intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cải tiến liên tục dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ: Kloi Roong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

99
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài viết trình bày về cải tiến hiệu quả hoạt động trong quản trị chất lượng, cải tiến quản trị chất lượng, chất lượng giao tiếp và hợp tác của bệnh viện trong việc cải tiến liên tục dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cải tiến liên tục dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> <br /> Tổng Quan<br /> <br /> CẢI TIẾN LIÊN TỤC DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE<br /> Lưu Thị Bích Ngọc*, Lê Nguyễn Thùy Khanh**, Võ Thanh Thảo***, Lưu Hoàng Mai****<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Cải tiến hiệu quả hoạt động là giai đoạn cuối<br /> cùng của quản trị chất lượng. Một khi đã xác<br /> định ra một cơ hội cải tiến thì phải làm gì đó để<br /> tìm ra và điều chỉnh nguyên nhân của hoạt động<br /> không hiệu quả. Một số vấn đề về hiệu quả hoạt<br /> động có thể được giải quyết nhanh, song những<br /> vấn đề khác đòi hỏi một đánh giá sâu hơn<br /> những yếu tố phức tạp tác động đến hiệu quả<br /> hoạt động. Trong những trường hợp này, thành<br /> lập một đội để thực hiện các dự án cải tiến. Đội<br /> cải tiến này bao gồm những người quen thuộc<br /> với các qui trình được đánh giá. Để cải tiến hiệu<br /> quả hoạt động, đội phải hiểu rõ vấn đề và các<br /> thay đổi cần thiết.<br /> Trong suốt dự án cải tiến, tất cả các yếu tố<br /> ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động phải được<br /> xem xét kĩ lưỡng. Trước khi thay đổi qui trình,<br /> đội cải tiến cần phải khám phá ra ở đâu, khi nào,<br /> và tại sao các vấn đề đó lại xảy ra để có thể thực<br /> hiện các giải pháp hiệu quả. Để làm việc đó, đội<br /> sử dụng các công cụ phân tích để xem xém kĩ<br /> lưỡng và lựa chọn những biện pháp can thiệp<br /> mang lại kết quả thành công.<br /> Bài viết trình bày các bước cải tiến hoạt động<br /> cũng như giới thiệu các phương pháp cải tiến<br /> như chu trình Hoạch định-Thực hiện–Nghiên<br /> cứu-Hành động (Plan-Do-Study-Act (PDSA)),<br /> cải tiến chu trình nhanh, quản trị tinh gọn, và six<br /> sigma.Ngoài ra, bài viết cũng trình bày bức tranh<br /> về cải tiến liên tục ở các bệnh viện ở Việt Nam.<br /> <br /> CẢI TIẾN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG<br /> Giai đoạn cải tiến đi theo sau giai đoạn đánh<br /> giá hiệu quả hoạt động. Một khi cải tiến được<br /> thực hiện, chu trình quản trị chất lượng lại bắt<br /> đầu. Kết quả của các thay đổi qui trình được đo<br /> <br /> lường và phân tích để quyết định xem vấn đề<br /> hiệu quả hoạt động đã được điều chỉnh hay<br /> chưa.<br /> Các tổ chức đều có một quỹ nhất định về<br /> thời gian, tiền bạc và nguồn lực để phân bổ cho<br /> các dự án cải tiến, vì vậy họ không thể thực hiện<br /> cải tiến ở tất cả các qui trình cùng một lúc. Hai<br /> yếu tố ảnh hưởng đến quyết định bắt đầu dự<br /> một dự án cải tiến là: kết quả của đánh giá hiệu<br /> quả hoạt động và những ưu tiên cải tiến. Những<br /> dự án cải tiến có thể được bắt đầu khi mà dữ liệu<br /> đo lường cho thấy một khoảng cách giữ hiệu quả<br /> hoạt động kì vọng và hiệu quả hoạt động thực<br /> tế. Dự án cải tiến còn có thể được bắt đầu bởi<br /> những lý do khác. Điển cứu sau mô tả một dự án<br /> cải tiến được bắt đầu để đáp ứng với những<br /> phàn nàn của nhân viên rằng họp giao ban là<br /> một chuyện tốn thời gian.