn cao hơn so với giá trị TB của cả nước và so với<br /> Đà Nẵng, Bình Dương.<br /> 2.2. Thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung - số ngày<br /> (giá trị trung vị)<br /> Đây là chỉ tiêu mà nhìn chung Khánh Hòa chỉ ở<br /> mức trung bình so với cả nước và ổn định qua các<br /> năm với số ngày bổ sung bình quân là 7 ngày. Qua<br /> đó chúng ta có thể thấy theo đánh giá chung của DN<br /> thì hiệu quả trong công tác hành chính của Khánh<br /> Hòa vẫn còn thấp và thua Đà Nẵng, Bình Dương.<br /> 2.3. Tổng số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để<br /> chính thức hoạt động (Giá trị trung vị), kể cả giấy<br /> phép được yêu cầu bổ sung từ năm 2010<br /> Từ năm 2007 đến năm 2009, Khánh Hòa luôn<br /> là tỉnh có tổng số giấy phép, giấy ĐKKD thấp nhất<br /> kể cả so với Đà Nẵng, Bình Dương và TB cả nước<br /> với tổng số giấy tờ giảm dần từ 2 năm 2007 xuống<br /> còn 1 năm 2009. Giai đoạn 2010 -2013 thì do năm<br /> 2010 là năm mà các giấy tờ thủ tục ở tất cả các tỉnh<br /> thành trên cả nước đều có biến động tăng do một<br /> số quy định của Nhà nước ban hành bắt buộc một<br /> số ngành nghề phải có thêm giấy phép KD bổ sung<br /> nên tổng số giấy đăng ký và giấy phép đều tăng.<br /> Tuy nhiên, nhìn tổng thể chỉ tiêu này Khánh Hòa là<br /> tỉnh có tổng số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết<br /> để chính thức hoạt động (kể cả giấy phép được yêu<br /> cầu bổ sung từ năm 2010) là thấp nhất so với Đà<br /> Nẵng, Bình Dương và kể cả so với TB cả nước.<br /> 2.4. Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng<br /> nhận Quyền sử dụng đất<br /> Khánh Hòa vẫn là tỉnh có số ngày cấp giấy CN<br /> Quyền sử dụng đất cao so với các tỉnh và TB chung<br /> của cả nước. Nguyên nhân của việc này trước tiên<br /> phải kể đến là giấy tờ, thủ tục liên quan đến đất đai<br /> của tỉnh Khánh Hòa vẫn còn nhiều rườm ra, phức<br /> tạp. Thứ hai là do công tác giải quyết tranh chấp,<br /> đền bù giải toả mặt bằng còn mất nhiều thời gian.<br /> Khánh Hòa vẫn còn nhiều tồn tại gây khó khăn cho<br /> công tác này.<br /> 2.5. % DN phải chờ hơn một tháng để hoàn thành<br /> tất cả các thủ tục để bắt đầu hoạt động<br /> Hiện nay trên thực tế vẫn còn tồn tại hiện tượng<br /> có nhiều DN đã đi vào hoạt động kinh doanh được<br /> một thời gian dài nhưng vẫn còn chưa có giấy CN<br /> Quyền sử dụng đất. Chỉ tiêu này của Khánh Hòa<br /> qua các năm có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn cao<br /> hơn so với trung bình của cả nước.<br /> <br /> Số 2/2015<br /> 2.6. % DN phải chờ hơn ba tháng để hoàn thành tất<br /> cả các thủ tục để bắt đầu hoạt động<br /> Khánh Hòa là tỉnh mà % DN cần phải chờ đợi<br /> hơn 3 tháng để hoàn tất thủ tục bắt đầu hoạt động<br /> đạt 0% năm 2011. Năm 2013, chỉ số này lại tăng.<br /> Điều này có nghĩa là trong tỉnh Khánh Hoà tỷ lệ DN<br /> phải chờ đợi hơn 3 tháng mới được cấp đầy đủ giấy<br /> phép và ĐKDK đã thực hiện khá tốt. Qua đó, chúng<br /> ta cũng có thể thấy môi trường kinh doanh tại Khánh<br /> Hòa đã được cải thiện hơn nhiều so với trước. Từ<br /> đó, mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho các DN trong và<br /> ngoài nước.