intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cạm bẫy trong công việc

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

111
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều nhà quản lý thường bị cuốn vào những kiểu làm việc mà họ không thể thoát ra: mỗi ngày đầy rẫy những công việc mà vì lý do này hay lý do khác, dường như chẳng dẫn đến đâu cả. Kết quả này dẫn đến cảm giác không thể kiểm soát được thời gian hoặc công việc của mình. Ta gọi kiểu làm việc không hiệu quả và gây bực bội này là cạm bẫy trong công việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cạm bẫy trong công việc

  1. Cạm bẫy trong công việc Nhiều nhà quản lý thường bị cuốn vào những kiểu làm việc mà họ không thể thoát ra: mỗi ngày đầy rẫy những công việc mà vì lý do này hay lý do khác, dường như chẳng dẫn đến đâu cả. Kết quả này dẫn đến cảm giác không thể kiểm soát được thời gian hoặc công việc của mình. Ta gọi kiểu làm việc không hiệu quả và gây bực bội này là cạm bẫy trong công việc. Có 3 kiểu cạm bẫy trong công việc: Cạm bẫy 1: Xử lý khủng hoảng
  2. Khủng hoảng là "một tình huống quan trọng, đòi hỏi phải có hành động tức thời và kết cục của việc đó sẽ có ảnh hưởng mang tính quyết định có thể làm cho mọi chuyện tốt hơn hoặc tồi tệ đi". Xử lý khủng hoảng là một "cạm bẫy" bởi vì tất cả thời gian đã bị sử dụng hết cho việc đối phó với những vấn đề khẩn cấp, không thể trì hoãn được. Ảnh hưởng của cạm bẫy: - Gây ra tâm trạng căng thẳng (stress). - Dẫn đến việc phạm nhiều sai lầm và đánh giá sai. - Gây ra sự mệt mỏi và làm hao mòn sinh lực. Quan niệm sai: Có một số người lại thích thú với khủng hoảng, bởi vì: - Sự náo động do khủng hoảng gây ra. - Cảm giác thấy mình quan trọng; khủng hoảng thường thu hút sự chú ý. - Cảm giác thành công khi khủng hoảng kết thúc. - Thực tế cho thấy, khi tình hình có vẻ căng thẳng, sẽ dễ dàng hơn cho bạn trong việc điều động nguồn nhân lực.
  3. Cạm bẫy 2: Đáp ứng đòi hỏi Những người làm các công việc cấp thấp thường quên thiết lập các mục tiêu dài hạn của mình. Vì họ luôn rất bận rộn với việc đáp ứng những đòi hỏi tức thì, họ có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội. Những mục tiêu họ thường không nhận thấy là: - Đào tạo nhân viên - Cải thiện và/hoặc duy trì tinh thần làm việc của nhân viên. - Chuẩn bị cho sự phát triền hay sự thăng tiến của bản thân. - Tham gia vào việc lập kế hoạch cho những cải tiến trong công việc mình quản lý.
  4. "Đáp ứng các đòi hỏi của công việc" - rất có thể là một cạm bẫy khác. Giống như việc xử lý khủng hoảng, nó có nghĩa là tất cả thời gian bị mất vào những việc hiện thời và sẽ chẳng còn thời gian cho việc quản lý thời gian, lập kế hoạch; và quan trọng không kém là việc bỏ lỡ các cơ hội. Cạm bẫy 3: Công việc đơn điệu, nhàm chán Đây là cạm bẫy dễ mắc phải đối với những người làm công việc văn phòng, tính chất công việc khá đơn giản và lặp đi lặp lại. Người làm việc cảm thấy rất bận rộn, sẽ phải đối mặt liên tục với vô số nhiệm vụ không hứng thú, công việc không có tính thách thức nhưng lại rất khó chịu và vì lý do này công việc có thể gây ra căng thẳng. Cách duy nhất để thoát khỏi cạm bẫy này là tìm kiếm những cơ hội mới. Thoát khỏi cạm bẫy: Khi người ta rơi vào cạm bẫy công việc, họ sẽ giành hầu hết thời gian để đối phó với cái tiếp theo hoặc đòi hỏi thúc bách nhất mà không hề suy nghĩ xem họ đang cố gắng đạt đến điều gì. Điều nguy hiểm ở đây là họ có thể không nh ìn thấy mục tiêu của họ. Kết quả là họ có thể không đạt gì được gì hết. Cách để thoát khỏi cạm bẫy trong công việc là: - Xác định các mục tiêu.
  5. - Chọn lựa các ưu tiên - Ra các quyết định. (Dựa theo Business Edge)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2