<br /> <br /> Các bước cải tiến hoạt động<br /> Các dự án cải tiến hoạt động nên có tính hệ<br /> thống. Khi không có một qui trình định rõ, tình<br /> trạng lộn xộn có thể xảy ra và đội cải tiến có thể<br /> không đạt được những kết quả kỳ vọng. Một qui<br /> trình cải tiến có phương pháp có nhiều lợi ích<br /> như sau:<br /> - Các vấn đề hiệu quả hoạt động được giải<br /> quyết thường xuyên. Mục tiêu của cải tiến hoạt<br /> động không chỉ là để giải quyết các sự cố không<br /> mong muốn là còn là để ngăn không cho các sự<br /> cố tái diễn.<br /> - Chất lượng cuộc sống nơi công sở được cải<br /> thiện. Các vấn đề hiệu quả hoạt động là nỗi bức<br /> bối cho mọi người vì chúng tạo thêm công việc<br /> cho họ. Khi những qui trình diễn ra suôn sẻ, mọi<br /> người sẽ hoạt động hiệu quả hơn.<br /> - Giao tiếp giữa nhân viên và quản lý cũng<br /> <br /> * ĐH Mở Malaysia (OUM) ** Bệnh viện ĐH Y Dược, TP. HCM; NCS Tiến sĩ quản trị y tế<br /> *** Trường Cao đẳng Du lịch SaigonTourist<br /> **** ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương<br /> Tác giả liên lạc: ThS Lê Nguyễn Thùy Khanh<br /> ĐT: 0903620565<br /> Email:<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015<br /> <br /> 5<br /> <br /> Tổng Quan<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> <br /> được cải thiện. Để giải quyết các vấn đề, nhân<br /> viên các cấp khác nhau và thuộc các nhóm làm<br /> việc khác nhau trong tổ chức phải phối hợp cùng<br /> nhau.<br /> Một quy trình cải tiến hoạt động có hệ thống<br /> không chỉ giải quyết các vấn đề.Nhân viên cũng<br /> hình thành những thói quen mới nhằm giúp tổ<br /> chức hoạt động suôn sẻ hơn và hiệu quả hơn.<br /> <br /> đảm bảo cải tiến liên tục, các bước thực hiện<br /> luôn được xoay vòng và lặp lại. PDSA cũng<br /> được nhắc đến theo tên gọi nguyên bản của nó,<br /> PDCA; mô hình Deming hay Shewhart; và cải tiến<br /> chu trình nhanh (rapid cycle improvement). Những<br /> phần sau sẽ mô tả các bước của mỗi giai đoạn<br /> trong chu trình PDSA.<br /> <br /> Trong những năm qua, nhiều mô hình cải<br /> tiến hoạt động có hệ thống đã được xây dựng<br /> cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và các lĩnh vực<br /> khác. Tất cả các mô hình này cùng bao gồm các<br /> bước sau:<br /> - Xác định mục tiêu cải tiến<br /> - Phân tích những hoạt động hiện tại<br /> - Thiết kế và triển khai cải tiến<br /> - Đo lường mức độ thành công<br /> <br /> Chu trình Hoạch định-Thực hiện–Nghiên<br /> cứu-Hành<br /> động<br /> (Plan-Do-Study-Act<br /> (PDSA))<br /> Walter Shewhart, người đã phát triển các<br /> khái niệm và kĩ thuật trong kiểm soát quy trình<br /> bằng thống kê, là một trong những chuyên gia<br /> đầu tiên về chất lượng đã bàn luận về một mô<br /> hình cải tiến liên tục có tính hệ thống. Trong<br /> cuốn sách của mình có nhan đề Phương pháp<br /> Thống kê nhìn từ Quan điểm Kiểm soát Chất lượng<br /> được xuất bản năm 1939, ông đề cập đến mô<br /> hình này dưới tên gọi Chu trình Hoạch địnhThực hiện–Kiểm tra-Hành động (Plan-DoCheck-Act (PDCA)) (Best và Neuhauser, 2006).