<br /> 2.7. % DN cần thêm giấy phép kinh doanh khác<br /> So với Bình Dương, Đà Nẵng, Khánh Hòa vẫn<br /> là tỉnh có số DN phải cần thêm giấy phép kinh doanh<br /> khác nhiều hơn mặc dù chỉ số này thấp hơn trung<br /> bình chung của cả nước. Có sự khác biệt như thế<br /> là do đặc thù của Khánh Hòa là tỉnh phát triển kinh<br /> tế thiên về các ngành du lịch và dịch vụ. Ngành này<br /> là một trong những ngành đời hỏi phải có các loại<br /> giấy phép con cần thiết đầy đủ mới được phép kinh<br /> doanh. Ví dụ như một DN muốn mở rộng KD sang<br /> các lĩnh vực trong ngành nhà hàng, khách sạn thì<br /> cần phải có thêm các loại giấy phép về đánh giá<br /> mức độ tác động đối với môi trường, vệ sinh an toàn<br /> thực phẩm, phòng cháy chữa cháy… Mà những loại<br /> giấy tờ này lại liên quan đến các sở ngành khác<br /> nhau, cần sự kiểm tra nghiêm ngặt sau đó mới được<br /> cấp giấy phép. Đó chính là nguyên nhân chính làm<br /> cho số DN cần thêm các loại giấy phép trên địa bàn<br /> tỉnh Khánh Hòa vẫn còn nhiều và gia tăng qua năm<br /> 2011 so với năm 2010. Bên cạnh đó, một nguyên<br /> nhân nữa là các DN ĐKKD mới trên địa bàn tỉnh<br /> Khánh Hòa chủ yếu đều thuộc lĩnh vực: nhà hàng,<br /> khách sạn, vui chơi, giải trí. Đó là những ngành cần<br /> rất nhiều giấy phép. Tuy nhiên, đến năm 2012 chỉ số<br /> này giảm nhẹ còn 9,52% và năm 2013 thì tăng nhẹ.<br /> 3. Đánh giá từ kết quả khảo sát doanh nghiệp<br /> năm 2013<br /> - Về thời gian đăng ký kinh doanh: Căn cứ trên<br /> số liệu thu thập từ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh,<br /> thời gian đăng ký kinh doanh bình quân là 13,43<br /> ngày và giá trị trung vị là 10 ngày. Số ngày đăng<br /> ký kinh doanh dài nhất lên đến 60 ngày và ngắn<br /> nhất là 1 ngày. Số ngày đăng ký kinh doanh không<br /> cố định ở một số ngày cụ thể mà trải dài tập trung<br /> nhiều nhất là 5 ngày, 7 ngày, 10 ngày và 15 ngày.<br /> Mặc dù giá trị trung vị là 10 ngày tuy nhiên số doanh<br /> nghiệp có mức thời gian đăng ký kinh doanh dài trên<br /> 1 tháng vẫn còn rất cao gồm 89 doanh nghiệp.<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 111<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> - Quan điểm của doanh nghiệp về tính hợp lý<br /> của thời gian đăng ký kinh doanh: Với thời gian<br /> đăng ký kinh doanh như trên, đa phần các doanh<br /> nghiệp đều cho là hợp lý với 427 doanh nghiệp.<br /> Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng lớn doanh nghiệp<br /> vẫn cảm thấy thời gian đăng ký kinh doanh là chưa<br /> phù hợp (gồm 96 doanh nghiệp). Sự chưa hợp<br /> lý trên trong con mắt các doanh nghiệp thời gian<br /> này là quá lâu, tốn nhiều thời gian, thủ tục rắc rối,<br /> doanh nghiệp phải đi lại quá nhiều lần. Hay nói cách<br /> khác, sự chưa hợp lý thể hiện ở chỗ chi phí thời<br /> gian doanh nghiệp bỏ ra là quá lớn so với kỳ vọng<br /> của doanh nghiệp. Sự chưa hợp lý này đã gây ra<br /> cho doanh nghiệp khá nhiều hậu quả bao gồm: ảnh<br /> hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh, mất nhiều<br /> cơ hội kinh doanh, ảnh hưởng đến việc xin con dấu,<br /> làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các thủ tục<br /> khác. Ngoài ra, sự chậm trễ này còn làm thay đổi kế<br /> hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, đây<br /> là một vấn đề mà cơ quan chính quyền nên xem xét,<br /> đồng bộ hóa thủ tục để đưa ra một số ngày cụ thể<br /> sẽ hoàn thành xong thủ tục đăng ký kinh doanh vì<br /> trong mắt các doanh nghiệp thời gian này vẫn có thể<br /> cải thiện tốt hơn.<br /> - Thời gian ĐKKD bổ sung: Liên quan đến việc<br /> bổ sung ĐKKD, trong 216 doanh nghiệp trả lời là có,<br /> thời gian bình quân cho thủ tục này là 9,8 ngày và<br /> giá trị trung vị là 7 ngày. Cũng giống như thời gian<br /> đăng ký kinh doanh, thời gian bổ sung cũng kéo dài<br /> từ 1 đến 60 ngày. Trong đó, có 16 doanh nghiệp<br /> phải bỏ ra thời gian hơn 1 tháng để hoàn thiện thủ<br /> tục này. Việc bổ sung ĐKKD do các nguyên nhân<br /> chính sau đây: bổ sung ngành nghề kinh doanh,<br /> thay đổi địa điểm kinh doanh, thay đổi đại diện pháp<br /> luật, thay đổi vốn điều lệ, bổ sung giấy tờ thủ tục còn<br /> thiếu hoặc chưa hợp lý. Nhìn chung, việc thay đổi<br /> đăng ký kinh doanh là bắt buộc xuất phát từ yêu cầu<br /> của doanh nghiệp. Chỉ có một ít doanh nghiệp bổ<br /> sung do giấy tờ thủ tục còn thiếu mà nguyên nhân<br /> có thể xuất phát từ sự hướng dẫn chưa chu đáo<br /> của cơ quan chính quyền. Tuy nhiên, cần xem xét<br /> lại thời gian cần thiết để điều chỉnh kinh doanh cho<br /> hợp lý hơn vì thời gian cho thủ tục này vẫn còn dài<br /> xét theo quan điểm của doanh nghiệp.<br /> - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Trong<br /> các doanh nghiệp trả lời, có 247 doanh nghiệp có<br /> giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hầu hết các<br /> doanh nghiệp này có giấy chứng nhận quyền sử<br /> dụng đất trong dài hạn từ 10 năm trở lên. Để có<br /> được quyền sử dụng đất, các doanh nghiệp phải<br /> bỏ ra thời gian bình quân là 34 ngày (trung vị là 30<br /> ngày). Tuy nhiên, thời gian nhận giấy chứng nhận<br /> <br /> 112 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Số 2/2015<br /> quyền sử dụng đất khác nhau ở từng doanh nghiệp,<br /> thời gian này trải dài từ 1 cho đến 180 ngày. Trong<br /> đó, số doanh nghiệp phải bỏ ra thời gian hơn 1<br /> tháng để nhận giấy chứng nhận này cũng khá nhiều<br /> gồm 48 doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong số 53<br /> doanh nghiệp trả lời về sự hợp lý của thời gian này,<br /> 50% doanh nghiệp cho rằng thời gian này là chưa<br /> hợp lý, quá khó khăn.<br /> - Tính hợp lý về thời gian cấp giấy chứng nhận<br /> quyền sử dụng đất: Cụ thể, đánh giá của doanh<br /> nghiệp về thủ tục này như sau: hầu hết các doanh<br /> nghiệp đều cho rằng thủ tục liên quan đến việc cấp<br /> phép này rườm rà, phức tạp, mang nặng tính hành<br /> chính (32 doanh nghiệp lựa chọn). Đánh giá về vấn<br /> đề này, các doanh nghiệp cho rằng nguyên nhân<br /> xuất phát chủ yếu từ phía cơ quan chính quyền:<br /> - Thứ nhất, cán bộ chính quyền không nhiệt tình<br /> hướng dẫn, hướng dẫn chưa rõ ràng khiến thời gian<br /> hoàn thành thủ tục này càng kéo dài. Doanh nghiệp<br /> phải đi lại nhiều lần mới hoàn thành thủ tục.<br /> - Thứ hai, số lượng cán bộ còn thiếu để có thể<br /> giải quyết công việc nhanh chóng cũng như chưa<br /> ứng dụng công nghệ thông tin để có thể giải quyết<br /> nhanh hơn.<br /> - Thứ ba, thủ tục hành chính quá rườm rà quá<br /> mức cần thiết, tốn nhiều thời gian cho doanh nghiệp<br /> - Thứ tư, thời gian giải quyết thủ tục quá lâu<br /> - Thứ năm, doanh nghiệp không biết các giấy tờ<br /> có liên quan để hoàn thiện hồ sơ 1 lần ngay từ đầu<br /> - Thứ sáu, có nhiều hồ sơ giấy tờ doanh nghiệp<br /> không thể đáp ứng được.<br /> 4. Đánh giá chung về chi phí gia nhập thị trường<br /> của Khánh Hòa<br /> 4.1. Những thành tựu đạt được<br /> Mặt dù còn tồn tại một số hạn chế nhưng chỉ<br /> số chi phí gia nhập thị trường của Khánh Hòa được<br /> cải thiện liên tục qua các năm. nhìn chung so với<br /> TB chung cả nước thì chỉ số CP gia nhập thị trường<br /> của Khánh Hòa khá ổn định và trên mức trung vị.<br /> Điều này chứng tỏ trong những năm qua Khánh<br /> Hòa cũng đã có những cố gắng, nỗ lực trong công<br /> tác CCHC để giúp giảm thiểu chi phí thời gian mà<br /> DN phải bỏ ra để hoàn tất các thủ tục ĐKKD. Trong<br /> đó, vấn đề mà Khánh Hòa đã làm được và cải thiện<br /> nhiều nhất chính là đã không còn DN nào phải chờ<br /> đợi hơn 3 tháng để hoàn tất thủ tục bắt đầu đi vào<br /> hoạt động nữa. Tuy nhiên, sự cải thiện này vẫn còn<br /> chưa ổn định, nó còn biến động thất thường qua các<br /> năm nên còn cần phải cố gắng duy trì và cải thiện<br /> hơn nữa chất lượng và thời gian hoàn thành các thủ<br /> tục hành chính cho DN trong ĐKKD.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2