<br /> Một nhà thống kê nổi tiếng khác, W. Edwards<br /> Deming, đã đến Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai,<br /> để đào tạo các phương pháp cải tiến chất lượng<br /> trong ngành công nghiệp như kiểm soát qui<br /> trình bằng thống kê và cải tiến qui trình có hệ<br /> thống (Best và Neuhauser, 2005). Deming đã sửa<br /> đổi mô hình nguyên mẫu của Shewhart và đổi<br /> tên thành Chu trình Hoạch định-Thực hiện–<br /> Nghiên cứu-Hành động (Plan-Do-Study-Act<br /> (PDSA)). PDSA là quy trình cải tiến được công<br /> nhận rộng rãi nhất ngày nay (xem Hình 1). Để<br /> <br /> 6<br /> <br /> Hình 1. Chu trình cải tiến liên tục PDSA<br /> <br /> Hoạch định<br /> - Nêu các mục tiêu của dự án cải tiến.<br /> - Xác định những cải tiến cần thiết.<br /> - Thiết kế những thay đổi trong qui trình<br /> nhằm đạt đến các mục tiêu cải tiến.<br /> - Phát triển một kế hoạch để thực hiện<br /> những thay đổi (xác định ai, cái gì, khi nào, và ở<br /> đâu)<br /> - Xác định dữ liệu cần thu thập để xác định<br /> xem những thay đổi có mang lại các kết quả<br /> mong đợi hay không.<br /> <br /> Thực hiện<br /> - Thực hiện những thay đổi trên diện nhỏ.<br /> - Ghi lại các vấn đề và những biến cố không<br /> mong đợi.<br /> - Thu thập dữ liệu để đánh giá hiệu quả của<br /> những thay đổi đối với qui trình.<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> Nghiên cứu<br /> - Phân tích dữ liệu để xác định xem những<br /> thay đổi có hiệu quả không<br /> - So sánh các kết quả với kỳ vọng.<br /> - Tổng kết các bài học đã học được trong và<br /> sau quá trình thực hiện những thay đổi.<br /> <br /> Hành động<br /> - Nếu những thay đổi không thành công, lặp<br /> lại chu trình PDSA.<br /> - Nếu những thay đổi thành công, hoặc<br /> thành công một phần, điều chỉnh và thực hiện<br /> những thay đổi này trên diện rộng hơn.<br /> - Dự đoán các kết quả.<br /> <br /> Tổng Quan<br /> <br /> Mỗi vòng lặp lại của chu trình PDSA giúp<br /> hiểu sâu hơn về vấn đề. Những thông tin này là<br /> nền tảng cho sự cải tiến liên tục.Đội cải tiến học<br /> hỏi từ những thành công và thất bại và sử dụng<br /> vốn hiểu biết này để hoạch định cho những thay<br /> đổi qui trình kế tiếp.<br /> Bảng 1 tóm tắt một dự án cải tiến theo mô<br /> hình PDSA. Mục đích của dự án là đảm bảo cho<br /> các bệnh nhân xuất viện nắm được các loại thuốc<br /> họ sẽ tiếp tục dùng khi về nhà, tần suất dùng và<br /> các tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp phải khi<br /> dùng các loại thuốc này. Phía bệnh viện đã đề<br /> xướng dự án này nhằm đáp lại những lời than<br /> phiền của bệnh nhân và thân nhân trước đó về<br /> việc hướng dẫn không đầy đủ về cách sử dụng<br /> thuốc.<br /> <br /> Bảng 1. Dự án cải tiến PDSA<br /> Hoạch định<br /> <br /> Mục tiêu: Cải thiện hiểu biết của bệnh nhân về các loại thuốc được sử dụng sau khi xuất viện<br /> Kế hoạch: Dược sĩ sẽ gặp bệnh nhân trong vòng 24 giờ trước thời điểm xuất viện để xem lại các loại<br /> thuốc; bao gồm mục đích sử dụng mỗi loại thuốc, cách thức và tần suất sử dụng thuốc, và các tác<br /> dụng phụ của thuốc. Phần hướng dẫn này sẽ được ghi lại trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.<br /> Kết quả dự đoán: Bệnh nhân sẽ nắm được các loại thuốc sử dụng tại nhà.<br /> Các phương pháp: Giám sát qui trình hướng dẫn sử dụng thuốc thông qua theo dõi hồ sơ bệnh án;<br /> giám sát mức độ tiếp thu của bệnh nhân về cách sử dụng thuốc thông qua các cuộc gọi cho bệnh<br /> nhân sau khi xuất viện.<br /> <br /> Thực hiện<br /> <br /> Trong vòng hai tuần, các dược sĩ sẽ hướng dẫn cho tất cả các bệnh nhân sắp xuất viện tại phòng 3Phía Tây.<br /> Các dược sĩ đã hướng dẫn cho 42 trên tổng số 49 bệnh nhân được xuất viện về nhà. 7 bệnh nhân<br /> không được hướng dẫn được xuất viện vào Chủ nhật. Trong số 42 bệnh nhận được hướng dẫn, 39<br /> bệnh nhân cho biết họ đã nhận được những thông tin đầy đủ và phù hợp về các loại thuốc họ dùng.<br /> Hai bệnh nhân không nhớ đã được hướng dẫn. Một bệnh nhân không thể liên lạc để ghi nhận thông<br /> tin phản hồi.<br /> <br /> Nghiên cứu<br /> <br /> Hành động<br /> <br /> Điều chỉnh kế hoạch cho việc xuất viện vào Chủ nhật. Yêu cầu điều dưỡng phụ trách khâu xuất viện<br /> hướng dẫn bệnh nhân ra viện vào Chủ nhật. Thực hiện kế hoạch đã được điều chỉnh tại tất cả các đơn<br /> vị chăm sóc bệnh nhân và xem xét những nội dung sau đây cho mục đích cải tiến trong tương lai:<br /> Đánh giá trải nghiệm của bệnh nhân qua khảo sát qua mail sau khi thay đổi đã được diễn ra trong 30<br /> ngày. Điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết trên cơ sở kết quả khảo sát.<br /> Đánh giá hiệu quả giữa sự hướng dẫn của điều dưỡng và sự hướng dẫn của dược sĩ thông qua khảo<br /> sát qua mail.<br /> Thực hiện một chu trình PDSA riêng để đánh giá và cải tiến việc thực hiện y lệnh thông qua các cuộc<br /> gọi cho bệnh nhân trong vòng hai tuần kể từ khi xuất viện để kiểm tra hiểu biết của họ về các loại<br /> thuốc, liều lượng dùng, và tác dụng phụ của thuốc.<br /> <br /> Cải tiến chu trình nhanh<br /> Chu trình PDSA được sử dụng trong những<br /> dự án cải tiến chu trình nhanh (RCI). Không<br /> giống như phân tích qui trình toàn diện (và<br /> thường tốn nhiều thời gian), một dự án RCI bao<br /> <br /> gồm nhiều thay đổi nhỏ trong qui trình cùng với<br /> đo lường cẩn thận các thay đổi này nhằm đạt<br /> đến mục tiêu cải tiến (Langley và cộng sự, 1996).<br /> Đây là một phương pháp nhanh (thường dưới<br /> sáu tuần cho một chu trình cải tiến) để thu thập<br /> và phân tích dữ liệu và thực hiện các thay đổi<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015<br /> <br /> 7<br /> <br /> Tổng Quan<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> <br /> dựa trên phân tích đó. Chu trình thứ nhất nối<br /> tiếp chu trình cải tiến thứ hai để đánh giá hiệu<br /> quả của những thay đổi đối với qui trình.<br /> Giả sử một phòng khám lưu động muốn cải<br /> thiện độ hài lòng của bệnh nhân lên khoảng 20%<br /> trong năm tới. Một đội cải tiến bao gồm những<br /> nhân viên lâm sàng và các thầy thuốc hoàn<br /> thành một chu trình PDSA cho mỗi sáng kiến cải<br /> tiến. Một số sáng kiến thành công và được chính<br /> thức đưa vào qui trình. Những sáng kiến thất bại<br /> bị loại ra. Sau một thời gian ngắn, đội đã hoàn<br /> thành nhiều chu trình PDSA, và tất cả những<br /> chu trình này đều gắn với mục tiêu cải thiện độ<br /> hài lòng của bệnh nhân. Quy trình RCI này được<br /> minh họa trong Hình 2.Lưu ý rằng bốn thay đổi<br /> quy trình được thực hiện nối tiếp nhau. Chu<br /> <br /> trình PDSA được hoàn tất cho mỗi thay đổi<br /> trước khi chuyển sang chu trình kế tiếp. Mỗi<br /> thay đổi này đã đưa phòng khám lại gần hơn với<br /> mục tiêu đề ra.<br /> Mô hình RCI được sử dụng trong nhiều sáng<br /> kiến cải tiến chăm sóc sức khỏe, bao gồm những<br /> dự án mang tính đột phá do Viện Nghiên cứu<br /> Cải thiện Chất lượng Chăm sóc Sức khỏe tài trợ,<br /> và những sáng kiến cải tiến chất lượng chăm sóc<br /> bệnh nhân bảo hiểm y tế do Các trung tâm Dịch<br /> vụ Bảo hiểm Y tế tài trợ và được các tổ chức cải<br /> tiến chất lượng giám sát ở cấp tiểu bang. RCI đã<br /> được áp dụng thành công trên phương diện kinh<br /> doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cả trong các<br /> qui trình chăm sóc lâm sàng.<br /> <br /> Hình 2. Cải thiện độ hài lòng của bệnh nhân qua các chu trình lặp PDSA<br /> những yếu kém ảnh hưởng xấu đến hiệu quả<br /> Lean (tinh gọn)<br /> hoạt động.Một qui trình tinh gọn chỉ bao gồm<br /> Những mô hình cải tiến được bàn luận trên<br /> các bước tạo thêm giá trị và vì thế ít gây lãng phí.<br /> đây có thể được sử dụng để đạt đến bất kì mục<br /> Mô hình cải tiến tinh gọn, còn được gọi là Sản<br /> tiêu cải tiến hoạt động nào.Tuy nhiên, một số mô<br /> xuất tinh gọn (Lean manufacturing) hay Tư duy tinh<br /> hình hướng đến những mục đích cụ thể.Một<br /> gọn (Lean thinking), có nguồn gốc từ ngành công<br /> trong những mô hình như thế là mô hình Lean<br /> nghiệp ô tô tại Nhật Bản, cụ thể là tại Hệ thống<br /> (cải tiến tinh gọn), được sử dụng để loại bỏ<br /> Sản xuất Toyota (Womack, Jones, và Roos, 1990).<br /> <br /> 8<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> Các khái niệm sản xuất tinh gọn hiện nay đã<br /> được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ<br /> để cải tiến hiệu quả.<br /> Các nguyên tắc tinh gọn có thể áp dụng cho<br /> một chuỗi các qui trình chăm sóc sức khỏe và các<br /> bối cảnh công việc, từ chăm sóc bệnh nhân cho<br /> đến thông tin y học cho đến bảo trì cơ sở vật<br /> chất.Các tổ chức chăm sóc sức khỏe loại bỏ<br /> những lãng phí và vì thế cải thiện được hiệu suất<br /> (efficiency) và chất lượng thông qua việc áp<br /> dụng năm nguyên tắc tinh gọn trong cải tiến qui<br /> trình:<br /> - Giá trị: Xác định xem yếu tố gì là quan<br /> trọng với bệnh nhân và khách hàng, và tập trung<br /> vào những yếu tố đó.<br /> <br /> Tổng Quan<br /> <br /> - Dòng giá trị (value stream): Bảo đảm mọi<br /> hoạt động là cần thiết và tăng thêm giá trị.<br /> - Dòng chảy: Cố gắng bảo đảm cho qui trình<br /> được diễn ra liên tục qua dòng giá trị.<br /> - Kéo: Dùng nhu cầu tạo động lực cho qui<br /> trình chăm sóc sức khỏe.<br /> - Hoàn hảo: Ngăn chặn lỗi và phải làm lại<br /> Muda, thuật ngữ tiếng Nhật chỉ lãng phí, do<br /> ông Taiichi Ohno (1988) – kĩ sư sản xuất quá cố<br /> của hãng Toyota – đặt ra để mô tả các hoạt động<br /> làm tăng thêm chi phí nhưng không làm tăng<br /> thêm giá trị cho qui trình. Bảng 2 liệt kê tám loại<br /> muda khác nhau.<br /> <br /> Bảng 2.Tám loại lãng phí (muda) và các ví dụ<br /> Loại lãng phí<br /> Chuyển động<br /> Chờ đợi<br /> Xử lý thừa<br /> (overprocessing)<br /> Lỗi/Sai sót (defects)<br /> Tồn kho<br /> Vận chuyển<br /> Thiết kế<br /> Y lệnh thừa<br /> (Overproduction)<br /> <br /> Ví dụ<br /> Chuyển động không cần thiết của nhân viên (ví dụ như nhân viên phải đi đến chỗ này chỗ<br /> kia quanh nơi làm việc để nhận nguồn cung ứng)<br /> Chờ đợi những thứ cần để thực hiện công việc (ví dụ như một bác sĩ X quang chờ bệnh<br /> nhân đến chụp hình)<br /> Làm hơn mức cần thiết (ví dụ như tiếp tục giữ bệnh nhân ở lại bệnh viện trong khi có thể<br /> xuất viện được rồi)<br /> Công việc kém chất lượng và phải làm lại để sửa lỗi (ví dụ như phát hành lại hóa đơn bảo<br /> hiểm vì hóa đơn ban đầu chứa lỗi)<br /> Nguồn đầu vào của qui trình đang chờ được sử dụng (ví dụ như tồn kho thuốc aspirin)<br /> Vận chuyển không cần thiết đối với người, nguồn cung ứng, trang thiết bị, v.v. (ví dụ như<br /> chuyển bệnh nhân một cách không cần thiết từ đơn vị bệnh viện này sang đơn vị khác<br /> Các sản phẩm và dịch vụ khách hàng xem là không cần thiết (ví dụ như photo thẻ bảo<br /> hiểm của bệnh nhân mỗi lần đến khám)<br /> Làm điều mà không tăng thêm giá trị (ví dụ như thực hiện những xét nghiệm không cần<br /> thiết để tránh bị kiện do sơ suất)<br /> <br /> Mục tiêu của mọi dự án tinh gọn là tạo nên<br /> một qui trình hiệu quả hơn. Ngoại trừ việc áp<br /> dụng các nguyên tắc tinh gọn, các dự án tinh gọn<br /> được thực hiện theo các bước tương tự như<br /> trong những dự án cải tiến khác. Những bước<br /> này thông thường bao gồm:<br /> (1) Vấn đề hiệu quả hoạt động được nêu ra<br /> từ quan điểm khách hàng của qui trình. Ví dụ,<br /> những kĩ thuật viên X-quang là những khách<br /> hàng của các bác sĩ. Nếu một dự án tinh gọn<br /> được khởi xướng cho qui trình xét nghiệm Xquang, thì vấn đề hiệu quả hoạt động từ quan<br /> điểm của kĩ thuật viên có thể là “Xét nghiệm Xquang trì hoãn cho đến khi các chỉ định viết tay<br /> không hợp lệ của bác sĩ được làm rõ.”<br /> <br /> (2) Những thủ tục công việc hiện hành được<br /> kiểm tra, và một sơ đồ mô tả qui trình hiện hành<br /> được xây dựng. Nội dung minh họa quy trình<br /> hiện hành phải được dựa trên những việc đang<br /> xảy ra, thay vì dựa trên những việc trong quá<br /> khứ hay những việc sẽ xảy ra. Quan sát trực tiếp<br /> là cách phổ biến để thu thập thông tin này. Sơ đồ<br /> quy trình này cho thấy nguyên nhân của vấn đề<br /> về hiệu quả hoạt động.<br /> (3) Các cơ hội cải tiến được xác định và định<br /> lượng. Dữ liệu được thu thập để xác định tần<br /> suất xuất hiện vấn đề và ảnh hưởng của vấn đề<br /> đến những khách hàng tham gia qui trình.<br /> (4) Những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề<br /> được kiểm tra. Một phương pháp chung để tiếp<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015<br /> <br /> 9<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2